BH’RỢ BHRỢ LIP A XÊÊH PHÚ GIA (BÌNH ĐỊNH)
Thứ sáu, 16:05, 27/09/2024 Thanh Thắng Thanh Thắng
Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Bình Định t’mêê pa zưm lâng UBND chr’hoong Phù Cát bhrợ bhiệc bhan đớp pay Bằng âng Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch xay moon “Bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia” nắc c’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung.

 

 

 

Vel bhrợ lip Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát, ch’ngai tơợ Trung tâm thành phố Quy Nhơn mơ 35km. Vel bhrợ lip a xêêh Phú Gia vêy lịch sử dưr vaih lâng ha dưr lâh 300 c’moo. Lip Phú Gia căh muy nắc lip cơnh c’xu nắc c’leh đoọng ha rau k’rơ chr’năp liêm âng ma nuyh đong võ pa têệt lâng lịch sử nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Ting cơnh apêê nghệ nhân vel bh’rợ nâu, lip nâu vêy ta đơc nắc lip a xêêh tu a đoo liêm mâng đui cơnh a xêêh. Đh’rưah lâng đêêc, lalăm a hay, lip a xêêh Phú Gia bơơn bhrợ têng năc đoọng apêê ca van buôn đươi dua xoọc tớt a xêêh căh cợ pazêng lip vêy t’bọo bạc vêy pr’đhang bhi dưa, a chịm triing coh piing lip, năc apêê quan binh pơng bêl tơt a xêêh, đoọng pa căh c’rơ chr’năp âng đay coh lang phong kiến a hay. Tu cơnh đêêc, lip âng vel bh’rợ Phú Gia tr’haanh nắc vêy pô xr’xặ cơnh mai, lan, cúc, trúc tu a đoo pa căh chr’năp liêm cra, pa căh rau chr’năp tr’xăl âng 4 hân noo coh c’moo. Xoọc đâu, bấc t’mooi coh k’tiếc k’ruung hêê lâng k’tiếc k’ruung lơơng ơy tước chấc lêy, hơnh deh pazêng rau liêm choom, bhriêl g’lăng âng ma nuyh bhrợ lip a xêêh. T’cooh Đỗ Văn Lang (75 c’moo), ma nuyh ơy vêy 60 c’moo bhrợ lip a xêêh Phú Gia, chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát pa căh rau bhui har bêl bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia dưr vaih nắc c’kir văn hóa phi vật thể cấp  k’tiếc k’ruung: “Bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia nắc c’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung, a cu hâng pa bhlầng, coh đêêc đhanuôr đhị  vel bhrợ lip a xêêh Phú Gia cung bhui  har. Nâu nắc pr’đơợ k’rơ đoọng pr’loọng đong zi lâng pazêng zập ngai coh vel Phú Gia nâu đoọng ha zi bơơn pa dưr lâng ha dưr lâh mơ lip a xêêh, đoọng zư pa dưr vel bh’rợ bhrợ têng lip a xêêh Phú Gia tất lang”.

Vel bh’rợ truyền thống lip a xêêh Phú Gia xoọc vêy mơ 110 pr’loọng bhrợ têng lâng lâh 300 cha nắc pa bhrợ, zập c’moo  bhrợ lâh 3.300 pr’đươi. T’cooh Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND chr’hoong Phù Cát, tỉnh Bình Định đoọng năl, bhiệc đươi xơợng bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia, chr’val Cát Tường nắc c’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung ơy chroi k’rong pa dưr dal c’năl đăh chr’năp văn hóa tơợ zập rau c’kir văn hóa phi vật thể nâu: “Lalăm nắc a zi vêy muy c’lâng bh’rợ ghit liêm đăh bhrợ têng lâng pa căh vel bh’rợ tr’nêng. K’nặ tước đâu, chr’hoong Phù Cát năc đh’rưah lâng đhanuôr cung cơnh vel bhươl bhrợ t’bhưah quy mô vel bh’rợ tr’nêng tơợ pr’đơợ bhrợ têng ma nuyh lalăm pa choom đoọng ha manuyh t’tun cơnh tơợ a hay. Lâh mơ, chr’hoong Phù Cát nắc bhrợ muy zr’lụ pa căh lip a xêêh Phú Gia”.

Bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia đhị chr’val Cát Tường, chr’hoong Phù Cát bơơn Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch xay moon nắc c’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung thứ 5 âng tỉnh Bình Định xang Võ cổ truyền, Hát bội, Nghệ thuật Bài chòi, bhiệc bhan Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn, chr’val Phước Quang, chr’hoong Tuy Phước. Xoọc đâu, lip a xêêh Phú Gia vêy mặt coh zập đhị, tơợ Bắc moọt ooy Nam lâng k’tiếc k’ruung lơơng. Ting cơnh UBND tỉnh Bình Định, bêl bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia bơơn xay moon nắc c’kir văn hóa phi vật thể k’tiếc k’ruung nắc ơy moon ghit chr’năp đanh mâng lâng c’rơ liêm âng vel bh’rợ tr’nêng, hơnh deh đhanuôr vel bhươl, pa bhlầng nắc apêê nghệ nhân coh bh’rợ zư pa dưr chr’năp c’kir.

T’cooh Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định moon, đoọng bh’rợ bhrợ lip a xêêh Phú Gia ha dưr lâh mơ, ting t’ngay tân đôr lâh mơ coh chr’năp văn hóa k’tiếc k’ruung, chr’hoong Phù Cát pa ghit pa zưm lâng apêê ngành crêê tước quy hoạch k’rong pazêng, ghit liêm cơnh lâng vel bh’rợ tr’nêng. Bêl apêê ngành lâng vel đong bhợ quy hoạch năc pa ghit tước apêê thiết chế truyền thống lâng zr’lụ đươi dua lip a xêêh đoọng zư lêy lâng pa dưr, pa têệt lâng zư lêy chr’năp văn hóa âng vel bh’rợ tr’nêng lâng pa dưr kinh tế, pa dưr du lịch: “Bhrợ pa dưr lâng xay bhrợ zập c’lâng bh’rợ, apêê cơ chế, chính sách zooi apêê nghệ nhân đoọng zư lêy bh’rợ lâng pa choom bh’rợ tr’nêng, nắc lêy apêê nghệ nhân năc cr’van âng k’tiếc k’ruung, tơợ đêêc vêy chính sách zooi đoọng liêm choom. Đh’rưah nắc bhrợ apêê bh’rợ hơnh deh apêê c’la, vel bhươl vêy bấc chroi k’rong đăh bh’rợ zư pa dưr chr’năp c’kir”./.

NGHỀ CHẰM NÓN NGỰA PHÚ GIA (BÌNH ĐỊNH) TRỞ THÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA

Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định vừa phối hợp UBND huyện Phù Cát tổ chức Lễ đón Bằng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng nón ngựa Phú Gia thuộc xã Cát Tường, huyện Phù Cát, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 35km. Làng nón ngựa Phú Gia có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm. Sản phẩm nón Phú Gia không chỉ là chiếc nón lá thông thường mà là biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ gắn với lịch sử nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Theo các nghệ nhân làng nghề này, sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết là vì nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa. Bên cạnh đó, thuở xưa, nón ngựa Phú Gia được sản xuất chỉ dành riêng giới phong lưu, quyền quý thường sử dụng trong lúc cưỡi ngựa hay những chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng, phượng trên đỉnh nón được các quan binh đội trên đầu khi cưỡi ngựa, nhằm thể hiện quyền uy trong thời đại phong kiến. Chính vì thế mà nón của làng nghề nón ngựa Phú Gia nổi tiếng có hoa văn tinh xảo, sang trọng mà ít ở đâu có được, đặc biệt là các mẫu hoa văn như mai, lan, cúc, trúc vì nó là biểu tượng của sự thanh tao, đài các, thể hiện được sự luân chuyển của thời tiết bốn mùa. Hiện nay, rất đông du khách trong và ngoài nước đã đến tìm hiểu làng nghề nón ngựa Phú Gia, hầu hết đều thích thú loại nón này và khen ngợi bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ làm nón ngựa. Ông Đỗ Văn Lang (75 tuổi), người có thâm niên hơn 6 thập kỷ làm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát bày tỏ niềm vui khi Nghề chằm nón ngựa Phú Gia trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tôi rất mừng, trong đó bà con ở làng nón ngựa Phú Gia cũng rất vui vừng. Đây sẽ là động lực lớn cho gia đình tôi và tất cả mọi người xung quanh thôn Phú Gia này để chúng ta phát triển, phát huy và sáng tạo những chiếc nón đẹp hơn nữa để bảo tồn làng nghề nón ngựa Phú Gia mãi mãi”.

Làng nghề truyền thống nón ngựa Phú Gia hiện có khoảng 110 hộ sản xuất với hơn 300 lao động, mỗi năm sản xuất hơn 3.300 sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho biết, việc công nhận, ghi danh Nghề chằm nón ngựa Phú gia, xã Cát Tường là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa từ loại hình di sản văn hóa phi vật thể này: "Trước tiên chúng tôi sẽ có một kế hoạch chi tiết về duy trì sản xuất và quảng bá làng nghề. Sắp tới huyện Phù Cát sẽ cùng với bà con cũng như địa phương mở rộng quy mô làng nghề trên cơ cơ sở duy việc truyền nghề, đào tạo nghề như lâu nay. Ngoài ra, huyện Phù Cát sẽ hình thành một khu trưng bày các sản phẩm của làng nghề nón ngựa Phú Gia".

Nghề chằm Nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ 5 của tỉnh Bình Định được ghi danh sau Võ cổ truyền, Hát bội, Nghệ thuật Bài chòi, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước. Hiện nay, nón ngựa Phú Gia có mặt ở khắp nơi, từ Bắc vào Nam và cả nước ngoài. Theo UBND tỉnh Bình Định, khi Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã khẳng định giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của làng nghề, tôn vinh và biểu dương cộng đồng dân cư, nhất là các nghệ nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho rằng, để nghề chằm Nón ngựa Phú Gia phát triển tốt hơn, ngày càng lan tỏa trong dòng chảy văn hóa dân tộc, huyện Phù Cát chủ động phối hợp với các ngành liên quan quy hoạch tổng thể, chi tiết đối với làng nghề. Khi các ngành và địa phương thực hiện quy hoạch cần lưu ý đến các thiết chế truyền thống và không gian sử dụng nón ngựa để tiếp tục bảo tồn và phát triển, gắn kết việc giữ gìn bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống và phát triển kinh tế, phát triển du lịch: “Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ các nghệ nhân để giữ nghề và truyền nghề, phải coi các nghệ nhân là tài sản của quốc gia, từ đó có chính sách hỗ trợ cho phù hợp. Đồng thời cần tiếp tục tổ chức các hoạt động tôn vinh các cá nhân,cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản”./.

Thanh Thắng

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC