Truông Bồn-Đhị chr’năp đoọng pa too pa choom lịch sử Việt Nam hêê
Thứ tư, 09:57, 10/08/2022
Pazêng c’xêê 7, zr’lụ c’kir lịch sử k’tiếc k’ruung Truông Bồn, tỉnh Nghệ An, t’pâh k’ha riêng k’bhuh t’mooi tước băt hương, đơc pô hay tước c’rơ g’lêêh apêê anh hùng liệt sĩ. Coh đâu căh muy xrặ đơc c’leh lịch sử grơơ nhool năc dzợ đhị chr’năp bhlầng pa too pa choom truyền thống cách mạng đoọng ha pêê lang t’tun.

Lâng năc zr’lụ chr’năp pa bhlầng coh c’lâng bhlầng 15A, tệêm ngăn âng đơơng chi viện đoọng ha chiến trường miền Nam coh pazêng c’moo kháng chiến zêl a’rọp Mỹ trôông dấc k’tiếc k’ruung, Truông Bồn dưr vaih năc đhị ta bhrợ g’luih pa châng c’rơ bhriêl choom bhrơợng bhlầng bhlưa cr’noọ pr’chăp âng pazêng ma nuyh grơơ nhọol lâng bom đạn zr’năh xr’dô âng arọp abhuy. Tơợ c’moo 1964 tước c’moo 1968 bhuông păr âng a rọp Mỹ ơy n’toh ooy Truông Bồn lâh 18.900 p’nong bom zập rau lâng k’ra bhầu bêệ tên lửa, rốc-két đoọng tr’pác c’lâng lướt chi viện c’rơ ma nuyh, c’rơ cr’van đoọng ha chiến trường. Z’lâh bom, chr’răh âng arọp abhuy, lâng loom luônh grơơ nhọol, k’r’bhầu cán bộ, chiến sĩ đha đhâm c’mor xung phong ơy đh’rưah lâng k’bhuh bộ đội bhrợ vaih xa nay bh’rợ chr’năp ma bhuy Truông Bồn. Cr’chăl đêêc, lâh mơ c’rơ bha lầng năc Quân tình nguyện Việt Nam zooi cách mạng Lào năc k’bhuh đha đhâm c’mor xung phong năc bha lầng âng đơơng chr’na đh’năh, súng chr’răh, zêng lâng bh’rợ bhrợ t’vaih c’lâng t’mêê moọt ooy zr’lụ tr’zêl tr’panh, ghit năc bhrợ t’vaih c’lâng 7B z’lâh Tha-đo chr’hoong Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đấc ooy Xiengkhouang (Lào). Đhị đâu 1.240 cán bộ, chiến sĩ grơơ nhool zêl arọp abhuy lâng lâh c’lâm. Nắc cơnh, t’ngay 31/10/1968, 13 chiến sĩ đha đhâm c’mor âng “Tiểu đội thép” ơy lâh c’lâm bhrợ vaih bh’nơơn bh’rợ ga măc chr’năp Truông Bồn tất lang căh choom ha vil.

T’ngay 23/9/2008, Chủ tịch nước Quyết định cher đoọng ch’ner Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đoọng ha k’bhuh 14 chiến sĩ đha đhâm c’mor c’mor xung phong Truông Bồn âng “Tiểu đội thép” ma bhuy chr’năp. Xọoc đâu, zr’lụ c’kir lịch sử k’tiếc k’ruung Truông Bồn bơơn bhrợ têng coh đhăm k’tiếc k’nặ 22ha đhị chr’val Mỹ Sơn, chr’hoong Đô Lương, tỉnh Nghệ An, pazêng: zr’lụ ping 13 Anh hùng liệt sĩ đha đhâm c’mor xung phong; đài tưởng niệm; đong truyền thống; tháp chuông; Sa bàn điện tử “Tọa độ lửa” Truông Bồn… X’rịa c’moo 2014, zr’lụ c’kir Truông Bồn năc ơy đoọng bhrợ têng, đươi dua lâng đâh dưr vaih năc đhị chr’năp liêm đoọng ha pêê lang đhanuôr, pa bhlầng năc apêê p’niên, học sinh, sinh viên coh tỉnh lâng coh zập ooy tước bắt hương hay tước apêê anh hùng, liệt sĩ.

Tước lưm lâng bắt hương hay tước apêê anh hùng, liệt sỹ đhị Truông Bồn, amoó Phạm Thương Huyền ặt đhị Hà Nội xay moon: ‘Ama cu cung năc muy lính đha đhâm c’mor xung phong. Tơợ p’niên, a cu bơơn ama truih đoọng xơợng pazêng nay bêl ama lâng dồng đội đoo chiến đâu zư lêy k’tiếc k’ruung… Ha dợ coh acọ abục cu căh pa chăp lưch đợ rau k’đhap k’ra, zr’năh xr’dô âng pazêng ma nuyh lính bêl đêêc ơy z’lâh. Bêl đâu, a cu lâng ma nuyh đong bơơn tước Truông Bồn… Tơợ pazêng xa nay t’ruih, pazêng n’kir dzợ ta đơc… acu ơy năl lâh mơ rau chêệt bil âng lâng ama abhướp đoọng vêy bơơn độc lập, tự do t’ngay đâu.”

Tơợ c’moo 2015 tước nâu kêi, K’bhuh đha đhâm c’mor tỉnh Nghệ An ơy k’dua bhrợ têng bấc bh’rợ tr’nêng coh lang đha đhâm c’mor, đoàn viên, sinh viên lâng xa nay “T’hước chô ooy Truông Bồn” lâng pazêng bhiệc bhrợ ghit liêm, ta nih đha nâng cơnh: Tr’thi chêêc năl ooy Truông Bồn; lướt l’lêy lâng hay tước apêê anh hùng, liệt sĩ, ting pâh t’vaih “bhươn tơơm n’loong đha đhâm c’mor” đhị zr’lụ c’kir đoọng t’vaih tang leh cung cơnh rau chr’năp liêm t’pâh t’mooi. Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cung ơy đơơng zr’lụ c’kir Truông Bồn vaih năc đhị zr’lụ tước coh t’nooi du lịch âng tỉnh pazêng: Cửa Lò, vel đong Chủ tịch Hồ Chí Minh, Truông Bồn lâng apêê zr’lụ du lịch crâng đác miền tây âng tỉnh.

Coh g’luh chô pâh lâng pa prá đhị bhiệc bhan hay tước 50 c’moo huyền thoại Truông Bồn (31/10/1968-31/10/2018), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc moon ghit, pazêng chroi k’rong c’rơ pậ ga măc âng k’bhuh đha đhâm c’mor xung phong coh bh’rợ zư lêy k’tiếc k’ruung âng ma nuyh Việt Nam hêê, pa chô độc lập tự do, pa zưm k’tiếc k’ruung: “Jưah lâng p’leh pêê Đồng Lộc, gợp Tám Cô, Thành cổ Quảng Trị lâng bấc đhị c’kir lịch sử lơơng, Truông Bồn ơy moọt ooy lịch sử cơnh muy huyền thoại đăh đhăm k’tiếc chrệêp aham, cr’hấu âng apêê Anh hùng liệt sỹ lâng c’rơ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, năc c’leh liêm ang âng bh’rợ zêl arọp Mỹ trôông dấc k’tiếc k’ruung lâng rau hâng hơnh coh loom hêê lâng apêê lang acoon cha châu t’tun ooy chiến tranh zr’năh xr’dô, đăh pazêng chiến thắng grơơ nhọol zêl lơi zập arọp abhuy. Truông Bồn tất lang năc đhị liêm chr’năp bhlầng pa too pa choom đoọng ha lang t’tun đăh truyền thống anh hùng âng ma nuyh hêê, đăh c’rơ chăp kiêng k’tiếc k’ruung, c’rơ ting cách mạng âng apêê lang lalăm, chroi k’rong bhrợ vaih k’tiếc k’ruung tất lang ma mông k’rơ, ha dưr liêm choom cơnh t’ngay đâu.”

Truông Bồn, c’leh chr’năp pa hay c’rơ g’lêêh lâng rau chroi đoọng c’rơ g’lêêh, aham cr’hấu âng c‘bhuh đha đhâm c’mor xung phong coh bh’rợ pa chô miền Nam, pa zưm k’tiếc k’ruung cung cơnh bhrợ bh’rợ bha lang k’tiếc chr’năp dal. Coh đâu cung năc tất lang đhị ta nih liêm đoọng pa too pa choom ha pêê lang p’niên ooy truyền thống grơơ nhool âng k’tiếc k’ruung hêê, acoon ma nuyh hêê, c’rơ chr’năp ting pâh bhrợ cách mạng âng apêê lang aconh abhướp lalăm, chroi k’rong bhrợ vaih k’tiếc k’ruung Việt Nam tự do, độc lập lâng ha dưr cơnh t’ngay đâu.”

Truông Bồn - Địa chỉ đỏ giáo dục giá trị lịch sử dân tộc Việt Nam

Những ngày tháng 7, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn, tỉnh Nghệ An, đón hàng trăm đoàn khách đến dâng hương, hoa tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Nơi đây không chỉ ghi lại chứng tích lịch sử đầy bi hùng mà còn là "địa chỉ đỏ" giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau.

Với vị trí đặc biệt trọng yếu trên tuyến đường 15A huyết mạch, bảo đảm vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Truông Bồn trở thành nơi diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ý chí, tinh thần thép của những con người quả cảm với bom đạn khốc liệt của quân thù. Từ năm 1964 đến 1968, không quân Mỹ đã trút xuống Truông Bồn hơn 18.900 quả bom các loại và hàng nghìn quả tên lửa, rốc-két hòng cắt đứt huyết mạch giao thông chi viện sức người, sức của cho các chiến trường. Bất chấp mưa bom, bão đạn của kẻ thù, với lòng quả cảm, tinh thần và quyết tâm sắt đá, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Thanh niên xung phong (TNXP) đã sát cánh cùng lực lượng quân đội làm nên huyền thoại Truông Bồn. Thời điểm đó, ngoài lực lượng chủ lực là Quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào thì lực lượng TNXP là nòng cốt vận chuyển lương thực thực phẩm, đạn dược, kể cả việc mở đường mới vào trận địa, cụ thể như mở đường 7B qua Tha-đo huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An lên Xiengkhouang (Lào). Tại nơi này 1.240 cán bộ, chiến sĩ dũng cảm chiến đấu và anh dũng hy sinh. Điển hình, ngày 31/10/1968, 13 chiến sĩ TNXP của "Tiểu đội thép" đã anh dũng hy sinh làm nên khúc tráng ca Truông Bồn bất tử.

Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 14 chiến sĩ TNXP Truông Bồn thuộc "Tiểu đội thép" huyền thoại. Hiện nay, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích gần 22ha thuộc địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Ðô Lương, tỉnh Nghệ An, gồm: Khu mộ 13 Anh hùng liệt sĩ TNXP; đài tưởng niệm; nhà truyền thống; tháp chuông; Sa bàn điện tử "Tọa độ lửa" Truông Bồn… Cuối năm 2014, Khu di tích Truông Bồn chính thức đi vào hoạt động và nhanh chóng trở thành địa chỉ đỏ để các tầng lớp nhân dân và nhất là các cháu thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong tỉnh và trên mọi miền đất nước đến dâng hương tưởng niệm và tri ân các anh hùng, liệt sĩ.

Đến thăm và thắp hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ tại Truông Bồn, chị Phạm Thương Huyền, ở Hà Nội chia sẻ: "Bố tôi cũng là một người lính Thanh niên xung phong. Từ nhỏ, tôi được nghe ông kể những câu chuyện lúc ông và đồng đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc… Nhưng tôi không thể hình dung được hết sự khó khăn, gian khổ mà những người lính thời đó đã trải qua. Dịp này, tôi và gia đình mới được đến Truông Bồn… Qua những câu chuyện, những kỷ vật còn lại… tôi mới hiểu rõ hơn sự hy sinh của cha anh cho độc lập, tự do ngày nay."

Từ năm 2015 đến nay, Đoàn Thanh niên tỉnh Nghệ An đã phát động nhiều phong trào trong thanh, thiếu niên, đoàn viên, sinh viên với chủ đề "Hướng về Truông Bồn" bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: Thi tìm hiểu về Truông Bồn; tham quan và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, tham gia tạo "vườn cây thanh niên" tại khu di tích nhằm tạo cảnh quan môi trường cũng như điểm nhấn thu hút du khách. Sở Du lịch tỉnh Nghệ An cũng đã đưa Khu di tích Truông Bồn thành điểm đến trong chuỗi du lịch của tỉnh gồm: Cửa Lò, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Truông Bồn và các khu du lịch sinh thái miền tây của tỉnh.

Trong dịp về dự và phát biểu tại lễ kỉ niệm 50 năm huyền thoại Truông Bồn (31/10/1968 – 31/10/2018), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, những đóng góp to lớn của lực lượng TNXP trong công cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam, giành lại độc lập tự do, thống nhất đất nước: "Cùng với Ngã ba Đồng Lộc, Hang Tám Cô, Thành cổ Quảng Trị và nhiều địa danh lịch sử khác, Truông Bồn đã đi vào lịch sử như một huyền thoại về mảnh đất thiêng liêng thấm đẫm máu đào của các Anh hùng liệt sỹ và biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là dấu son của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và niềm tự hào của tất cả chúng ta và các thế hệ con cháu mai sau về một thời chiến tranh ác liệt, về những chiến thắng vẻ vang, oanh liệt trước mọi quân thù xâm lược. Truông Bồn mãi mãi là địa chỉ đỏ giáo dục cho các thế hệ con cháu của chúng ta về truyền thống anh hùng của dân tộc, về tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh đi trước, góp phần làm cho dân tộc ta, đất nước ta mãi mãi trường tồn và phát triển rực rỡ, vinh quang như ngày hôm nay."

Truông Bồn, biểu tượng nhắc nhớ công lao và sự cống hiến quan trọng của lực lượng TNXP trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà cũng như làm nghĩa vụ quốc tế cao cả. Nơi đây cũng mãi là địa chỉ đỏ giáo dục cho các thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng của dân tộc, về tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường, bất khuất của các thế hệ cha anh đi trước, góp phần làm cho dân tộc Việt Nam tự do, độc lập và phát triển như ngày nay./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC