RÂU CHR’NĂP PR’HAY ÂNG ACOON COH - NĂC BHA LÂNG K’ĐƠƠNG, T’PÂH TA MOOI DU LỊCH
Thứ sáu, 08:36, 25/10/2024 Khắc Kiên-VOV Tây Bắc Khắc Kiên-VOV Tây Bắc
Tỉnh Lai Châu vêy 20 c’bhuh acoon coh đhi noo đh’rưah ắt mamông, zập acoon coh vêy đợ văn hoá liêm pr’hay la lay.

 

 

 

“G’luh tr’nơơp acu tước ooy muy bhiệc bhan vêy bấc râu liêm pr’hay, pr’hay pa bhlâng. Vêy bấc râu đơ cha chrih, bhrợ acu kiêng lêy bhlâng năc ooy manuyh Lào, bhrợ ha ta mooi căh choom ha vil.”

“Tước ooy bhiệc bhan xaách đác n’nâu năc azi bhui har pa bhlâng lâng la lua lêy u pr’hay pa bhlâng, tu coh đâu đhanuôr năc dzợ zư đớc đợ râu chr’năp pr’hay âng văn hoá. Azi lêy chr’năp pr’hay pa bhlâng lâng g’luh lướt la lêy n’nâu”.

Bấc ta mooi ơy xay prá cơnh đêêc bêl tước ooy Lai Châu lâng bơơn ting pâh ooy xa nay bh’rợ âng bhiệc bhan Bun Vốc Nặm âng đhanuôr Lào đhị vel đong.

Ađhi Lò Thị Hân, đhanuôr Lào, coh cr’noon Nà Tăm, chr’val Nà Tăm, chr’hoong Tam Đương, Lai Châu prá xay, ađhi lâng pazêng apêê pr’zớc Lào bhui har ooy râu chr’năp pr’hay âng văn hoá acoon coh đay. Tơợ đêêc, ađhi lâng pazêng apêê pr’zớc vêy cr’noọ t’bhlâng zư lêy, pa dưr lâng xay p’căh râu chr’năp pr’hay n’năc lâng apêê acoon coh n’lơơng đoọng ta mooi ch’ngai đăn n’năl lâh mơ: “Năc lang manuyh đha đhâm c’mor âng acoon coh Lào ắt mamông đhị vel đong, năc azi lêy ađay vêy bh’rợ t’bhlâng zư lêy râu chr’năp pr’hay văn hoá âng acoon coh đay. Ba bi cơnh t’ngay đâu năc acu công xấp n’đooh đợ xa nấp cơnh ty đanh ahay âng acoon coh đay. Lâng coh đâu công vêy bấc râu chr’ơh pr’hay lâng chr’năp bhlâng năc đợ chr’na đha năh âng acoon coh đay đoọng xay p’căh ooy apêê ta mooi tước la lêy.”

Đoọng xay bhrợ liêm choom pazêng cr’noọ xa nay, bh’rợ tr’nêng ooy bh’rợ zư lêy văn hoá pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch, coh pazêng c’moo ahay, chr’val Nà Tăm, chr’hoong Tam Đường ơy t’bhlâng xay bhrợ liêm xang bh’rợ quy hoạch pa dưr pazêng zr’lụ du lịch. Tơợ đêêc đươi dua c’rơ ooy cruung đác lâng râu chr’năp pr’hay văn hoá la lay âng acoon coh Lào đoọng t’bhlâng pa dưr du lịch ting c’lâng đơơh, k’rơ, nhâm mâng.

Tước nâu cơy, 8 c’bhuh văn nghệ quần chúng lâng 1 câu lạc bộ văn hoá ty đanh năc apêê bha lâng coh pazêng bh’rợ văn hoá p’căh xa nấp, đoo bêl vêy ta mooi tước ooy vel đong căh cậ coh cr’chăl bhiệc bhan âng vel đong. T’cooh Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND chr’val Nà Tăm, chr’hoong Tam Đường prá xay: “Bhrợ bh’rợ pa dưr, zư lêy văn hoá, c’xêê 3/2024, azi ơy bhrợ liêm choom bhiệc bhan Bun Vốc Nặm lâng k’dâng 15 r’bhâu chu manuyh tước pâh. Tơợ bhiệc bhan n’nâu năc pa dưr đhanuôr coh vel đong t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ zư lêy lâng pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá đhanuôr Lào. Coh cr’chăl ha y, đhanuôr coh vel đong năc t’bhlâng zư đớc đợ văn hoá liêm pr’hay cơnh cr’bhum tăm c’niêng, bhuôih boo, bhuôih ha roo, abhoo vaih bấc lâng taanh n’đooh a’dooh.”

Tỉnh Lai Châu vêy 20 c’bhuh acoon coh đhi noo đh’rưah ắt mamông, zập acoon coh vêy đợ văn hoá liêm pr’hay la lay. Đoọng pa dưr bh’rợ zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá pazêng acoon coh, tơợ đêêc pa dưr du lịch, năc tơợ tr’nơơp nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu ơy bhrợ Nghị quyết số 04 ooy bh’rợ zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá âng pazêng acoon coh đh’rưah lâng pa dưr du lịch đhị vel đong tỉnh Lai Châu dưr vaih zr’lụ tước chêêc n’năl ooy văn hoá coh zr’lụ Tây Bắc. T’cooh Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Lai Châu prá xay: “Tỉnh công ơy bhrợ Nghị quyết ooy bh’rợ zư lêy, pa dưr râu chr’năp pr’hay văn hoá acoon coh pa têệt lâng pa dưr du lịch lâng xoọc đâu nghị quyết n’nâu xoọc vêy zập cấp, zập ngành t’bhlâng xay bhrợ, nhâm mâng crêê cơnh cr’noọ xa nay. Muy bơr râu pr’đươi ooy bh’rợ pa dưr văn hoá pa têệt đh’rưah lâng du lịch xoọc đâu công vêy pazêng vel đong t’bhlâng xay bhrợ, coh đêêc vêy bh’rợ pa dưr du lịch bhươl cr’noon coh muy bơr vel đong.”

