BH’NƠƠN BĂN K’ROỌC TING K’BHUH PR’LOỌNG ĐONG ĐHỊ ZR’LỤ CA NOONG K’TIẾC TÂY GIANG
Thứ bảy, 07:10, 16/11/2024     PV Kim Cương     PV Kim Cương
Xăl tu băn k’roọc la leh cơnh lalăm, bấc pr’loọng đhanuôr Cơ Tu đhị chr’hoong ca noong k’tiếc Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ơy chơih pay c’lâng pa zưm bhrợ ting k’bhuh, tổ đoọng k’rong băn. Cơnh bhrợ nâu jưah đơơng chô bh’nơơn kinh tế dal, jưah pa têệt đhanuôr, tr’zooi pa dưr kinh tế.

 

 

Pr’loọng đong anoo Bling Trên nắc muy coh pazêng pr’loọng đha rựt đhị vel A Rớt, chr’val ca noong k’tiếc A Nông, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang bơơn zooi 2 p’nong k’roọc m’ma đoọng pa xiêr đha rựt đanh mâng. Xoọc tơợp, diic điêl a noo băn p’loh lơi cơnh đêêc căh vêy pa chô bh’nơơn. Tơợ bêl bơơn cán bộ khuyến nông xay moon đoọng, pa choom cơnh băn k’roọc k’rong, anoo Trên lâng đhanuôr lêy crêê liêm năc ting xơựng bhrợ.

Anoo Bling Trên đoọng năl, k’bhuh anoo vêy 4 pr’loọng đh’rưah băn đhị nang bhơi Pơrao bhưah mơ 12ha. Zập tuần, apêê pr’loọng tr’xăl k’rang lêy tu cơnh đêêc zập ngai cung tệêm loom k’roọc đong đay bơơn cha k’bhộ zập  t’ngay, ha dợ apêê lơơng nắc dzợ cr’chăl pa bhrợ  bh’rợ lơơng: “T’ping lâng băn k’roọc ting k’bhuh nắc băn k’rooch la leh k’đhap k’ra lâh mơ, jưah bil t’ngay c’xêê, jưah căh tệêm ngăn vệ sinh tu pa tang cha truih c’lâng vel bhươl. Ha dợ băn k’rong nắc pa tang k’roọc tước zr’lụ nắc p’loh lơi cơnh đêêc đoọng a đoo chấc bơơn cha, a đay nắc vêy cr’chăl bhrợ têng bh’rợ rau lơơng. C’moo đâu, coh k’bhuh vêy 2 pr’loọng t’mêê pa câl k’rooc k’rang tr’mông pr’loọng đong. Xoọc đâu, bấc pr’loọng coh chr’val ơy z’lâh đha rựt đươi vêy băn k’roọc, coon nại cung bơơn lướt học ta nih liêm. Pr’loọng đong zi cung pa zay tước đâu nắc z’lâh đha rựt tơợ bh’rợ băn t’bấc k’roọc nâu. Bhrợ cơnh đâu nắc liêm choom bhlầng, jưah pa dưr pr’ặt tr’mông âng đhanuôr, jưah chroi k’rong pa xiêr đha rựt đanh mâng đhị vel đong”.

K’tiếc bhrợ cha căh bấc nắc c’moo 2019, amóo Bling Thị Nang đhị vel A Nonh, chr’val A Nông xăl băn k’roọc ting k’bhuh pr’loọng đong đoọng pa dưr kinh tế. Đươi tơợ k’rang băn liêm choom, zập đoo c’moo k’roọc căn âng pr’loọng đong amoó cung rưah. Leye bh’nơơn dal, a moó vặ 30 ức đồng zên tơợ Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong câl pa xoọng 2 p’nong k’roọc r’rưah, t’bấc cr’năn k’roọc vêy 6 p’nong. Bơr pêê c’moo đâu, cr’năn k’roọc âng đong amoó nắc bấc lâh ta luôn vêy 8 – 10 p’nong.

Amoó Bling Thị Nang đoọng năl, m’pâng c’moo đâu, pr’loọng đong amoó ơy pa câl 2 p’nong k’nặ 40 ức đồng. Đợ zên nâu nắc đoọng pa liêm c’rọol a’ọc, t’bhưah zr’lụ pa câl tạp hóa, dzợ 10 ức nắc amoó pa gơi zên k’bơch. “Lalăm ahay, kinh tế pr’loọng đong muy năl g’nưm tơợ bhrợ têng ha rêê, choh thanh, choh chưa, tr’mông tr’meh lưch bấc k’đhap k’ra. Xơợng cơnh cán bộ chr’val xay moon nắc a moó ting pâh băn k’roọc ting k’bhuh pr’loọng đong, k’rong ga ving đhị băn lêy bh’nơơn liêm choom lâh mơ. Pr’loọng đong zi năc pa ghit lêy băn k’roọc nắc đoo c’lâng bh’rợ đoọng pa dưr kinh tế tu cơnh đêêc văh pa xoọng zên đoọng câl k’roọc. Nâu kêi  acu căh dzợ bhrợ ha rêê, muy ặt coh đong k’rang b’băn lâng pa câl tạp hóa, lêy tr’mông tr’meh zi cung z’zăng lâh”.

T’cooh Y Đêl Bốn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND chr’val A Nông, chr’hoong Tây Giang đoọng năl, cr’noọ bh’rợ băn k’rộc ting k‘bhuh pr’loọng đong ơy bơơn chr’val xay bhrợ tơợ 10 c’moo đâu. Tơợ cr’noọ bh’rợ tơợp bhrợ đhị vel A Rớt, đhanuôr ơy t’bhưah t’vaih 8 k’bhuh k’rong băn k’roọc muy đhị, ga ving zr’lụ lâng mơ 40 pr’loọng đhanuôr Cơ Tu ting pâh. Apêê pr’loọng đhanuôr buôn ặt tr’đăn, mr’đoo vel vêy tơợ 4 – 6 pr’loọng đoọng buôn lướt ra vech lâng chấm công pa bhrợ. T’cooh Y Đêl Bốn đoọng năl, chính quyền vel đong ta luôn pa zưm lâng Phòng nông nghiệp tập huấn, pa choom kỹ thuật băn, đh’rưah tiêm za nươu cha groong pr’luh. Lâh mơ, vel đong dzợ cha mêệt lêy nang bhơi tự nhiên, đác ch’ngaach đhị apêê zr’lụ Tareel, Ađhung, Pơrao, Abóc, Bral, Aooi… t’bhưah lâh 70 héc ta đoọng bhrợ đhị k’rong băn t’rị k’roọc.

T’cooh Y Đêl Bốn rơơm, cr’chăl tước đau đhanuôr nắc t’bhưah cr’noọ bh’rợ k’rong băn k’roọc, ga ving zr’lụ, pa dưr dal thu nhập, chroi k’rong pa xiêr đợ pr’loọng đha rựt đanh mâng đhị vel đong. “Xoọc đâu, chr’val A Nông ơy z’lâh tơợ chr’val pa bhlầng k’đhap k’ra lâng xoọc nắc vaih chr’val bhrợ têng vel bhươl t’mêê bêl cr’noọ bh’rợ pa xiêr đha rựt ơy bơơn bhrợ liêm. Đhơ cơnh đeêc, tơợ cha mêệt lêy, đợ pr’loọng đha rựt bấc đăh âng chr’val c’moo 2023 năc bấc 41%. Chr’val cung xay bhrợ bấc bh’rợ đoọng pa dưr kinh tế, pa xiêr đha rựt đanh mâng đoọng ha đhanuôr, coh đêêc vêy băn k’roọc. Tước nâu kêi, chr’val A Nông xoọc vêy 8 k’bhuh k’rong băn k’roọc pa chô bh’nơơn dal, căh ơy dap lâng apêê pr’loọng ma băn coh  bhươn cao su. Nâu năc bh’năn băn zooi bấc pr’loọng z’lâh đha rựt coh cr’chăl tước đâu”.

Chr’hoong Tây Giang vêy 8/10 chr’val ca noong k’tiếc, lâh 95% nắc đhanuôr Cơ Tu, kinh tế nắc g’nưm tơợ bhrợ ha rêê ting k’nêng ty tu cơnh đêêc nắc đợ pr’loọng đha rựt dzợ bấc, lâh 50,6%. Ting cơnh t’cooh Trần Văn Ta, Trưởng Phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel bhươl chr’hoong Tây Giang, pa dưr kinh tế, pa xiêr đha rựt đanh mâng nắc bh’rợ bha lânngf, ta luôn bơơn ngành nông nghiệp xay bhrợ. Coh đêêc, chr’hoong pa dưr zập rau m’ma chr’noh, bh’năn băn liêm choom lâng pr’đơợ âng da ding ca coong lâng bhrợ têng ting t’nooi bh’rợ đoọng pa dưr dal bh’nơơn kinh tế. Pa bhlầng nắc bhrợ kinh tế âng đhanuôr r’dợ tr’xăl, leh vaih apêe ek’bhuh, tổ hợp tác chr’val pa zưm bhrợ têng, kinh doanh.

T’cooh Trần Văn Ta đoọng năl, đăh b’năn prang chr’hoong vêy lâh 11.300 p’nong bh’năn, coh đêêc lâh 4.580 p’nong k’roọc. Tơợ băn p‘loh, tước nâu kêi, đhanuôr acoon coh đhị vel đong chr’hoong r’dợ xăl c’lâng băn k’rong, ga ving lâng lâh 100 c’rọol b’băn k’tứi, ga mắc. Nâu nắc cung c’lâng bhrợ têng âng chr’hoong xoọc pa zay bhrợ têng đoọng đhanuôr pa dưr kinh tế, z’lâh đha rựt đanh mâng tơợ b’băn. “Lalăm, đhanuôr Tây Giang bơơn zooi bấc tơơm chr’noh, m’ma băn tơợ apêê xa nay bh’rợ, dự án ha dợ pa dưr căh vêy pa chô bh’nơơn. Coh cr’chăl xoọc đâu, c’lâng pa dưr kinh tế ting k’bhuh ma nuyh leh rau liêm choom. Rau dưr vaih âng apêê hợp tác xã nông nghiệp, pa bhlầng nắc rau leh vaih apêê tổ hợp tác, k’bhuh pa zưm bhrợ têng đh’rưah. Bhrợ têng Nghị quyết 22 âng HĐND chr’hoong đăh pa dưr kinh tế bhươn, kinh tế trang trại, zập c’moo, chr’hoong đọong 01 tỷ đồng ra pặ chô ooy vel bhươl zooi pa xoọng đoọng ha đhanuôr bhrợ cha. Coh đêêc đoọng apêê pr’loọng, tổ b’băn đoọng r’dợ t’vaih cr’noọ bh’rợ băn coh pr’loọng đong vaih nắc băn ting k’bhuh pr’loọng đong./.”

HIỆU QUẢ NUÔI BÒ NHÓM HỘ Ở VÙNG BIÊN GIỚI TÂY GIANG

Thay vì chăn nuôi nhỏ lẻ như trước đây, nhiều hộ đồng bào Cơ Tu ở huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã lựa chọn liên kết theo nhóm, tổ để chăn nuôi tập trung. Cách làm này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa gắn kết cộng đồng, giúp nhau cùng phát triển.

Gia đình anh Bling Trên là một trong những hộ nghèo ở thôn A Rớt, xã biên giới A Nông, huyện vùng cao Tây Giang được hỗ trợ 2 con bò giống để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Lúc đầu, vợ chồng anh chăn nuôi thả rông nhưng không mấy hiệu quả. Sau khi được cán bộ khuyến nông tư vấn, hướng dẫn liên kết nuôi bò khoanh vùng tập trung, anh Trên và bà con trong thôn thấy hợp lý nên đồng ý làm theo.

Anh Bling Trên cho hay, nhóm anh có 4 hộ liên kết chăn nuôi tập trung tại đồi cỏ Pơrao rộng khoảng 12ha. Hằng tuần, các hộ luân phiên nhau chăn dắt nên ai cũng yên tâm bò nhà mình được ăn no mỗi ngày, còn mọi người thì có thời gian để làm việc khác: “So với nuôi bò nhóm hộ thì chăn nuôi nhỏ, lẻ khó khăn hơn rất nhiều, vừa tốn thời gian, vừa mất vệ sinh vì chăn nuôi dọc đường làng. Còn chăn nuôi tập trung thì mình đã khoanh vùng hết cả rồi mang bò lên thả trên đó tự đi ăn, có thời gian làm việc khác. Năm nay, trong nhóm có 2 hộ vừa bán bò để trang trải cuộc sống cũng rất là đỡ. Hiện nay, nhiều hộ trong xã mình đã thoát nghèo nhờ nuôi bò rồi đấy, con cái cũng có điều kiện ăn học. Gia đình tôi cũng phấn đấu tới đây thoát được nghe từ phát triển kinh tế bò. Cách làm này rất là hiệu quả vừa hỗ trợ đời sống bà con, vừa góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương”. 

Ít đất sản xuất nên năm 2019, chị Bling Thị Nang ở thôn A Nonh, xã A Nông chuyển hướng sang liên kết nuôi bò nhóm hộ để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ được chăn dắt cẩn thận, năm nào bò cái của gia đình chị cũng sinh sản, tăng đàn. Thấy hiệu quả, chị vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện mua thêm 2 con bò cái sinh sản, tăng quy mô đàn bò lên 6 con. Vài năm nay, tổng đàn bò của gia đình chị luôn duy trì từ 8 đến 10 con trong khu chăn nuôi tập trung.

Chị Bling Thị Nang cho biết, giữa năm nay, gia đình chị vừa bán 2 con bò đực được gần 40 triệu đồng. Số tiền này chị dùng để tu sửa chuồng heo, mở rộng quầy bán tạp hóa, còn dư 10 triệu đồng chị gửi tiết kiệm. “Trước đây, kinh tế gia đình chỉ biết dựa vào nương rẫy, trồng sắn, dứa, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Nghe lời cán bộ xã tham gia nuôi bò nhóm hộ để chăn nuôi tập trung, khoanh vùng thấy hiệu quả hơn. Gia đình tôi xác định nuôi bò làm kinh tế chính nên vay thêm vốn để mua bò để tăng đàn hơn nữa. Nay tôi không làm rẫy nữa, chỉ ở nhà chăn bò, nuôi heo rồi bán hàng tạp hóa thấy cuộc sống ổn định, tốt hơn nhiều”.

Ông Yđêl Bốn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã A Nông, huyện Tây Giang cho biết, mô hình nuôi bò nhóm hộ được xã triển khai hơn 10 năm nay. Từ mô hình điểm tại thôn A Rớt, người dân đã nhân rộng được 8 nhóm liên kết nuôi bò tập trung, khoang vùng với khoảng 40 hộ Cơ Tu tham gia. Các hộ trong một nhóm thường ở gần nhau, cùng thôn, xóm, bình quân  từ 4-6 hộ để thuận tiện việc đi lại, chăm sóc đàn bò. Các nhóm tự bầu trưởng nhóm để quán xuyến công việc và chấm công lao động. Ông Yđêl Bốn cho biết, chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với phòng Nông nghiệp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời tổ chức tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc. Ngoài ra, địa phương còn rà soát nguồn cỏ tự nhiên, nguồn nước sạch tại các khu Tareel, Ađhung, Pơrao, Abóc, Bral, Abhưí, Aooi… rộng hơn 70 héc ta để làm nơi chăn dắt trâu bò tập trung.

Ông Yđêl Bốn hy vọng, thời gian tới người dân tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi bò tập trung, khoanh vùng, tăng thu nhập, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo bền vững tại địa phương. “Hiện nay, xã A Nông đã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn và đang phấn đấu trở thành xã Nông thôn mới khi tiêu chí giảm nghèo đạt được. Tuy nhiên, qua rà soát tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của xã năm 2023 lại tăng lên 41%. Xã cũng triển khai một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững cho bà con, trong đó có nuôi bò. Đến nay, xã A Nông đang có 8 nhóm hộ liên kết nuôi bò tập trung cho hiệu quả khá cao, chưa tính các hộ tự khoanh vùng trong vườn cao su nữa. Đây sẽ là vật nuôi giúp nhiều hộ thoát nghèo trong thời tới”.

Huyện Tây Giang có 8/10 xã biên giới, hơn 95% dân số là người Cơ Tu, kinh tế chủ yếu làm nương rẫy theo tập quán cũ lạc hậu nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hơn 50,6%. Theo ông Trần Văn Ta, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Giang, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, luôn được ngành nông nghiệp triển khai thực hiện. Trong đó, huyện ưu tiên phát triển các giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện miền núi và sản xuất theo chuỗi liên kết sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, tư duy làm kinh tế của bà con dần thay đổi, kéo theo sự xuất hiện các tổ, nhóm, hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh tăng lên.

Ông Trần Văn Ta cho biết, riêng lĩnh vực chăn nuôi toàn huyện có hơn 11.300 con gia súc, trong đó hơn 4.580 con bò. Từ chăn nuôi thả rông, đến nay, bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện dần chuyển hướng chăn nuôi tập trung, khoanh vùng với hơn 100 trang trại lớn, nhỏ. Đây cũng là hướng đi mà huyện đang nỗ lực thực hiện để bà con phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững từ chăn nuôi. “Trước đây, bà con Tây Giang được hỗ trợ rất nhiều cây, con giống từ các chương trình, dự án nhưng phát triển không hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế tập thể biểu hiện rất rõ nét. Sự ra đời của các hợp tác xã nông nghiệp, đặc biệt sự xuất hiện của các tổ hợp tác, nhóm hộ liên kết sản xuất với nhau. Thực hiện Nghị quyết 22 của HĐND huyện về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, hằng năm, huyện rót 01 tỷ đồng phân bổ về các địa phương hỗ trợ thêm cho bà con phát triển sản xuất. Trong đó, ưu tiên các nhóm, tổ chăn nuôi để từng bước hình thành mô hình gia trại rồi lên trang trại./.

    PV Kim Cương

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online