TƠỢ “TƠƠM ZƠ NƯƠU P’LƠỚP” DƯR VAIH “TƠƠM T’VAIH ZÊN TỶ”
C’xêê 6/2023, Xa nay bh’rợ pa dưr Sâm Việt Nam tước c’moo 2030, c’lâng bh’rợ tước c’moo 2045 năc vêy Thủ tướng Chính phủ xay moon cr’noọ xa nay tước c’moo 2030, Việt Nam năc zư đớc đợ gen sâm coh crâng k’coong đh’rưah lâng bh’rợ zư lêy, pa dưr crâng, zư lêy râu bấc cơnh âng sinh học coh crâng k’coong lâng t’bhlâng t’bhưah bh’rợ choh sâm mơ 21 héc ta coh c’moo 2030; 100% đhăm choh sâm năc vêy ta đoọng mã số zr’lụ choh lâng xa nay đhị choh bhrợ. C’lâng bh’rợ tước c’moo 2045, pa dưr sâm dưr vaih ngành hàng chr’nắp coh bha lang k’tiếc, t’bhlâng pa dưr Việt Nam dưr vaih sâm ga măc coh bha lang k’tiếc.
# Việt Nam bhrợ n’hau đoọng crêê cơnh cr’noọ xa nay n’nâu cr’chăl pa dưr k’tiếc k’ruung? Chêêc n’năl ooy xa nay n’nâu, C’bhuh phóng viên Đài P’rá Việt Nam bhrợ bha ar xrặ “Pa dưr râu chr’năp sâm Ngọc Linh dưr vaih pr’đươi chr’năp Sâm Việt Nam”.
Coh t’ruih bêl đâu, đhanuôr lâng pr’zớc đương xơợng bha ar xrặ tr’nơơp lâng pr’đớc “Tơợ “tơơm zơ nươu p’lơớp” dưr vaih “tơơm t’vaih zên tỷ”
(T’cooh Hồ Văn Lương) "Bêl ahay coh zr’lụ n’nâu pr’ắt tr’mông âng đhanuôr zr’năh xr’dô pa bhlâng, ha ul đharựt căh dzợ cơnh. C’moo hân đoo công tal crâng chướt ha roo, abhoo, zập c’moo căh râu bơơn pay pa chô. Cha căh zập pêê c’xêê, zr’năh xr’dô pa bhlâng".
(T’cooh Hồ Văn Viêm, chr’val Trà Linh) "L’lăm ahay bh’rợ lướt chô coh đâu zr’năh xr’dô pa bhlâng, zập ngai zêng đharựt, zập ngai zêng zr’năh xr’dô".
(Hồ Quang Bửu) "Pợ căh tước 12m2 năc vêy tước 40 ađhi học sinh tớt học coh đêêc. Muy pr’loọng đong kiêng vêy mơ 50 r’bhâu đồng năc dưr đơơng pa câl muy p’nong a ọc".
Râu đêêc năc xa nay âng lâh 10 c’moo l’lăm ahay: Ha ul đharựt, căh râu cha, căh bơơn học hành, pr’ắt tr’mông zr’năh k’đhap đhơ ắt vaih coh đhanuôr Xê - Đăng coh chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My, Quảng Nam.
Tơợ muy chr’val pa bhlâng zr’năh k’đhap âng muy chr’hoong đharựt pa bhlâng âng prang k’tiếc k’ruung, tước nâu cơy, Trà Linh dưr tr’xăl ađay, dưr vaih chr’val âng bấc apêê k’bhộ k’van pa bhlâng coh crâng k’coong Trường Sơn ga măc ma bhuy.
(T’cooh Hồ Văn Dang): “Coh 10 c’moo ahay rơơm kiêng vêy bơơn mơ 100 ức đồng công pa bhlâng ạ zr’năh k’đhap. Năc nâu cơy vêy k’ha riêng pr’loọng đong bơơn zên lâh 1 tỷ đồng coh zập c’moo”.
(T’cooh Hồ Văn Du) “Ôi, bêl ahay acu căh chêêc k’noọ vêy trạm xá, điện, c’lâng, trường trạm tước ooy zr’lụ da ding k’coong n’nâu cơnh đâu”.
(Trần Duy Dũng) “Apêê đoo bhrợ đong ắt n’nâu năc 5 tỷ đông tước 10 tỷ năc la lua vêy, tu bấc ngai ơy choom t’bil lơi đharựt, apêê đoo k’van pa bhlâng. Bấc apêê k’van vêy tước k’ha riêng tỷ năc doọ cơnh đơ chrih, cơnh ađoo Lượng vêy tước bơr pêê r’bhâu tỷ năc la lua vêy”.
Da ding Ngọc Linh ăt ch’ngai da ding Trường Sơn năc da ding dal ga măc pa bhlâng coh 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi lâng Gia Lai. Lâng đợ dal lâh 2.600m t’piing lâng đợ đác biển, nâu đoo vêy ta moon năc p’bhung đong âng Tây Nguyên lâng zr’lụ Đông Dương.
Tơợ thành phố Tam Kỳ, truih c’lâng 40B tước ooy chr’hoong Tiên Phước z’lâh ooy Bắc Trà My năc tước ooy Nam Trà My. Xang lâh 3 tiếng đồng hồ lướt ô tô, Trà Linh - zr’lụ choh sâm Ngọc Linh bấc bhlâng năc n’leh lâng zi. Bơr n’đăh c’lâng năc đợ đhr’nong đong ga măc tơợ 2 tước 3 tầng âng đhanuôr Xê - Đăng, Mơ _ Nông, Ca - Dong liêm mâng pa bhlâng.
Azi pa bhlâng c’jệ lêy lâng đợ bhươn sâm tước k’zệt héc ta coh da ding Ngọc Linh, lâng đợ dal mơ 1.900 mét t’piing lâng đợ đác biển âng t’cooh Nguyễn Văn Lượng, t’cooh bhươl Hồ Văn Du, manuyh Xê - Đăng lâng t’cooh Bùi Như Chương. Apêê đoo năc đợ manuyh c’la bhươn sâm ga măc pa bhlâng coh chr’val Trà Linh. Acoon c’lâng bê tông vêy đợ đhr’luônh tơợ 30 tước 45 độ, vêy ta bhrợ têng tước zên tỷ đồng tước ooy bhươn sâm Ngọc Linh. Coh m’dup crâng g’mrâng vêy đợ tơơm n’loong ga măc tơợ 4 tước 5 cha năc manuyh g’ving năc đợ n’loong a’xậ coh ếp, n’dúp cậ năc k’bhâu bêệ đong lái, ga măc tơợ 25m2 tước 32 m2 choh sâm Ngọc Linh coh bấc ruuh.
T’cooh Hồ Văn Lượng, coh cr’noon 2, chr’val Trà Linh vêy ta bi năc “manuyh choh sâm bấc pa bhlâng” coh da ding Ngọc Linh lâng đợ bhươn sâm lâh 30 héc ta. Căh lâh bấc ngai n’năl, lâh 30 c’moo ahay, pr’loọng đong Hồ Văn Lượng năc pr’loọng đong đharưt, pa bhlâng đharựt. C’moo 1995, Hồ Văn Lượng vặ zên Ngân hàng Chính sách xã hội 20 ức đồng đoọng bhrợ bhươn sâm ga măc bhlâng. Ađoo đươi lứch zên n’nâu câl m’ma sâm, a’ngọn nam a’xông bhrợ g’roong, k’dua manuyh bhrợ… bhrợ t’bhưah đhăm choh sâm. Đanh mơ 5 c’moo, t’cooh Lượng pa câl bơơn pay pa chô bơr pêê ha riêng ức đồng coh zập c’moo, zooi ađoo bơơn chroót zên vặ Ngân hàng. T’cooh Hồ Văn Lượng hay cớ: “Zập c’moo acu pa gơi ooy ngân hàng Chính sách xã hội k’dâng 5 tỷ đồng. Xoọc đâu, acu ơy k’rong bhrợ ooy bhươn sâm Ngọc Linh âng cu k’dâng bơr pêê ha riêng tỷ đồng. Manuyh pa bhrợ công 300 cha năc, bêl bấc bh’rợ tước 500 cha năc. Lâh đợ zên lương năc lâng đợ pr’loọng đong zr’năh k’đhap căh ơy vêy sâm đoọng choh năc acu chroót t’ngay công ha apêê đoo lâng tơơm sâm đoọng zooi apêê đoo bơơn t’bil lơi đharựt. Đhị ooy căh ơy vêy tơơm sâm năc ađay choh, coh đâu đợ ẩm bấc, crâng g’mrâng. Doọ ng’tưới đác. Acu lêy pay k’tiếc, pay xậ n’loong đoọng choh dâm năc sâm chăt vaih liêm”.
Sâm Ngọc Linh năc tơơm sâm zơ nươu chr’năp lâng đhanuôr Xê - Đăng. Tơợ bêl ahay, đhanuôr ơy pr’too, pr’choom năc “p’lơớp đớc” đoọng ng’đươi bêl jeh k’ăy năc sâm Ngọc Linh vêy manuyh Xê - Đăng coh đâu đớc năc tơơm zơ nươu p’lơớp. Tơơm sâm “pr’đươi chr’năp pa bhlâng” Ngọc Linh năc chắt vaih coh bấc lang n’nâu, chắt coh crâng g’mrâng, vêy đhanuôr coh đâu zư lêy tơợ lang n’nâu tước ooy lang n’tôh. T’cooh bhươl Hồ Văn Du, ắt coh cr’noon 2, chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My prá xay, bêl Đảng, Nhà nước k’rang lêy, đoọng apêê bhrợ bh’rợ khoa học chô chêêc n’năl râu pr’đươi âng sâm Ngọc Linh, apêê bhrợ bh’rợ pa chăp ch’mêệt lêy xay moon nâu đoo năc muy coh pazêng râu sâm chr’năp pa bhlâng coh bha lang k’tiếc. Công tơợ đêêc, chr’năp âng sâm Ngọc Linh dưr bấc lâh mơ, cr’noọ xa nay tr’câl tr’bhlêy bấc bhlâng. C’moo 2010, 1kg sâm Ngọc Linh vêy chr’năp 20 ức đồng năc tước c’moo 2015 tước 100 ức đồng.
T’cooh bhươl Hồ Văn Du prá xay, đươi tơơm sâm năc bấc pr’loọng đong ơy bơơn bhrợ đong ga măc, câl xe ô tô lướt chô: “Đhanuôr đươi tơợ tơơm zơ nươu chr’năp năc bơơn t’bil ha ul, pa xiêr đharựt, tơơm sâm vêy chr’năp bấc lâh mơ lâng t’nơơm chr’noh râu lơơng. Bấc pr’loọng đong bơơn câl ô tô, bhrợ đong ắt, pr’ắt tr’mông ha dưr dal. Bêl ahay lêy crâng g’mrâng coh ooy năc tước choh sâm coh đêêc, nâu cơy ng’zư đớc năc azi choh p’xoọng, doọ dzợ tal crâng, zư lêy crâng, đoọng choh sâm. Crâng n’nâu 4 c’moo tước 5 c’moo choh p’xoọng 10 c’moo năc ơy choom choh sâm xang n’năc vaih crâng g’mrâng”.
“Bêl ahay bêl acu lướt dzung ooy zr’lụ n’nâu zêng crêê ta óch. Đhị zr’lụ t’cooh Hồ Văn Dung bêl ahay đhanuôr tal bhrợ ha rêê, năc nâu cơy t’cooh Du choh cớ vaih crâng đoọng choh sâm Ngọc Linh. Năc nâu cơy lướt ô tô tước ooy Trà Linh năc lêy đợ bha lăh crâng t’viêng liêm. Bơơn lêy râu liêm choom âng bh’rợ choh sâm, tr’nơớp năc pa dưr pr’ắt tr’mông, râu bơr cậ choh sâm năc zư lêy crâng, râu pêê cậ năc liêm crêê ha c’rơ âng acoon manuyh. Tơợ đêêc acu k’noọ tước ooy bh’rợ tr’câl tr’bhlêy sâm Ngọc Linh”.
T’cooh Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hay cớ đợ cr’chăl t’mêê vêy ta đoọng chô bhrợ Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Trà My. K’rang lâng râu la lua: Hau tu đhanuôr dưr ha ul đharựt, vaih râu căh liêm choom bêl năc vêy pr’đươi chr’năp pa bhlâng năc sâm Ngọc Sinh?. Lâng cr’noọ pa dưr tơơm sâm Ngọc Linh năc vêy ta bhrợ, t’bhlâng đơơng sâm Ngọc Linh dưr vaih pr’đươi tr’câl tr’bhlêy, pa chô râu chr’năp ooy kinh tế bấc lâh mơ ha đhanuôr acoon coh: “Đề án tr’nơớp năc Đề án choh sâm Ngọc Linh âng tỉnh, năc vêy xay truih ooy Trung ương, Trung ương đoọng bhrợ bh’rợ n’nâu. Xang n’năc tỉnh ký Đề án sâm Ngọc Linh. Tơợ Đề án n’nâu năc vaih đợ Nghị quyết âng Hội đồng Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân chr’hoong zooi đhanuôr, tơợ đêêc vêy cr’noọ bhrợ g’luh chợ sâm, bhiệc bhan sâm lâng bấc bh’rợ khoa học pa chăp ch’mêệt lêy ooy tơơm sâm, ta đang moon bấc doanh nghiệp k’rong pa dưr tơơm sâm”.
C’moo 2014, vêy k’dâng 100 pr’loọng đhanuôr coh chr’val Trà Linh, chr’hoong Nam Trà My choh sâm Ngọc Linh lâng đợ đhăm ga măc năc bơr pêê zệt héc ta. XoỌc đâu, zr’lụ sâm Ngọc Linh vêy ta quy hoạch lâng đợ đhăm ga măc 15 r’bhâu héc ta đhị 7/20 chr’val âng chr’hoong n’nâu.
Tơợ c’moo 2016 tước nâu cơy, đhăm choh sâm Ngọc Linh coh Nam Trà My bấc lâh 9 chu t’piing lâng cr’chăl l’lăm ahay, k’nặ 1.650 pr’loỌng đong choh sâm đhị đhăm ga măc lâh 2 r’bhâu héc ta, đợ bấc coh zập c’moo k’dâng 10 tấn, chr’năp k’dâng 420 tỷ đồng tước 600 tỷ đồng coh muyb c’moo.
Đhăm choh sâm dưr bấc, đợ pr’loọng đong đharựt xiêr. Coh 5 c’moo ahay, chr’hoong Nam Trà My vêy lâh 2.300 pr’loọng đong ơy bơơn t’bil lơi đharựt nhâm mâng. Pr’ắt tr’mông lâng râu bơơn pay pa chô âng đhanuôr dưr bấc tước k’r’bhâu chu, crâng vêy ta zư lêy bấc lâh mơ.
Coh da ding Ngọc Linh năc vêy bấc pa bhlâng râu tr’xăl ooy lang acoon manuyh, căh ng’k’noọ u vaih. Đợ pr’loọng đong zr’năh k’đhap bêl vêy t’cooh Hồ Văn Du zooi, đoọng m’ma sâm, pa choom bh’rợ choh sâm, bơr pêê c’moo t’tun ơy choom t’bil lơi đharựt, vêy pr’loọng đong vêy đợ bhươn sâm tước k’zệt tỷ đồng.
T’cooh Bùi Như Chương, vel đong coh chr’hoong Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, lâh 40 c’moo ahay, bơơn tước ooy chr’val Trà Linh, lum manuyh Xê - Đăng choh sâm Ngọc Linh năc ađoo dưr kiêng pa bhlâng ooy bh’rợ n’nâu. Bơơn râu zooi đoọng âng t’cooh bhươl Hồ Văn Du, t’cooh Chương năc tơớp bhrợ bhươn sâm Ngọc Linh âng đay. Tước nâu cơy, bhươn sâm Ngọc Linh âng t’cooh Bùi Như Chương tước k’zệt r’bhâu t’nơơm sâm Ngọc Linh đanh mơ 10 c’moo, vêy chr’năp tước k’zệt tỷ đồng: “Xoọc đêêc acu pr’đoỌng bơơn lum anoo Du năc Trạm trưởng Trạm dược liệu Trà Linh. Anoo Hồ Văn Du k’er acu năc k’dua acu đh’rưah choh sâm Ngọc Linh đhị bhươn âng đoo. Coh t’tun acu ma choh, anoo Du p’too moon acu choh la lay đoọng vêy râu bơơn pay pa chô. Acu lâng anoo Du muy cha năc choh muy zr’lụ. Azi nhăn choh sâm coh crâng g’mrâng tơợ c’moo 2014. Manuyh Xê - Đăng coh chr’val Trà Linh n’nâu apêê đoo ắt mamông liêm pa bhlâng. Acu bơơn cơnh nâu cơy công đươi râu zooi đoọng âng anoo Hồ Văn Du. Xoọc dâu acu vêy pr’đơợ zooi đhanuôr coh đâu đh’rưah choh sâm”.
T’cooh Bùi Như Chương đh’rưah lâng bấc đhanuôr coh sâm coh da ding Ngọc Linh bêl ahay năc vêy t’cooh Hồ Văn Du zooi đoọng, xoọc đâu năc zooi ooy kỹ thuật choh, đoọng m’ma sâm, zooi pazêng pr’loọng đong đhanuôr n’lơơng ting choh sâm đoọng t’bil lơi đharựt. Tơợ “tơơm zơ nươu p’lơớp” vêy manuyh Xê - Đăng pa lơớp đớc coh pr’loọng đong, sâm Ngọc Linh dưr vaih tơợ t’vaih cr’van cr’bhộ coh xa nay bh’rợ t’bil ha ul pa xiêr đharựt, bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ ha k’r’bhâu pr’loọng đong coh da ding k’coong dal. Tơợ râu la lua n’nâu, tỉnh Quảng Nam ơy vêy c’lâng xa nay k’rơ bhlâng, đoọng pa dưr tơơm chr’noh bha lâng coh bh’rợ pa dưr kinh tế vel đong.
Xa nay n’nâu năc vêy azi xay truih coh bha ar xrặ g’luh 2 âng bha ar xrặ “Pa dưr râu chr’năp âng tơơm sâm Ngọc Linh dưr vaih pr’đươi chr’năp năc sâm Việt Nam”. /.
NÂNG TẦM SÂM NGỌC LINH THÀNH THƯƠNG HIỆU SÂM VIỆT NAM
TỪ “CÂY THUỐC GIẤU” THÀNH “CÂY TỶ PHÚ”
Sâm Ngọc Linh là 1 trong 5 loại nhân sâm đang nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có thể đạt giá trị thương mại hàng tỷ USD/năm trong thời gian tới.
+ Tháng 6/2023, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ bảo tồn nguồn gen sâm ngoài tự nhiên gắn với bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng và phấn đấu diện tích trồng sâm đạt khoảng 21.000 héc ta vào năm 2030; 100% diện tích trồng sâm được cấp mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý. Định hướng đến năm 2045, phát triển sâm trở thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm lớn trên thế giới.
+ Việt Nam cần làm gì để hiện thực hóa mục tiêu này trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước? Tìm hiểu vấn đề này, Nhóm phóng viên Đài TNVN thực hiện loạt phóng sự “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu Sâm Việt Nam”.
+ Trong chương trình hôm nay giới thiệu với bà con và các bạn bài đầu tiên với nhan đề “Từ “cây thuốc giấu” thành “cây tỷ phú”
- (Ông Hồ Văn Lượng) “Ngày xưa ở vùng này bà con rất khó khăn, rất đói nghèo. Năm nào cũng làm lúa, bắp, nương rãy, mất mùa cả năm. Ăn không được ba tháng, rất khổ”.
- (Ông Hồ Văn Viêm, xã Trà Linh) “Trước đây việc đi lại ở đây rất khó khăn, ai cũng nghèo, cũng khổ hết”.
- (Hồ Quang Bửu) “Cái chòi chưa tới 12 m2 mà có tới 40 em học sinh ngồi học trong đó. Một gia đình mà cần 50 ngàn đồng thì phải bán cả một con heo”.
Đó là câu chuyện của hơn 10 năm về trước: Nghèo đói, thiếu ăn, không được học hành, cuộc sống khó khăn đeo bám bà con dân tộc Xê - Đăng ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.
Từ một xã khó khăn nhất của một huyện nghèo nhất cả nước, đến nay, Trà Linh chuyển mình, trở thành xã của rất nhiều tỷ phú giữa đại ngàn của dãy Trường Sơn hùng vĩ:
- (Ông Hồ Văn Dang): “Cách đây khoảng 10 năm mà ao ước làm ra được 100 triệu đồng cũng đã rất khó. Nhưng hiện nay thì có hàng trăm hộ dân thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm”.
- (Ông Hồ Văn Du) “Ôi, hồi xưa ông già không ngờ sẽ có trạm xá, điện đường, trường trạm đến vùng cao thế này”.
- (Trần Duy Dũng phút 23) “Người ta làm cái nhà 5 tỷ đến 10 tỷ là câu chuyện có thực vì nhiều người thoát nghèo, họ làm giàu. Có nhiều đại gia có vài trăm tỷ là bình thường, như anh Lượng có vài ngàn tỷ là bình thường”.
Núi Ngọc Linh nằm trong dãy Trường Sơn là dãy núi cao hùng vĩ trải dài trên địa bàn 4 tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Gia Lai. Với độ cao hơn 2.600m so với mực nước biển, đây được xem là nóc nhà của Tây Nguyên và khu vực Đông Dương.
Từ thành phố Tam Kỳ, theo quốc lộ 40B đi lên huyện Tiên Phước qua Bắc Trà My là đến Nam Trà My. Sau hơn 3 tiếng đồng hồ đi ô tô, Trà Linh – thủ phủ trồng sâm Ngọc Linh hiện ra trước mắt chúng tôi. Hai bên đường là những căn biệt thự 2 đến 3 tầng của đồng bào các dân tộc Xê - Đăng, Mơ - Nông, Ca - Dong khang trang, hiện đại.
Chúng tôi thực sự choáng ngợp với vườn sâm rộng hàng chục héc ta trên đỉnh núi Ngọc Linh, ở độ cao 1.900 mét so với mực nước biển của ông Nguyễn Văn Lượng, già làng Hồ Văn Du, người dân tộc Xê - Đăng và ông Bùi Như Chương. Đây là những ông chủ các vườn sâm lớn nhất ở xã Trà Linh. Con đường bê tông có độ dốc 30 độ đến 45 độ, được đầu tư hàng tỷ đồng dẫn lên tận vườn sâm Ngọc Linh. Dưới những tán rừng già thân to từ 4 người đến 5 người ôm là tầng cây thấp lá, dưới nữa là hàng nghìn nhà lưới, diện tích chừng 25 m2 đến 32 m2 trồng sâm Ngọc Linh đủ mọi lứa tuổi.
Ông Hồ Văn Lượng, ở thôn 2, xã Trà Linh được ví von là “ông vua sâm” trên đỉnh Ngọc Linh với vườn sâm hơn 30 héc ta. Ít ai biết, cách đây hơn 30 năm, gia đình Hồ Văn Lượng là hộ nghèo, đặc biệt khó khăn. Năm 1995, Hồ Văn Lượng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng để đầu tư vườn sâm quy mô lớn. Ông dùng hết số vốn này mua cây sâm giống, dây thép gai dựng hàng rào bảo vệ, thuê nhân công,… mở rộng diện tích trồng sâm. Chỉ mất khoảng 5 năm, ông Lượng bán sâm thu về vài trăm triệu đồng mỗi năm, giúp ông hoàn trả vốn vay Ngân hàng.
Ông Hồ Văn Lượng nhớ lại: “Một năm tôi gửi vào Ngân hàng Chính sách xã hội khoảng 5 tỷ đồng. Hiện, tôi đã đầu tư vào vườn sâm Ngọc Linh của mình khoảng vài trăm tỷ đồng. Lao động cũng 300 người, cao điểm lên 500 người. Ngoài trả tiền lương thì đối với hộ gia đình khó khăn quá chưa có sâm để trồng thì mình sẽ trả ngày công cho họ bằng sâm để góp phần giúp họ thoát nghèo. Chỗ nào không có cây mình trồng cây, ở đây độ ẩm cao, tự nhiên. Mình không cần tưới nước. Mình lấy đất, mùn trên mặt đất, lấy lá bỏ vào chăm sâm là sâm sinh trưởng và phát triển”.
Sâm Ngọc Linh là loại cây thuốc quý đối với đồng bào Xê – Đăng. Từ xa xưa, bà con tự bảo nhau phải “giấu” để dùng khi bị ốm đau nên sâm Ngọc Linh được người Xê – Đăng nơi đây gọi là “cây thuốc giấu”. Cây sâm “báu vật” Ngọc Linh có từ bao đời nay, mọc trong rừng già, được người dân nơi đây gìn giữ từ đời này sang đời khác. Già làng Hồ Văn Du ở thôn 2, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết, khi Đảng, Nhà nước quan tâm, cử nhà khoa học về tìm ra công dụng của sâm quý Ngọc Linh, các nhà nghiên cứu xác định đây là một trong những loại sâm quý nhất trên thế giới. Cũng từ đó, giá trị sâm Ngọc Linh tăng cao, nhu cầu mua bán rất nhiều. Năm 2010, 1kg sâm Ngọc Linh có giá chỉ 20 triệu đồng thì đến năm 2015 đã lên tới 100 triệu đồng.
Già làng Hồ Văn Du nói, nhờ cây sâm mà nhiều gia đình đã xây nhà to, mua ô tô đi lại: “Bà con nhờ phát triển cây thuốc quý mà xóa đói giảm nghèo, cây sâm có giá cao hơn với các cây nông nghiệp. Nhiều nhà cũng mua sắm nào là ô tô, nhà cửa, kinh tế phát triển. Hồi xưa thấy rừng già ở đâu thì vào trồng sâm ở đó, bữa nay bảo tồn mình trồng thêm cây, không phát rẫy nữa, bảo vệ rừng, để trồng sâm. Rừng này 4 năm đến 5 năm trồng cây thêm 10 năm là trồng sâm được rồi biến thành rừng già”.
“Ngày xưa khi tôi đi bộ lên thì khu vực này bị đốt sạch. Ngay chỗ ông Hồ Văn Du từng bị người dân đốt làm rẫy, nhưng sau này ông Du lại trồng thành rừng để trồng sâm Ngọc Linh. Nên bây giờ đi ô tô lên Trà Linh thì thấy những cánh rừng xanh thẳm. Mình thấy lợi ích của việc trồng sâm, thứ nhất là phát triển kinh tế, thứ hai là trồng sâm giữ rừng, thứ ba là rất tốt cho sức khỏe con người. Từ đó mình nghĩ phải thương mại hóa sâm Ngọc Linh”.
Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhớ lại quãng thời gian mới được luân chuyển về làm Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My. Trăn trở trước thực tế: Tại sao người dân chịu cảnh nghèo đói, lạc hậu trong khi đang sở hữu “mỏ vàng” sâm Ngọc Linh?. Và ý tưởng phát triển cây sâm Ngọc Linh đã được hiện thực hóa, quyết tâm đưa sâm Ngọc Linh thành sản phẩm thương mại, mang lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào:
“Đề án đầu tiên là Đề án sâm Ngọc Linh của tỉnh, tất nhiên có báo cáo Trung ương, Trung ương đồng ý việc này. Sau đó tỉnh ký Đề án sâm Ngọc Linh. Từ Đề án này có các Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Hội đồng Nhân dân huyện hỗ trợ người dân, từ đó nảy ra ý tưởng tổ chức phiên chợ sâm, lễ hội sâm và có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về sâm, kêu gọi nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phát triển cây sâm”.
Năm 2014 chỉ có khoảng 100 hộ dân ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My trồng sâm Ngọc Linh với diện tích vài chục héc ta. Hiện nay, vùng sâm Ngọc Linh được quy hoạch với diện tích 15.000 héc tại 7/10 xã của huyện này.
Từ năm 2016 đến nay, diện tích trồng sâm Ngọc Linh ở Nam Trà My tăng gấp 9 lần so với giai đoạn trước, gần 1.650 hộ tham gia trồng sâm trên diện tích hơn 2.000 héc ta, sản lượng hàng năm đạt khoảng 10 tấn, trị giá khoảng 420 tỷ đồng đến 600 tỷ đồng/năm.
Diện tích trồng sâm tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể. Trong 5 năm qua, huyện Nam Trà My có hơn 2.300 hộ thoát nghèo bền vững. Đời sống kinh tế và thu nhập của người dân tăng lên cả nghìn lần, rừng được phủ xanh.
Trên đỉnh Ngọc Linh đã có nhiều cuộc đổi đời ngoạn mục đến khó tin. Những hộ khó khăn sau khi được ông Hồ Văn Du giúp đỡ, tặng giống sâm, hướng dẫn cách trồng, vài năm sau thoát nghèo, có hộ sở hữu vườn sâm trị giá hàng chục tỷ đồng.
Ông Bùi Như Chương, quê ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cách đây hơn 40 năm, có dịp ghé xã Trà Linh, gặp người Xê - Đăng trồng sâm Ngọc Linh liền bị cuốn hút bởi công việc này. Được sự giúp đỡ hết mình của già làng Hồ Văn Du, ông Chương bắt đầu gầy dựng vườn sâm Ngọc Linh cho riêng mình. Đến nay, vườn sâm Ngọc Linh của ông Bùi Như Chương có đến hàng chục ngàn gốc sâm Ngọc Linh trên 10 năm tuổi, trị giá hàng chục tỷ đồng:
“Hồi đó tôi cơ may gặp được anh Du là Trạm trưởng Trạm dược liệu Trà Linh. Anh Hồ Văn Du thương tôi nên rủ tôi cùng trồng chung sâm Ngọc Linh tại vườn riêng của ảnh. Sau này thấy tôi phát triển, anh Du lại động viên tôi ra trồng vườn riêng để có thu nhập. Tôi và anh Du mỗi người trồng một khu. Chúng tôi thuê dịch vụ môi trường rừng năm 2014 để trồng sâm. Người dân Xê - Đăng ở xã Trà Linh này họ sống quá tình cảm, họ sống quá tuyệt vời. Tôi được như bây giờ cũng nhờ sự cưu mang của anh Hồ Văn Du. Giờ tôi có điều kiện tôi giúp lại người dân ở đây cùng trồng sâm”.
Ông Bùi Như Chương cùng nhiều người trồng sâm trên đỉnh Ngọc Linh từng được ông Hồ Văn Du giúp đỡ, giờ đây lại hỗ trợ kỹ thuật trồng, tặng cây sâm giống, giúp các hộ khác trồng sâm để thoát nghèo. Từ “cây thuốc giấu” được người dân Xê - Đăng giữ kín trong mỗi gia đình, sâm Ngọc Linh đã trở thành “cây tỷ phú” trong xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho hàng ngàn gia đình trên vùng núi cao. Từ thực tế này, tỉnh Quảng Nam đã có những chủ trương, quyết sách mạnh mẽ hơn, đưa cây sâm thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế địa phương.
Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong bài 2 của loạt phóng sự “Nâng tầm sâm Ngọc Linh thành thương hiệu sâm Việt Nam”./.
Viết bình luận