Lai Châu vêy 5 c’kir văn hoá phi vật thể cấp k’tiếc k’ruung, pazêng nghệ thuật t’nơơt xoè, chr’ơh tr’glụ âng đhanuôr Thái; bhiệc bhan Tủ Cải âng đhanuôr Dao; bhiệc bhan Gầu Tào âng đhanuôr Mông lâng bh’rợ taanh n’đooh a’dooh âng đhanuôr Lự. Đh’rưah lâng pazêng c’kir văn hoá phi vật thể n’nâu, pazêng j’niêng cr’bưn, bhiệc bhan, xa nấp, bh’rợ tr’nêng ty đanh, pazêng râu pr’hát, t’nơớt… xoọc công vêy ta zư lêy, pa dưr, đoọng bhrợ t’vaih râu bha lâng k’đơơng t’pâh ta mooi du lịch coh k’tiếc k’ruung lâng tơợ k’tiếc k’ruung n’lơơng tước ooy vel đong./.

SẮC MÀU DÂN TỘC – ĐIỂM NHẤN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH Ở LAI CHÂU

Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng.

“Lần đầu tiên tôi đến với một lễ hội rất nhiều bản sắc, hay và rất tuyệt vời. Có rất nhiều thứ độc, lạ, làm cho tôi có ấn tượng rất tốt về người Lào, nó khiến cho du khách không bao giờ quên được.”

“Đến với lễ hội té nước này chúng tôi cảm thấy rất phấn chấn và thực sự cảm thấy rất tuyệt vời vì ở trên này bà con vẫn giữ được bản sắc văn hóa rất quý. Chúng tôi thực sự cảm thấy rất ý nghĩa và tuyệt vời trong chuyến đi lần này.”

Nhiều du khách đã bày tỏ như vậy khi đến Lai Châu và được hòa mình vào không gian lễ hội Bun Vốc Nặm của đồng bào dân tộc Lào địa phương. 

Em Lò Thị Hân, dân tộc Lào, ở bản Nà Tăm, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu cho biết, em và các bạn trẻ người Lào rất tự hào về các nét đẹp văn hoá của dân tộc mình. Từ đó, em và các bạn đều có ý thức giữ gìn, phát huy và giới thiệu nét đẹp đó với các bạn dân tộc khác và với du khách gần xa: “Là thế hệ trẻ dân tộc Lào sinh sống trên địa bàn, nên chúng em thấy mình phải có trách nhiệm và đang rất tích cực để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ví dự như ngày hôm nay em vẫn đang mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Và ở đây cũng đang có rất nhiều trò chơi và đặc biệt là các món ăn ẩm thực của dân tộc mình để giới thiệu với du khách.”

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch, những năm qua, xã Nà Tăm, huyện Tam Đường đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống quy hoạch phát triển các điểm du lịch. Từ đó khai thác thế mạnh về cảnh quan và bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Lào để đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng nhanh, mạnh, bền vững.

Đến nay, 8 đội văn nghệ quần chúng và 1 câu lạc bộ văn hóa dân gian là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động văn hóa biểu diễn phục vụ, mỗi khi du khách đến với địa phương hay dịp lễ hội của địa phương. Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Nà Tăm, huyện Tam Đường chia sẻ: “Thực hiện việc duy trì, bảo tồn và phát triển văn hóa, tháng 3/2024, chúng tôi đã tổ chức thành công lễ hội Bun Vốc Nặm với khoảng 15.000 lượt người tham dự. Thông qua lễ hội này thúc đẩy Nhân dân trên địa bàn tích cực duy trì, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Lào. Trong thời gian tới, Nhân dân trên địa bàn sẽ tiếp tục duy trì các nét văn hóa như tục nhuộm răng đen, tục cầu mưa, cầu mùa và dệt thổ cẩm.”

Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Nhằm đẩy mạnh việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, qua đó thúc đẩy du lịch phát triển, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 04 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030, với mục tiêu đưa Lai Châu trở thành điểm khám phá văn hóa trong khu vực Tây Bắc. Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cho biết: “Tỉnh cũng đã ban hành Nghị quyết về bảo tồn, phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch và hiện nay nghị quyết này đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai thực hiện, đảm bảo được yêu cầu. Một số sản phẩm về phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch hiện nay cũng được các địa phương rất quan tâm, trong đó có phát triển du lịch cộng đồng ở một số địa phương.”

Lai Châu hiện có 5 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, bao gồm nghệ thuật múa xòe, trò chơi kéo co của dân tộc Thái; lễ hội Tủ Cải của dân tộc Dao; lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Lự. Cùng với các di sản văn hóa phi vật thể này, các phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, trang phục, nghề thủ công truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ... hiện cũng đang được chú trọng bảo tồn, phát huy, nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với địa phương./.

Khắc Kiên-VOV Tây Bắc

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC