Văn hóa ty đanh đhị xa nâp âng ma nưih Cơ Tu
Thứ năm, 08:59, 22/12/2022 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Xa nâp căh muy năc pr’đươi đoọng xâp, zư đơc pa ngăn a chăc dzợ xay pa căh râu liêm pr’hay âng ma nưih đươi dua lâng chr’năp lâh mơ, năc dzợ xr’mil xay pa căh c’leh văn hóa âng zâp acoon coh. Z’lâh c’xêê c’moo, xa nâp công cơnh pr’đươi bhrợ t’vaih apêê xa nâp ting t’ngay ting bâc.

 

 

Zâp bêl hơnh Gươl t’mêê căh câ bh’rợ chr’năp âng vel, âng chr’hoong, t’cooh Alăng Sơn ăt coh chr’val A Vương, chr’hoong da ding ca coong Tây Giang, tỉnh Quảng nam năc pay câ xa nâp n’joong bơơn zư đơc pa liêm coh grăng đoọng xâp. Âi z’lâh k’zêt hân noo ha rêê n’đhang bêệ a dooh âng t’cooh Sơn công dzợ ăt t’mêê… t’cooh Alăng Sơn truih, t’cooh căh năl a dooh n’joong tơợ bêl ooy u tơơp vêy, năc muy năl đhị đâu lâh m’pâng thế kỷ, t’cooh âi lêy ca conh đay xâp a dooh n’nâu. Ha dợ nâu câi căh dzợ ngai lâh xâp a dooh n’nâu dzợ, năc muy apêê t’cooh t’ha buôn xâp bêl bhiêc bhan ga măc đoọng hay tươc tô gộ, a dich abhươp a hay lâng p’too moon ca coon cha chau căh choom ha vil lơi lang a hay, ha vil tu tơơm văn hóa âng acoon coh:“Adooh n’joong năc adooh tơợ a hay âng ma nưih Cơ Tu, bêl lang căh âi vêy xa nâp bhai. Xa nâp âng pân jưih năc a dooh dal, n’dzăl ha dợ pân đil năc a dooh êp lâh lâng n’đooh. Acu xâp lâng zư đơc râu đâu năc đoọng acoon achau năl ooy muy cr’chăl zr’năh xr’dô a hay.”

Bhrợ xa nâp n’joong n’zăng k’đhap, bil toot c’xêê lâng kiêng vêy râu z’hai g’lăng. Đoọng vêy muy bêệ a dooh n’joong nhâm, doó u ta tăc, apêê đoo moot ooy crâng chơơc pay n’loong n’juối, ga măc vêy l’boot, buôn năc pay n’căr âng 5 râu n’loong pa zêng n’joong, tr’boọl; cr’biêt, tơơm bhơng lâng hr’nai. N’căr xang bêl loó pay năc đơơng ooy chong ooy toọm đac dâng 3 tước 4 t’ngay đoọng luh lưch dzêệt, xang năc puôh 1 tươc 2 t’ngay. Xang bêl puôh pa gooh apêê đoo vêy chrêêh lâng đươi angoọn t’ngôn đọong ih bhrợ a dooh, n’dzăl, n’đooh… Năc ting ooy đhang pân đil, pân jưih căh câ p’niên k’tứi năc bhrợ a dooh la lay cơnh. Ting apêê t’cooh t’ha Cơ Tu, xa nâp n’joong lêy li crêy n’đhang doó vêy u proọng, xâp doó vêy u ta tăc. Pa bhlâng năc, a dooh n’joong bhrợ đoọng ha ma nưih xâp xơợng u mat bêl hân noo puih, u ngăn bêl hân noo cha kêêt lâng buôn bêl lươt p’panh, pa bhrợ. Ha dang zư đơc đhị gooh liêm, a dooh n’joong choom đươi tươc k’zêt c’moo. T’cooh Alăng Bưng, Phó trưởng phòng Văn hóa – Thông tin chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đọong năl, cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu, xa nâp n’joong căh muy năc đoo xâp năc dzợ k’độ bâc chr’năp văn hóa, xay truih cr’chăl dưr vaih âng c’bhuh ma nưih:“Bêl a hay căh âi vêy ngai choom t’taanh, tu cơnh đêêc  apêê đoo bhrợ a dooh n’căr n’loong đoọng xâp zâp t’ngay. Đợ nâu a hay vêy pr’đươi t’taanh năc apêê đoo căh dzợ xâp, năc muy apêê đươi dua coh bêl bhiêc bhan ga măc cơnh moot đong t’mêê, gươl t’mêê, vel t’mêê… Bêl a hay, zâp ngai công choom bhrợ a dooh n’căr n’loong n’nâu, nâu câi năc căh ngai dzợ k’rang lâh ooy bh’rợ n’nâu. Chr’hoong K’đhơợng xay Phòng VHTT lươt chơơc lêy cớ apêê ngai dzợ choom bhrợ đoọng bhrợ pa dưr cớ lâng pa choom đoọng bh’rợ bhrợ a dooh n’căr n’loong. Xooc coh zâp vel dzợ muy bơr ngai choom bhrợ a dooh n’ăr n’loong n’nâu. Pa đhang cơnh coh vel… vêy t’cooh Cơlâu Bhlao công dzợ zư đơc bh’rợ n’nâu.”

Đợ nâu a hay, bêl tơơm k’paih dưr viah lâng bh’rợ c’bhum k’paih, taanh bhai dưr vaih, bh’nơơn n’đooh a dooh bơơn đha nuôr Cơ Tu đươi dua xăl đoọng ha xa nâp n’căr n’loong. Công cơnh a dooh n’căr n’loong, xa nâp âng ma nưih Cơ Tu công đơơng âng c’leh la lay âng đay. Ha dang cơnh xa nâp âng apêê acoon coh Tây Bắc, Tây Nguyên vêy bâc pr’hoọm bhưưng ang, năc xa nâp âng ma nưih Cơ Tu đhêêng vêy 2 pr’hoọm bha lâng năc tăm pa căh đoọng ha k’tiêc lâng bhrôông pa căh đoọng ha măt t’ngay. T’cooh Bh’riu Pố đoọng năl, tăm lâng bhrôông năc 2 pr’hoọm căh choom căh vêy coh pr’ăt tr’mông, xa nâp p’têêt lâng bhuôih caih âng ma nưih Cơ Tu cơnh muy c’rơ căh choom clăh. N’đhơ cơnh đêêc, ting t’cooh Pố, nâu câi, bâc xa nâp âng ma nưih Cơ Tu crêê tr’luc, căh dzợ zư đơc c’leh liêm la lay âng đay. T’cooh Bh’riu Pố k’rang, râu tr’xăl coh bh’rợ looih đươi dua xa nâp lang a hay ting cr’noọ năc lơi jợ ty đanh, t’moot đươi râu t’mêê, pa bhlâng năc coh pr’châc pniên nâu câi buôn cr’đơơng tươc đhr’năng văn hóa Cơ Tu bil pât:“Acu k’pân cơnh lâng đhr’năng cơnh đêêc, văn hóa hêê buôn bil pât, r’dợ văn hóa Cơ Tu tr’luc bhlưa apêê văn hóa n’lơơng. Tu ting bh’rợ xooc đâu apêê pr’châc p’niên lươt luc clai, căh muy coh xa nâp a năm. Đợ c’leh la lay, c’leh liêm âng ma nưih Cơ Tu crêê tr’luc lâng apêê acoon coh n’lơơng, căh dzợ bơơn năl n’đoo c’leh văn hóa âng c’bhuh ma nưih ngai. Ting acu, đợ c’leh liêm la lay âng đay năc choom zư đơc âng đay.”

Xa nâp căh vêy năc muy pr’đươi đoọng xâp, đoọng pa ngăn a chăc năc dzợ xay pa căh râu cr’noọ, râu liêm âng ma nưih đươi dua lâng chr’năp lâh mơ, năc dzợ cr’mil đoọng pa căh c’leh văn hóa âng zâp c’bhuh ma nưih. Tu cơnh đêêc, đh’rưah lâng râu t’bhlâng âng chính quyền lâng ban, ngành chức năng, zâp ngai ma nưih Cơ Tu choom vêy bh’rợ liêm la lua pa zum têy zư đơc văn hóa acoon coh./.

Văn hóa truyền thống qua trang phục của người Cơ Tu

                                                                                                                                                     PV/VOV-Miền Trung

Trang phục không đơn thuần chỉ là vật dùng để che chắn, bảo vệ, giữ ấm cơ thể mà còn phản ánh cá tính, thẩm mĩ của người sử dụng và đặc biệt hơn, nó phản ánh bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Trải qua thời gian, trang phục cũng như chất liệu làm nên các trang phục ngày càng phong phú, đa dạng. Làm gì để những giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống dân tộc không bị lai căng và mai một theo năm tháng là vấn đề được nhiều người, nhiều quốc gia, dân tộc quan  tâm.

          Mỗi dịp mừng Gươl mới hay lễ trọng của làng, của huyện, già A Lăng Sơn ở xã A Vương, huyện vùng cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam lại lấy chiếc áo vỏ cây được ông cất giữ cẩn thận trong tủ ra mặc. Đã qua mươi mùa rẫy nhưng chiếc áo của già Sơn vẫn còn mới nguyên …Già A Lăng Sơn kể, ông không biết áo vỏ cây có từ bao giờ, chỉ biết rằng cách đây hơn nửa thế kỷ, ông đã thấy cha ông mình mặc áo vỏ cây này. Còn bây giờ không mấy ai mặc áo này nữa, trừ các bậc cao niên thường mặc vào dịp lễ, tết để tưởng nhớ tổ tiên và nhắc nhớ con cháu không được quên quá khứ, quên nguồn cội văn hóa của dân tộc:“Áo vỏ cây là áo truyền thống của người Cơ Tu, cái thời không có quần, không có áo. Trang phục của đàn ông là áo dài, khố còn đàn bà là áo ngắn hơn và váy. Mình mặc và giữ lại cái này là để con cháu biết về một thời cực khổ.”

Làm trang phục vỏ cây khá kỳ công, mất cả tháng và đòi hỏi nhiều sự tỷ mỉ, khéo léo. Để có một chiếc áo vỏ cây bền, mịn, người ta phải vào rừng chọn những cây dài, rộng có độ dẻo dai, thường là vỏ của 5 loại cây n’joong, cây tr’bọol; tr’piệt, cây h’bhơơng và cây hr’nai. Vỏ cây sau khi bóc về đem ra suối ngâm khoảng 3 đến 4 ngày cho ra hết nhựa, rồi phơi nắng 1 đến 2 ngày. Sau khi phơi khô người ta mới cắt và dùng dây gai để khâu lại thành áo, khố, váy… Tùy theo phụ nữ, đàn ông hay trẻ con mà thiết kế áo khác nhau. Theo các bậc cao niên Cơ Tu, trang phục vỏ cây trông xù xì nhưng không xơ cứng, mặc không bị ngứa. Đặc biệt, áo vỏ cây tạo cho người mặc cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông và rất thoải mái khi đi săn bắn, làm nương rẫy. Nếu bảo quản khô ráo, áo vỏ cây có thể để được trên dưới 10 năm. Ồng A Lăng Bưng, Phó trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, với đồng bào Cơ Tu, trang phục vỏ cây không đơn thuần chỉ để che thân mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, phản ánh quá trình phát triển của cả tộc người:“Ngày xưa chưa có đồ dệt truyền thống nên người ta làm áo vỏ cây để mặc thường ngày, sau này có đồ dệt thì họ không mặc nữa, chỉ có một số người sử dụng trong những dịp lễ, Tết, lễ hội truyền thống như mừng nhà mới, gươl mới, mừng làng mới…Ngày trước, hầu như ai cũng làm được áo vỏ cây này, bữa nay thì không ai để ý chuyện này nữa. Huyện chỉ đạo Phòng VHTT đi tìm lại các nghệ nhân để khôi phục và trao truyền nghề làm áo vỏ cây. Hiện ở mỗi làng còn một vài nghệ nhân làm được áo vỏ cây này. Ví dụ như ở thôn Voòng có ông Clâu B’lhao vẫn còn giữ nghề làm áo vỏ cây”

Sau này, khi cây bông, đay xuất hiện và nghề nhuộm sợi, dệt vải ra đời, sản phẩm thổ cẩm được đồng bào Cơ Tu sử dụng thay thế trang phục vỏ cây. Cũng như áo vỏ cây, trang phục thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu cũng mang những bản sắc riêng có. Nếu như trang phục thổ cẩm của các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên có nhiều màu sắc sặc sỡ, thì trang phục của người Cơ Tu thường chỉ có 2 màu chủ đạo là chàm đen tượng trưng cho đất và màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Già làng B’riu Pố cho biết, chàm đen và đỏ là 2 màu sắc không thể thiếu trong đời sống, trang phục và gắn liền với tín ngưỡng của người Cơ Tu như một sức mạnh siêu nhiên. Tuy nhiên, theo già Pố, ngày nay, nhiều trang phục truyền thống của người Cơ Tu bị lai tạp, không còn giữ bản sắc riêng có. Già làng B’riu Pố lo lắng, sự thay đổi thói quen trong sử dụng trang phục truyền thống theo hướng bài trừ cái cũ, du nhập cái mới, nhất là trong giới trẻ hiện nay sẽ dẫn đến nguy cơ văn hóa Cơ Tu bị mai một:“Tôi e rằng với tình hình như thế, văn hóa mình sẽ bị mai một, sẽ mất dần và cuối cùng,văn hóa Cơ Tu sẽ bị lai tạp, lai căng giữa các nền văn hóa khác. Bởi theo trào lưu hiện nay các giới trẻ đi “pha trộn”, không riêng ở trang phục. Những nét riêng, những nét đặc trưng của dân tộc Cơ Tu bị pha trộn với các dân tộc khác, không còn nhận diện được đâu là hoa văn, nét văn hóa của dân tộc nào. Thiết nghĩ, những nét đặc trưng, nét đẹp của mình thì nên giữ của mình.”

Trang phục không đơn thuần chỉ là vật dùng để che chắn, bảo vệ, giữ ấm cơ thể mà còn phản ánh cá tính, thẩm mĩ của người sử dụng và đặc biệt hơn, đó còn là tấm gương phản chiếu bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Vì thế, cùng với nỗ lực của chính quyền và ban, ngành chức năng, mỗi người con Cơ Tu cần có hành động thiết thực chung tay gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc./.

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC