Zâp bêl moót hân noo bơơn bhrợ bh’nơơn pr’đươi, amoó A Lăng Thị Chứt, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val A Xan, chr’hoong k’coong ch’ngai Tây Giang trơ vâng t’ngay hi dưm lâng bhiệc lêy pa câl bh’nơơn pr’đươi ha đhanuôr. Hân noo bơơn bhrợ c’moo đâu, bh’nơơn pr’đươi a’kiêl lâng a’tuông tăm bơơn bhrợ bấc, zên pa câl cung dal nắc đhanuôr zâp ngai cung bhui har. Amoó Chứt moon, bêl ahay, đhanuôr k’coong ch’ngai mưy bhrợ ha rêê lâng b’băn; bh’nơơn bơơn bhrợ cha cắh lứch nắc zêng ma lơi jợ, tu cơnh đêếc bh’nơơn kinh tế cắh bấc: “Hội vêy kênh p’têết pazưm, zâp vel vêy 1 amoó năl pa câl pr’đươi, năl cơnh p’têết bhrợ, pa dzoọc bài, xay moon pr’đươi pr’dua âng apêê a’đhi amoó bơơn bhrợ đoọng oó k’đoong zư đợc đenh. Hân đhơ cơnh đêếc, pr’đươi pr’dua âng apêê a’đhi amoó cung cắh bấc, bêl tước hân noo nắc váih, lứch hân noo nắc cắh váih đoọng pa câl”.
Đợ c’moo đăn đâu, bơơn chính quyền, ngành chức năng bhrợ pr’đơợ đoọng vặ zên, zooi đoọng bh’rợ tr’nêng lâng moon pa choom đoọng c’lâng bhrợ cha, bấc đhanuôr ơy năl cơnh lêy pay tơơm chr’nóh, bh’năn băn liêm glặp lâng pr’đơợ plêệng k’tiếc cóh da ding k’coong đơơng chô bh’nơơn liêm dal. Lấh mơ ha roo cóh ha rêê, tơơm a’bhoo, a’rong, đhanuôr nắc năl chóh ha roo ruộng; chóh crâng n’loong ga mắc, pa dưr pa xớc tơơm zanươu đhị dứp crâng lâng chóh bấc râu pr’đươi chr’nắp cóh k’coong ch’ngai cơnh: a’kiêl, a’tuông tăm, a’hự, bhlăng xi...
P’căn A Lăng Thị Chứt moon, đoọng zooi đhanuôr đươi bhrợ liêm choom ooy bh’rợ bhrợ cha, vel đông ơy bhrợ pa dưr zâp bh’rợ điểm đoọng apêê a’đhi amoó ting pa choom lêy bhrợ: “Xoọc đâu, zên zooi đoọng đhanuôr bhrợ cha, m’bứi bhlâng nắc 50 ực đồng, bấc bhlâng 100 ực đồng; u’xưa nợ âng Hội k’đhơợng zư nắc 13 tỷ đồng đoọng ha 2 vel nắc Ki Noonh lâng vel Tơ Râm. Bơr pêê pr’loọng đông pa dưr liêm choom bh’nơơn pr’đươi zên vặ nâu, dưr zi lấh đha rứt, bhrợ cha k’van, câl xe cộ, bhrợ pa dưr c’roọl bh’năn, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha lấh 10 apêê pa bhrợ cóh vel đông. Chr’nắp lấh mơ cơnh pr’loọng A Lăng Rướt, A Lăng Nha, A Lăng Thị Nheo...”.
Tây Giang nắc chr’hoong k’noong k’tiếc, pr’đơợ plêệng k’tiếc liêm glặp đoọng chóh, pa dưr pa xớc nguyên liệu, zanươu dứp crâng. Bơơn lêy râu liêm choom nâu, c’moo 2021 amoó Pơloong Thị Nữ cóh chr’val ơy vặ 50 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội k’rong chóh 3ha tơơm quế pa zưm lâng băn a’ọc vel đông đoọng pay đệ băn đenh. Tu vêy pa choom đắh c’năl bh’rợ chóh lâng zư lêy, bhươn quế 4 c’moo âng pr’loọng đông amoó pa dưr pa xớc zăng liêm choom. K’noọ đợc k’dâng k’zệt c’moo dzợ, lâng 3ha quế tước g’lúh bơơn bhrợ nắc vêy đơơng chô ha pr’loọng đông amoó k’ha riêng ực đồng zâp c’moo, cắh ơy moon tước zên pa chô đắh cr’liêng quế. Lấh mơ tơơm quế, amoó Nữ dzợ chóh pa xoọng 1ha tơơm bhlăng xi. Ting cơnh chấc lêy năl âng amoó Nữ, râu tơơm nâu buôn chóh, ma mung liêm choom đhị k’tiếc nâu, doọ bil bấc c’rơ g’lêếh lâng doọ vêy đươi phân bón, zanươu hoá học. Lấh mơ, lâng bhlăng xi chóh 1 c’moo vêy choom bơơn bhrợ tước 9, 10 c’moo, ting lêy lâng chóh a’bhoo, ha roo cóh ha rêê nắc zên pa chô bấc lấh k’zệt chu.
Amoó Pơloong Thị Nữ moon: “Ooy xa nay bh’rợ âng phòng Nông nghiệp đắh pa dưr pa xớc bhươn, kinh tế c’roọl bh’năn, đhị k’tiếc crâng 1 ha dzợ nắc acu chóh bhlăng xi pa zưm lâng tơơm quế. K’noọ tước đâu vêy c’lâng bhrợ tước đhị zr’lụ bhrợ têng nâu, acu k’rong pa dưr pa xớc bh’rợ bhươn - a’bóc a’xiu”.
P’căn Briu Thị Nem, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’hoong Tây Giang đoọng năl, kiêng pa dưr dal pr’dzoọng bh’rợ âng pân đil cóh pr’loọng đông lâng xã hội, l’lăm nắc lêy zooi apêê a’đhi amoó bhrợ bha lâng đắh bhiệc bhrợ cha. Năl ghít bhiệc nâu, đợ c’moo hanua, zâp cấp hội pân đil chr’hoong ơy pa dưr k’rơ bhiệc xay moon đoọng c’lâng bh’rợ âng zâp bh’rợ bhrợ cha liêm glặp lâng đhr’năng lalua cóh vel đông k’coong ch’ngai. Lâng zooi đoọng apêê apêê a’đhi amoó vặ zên, bhrợ zâp lớp pa choom, ra văng đắh c’năl bh’rợ bhrợ cha, đươi dua khoa học kỹ thuật ooy bhrợ têng cha, b’băn... Tơợ đêếc, ting bhr’dzang zooi đoọng apêê a’đhi amoó dưr zi lấh đắh bhiệc k’chịt k’pân, t’bhlâng bhrợ têng cha, dưr zi lấh đha rứt lâng bhrợ cha k’van tơợ râu pr’đươi pr’dua cóh vel đông. Ting cơnh t’coóh Nem, tước lứch c’xêê 5/2024, đhị kênh âng Hội pân đil chr’hoong, ơy vêy lấh 1.100 apêê a’đhi amoó vặ zên Ngân hàng Chính sách xã hội đoọng pa dưr pa xớc bh’rợ bhrợ têng cha lâng pa zêng zên 67 tỷ đồng. Ooy đâu, bơr pêê hội viên ơy dưr zi lấh đha rứt nhâm mâng: “Azi xay moon, k’đươi, tr’pác đợ bh’rợ pr’hay, liêm choom. Đắh Hội, azi lêy xay moon, p’too p’zương hội viên ting pấh bhrợ, ha dợ đắh xa nay bh’rợ bhrợ têng nắc zâp c’moo Ngân hàng Chính sách xã hội ta luôn bhrợ lớp pa choom. Ha dợ lâng kênh âng Hội, đoọng zooi apêê a’đhi pa dưr pa xớc bh’rợ b’băn, ch’chóh, azi pa zưm lâng Phòng Nông nghiệp nắc cơ quan chuyên môn pa choom đắh tơơm chr’nóh bh’năn băn lâng tr’xăl kỹ thuật đoọng ha đhanuôr. C’moo 2023, azi bhrợ zêng ooy 10/10 chr’val”./.
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI BẢN ĐỊA
Lựa chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật và kết nối tiêu thụ nông sản thông qua mạng xã hội đã và đang là hướng đi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền núi, vùng ĐBDTTS.
Mỗi khi vào vụ thu hoạch nông sản, chị A Lăng Thị Chứt, Chủ tịch Hội LHPN xã A Xan, huyện vùng cao biên giới Tây Giang lại bận rộn sớm tối với việc kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con. Vụ mùa năm nay, sản phẩm dưa leo và đậu đen xanh lòng được mùa, được giá nên bà con ai nấy đều vui. Chị Chứt cho biết, trước đây, bà con vùng cao chủ yếu làm lúa rẫy và chăn nuôi thả rông; sản phẩm làm ra tự cung, tự cấp, ăn không hết thì đổ bỏ nên hiệu quả kinh tế thấp. “Hội có kênh kết nối, mỗi thôn có 1 chị biết bán hàng, biết kết nối, đăng bài, giới thiệu hàng hóa nên nông sản chị em làm ra không bị ứ. Tuy nhiên hàng chị em cũng không nhiều lắm, vào mùa thì có nhưng hết mùa thì không có hàng”.
Những năm gần đây, được chính quyền, ngành chức năng tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ sinh kế và tư vấn, hướng dẫn cách làm ăn, nhiều bà con đã biết chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng miền núi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài lúa rẫy, cây bắp, cây sắn truyền thống, bà con nay đã biết thâm canh lúa nước; trồng rừng gỗ lớn, phát triển cây dược liệu dưới tán rừng và trồng nhiều loại nông sản đặc trưng của vùng cao như: Dưa leo, đậu đen xanh lòng, gừng, sả địa phương…..
Bà A Lăng Thị Chứt chia sẻ, nhằm giúp bà con ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, địa phương đã xây dựng các mô hình điểm để chị em học tập làm theo. “Hiện nay, nguồn vốn hỗ trợ người dân sản xuất, mức thấp nhất là 50 triệu đồng, nhiều nhất là 100 triệu đồng; dư nợ của Hội quản lý là 13 tỷ đồng cho 2 thôn là Ki Noonh và thôn Tơ Râm. Một số hộ phát huy hiệu quả vốn vay, thoát nghèo, làm giàu, mua xe cộ, thành lập trang trại, giải quyết việc làm cho trên dưới 10 lao động địa phương. Tiêu biểu như hộ A Lăng Rướt, A Lăng Nha, A Lăng Thị Nheo…”
Tây Giang là huyện vùng cao biên giới, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp để trồng, phát triển cây nguyên liệu, dược liệu dưới tán rừng. Nhận thấy tiềm năng này, năm 2021 chị Pơloong Thị Nữ ở xã A Tiêng đã vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH đầu tư trồng 3 ha cây quế kết hợp nuôi heo bản địa để lấy ngắn nuôi dài. Nhờ được tập huấn kỹ năng trồng và chăm sóc, vườn quế 4 năm tuổi của gia đình chị phát triển khá tốt. Dự kiến khoảng chục năm nữa, với 3 ha quế đến kỳ thu hoạch sẽ mang về cho gia đình chị hàng trăm triệu đồng mỗi năm, chưa kể tiền thu từ hạt quế. Ngoài cây quê, chị Nữ còn trồng thêm 1ha cây sả hương. Theo tìm hiểu của chị Nữ, loại cây này vừa dễ trồng, dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc lại không phải sử dụng phân bón, thuốc hóa học. Đặc biệt, với sả hương trồng 1 năm cho thu hoạch đến 9,10 năm, so với trồng bắp, lúa rẫy, thì thu nhập cao hơn khoảng chục lần. Chị Pơloong Thị Nữ chia sẻ: “Trong chương trình của phòng Nông nghiệp về phát triển vườn, kinh tế trang trại, trên diện tích rừng 1 ha còn lại tôi trồng cây sả hương xen ghép với cây quế. Sắp tới có con đường dẫn vào khu sản xuất, tôi sẽ đầu tư phát triển mô hình vườn-ao cá”.
Bà B’riu Thị Nem, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tây Giang cho biết, muốn nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, điều trước tiên là phải giúp chị em làm chủ về kinh tế. Xác định điều này, những năm qua, các cấp hội phụ nữ huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, định hướng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tế của địa phương vùng cao. Đồng thời hỗ trợ chị em vay vốn, mở các lớp tập huấn, trang bị kỹ năng khởi nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi…Từ đó, từng bước giúp chị em vượt qua định kiến về giới, tự tin làm kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ tài nguyên bản địa.
Theo bà Nem, đến hết tháng 5/2024, qua kênh của Hội Phụ nữ huyện, đã có hơn 1.100 chị em vay vốn Ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất với tổng số tiền 67 tỷ đồng. Qua đó, một số hội viên đã vươn lên thoát nghèo bền vững: “Chúng tôi tuyên truyền, vận động, chia sẻ những mô hình hay, sáng tạo. Về phía Hội, chúng tôi chủ yếu đi tuyên truyền, động viên hội viên tham gia thực hiện, còn về mặt quy trình kỹ thuật sản xuất thì hàng năm Ngân hàng CSXH luôn tổ chức tập huấn. Còn với kênh của Hội, để hỗ trợ chị em phát triển chăn nuôi, trồng trọt, chúng tôi với hợp với Phòng Nông nghiệp là cơ quan chuyên môn tập huấn về cây trồng con vật nuôi và chuyển giao kỹ thuật cho bà con. Năm 2023, chúng tôi tổ chức thực hiện cả 10/10 xã”./.
Viết bình luận