ĐƠƠNG SÂM VIỆT NAM TƯỚC OOY BHA LANG K’TIẾC
Thứ năm, 09:39, 21/11/2024 Long Phi- Thu Hòa- Thanh Trường Long Phi- Thu Hòa- Thanh Trường
Coh t’ruih bêl đâu, azi xay truih bha ar xrặ x’rịa âng pazêng bha ar xrặ lâng pr’đớc “Đơơng Sâm Việt Nam tước ooy bha lang k’tiếc”. Đhanuôr lâng pr’zớc đh’rưah đương xơợng:

 

 

 

 

ĐƠƠNG SÂM VIỆT NAM TƯỚC OOY BHA LANG K’TIẾC

Coh bơr bài l’lăm ahay âng pazêng bha ar xrặ “Pa dưr râu chr’năp sâm Ngọc Linh dưr vaih pr’đươi chr’năp Sâm Việt Nam”, c’bhuh phóng viên Đài P’rá Việt Nam ơy xay truih ghít râu t’bhlâng âng tỉnh Quảng Nam coh bh’rợ pa dưr râu liêm choom, prá xay ghít râu chr’năp âng sâm Ngọc Linh tơợ muy tơơm zơ nươu pa bhlâng chr’năp pr’hắt năc dưr vaih tơơm t’vaih cr’van cr’bhộ, zooi đhanuôr da ding k’coong pa dưr pr’ắt tr’mông, bhrợ t’vaih k’ức đô la chrooi đoọng ooy ngân sách âng vel đong. Hân đhơ cơnh đêếc, râu liêm choom ga măc chr’năp pa bhlâng âng tơơm sâm Ngọc Linh năc căh ơy vêy ta pa dưr liêm choom coh c’lâng bh’rợ đơơng Sâm Việt Nam tước ooy bha lang k’tiếc.

 

T’ngay 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ vêy Quyết định xay bhrợ Xa nay bh’rợ pa dưr Sâm Việt Nam tước c’moo 2030, c’lâng bh’rợ tước c’moo 2045. Xa nay bh’rợ n’nâu xay moon cr’noọ xa nay tước c’moo 2030 năc zư đớc gen sâm Việt Nam vêy ta choh coh crâng g’mrâng lâng đợ đhăm ga măc năc k’dâng 100 r’bhâu hécta. Râu la lua đoọng lêy bh’rợ zư lêy gen bha lâng âng sâm Ngọc Linh năc căh ơy vêy ta xay bhrợ crêê cơnh. Sâm Ngọc Linh g’lớc xoọc vêy ta pa câl bấc pa bhlâng coh thị trường. T’cooh Bùi Như Chương, pr’loọng đong choh sâm đhị chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My ta đang moon năc ch’mêệt lêy ghít râu liêm choom âng pazêng pr’đươi vêy ta moon bhrợ tơợ sâm Ngọc Linh:

“Râu acu bơơn n’năl, bấc m’ma sâm k’nặ mr’cơnh lâng m’ma sâm Ngọc Linh năc êêh râu sâm Ngọc Linh ơy vêy ta đơơng choh tr’lúc coh da ding Ngọc Linh coh bấc c’moo n’nâu, tu cơnh đêêc năc manuyh câl căh lâh kiêng câl, căh lâh đươi. Rơơm kiêng chính quyền xay bhrợ ghít, m’ma hân đoo năc êêh râu sâm Ngọc Linh bha lâng năc ng’vất lơi. Cr’noọ cr’niêng bha lâng âng manuyh choh sâm năc Nhà nước đơơh bhrợ têng bhươn sâm Ngọc Linh bha lâng, căh choom đớc dưr bil đợ gen chr’năp n’nâu”.

Coh cr’chăl ahay, 2 tỉnh Quảng Nam lâng Kon Tum ơy t’bhlâng ta đang k’dua apêê doanh nghiệp ga măc bhrợ zr’lụ công nghiệp, đong máy chế biến ghít pazêng râu pr’đươi ng’đươi tơợ sâm Ngọc Linh ga măc bhưah. Năc tước nâu cơy, căh ơy vêy doanh nghiệp ga măc hân đoo k’rong bhrợ ooy bh’rợ n’nâu. Pazêng cơ sở bhrợ têng sâm bấc bhlâng năc k’tứi, la leh ma muúch, căh vêy xa nay k’rong bhrợ đh’rưah, âng ngai ađoo n’năc bhrợ. T’cooh Hồ Văn Lượng, ăt coh chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My prá xay đhr’năng, pazêng pr’loọng đong choh sâm Ngọc Linh xoọc lum zr’năh k’đhap đhị zr’lụ pa câl, chr’năp sâm Ngọc Linh căh nhâm mâng:

“Xoọc đâu xoọc kiêng vêy zr’lụ pa câl, vêy đong máy đoọng ađay bơơn bhrợ pazêng pr’đươi đươi tơợ sâm Ngọc Linh ga măc lâh mơ. Đảng, Nhà nước lâng apêê bhrợ bh’rợ khoa học năc k’rang lâh mơ dzợ ooy pazêng cơ sở, đong máy chế biến ghít liêm lâh mơ vêy cơnh đêêc năc vêy bơơn bhrợ t’vaih râu chr’năp ooy kinh tế bấc lâh mơ. Xoọc đêêc muy k’lung sâm năc vêy chr’năp bấc lâh 10 chu lâng xoọc đâu”.

Chính phủ lâng pazêng bộ ngành, vel đong crêê tước xoọc t’bhlâng bhr’lậ bấc râu zr’năh k’đhap ooy cơ chế pa dưr sâm Ngọc Linh. Thủ tướng Chính phủ ơy p’too moon đơơh hân ch’mêệt lêy, xay bhrợ pa liêm cơ chế, chính sách, bhrợ t’vaih râu liêm buôn đoọng Sâm Việt Nam dưr vaih ngành hàng vêy chr’năp âng k’tiếc k’ruung lâng vêy chr’năp coh thị trường bha lang k’tiếc; vêy chính sách k’đơơng, t’pâh doanh nghiệp k’rong bhrợ pa dưr pazêng pr’đươi Sâm Việt Nam tơợ bh’rợ pa dưr m’ma, choh, pếch pay, chế biến, câl đươi đợ pr’đươi pa têêt ooy bh’rợ pa dưr du lịch đhị pazêng zr’lụ choh sâm. Ting cơnh UBND tỉnh Quảng Nam, Chính phủ bhrợ têng pazêng râu pr’đươi đhị zr’lụ choh Sâm Ngọc Linh; bhr’lậ pa liêm c’lâng bhlâng 40B (c’nặt tơợ chr’hoong Bắc Trà My - tước zr’lụ tỉnh Kon Tum, ch’ngai k’dâng 45km); bhrợ bấc c’lâng lướt chr’năp coh zr’lụ Sâm Ngọc Linh… T’cooh Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam prá xay, đoọng sâm Ngọc Linh dưr vaih pr’đươi chr’năp âng k’tiếc k’ruung năc dzợ bấc xa nay bh’rợ ng’bhrợ, tr’nơơp năc vêy đợ chính sách bhr’lậ zr’năh k’đhap:

“Đề án pa dưr sâm ơy vêy, năc t’bhlâng bhrợ têng c’lâng p’rang coh zr’lụ choh sâm. Xang n’năc năc đợ xa nay pháp lý ghít lâh mơ đoọng pa dưr sâm, bơơn choh sâm coh crâng. Râu pêê cậ năc đợ zên vặ, Ngân hàng Nhà nước năc choom vêy chính sách zooi apêê doanh nghiệp pa dưr ngành sâm. Ba bi cơnh muy doanh nghiệp choh sâm năc bơơn vặ zên h’cơnh ooy”.

T’cooh Im Chang Ho, manuyh choh sâm coh quận Hmayang, tỉnh Geongsangnam, Hàn Quốc lâng t’cooh Kato Fumino xoọc pa bhrợ coh c’bhuh JAICA Nhật đhị Việt Nam vêy đợ p’rá xa nay cơnh đâu:

“Đhr’năng plêệng k’tiếc coh da ding Ngọc Linh liêm crêê lâh mơ prang da ding coh quận Hamyang âng zi. Coh Hàn Quốc, apêê doanh nghiệp bhrợ têng năc câl pa lứch sâm âng đhanuôr sâm. Chính phủ zooi apêê doanh nghiệp bhrợ têng ooy công nghệ, thuế… đoọng apêê đoo bơơn đơơng pa câl pr’đươi ooy thị trường bha lang k’tiếc”.

“Acu lêy sâm Ngọc Linh âng Việt Nam năc cơnh muy zr’lụ vàng coh crâng k’coong. Nâu đoo năc cr’van ga măc pa bhlâng đoọng pa dưr kinh tế âng k’tiếc k’ruung âng pêê pr’zớc tước ooy cr’chăl k’rơ lâh mơ”.

Ting cơnh bh’nơơn pa chăp ch’mêệt lêy âng pazêng apêê bhrợ bh’rợ khoa học, xoọc đâu, coh pazêng 5 râu sâm liêm choom bhlâng coh bha lang k’tiếc năc sâm Ngọc Linh ăt coh t’nooi tr’nơơp tu vêy tước 52 râu hợp chất Saponin liêm choom đoọng ha c’rơ, đợ Sapunin bơơn pay pa chô tước 10,8%. Vêy ta moon năc sâm chr’năp bhlâng coh bha lang k’tiếc ha dzợ râu la lua cậ năc ngành Sâm Việt Nam dzợ t’mêê. Ooy zr’lụ choh, đhăm choh sâm Ngọc Linh dzợ m’bứi, bấc bhlâng năc choh coh crâng, căh lâh bấc. Ting cơnh Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon, đhăm choh sâm coh Việt Nam mơ 3.055 héc ta. Đợ mơ đâu năc pa bhlâng m’bứi t’piing lâng Hàn Quốc xoọc vêy 15 r’bhâu héc ta choh sâm, đợ bấc năc 6 tấn coh muy héc ta.

Pazêng apêê chuyên gia xay moon, l’lăm bêl k’noọ ooy bh’rợ bhrợ t’vaih ngành công nghiệp sâm năc Việt Nam t’bhlâng pa dưr râu liêm choom âng bh’rợ bhrợ têng sâm m’ma, bhrợ t’bhưah đhăm choh đoọng nhâm mâng đợ bấc đơơng pa câl ooy thị trường lâng bh’rợ tr’nêng, chế biến ghít liêm. Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon xoọc bhrợ đợ cr’noọ xa nay ng’bhrợ m’ma, bh’rợ choh, pay pa chô… crêê cơnh lâng xa nay bha lang k’tiếc đoọng pr’đươi sâm Ngọc Linh vêy pr’đơợ đơơng pa câl ooy thị trường bha lang k’tiếc.

Ting cơnh Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Công Luận, Bêl ahay bhrợ Giám đốc Trung tâm Sâm lâng Zơ nươu thành phố Hồ Chí Minh - manuyh bhrợ bh’rợ pa chăp ch’mêệt lêy ooy sâm Ngọc Linh đanh pa bhlâng năc moon năc đơơng pa trơơi tơơm sâm Ngọc Linh tơợ da ding k’coong dal xiêr ooy da ding k’coong ếp đoọng choh, hân đhơ cơnh đêêc năc lêy ghít ooy râu liêm choom, đợ bấc:

“Hân đhơ kiêng hay căh năc ahêê công pa dưr lâng t’bhưah đhăm choh. Ting cơnh cr’noọ âng cu, đợ t’nơơm sâm ty đanh coh zr’lụ choh sâm Ngọc Linh năc ng’zư đớc đợ m’ma bha lâng âng sâm Ngọc Linh, đươi đợ đhăm choh xoọc vêy. Ting n’năc năc t’bhlâng pa chăp ch’mêệt lêy đoọng pa trơơi sâm Ngọc Linh tước choh coh pazêng zr’lụ k’tiếc, crâng k’coong mr’cơnh đoọng pa dưr t’bấc”.

Ooy xa nay bhrợ pa dưr râu chr’năp âng Sâm Việt Nam lâng bhrợ pr’đươi tơợ sâm xoọc vêy bơr cơnh p’rá xa nay la lay cơnh.

T’cooh Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon prá xay, năc ng’k’noọ sâm năc pr’đươi âng k’tiếc k’ruung. Ha dang đhơ xay moon pr’đươi n’năc năc sâm Ngọc Linh căh cậ sâm Lai Châu năc đợ chr’năp đhiệp muy coh zr’lụ miền. Han Quốc t’boọ cờ âng apêê đoo ooy pr’đươi vêy ta bhrợ tơợ sâm đoọng xay moon năc pr’đươi âng k’tiếc k’ruung. Tơợ đêêc, apêê xay moon c’lâng bh’rợ xay p’căh sâm Hàn Quốc ooy thị trường bha lang k’tiếc. Bộ trưởng Lê Minh Hoan ta đang moon pazêng pr’loọng đong choh sâm lâng pazêng doanh nghiệp choh lâng bhrợ têng pazêng pr’đươi tơơm sâm năc vêy cr’noọ xa nay ooy acoon manuyh, đh’rưah bhrợ pa dưr pazêng pr’đươi sâm đơơng âng râu chr’năp âng k’tiếc k’ruung.

Đhị Hàn Quốc, pazêng pr’đươi vêy ta bhrợ tơợ sâm năc ơy đơơng pa câl ooy 90 k’tiếc k’ruung, zr’lụ k’tiếc k’ruung coh bha lang k’tiếc, lâng đợ zên bơơn pay pa chô 2,5 tỷ đô la Mỹ coh zập c’moo. Đhị Việt Nam, pazêng pr’đươi vêy ta bhrợ tơợ sâm Ngọc Linh năc m’bứi pa bhlâng, m’bứi pa bhlâng đhanuôr Việt Nam bơơn đươi. Bhrợ têng cơnh ooy đoọng bhrợ đợ ngành hàng đoọng ha Sâm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon Lê Minh Hoan ta đang moon năc đơơh ng’xăl ooy bh’rợ xay bhrợ đoọng bhrợ pa dưr râu chr’năp bấc lâh mơ.

“Sâm êêh râu muy pr’đươi nông nghiệp. Coh Hàn Quốc apêê đoo đớc năc bh’rợ công nghiệp sâm. Coh đâu choh sâm năc nông nghiệp năc bh’rợ tr’nơớp a năm. Râu đêec năc bhrợ t’bhưah đhăm choh coh crâng đoọng quy hoạch choh sâm, xang n’năc năc m’ma, zr’lụ choh. Ha dzợ râu chr’năp la lua âng tơơm sâm năc đợ râu chr’năp coh t’tun. Pa dưr sâm Việt Nam năc êêh dzợ râu bh’rợ nông nghiệp năc bh’rợ công nghiệp sâm lâng bấc cơnh bh’rợ tr’nêng năc êêh râu muy ng’bhrợ têng đợ pr’đươi vêy chr’năp năc mơ atôh. Bha lâng năc zơ nươu, đha năh, pr’chăm lâng vêy công nghiệp giải trí cơnh coh Hàn Quốc. Tơợ râu chr’nưp âng pr’đươi nông nghiệp năc dưr vaih chr’năp âng pr’đươi công nghiệp, tơợ chr’năp m’bứi tước chr’năp bấc”.

Sâm Ngọc Linh l’lăm ahay bấc bhlâng choh coh chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam lâng 2 chr’val âng chr’hoong Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum năc nâu cơy vêy ta choh prang bấc chr’val zr’lụ dal coh da ding k’coong Ngọc Linh lâng bấc vel đong n’lơơng. Xa nay bh’rợ pa dưr Sâm Việt Nam năc vêy pazêng tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu lâng bấc vel đong coh prang k’tiếc k’ruung prá xay coh Nghị quyết, xay bhrợ cơnh xa nay bh’rợ bha lâng, đề án ghít bhlâng. Pa bhlâng, bêl Chính phủ bhrợ Xa nay bh’rợ pa dưr Sâm Việt Nam tước c’moo 2030, c’lâng bh’rợ tước c’moo 2045 công ơy xay moon ghít cr’noọ tước c’moo 2030, đhăm choh sâm đhị Việt Nam bơơn k’dâng 21 r’bhâu héc ta; C’lâng bh’rợ tước c’moo 2045, pa dưr sâm dưr vaih ngành hàng vêy chr’năp coh bha lang k’tiếc, t’bhlâng pa dưr Việt Nam dưr vaih k’tiếc k’ruung bhrợ têng sâm ga măc pa bhlâng coh bha lang k’tiếc.

Sâm Ngọc Linh năc nhân sâm vêy đợ râu liêm choom bấc pa bhlâng coh bha lang k’tiếc. Xay bhrợ xa nay bh’rợ pa dưr Sâm Việt Nam năc ơy vêy Thủ tướng xay moon bhrợ têng đh’rưah lâng pazêng xa nay bh’rợ ghít liêm tơợ c’rơ âng Trung ương, vel đong, sâm Ngọc Linh năc đơơh dưr vaih pr’đươi tr’câl tr’bhlêy “made in Vietnam”, xay p’căh ghít râu chr’năp coh thị trường bha lang k’tiếc lâng chô đơơng hàng tỷ đô la coh ha y chroo năc đơơh bhlâng.

Rơơm kiêng, Sâm Việt Nam năc ting bhrợ t’vaih râu chr’năp pr’hay, k’bhộ k’van mâng k’rơ âng k’tiếc k’ruung Việt Nam coh cr’chăl t’bhlâng k’rơ lâh mơ âng acoon manuyh./.

 ĐƯA SÂM VIỆT NAM RA THẾ GIỚI

Trong hai bài trước của loạt phóng sự "Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Sâm Việt Nam", nhóm phóng viên Đài TNVN đã làm rõ những nỗ lực của tỉnh Quảng Nam trong việc đánh thức tiềm năng, khẳng định giá trị của sâm Ngọc Linh từ một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm trở thành “cây làm giàu”, giúp người dân miền núi đổi đời, mang lại hàng triệu đô la đóng góp vào ngân sách địa phương. Tuy vậy, tiềm năng, thế mạnh rất lớn của cây sâm Ngọc Linh vẫn chưa được phát huy hữu hiệu trên hành trình đưa Sâm Việt Nam ra thế giới.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi giới thiệu bài cuối của loạt phóng sự này với nhan đề “Đưa Sâm Việt Nam ra thế giới”. 

Ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Chương trình này đặt mục tiêu đến năm 2030 bảo tồn nguồn gen sâm Việt Nam có phân bố trong rừng tự nhiên với diện tích khoảng 100.000 héc ta. Thực tế cho thấy công tác bảo tồn nguồn gen gốc sâm Ngọc Linh chưa được quan tâm đúng mức. Sâm Ngọc Linh giả đang bán tràn lan trên thị trường. Ông Bùi Như Chương, hộ trồng sâm tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My đề nghị cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc từ sâm Ngọc Linh:

“Theo tôi được biết, nhiều giống sâm có hình dạng giống sâm Ngọc Linh nhưng lại không phải sâm Ngọc Linh đã được người ta đưa vào trồng lẫn lộn trên núi Ngọc Linh nhiều năm rồi nên nhiều người mua sâm rất ngại, mất niềm tin. Mong muốn chính quyền làm cho rõ, giống nào không phải sâm Ngọc Linh gốc thì bỏ đi. Nguyện vọng của người trồng sâm là Nhà nước sớm xây dựng được vườn sâm Ngọc Linh gốc, không để mai một nguồn gen quý”.

Thời gian qua, 2 tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã nỗ lực mời gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng khu công nghiệp, nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh quy mô lớn. Nhưng đến nay, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào lĩnh vực này. Các cơ sở sản xuất, chế biến sâm chủ yếu ở quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết, mạnh ai nấy làm. Ông Hồ Văn Lượng, ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My nêu thực trạng, hầu hết các hộ trồng sâm Ngọc Linh đang gặp khó khăn ở đầu ra sản phẩm, giá sâm Ngọc Linh bấp bênh, không ổn định.

“Hiện tại đang muốn đi tìm đầu ra, có nhà máy để mình chế biến các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh quy mô lớn. Đảng, Nhà nước và nhà khoa học cần phải quan tâm nhiều hơn đến các cơ sở, nhà máy chế biến sâu thì mới đem lại giá trị kinh tế cao được. Lúc đó một củ sâm sẽ có giá trị gấp 10 lần hiện nay”.

Chính phủ và các bộ ngành, địa phương liên quan đang tập trung tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, vướng mắc về cơ chế phát triển sâm Ngọc Linh. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo khẩn trương rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Sâm Việt Nam trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc gia và có uy tín trên thị trường quốc tế; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm Sâm Việt Nam từ công đoạn sản xuất giống, gây trồng, thu hái, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển du lịch tại các vùng trồng sâm. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, Chính phủ cần triển khai đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng Sâm Ngọc Linh; quan tâm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 40B (đoạn huyện Bắc Trà My - giáp tỉnh Kon Tum, dài 45 km); đầu tư xây dựng tuyến đường chiến lược vùng Sâm Ngọc Linh… Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, để sâm Ngọc Linh trở thành thương hiệu quốc gia còn rất nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, trước hết là phải có các chính sách tháo gỡ các điểm nghẽn:

“Đề án phát triển sâm đã có rồi, cần tập trung đầu tư hạ tầng giao thông vùng sâm. Tiếp theo là hành lang pháp lý phải rõ ràng để phát triển sâm, được trồng sâm dưới tán rừng. Thứ 3 là dòng vốn, Ngân hàng Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ngành sâm. Ví dụ một doanh nghiệp đầu tư trồng sâm thì được vay vốn như thế nào”.

Ông Im Chang Ho, người trồng sâm ở quận Hamyang, tỉnh Geongsangnam, Hàn Quốc và ông Kato Fumino đang làm việc cho tổ chức JAICA Nhật tại Việt Nam có những gợi ý như thế này:

“Điều kiện tự nhiên tại núi Ngọc Linh tốt hơn cả vùng núi ở quận Hamyang của chúng tôi. Tại Hàn Quốc, các doanh nghiệp sản xuất gần như bao tiêu toàn bộ vùng nguyên liệu của người trồng sâm. Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất về công nghệ, thuế… để họ đủ sức cạnh tranh khi vươn ra thị trường quốc tế”.

“Tôi có cảm nhận rằng sâm Ngọc Linh của Việt Nam như một mỏ vàng ở rừng núi. Đây là tài sản rất lớn để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước các bạn lên một tầm cao mới”.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay, trong số 5 loại sâm tốt nhất trên thế giới thì sâm Ngọc Linh đứng đầu vì có tới 52 hợp chất Saponin rất có lợi cho sức khoẻ, thu suất Saponin toàn phần lên tới 10,8%. Được xem là sâm quý nhất thế giới nhưng thực tế thì ngành Sâm Việt Nam còn rất non trẻ. Về vùng trồng, diện tích trồng sâm Ngọc Linh còn quá ít, chủ yếu trồng dưới tán rừng, sản lượng hạn chế. Theo Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích trồng sâm ở Việt Nam chỉ khoảng 3.055 héc ta. Con số này quá khiêm tốn so với Hàn Quốc hiện có 15.000 héc ta trồng sâm, năng suất đạt 6 tấn/héc ta.

Các chuyên gia cho rằng, trước khi nghĩ đến việc hình thành ngành công nghiệp sâm thì Việt Nam phải tập trung nâng cao năng lực sản xuất sâm giống, mở rộng vùng nguyên liệu đảm bảo sản lượng cung cấp cho thị trường và chuỗi sản xuất, chế biến sâu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng bộ tiêu chuẩn sản xuất giống, quy trình trồng, thu hoạch... phù hợp với thông lệ quốc tế để sản phẩm sâm Ngọc Linh đủ điều kiện vươn ra thị trường thế giới.

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Công Luận, Nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh - người có nhiều năm nghiên cứu về sâm Ngọc Linh thì cần di thực cây sâm Ngọc Linh từ vùng núi cao xuống thấp để mở rộng diện tích vùng trồng nhưng phải kiểm soát được năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.

“Dù muốn hay không muốn thì chúng ta vẫn phải phát triển và đa dạng hóa vùng nguyên liệu. Theo quan điểm của tôi, nguyên liệu truyền thống từ trên vùng trồng sâm Ngọc Linh thì cần tiếp tục giữ nguồn giống gốc sâm Ngọc Linh, trên cơ sở phát triển khu vực vùng trồng hiện có. Bên cạnh đó cần tiếp tục nghiên cứu để di thực sâm Ngọc Linh đến trồng ở những vùng có điều kiện tương tự để phát triển”.

Xung quanh vấn đề xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam và chế biến sản phẩm từ sâm đang có hai luồng ý kiến khác nhau.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần có tư duy sâm là sản phẩm quốc gia. Nếu cứ băn khoăn sản phẩm đó là sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu thì phạm vi chỉ bó hẹp trong khuôn khổ vùng miền. Hàn Quốc gắn lá cờ của họ lên sản phẩm để định danh đó là sản phẩm quốc gia. Từ đó, họ định hướng tiếp thị sâm Hàn Quốc ra thị trường quốc tế. Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các hộ trồng sâm và các doanh nghiệp trồng và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sâm phải có tinh thần dân tộc, cùng nhau xây dựng sản phẩm sâm mang thương hiệu quốc gia.

Tại Hàn Quốc, các sản phẩm chế biến từ sâm đã xuất khẩu sang 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, mang lại nguồn thu 2,5 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Tại Việt Nam, các sản phẩm chế biến sâu từ sâm Ngọc Linh chỉ đếm trên đầu ngón tay, rất ít người dân Việt Nam có điều kiện sử dụng. Làm sao để xây dựng chuỗi ngành hàng cho Sâm Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị cần sớm thay đổi cách tiếp cận để tạo ra giá trị tăng thêm.

“Sâm không hẳn là một sản phẩm nông nghiệp. Ở Hàn Quốc người ta gọi là nền công nghiệp sâm. Ở đây phát triển sâm thì nông nghiệp chỉ là bước khởi đầu mà thôi. Đó là mở rộng diện tích dưới tán rừng để quy hoạch trồng sâm, rồi cây giống, vùng nguyên liệu. Còn giá trị thực sự của cây sâm nó nằm ở chuỗi giá trị phía sau ấy. Phát triển Sâm Việt Nam không còn là ngành nông nghiệp nữa mà phải là công nghiệp sâm với nhiều tầng ở trong đó chứ không chỉ một tầng duy nhất là chế biến ra những sản phẩm thông thường. Đó phải là dược liệu, thực phẩm, mỹ phẩm và cả công nghiệp giải trí như ở Hàn Quốc. Từ giá trị của sản phẩm nông nghiệp trở thành giá trị công nghiệp, từ giá trị thấp tới giá trị cao”.

Sâm Ngọc Linh trước đây chủ yếu trồng tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và 2 xã của huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thì nay lan rộng ra nhiều xã vùng cao trên đỉnh núi Ngọc Linh và nhiều địa phương khác. Chiến lược phát triển Sâm Việt Nam đã được các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu và nhiều địa phương trên cả nước đưa vào Nghị quyết, cụ thể hoá thành chương trình hành động, đề án cụ thể. Đặc biệt, khi Chính phủ ban hành Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 cũng đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng sâm tại Việt Nam đạt khoảng 21.000 héc ta; Định hướng đến năm 2045, phát triển sâm trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.

Sâm Ngọc Linh là nhân sâm có hàm lượng dưỡng chất tốt nhất thế giới. Thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt cùng những chương trình hành động cụ thể từ nguồn lực của Trung ương, địa phương, sâm Ngọc Linh sẽ sớm trở thành sản phẩm thương mại “made in Vietnam”, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và mang lại hàng tỷ đô la trong lương lai không xa.

Hy vọng, Sâm Việt Nam sẽ góp phần tạo nên hình ảnh tươi đẹp, giàu mạnh của đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

 

Long Phi- Thu Hòa- Thanh Trường

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC