Hân noo ha roo đoọm coh da ding ca coong Nam Giang
Thứ năm, 17:39, 24/11/2022 A Lăng Lợi-VOV Miền Trung A Lăng Lợi-VOV Miền Trung
Zâp c’moo, bêl pô a roọng, a laanh chơh vaih bhooc chooh prang zâp ooy công năc bêl đha nuôr Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ăt ma mông coh da ding ca coong tỉnh Quảng Nam moot xoot pay ha roo coh ha rêê. Nâu đoo công năc bêl, bâc t’mooi tươc lâng zr’lụ n’nâu đoọng moọng lêy râu liêm pr’hay âng apêê tran đac ga hô, ...

Zâp c’moo, âi moot câ dâng x’ría c’xêê 10 pa tươc tơơp ha luh c’xêê 12, năc bêl đợ apêê ta la ha rêê coh a ral da ding coh chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam pa xâp a đay muy ta clăh a dooh rơơc t’lir pa zum lâng p’răng âng hân noo ha ot, liêm pr’hay lêy coh m’pâng crâng ca coong t’viêng t’vir.

Z’lâh acoon c’lâng k’noọ 100 km, tơợ Trung tâm hành chính chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam ting C’lâng 14D đhr’đâc đhr’luônh văng gur tươc cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, c’chăl bhlưa lâng pr’hoọm t’viêng âng crâng ca coong năc đoo pr’hoọm rơơc rac âng apêê ta la ha rêê xooc đoọm. Dzoọng đhị bôl Coong Chăng, k’noong bhlưa bơr chr’val Chà Vàl lâng Zuôih, pr’zơc năc choom ch’lang lêy crâng ca coong liêm cơnh muy ta la tranh. Bhưah bhaih ha rêê ha lai âng đha nuôr Cơ Tu, Ve, Tà Riềng pr’têêt têêt ting apêê bha đưn, da ding lêy cơnh ta la bhai l’boot pr’hoọm rơơc rac. P’răng rơơc tr’clá năc bh’nhăn bhrợ ha pêê ta la ha rêê coh ca coong Nam Giang liêm lêy căh cơnh. Amoó Kim Thủy dh’rưah lâng c’bhuh pr’zơc tơợ Đà Nẵng đâc ooy da ding n’nâu xay moon: “Acu kiêng lươt cha ơh tươc ooy cơnh đâu. G’luh n’nâu bơơn lươt bêl hân noo ha roo đoọm lêy pa bhlâng liêm pr’hay, năc lêy pr’hoọm rơơc âng ha roo, bhooc âng pô aroọng coh m’pâng crâng ca coong bhưah ga măc… Coh đâu, căh muy liêm pr’hay âng crâng ca coong năc dzợ bơơn năl bâc râu liêm pr’hay âng đhr’niêng cr’bưn âng đha nuôr coh đâu.”

Lâh mơ apêê bha lang crâng a bhuy, đợ acoon c’lâng văng gur đhr’đâc đhr’luônh, căh câ đợ apêê tran đac ga hô chriêt chroot, t’mooi dzợ bơơn ting pâh ooy apêê bh’rợ tr’nêng, bơơn năl đhr’niêng cr’bưn âng đha nuôr coh đâu. Pa bhlâng năc, bâc t’ngay n’nâu, đha nuôr coh zr’lụ da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xooc tr’vâng xoot pay ha roo. Hăt ngai ngai năl, coh cr’chăl xoot pay ha roo, đha nuôr coh đâu công vêy bâc râu điêng toọn.

PV: Deh hơnh amoó! Mơ âi đanh ahêê xoot pay ha roo n’nâu?

Amoó Vươi: U đanh ă, lâh muy c’xêê âi.

PV: K’dâng m’mơ t’ngay dzợ năc xang?

Amoó Vươi: Dâng bơr pêê t’ngay hơớ!

PV: Bơơn năl, coh cr’chăl xoot pay ha roo, ma nưih Cơ Tu hêê bâc râu điêng toọn. Amoó Vươi choom xay moon hâu nêêh ahêê điêng toọn bêl xoot pay ha roo?

Amoó Vươi: Dâng bơr pêê t’ngay tr’nơơp năc căh choom đoọng p’lơơng tươc cha luh ha rêê. Ha dợ moot ooy ha rêê năc lươt truih zr’lụ âi ta xoot, đhị căh âi xoot năc căh choom moot za lụ.

PV: Hâu tu ahêê điêng cơnh đêêc?

Amoó Vươi: Năc ahêê moon cơnh đêêc abhuy ha roo ca pân. Ting n’năc, ahêê pay ha roo buôn ba bil, căh vêy u chặ. Lâng dzợ bâc râu điêng n’lơơng dzợ.

Chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vêy k’noọ 80% acoon ma nưih năc đha nuôr acoon coh, bâc năc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ( Giẻ Triêng). Đhăm k’tiêc n’nâu bơơn plêêng t’đui đoọng đh’hi đhi, da ding ca coong bhưah ga măc lâng k’rong bâc văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr vel đong. T’cooh Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cr’chăl ha nua, chr’hoong âi p’loon đợ zên tơợ apêê bh’rợ xa nay lâng p’too moon đha nuoro zư đơc văn hóa ty đanh pa zum lâng crâng ca coong đoọng t’đang t’pâh du lịch. Coh đêêc, muy bơr đhị du lịch vel bhươl âi bơơn bhrợ pa dưr coh vel đong cơnh Vel t’taanh n’đooh a dooh Zơra coh chr’val Tàbhing, apêê câu lạc  tân tung da dă, đhưưng xí, ba booch ra rooi dhị apêê chr’val Zuôih, Chà Vàl, La Dê, Đăc Pring… âi t’đang t’pâh t’mooi. T’cooh Trần Ngọc Hùng đoọng năl p’xoọng:“Tơợ c’xêê 10 tươc x’ría c’moo, t’mooi choom tươc lâng da ding ca coong Nam Giang đoọng bơơn năl râu liêm pr’hay âng da ding ca coong. Tu cr’chăl n’nâu crêê bêl hân noo ha roo đọom, t’mooi vêy bơơn moọng lêy pr’hoọm rơơc liêm âng ha roo, đh’rưah lâng bha lang aroọng a laanh chơh bhooc prang zâp ooy. Ha dang pr’đoọng lâh mơ năc t’mooi dzợ bơơn ting pâh apêê bhiêc bhan âng đha nuôr vel đong coh đâu. Apêê bhiêc bhan âng đha nuôr da ding ca coong bbuôn ta bhrợ moot cr’chăp x’ría c’moo, xang bêl xoot pay ha roo xang.”

Pr’hoọm rơơc ga lop prang ha rêê ha lai coh m’pâng crâng ca coong Nam Giang xay moon p’căh muy hân noo zăng bơơn choor âng đha nuôr apêê đha nuôr zr’lụ k’noong k’tiêc tỉnh Quảng Nam. Lâng bêl apêê n’đoọl ha roo âi chô rooc đơc ooy zơng, đha nuôr apêê acoon coh đhị đâu năc bhui har ra văng moot bhrợ apêê bhiêc bhan. Pa bhlâng năc, bhiêc bhan “Cha ha roo t’mêê” đơơng âng liêm văn hóa la lay âng apêê acoon coh Cơ Tu, Ve, Tà Riềng n’đăh Tây tỉnh Quảng Nam./.

Mùa vàng trên miền biên giới Nam Giang

Hằng năm, khi bông lau, bông lách  trổ  trắng khắp các triền đồi cũng là lúc bà con Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ở vùng núi tỉnh Quảng Nam vào vụ thu hoạch lúa rẫy. Đây cũng là thời điểm, nhiều du khách đến với vùng biên, để thưởng thức vẻ đẹp của những con thác bọt tung trắng xóa, đi thuyền tham quan trên hồ thủy điện sông Bung và hòa mình vào những lễ hội, văn hóa của người bản địa!

Hàng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 10 cho đến đầu tháng 12 dương lịch là thời điểm những đám rẫy lưng chừng đồi ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam khoác lên mình bộ áo mới vàng óng, đẹp lung linh dưới ánh nắng dịu nhẹ của mùa đông, ẩn hiện giữa núi rừng xanh ngát.

Vượt quãng đường gần 100 km, từ Trung tâm hành chính huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam theo Quốc lộ 14D quanh co uốn lượn đến cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, xen giữa màu xanh trùng điệp của cây rừng là sắc vàng óng ả của những rẫy lúa đang mùa chín rộ. Đứng trên đỉnh Coong Chăng, ranh giới giữa 2 xã vùng cao Chà Vàl và Zuôih, bạn có thể phóng tầm nhìn để ngắm khung cảnh thiên nhiên như một bức tranh tuyệt đẹp. Bạt ngàn nương rẫy của bà con Cơ Tu, Giẻ Triêng nối nhau uốn lượn theo địa hình đồi núi như những tấm lụa vàng óng. Nắng vàng chiếu xuống càng làm cho những đám rẫy thêm lung linh, huyền ảo giữa núi rừng hùng vĩ của Nam Giang. Chị Kim Thủy cùng nhóm bạn từ Đà Nẵng đi phượt trải nghiệm vùng núi này cảm nhận:“Bình thường tôi rất thích phượt đến những nơi như thế này. Năm nay, tôi được trải nghiệm thêm vào mùa lúa chín vàng ở vùng núi Quảng Nam. Đó là một hành trình đẹp bởi núi non trập trùng rực rỡ sắc màu vàng của nương lúa, màu trắng của bông lau, màu xanh của rừng núi… Nơi đây, không chỉ ẩn chứa sức hút kỳ lạ từ cánh rừng nguyên sinh với ngút ngàn mây trắng, cảnh vật thiên nhiên hoang sơ đẹp mê hồn mà nhiều tập tục của bà con cũng rất độc đáo.”

Ngoài những cánh rừng nguyên sinh, những cung đường uốn lượn, hay những dòng thác trắng xóa, mát lạnh, du khách còn được tham gia vào các hoạt động, tập tục của người dân bản địa. Đặc biệt, những ngày này, bà con ở vùng núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đang tất bật thu hoạch mùa lúa rẫy. Ít ai biết, trong quá trình thu hoạch lúa rẫy, người dân bản địa cũng có những điều kiêng kị.

PV: Xin chào chị ! Hôm nay, là ngày thứ mấy gia đình thu hoạch lúa rẫy rồi?

Chị Vươi: Gia đình tôi đã thu hoạch lúa được vài tuần nay rồi.

PV: Ồ vậy rẫy của gia đình chị cũng khá to. Khoảng bao lâu nữa thì mình gặt xong ?

 Chị Vươi: Chắc khoảng vài ngày nữa là gặt xong, còn đám rẫy này nữa thôi.

PV: Được biết, trong quá trình thu hoạch lúa rẫy, người Cơ Tu mình có những điều cấm kỵ. Chị Vươi có thể chia sẻ về những điều được làm và không được làm trong quá trình thu hoạch lúa mà bà con mình duy trì đến ngày nay ?

Chị Vươi: Khoảng 2-3 ngày đầu mới thu hoạch lúa, người Cơ Tu kiêng không cho người khác bước vào rẫy của mình. Nếu muốn vào rẫy thì chỉ được đi qua những nơi đã thu hoạch lúa, còn chỗ nào thu hoạch thì không được đi vào.

PV: Vì sao người Cơ Tu lại có điều kiêng kỵ như vậy thưa chị ?

Chị Vươi: Theo quan niệm của người Cơ Tu, nếu cho người khác vào khu vực chưa thu hoạch lúa thì sẽ kinh động đến mẹ lúa. Theo đó, lúa sẽ chạy mất, mùa vụ đó sẽ thất thu, hao hụt, mất mùa. Còn nhiều điều kiêng khác nữa khi thu hoạch lúa.

Huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có gần 80% dân số là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là Cơ Tu, Ve, Tà Riềng (Giẻ Triêng). Mảnh đất này được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu trong lành, núi non  thác ghềnh trùng điệp, và chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc trưng của người bản địa. Ông Trần Ngọc Hùng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua, địa phương đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án và khuyến khích người dân bảo tồn văn hóa truyền thống kết hợp với cảnh quan thiên nhiên để thu hút du lịch. Trong đó, một vài điểm du lịch cộng đồng đã được xây dựng trên địa bàn như Làng dệt thổ cẩm Zơra ở xã Tà Bhling, các câu lạc bộ Dân ca dân vũ, trống chiêng tại các xã Zuôih, Chà Vàl, La Dêê, Đắc Pring... đã thu hút du khách. Ông Trần Ngọc Hùng cho biết thêm:“Từ tháng 10 đến cuối năm, du khách có thể đến với vùng cao Nam Giang để trải nghiệm vẻ đẹp thiên nhiên vùng cao. Bởi thời gian này trùng với mùa lúa chín rộ, du khách sẽ được ngắm cảnh sắc vàng óng của lúa, cùng với những cánh rừng lau, lách trắng xóa ven đồi. Nếu may mắn hơn, du khách còn được tham gia các lễ hội của người dân bản địa. Các mùa lễ hội của người đồng bào vùng cao thường diễn ra vào thời điểm cuối năm, sau khi mùa màn đã thu hoạch xon.”

Sắc vàng rực rỡ bao phủ trên khắp nương đồi xen giữa núi rừng Nam Giang báo hiệu một vụ mùa bội thu, no ấm của đồng bào các dân tộc vùng biên cương tỉnh Quảng Nam. Và khi những bao thóc đã chất đầy trong kho, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây lại rộn ràng bước vào mùa của những lễ hội. Đặc biệt, lễ hội “Mừng lúa mới” mang đậm nét văn hóa riêng có của dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ở phía Tây tỉnh Quảng Nam./.  

 

A Lăng Lợi-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC