Zư đơc bh’rợ cooch booc n’loong âng đha nuôr Pa Cô
Thứ bảy, 06:30, 23/12/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Bh’rợ cooch booc n’loong coh ping xal, Gươl, Moong… âng đha nuôr Pa Cô chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năc đoo c’leh bh’rợ liêm pr’hay âi vêy tơợ đanh. N’đhơ cơnh đêêc, bâc c’moo đăn đâu, bh’rợ n’nâu xooc vêy đhr’năng bil pât. Đhị đhr’năng n’nâu, bâc t’cooh vel, ma nưih g’lăng z’hai coh chr’hoong da ding A Lưới xooc t’bhlâng pa choom đoọng bh’rợ cơnh lâng rơơm kiêng c’leh bh’rợ văn hóa n’nâu bơơn zư đơc ha lang t’tun

 

 

Nghệ nhân bảo tồn nghề điêu khắc Pa Kô- Ảnh Báo Thanh niên

Pr’lưch muy t’ngay pa bhrợ ta têng ga lêêh ga lêêng coh ha rêê ha lai, anoo Hồ Văn Ăm Pưa, coh vel La Ngà, chr’val Hồng Thủy, chr’hoong A Lưới năc đơơh chô ooy đong, p’loọn cha cha ha bu đoọng tươc lơp pa choom cooch booc n’loong âng đha nuôr Pa Cô. Lớp học bơơn Phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong bhrợ têng năc âng ma nưih g’lăng z’hai Hồ Văn Hạnh coh chr’val Hồng Trung lâng Hồ Văn Cầm coh chr’val Quảng Nâm pa choom đoọng. Xang k’noọ 1 c’xêê ta luôn tươc lớp, anoo Ăm Pưa âi bơơn năl đợ z’hai cooch booc n’loong mơ đêêc a tôh. Ting anoó Ăm Pưa, bh’rợ cooch booc n’loong âng đha nuôr Pa Cô, Tà Ôi bơơn zư đơc dhị bâc lang, n’đhang bâc apêê đha đhâm cơnh a noo tu tr’vâng lâng bâc bh’rợ đong xang, ha rêê ha lai tu cơnh đêêc căh âi p’ghit tươc bh’rợ pa choom. Lớp học n’nâu vêy năc pr’đợơ đoọng c’la anoo Ăm Pưa đh’rưah lâng bâc pr’zơc p’niên n’lơơng vêy pr’đơợ pa choom bh’rợ tơợ apêê z’hai g’lăng: “Tơợ bêl tứi acu âi bơơn lêy ca conh, bha bhươp cu lâng apêê z’hai g’lăng coh vel cooch booc n’loong ha pêê ping xal, đong xang lâng bhrợ cr’nooch t’noọl đọong pa chăm. Tu cơnh đêêc, acu pa bhlâng chăp kiêng bh’rợ n’nâu. N’đhơ cơnh đêêc, đoọng bơơn pa choom bh’rợ năc pa bhlâng k’đhap. N’đhang azi vêy t’bhlâng lưch ađay đoọng ng’cơnh choom đợ pr’lưch lớp học năc acu bơơn choom cooch booc đợ cr’nooch n’loong cơnh cr’noọ”.

T’cooh Hồ Văn Hạnh, ma nưih g’lăng z’hai coh chr’val Hồng Trung, chr’hoong A Lưới đoọng năl, đha nuôr Pa Cô zâp bêl bhrợ têng chăp hơnh abhô dang căh câ bhrợ ping xal zêng bhrợ têng apêê cr’nooch n’loong đoọng pa căh ha r’vai ma nưih âi lâh chêêt. Năc ting zâp pr’loọng, tô gộ, choom bhrợ đợ cr’nooch ma nưih, t’rí, c’rooc đoọng ha bhô dang, apêê căh dzợ. Lâh n’năc, ma nưih Pa Cô dzợ cooch đợ cr’nooch ma nưih k’đhơợng cooih căh câ năc đợ acoon a đhăh dzăm, acoon bh’năn âi looih lâng pr’ăt tr’mông âng đha nuôr cơnh ruôih, c’rooc, bé, a tưch… đoọng pa chăm coh đong. N’đhơ cơnh đêêc, ting ma nưih g’lăng z’hai Hồ Văn Hạnh, xooc dợ apêê t’cooh vel, ma nưih choom cooch booc năc căh dzợ lâh vêy, muy bơr ngai c’rơ lâh đhur, căh mă lươt ra vach. Tu cơnh đêêc, c’la đoo, dzợ mă t’ngay n’đoo năc dzợ tươc lâng apêê lớp học cooch booc đoọng pa choom đoọng ha lang t’tun: “Xang zêl pruh a râp Mỹ lâng tươc xooc đâu năc bh’rợ cooch booch âi crêê bil pât pa bhlâng bâc. Năc muy bơr apêê z’hai g’lăng, apêê t’cooh ga rứa a năm choom bhrợ. Acu công t’bhlâng chơơc lêy đoọng pa choom đoọng ha lang t’tun đoọng t’bhlâng bhrợ pa dưr bh’rợ cooch booc. Bơơn bhrợ apêê lớp học đoọng pa dưr cớ bh’rợ cooch booc năc c’la cu pa bhlâng yêm loom tu bh’rợ cooch booc năc vêy pr’đơợ ma mông cớ”.

Dzoọng pa choom đh’rưah lâng t’cooh Hồ Văn Hạnh, năc t’cooh vel Hồ Văn Cầm coh chr’val Quảng Nhâm, chr’hoong A Lưới công âi p’zay pa choom đoọng ha pêê ting pâh pa choom apêê z’hai cooch booc n’loong. T’cooh Hồ Văn Cầm moon, âi năc ma nưih Pa Cô, Tà Ôi ha dợ căh choom bhrợ đong đh’rơơng, Gươl căh câ Moong năc pa bhlâng môp loom. Bh’rợ cooch booc n’loong pa chăm coh ping xal căh câ coh Gươl, Moong âng đha nuôr coh đâu n’đhơ bơơn lêy năc k’đhap n’đhang ha dang p’zay bhrợ lâng pa choom năc công choom bhrợ: “ Acu n’đhơ âi t’cooh đhur n’đhang năc muy t’cooh vel bâc ngai chăp năc acu t’bhlâng pa choom bh’rợ ha pr’châc p’niên. Bh’rợ cooch booc n’nâu bêl ahay azi ma châc pa choom, căh vêy lớp pa choom đoo bơơn ting pâh pa choom. Nâu câi, apêê p’niên k’đhap lâh năc dzợ tr’vang bh’rợ học hành n’đhang công t’bhlâng zư đơc văn hóa âng aconh abhươp. Ha dang choom bhrợ năc bh’rợ n’nâu công đơơng chô cr’van cr’bhố, chroi đoọng ha dưr dal pr’ăt tr’mông ha đay”.

Chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy 5 c’bhuh đhi noo acoon coh ăt ma mông, coh đêêc, bâc bhlâng năc đha nuôr Tà Ôi, Pa Cô lâng Cơ Tu. Zâp c’bhuh acoon coh zêng vêy bh’rợ cooch booc n’loong pa căh ooy bh’rợ văn hóa la lay. Cơnh lâng đha nuôr Pa Cô, bh’rợ cooch booc n’loong p’têêt lâng pr’ăt tr’mông, văn hóa, lịch sử âng đha nuôr đay. Đợ x’ră pr’chăm coh apêê ping xal căh câ đong xang zêng đơơng c’leh la lay âng đha nuôr. Pa ghit, đong đh’rơơng dal năc choom bhrợ zêng lâng n’loong cơnh lâng t’noọl zăng dal, chr’pợ lâng plăng. Coh bh’bhung vêy pa chăm đợ cr’nooch  t’ghêy t’rí đh’rưah lâng râu lơơng ta bhrợ lâng n’loong đơơng c’leh la lay âng ma nưih Pa Cô. Ha dợ ping xal năc bơơn cooch booc k’đhap lâh lâng apêê cr’nooch ma nưih, ta la Zèng, apêê acoon bh’năn, a đhăh dzăm p’têêt lâng pr’ăt tr’mông âng ma nưih lâh căh dzợ… T’cooh Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: Đọong zư đơc bh’rợ cooch booc công cơnh apêê chr’năp văn hóa n’lơơng âng dha nuôr apêê acoon coh coh A Lưới, chr’hoong âi k’đhơợng xay apêê phòng, ban crêê tươc bhrợ t’vaih đự lơp pa choom đoọng, p’loon râu pa choom đoọng âng apêê t’cooh vel, ma nưih g’lăng z’hai bêl apêê đoo dzợ vêy c’rơ, vêy loom kiêng pa choom đoọng: “Đoọng zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa đha nuôr apêê acoon coh năc azi lêy apêê lang l’lăm, apêê t’cooh t’ha, trưởng vel, ma nưih vêy bâc ngai chăp năc đợ c’bhuh pa bhlâng chr’năp. Coh cr’chăl ha nua chr’hoong công âi bhrợ apêê lớp pa choom pr’hat xa nul, pr’múa, cooch booc ha lang p’niên. Coh đêêc, azi bhrợ pa dưr cớ bh’rợ văn hóa, pa bhlang năc apêê ping xal, Gươl, Moong, Rông âng đha nuôr apêê acoon coh đhị vel đong. Azi công ta luôn ta mêêng xơợng boop p’rá âng apêê t’cooh vel, ma nưih bâc ngai chăp coh bh’rợ quy hoạch bhrợ apêê dự án, pa bhlâng năc apêê dự án đơơng âng c’leh la lay lâng bh’rợ za zum âng đha nuôr dal”./.

Bảo tồn nghề điêu khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong kiến trúc nhà mồ, Gươl, nhà Moong… của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nét đẹp văn hóa có từ lâu đời. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề truyền thống này đang có nguy cơ mai một. Trước thực trạng này, nhiều già làng, nghệ nhân ở huyện vùng cao A Lưới đang nỗ lực truyền nghề với mong muốn nét văn hóa truyền thống này được lưu truyền cho thế hệ mai sau.

Tác phẩm điêu khắc gỗ của người Pa Kô- Ảnh Báo Thanh niên

Kết thúc một ngày lao động miệt mài trên nương rẫy, anh Hồ Văn Ăm Pưa, ở thôn La Ngà, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới tất bật về nhà, kịp dùng bữa tối để đến với lớp học điêu khắc gỗ truyền thống của đồng bào Pa Cô. Lớp học được Phòng Văn hóa Thông tin huyện tổ chức do nghệ nhân Hồ Văn Hạnh ở xã Hồng Trung và nghệ nhân Hồ Văn Cầm ở xã Quảng Nhâm đứng lớp. Sau gần 1 tháng đều đặn đến lớp, anh Ăm Phưa đã nắm được những kỹ thuật cơ bản của nghề điêu khắc gỗ. Theo anh Ăm Pưa, nghệ thuật điêu khắc gỗ của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi được lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhưng những người trẻ như anh do bận bịu với công việc gia đình, nương rẫy nên chưa chú tâm học nghề. Lớp học này sẽ là cơ hội để bản thân anh Ăm Pưa cùng nhiều bạn trẻ khác có cơ hội học nghề từ các nghệ nhân: “Từ nhỏ tôi đã được chứng kiến ông, cha mình và các nghệ nhân trong làng điêu khắc gỗ cho các nhà mồ, nhà dài truyền thống và làm tượng để trang trí. Vì vậy, tôi rất yêu thích nghề này. Tuy nhiên, để học được nghề thì rất khó. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng, nỗ lực hết mình để làm sao kết thúc lớp học mình có thể làm được những tác phẩm điêu khắc gỗ ưng ý”.

Nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới cho biết, đồng bào Pa Cô mỗi khi tổ chức lễ tạ ơn tổ tiên hay làm nhà mồ đều cần phải thực hiện các tác phẩm điêu khắc gỗ để tượng trưng cho linh hồn người đã khuất. Tùy theo mỗi gia đình, dòng họ, có thể làm những tác phẩm điêu khắc hình người hay trâu, bò để tặng cho ông bà tổ tiên. Ngoài ra, người Pa Cô còn điêu khắc những bức tượng gỗ người cầm giáo hay là những con vật quen thuộc với đời sống của bà con như voi, bò, dê, gà… để trang trí trong nhà. Tuy nhiên, theo nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, hiện số già làng, nghệ nhân biết và giỏi nghề còn quá ít ỏi, một số người sức khỏe yếu không thể đi lại được. Vì vậy, bản thân ông, còn khỏe ngày nào là còn đến với các lớp học điêu khắc để trao truyền văn hóa cha ông cho thế hệ trẻ và con cháu của mình: “Sau kháng chiến chống Mỹ và đến hiện nay thì nghề điêu khắc gỗ đã bị mai một rất là nhiều. Chỉ còn ít các nghệ nhân, các bác lớn tuổi biết làm thôi. Thì tôi cũng cố gắng tìm hiểu để mà truyền nghề cho lớp trẻ để tiếp tục sự nghiệp điêu khắc. Tổ chức được những lớp học để khôi phục nghề điêu khắc thì bản thân tôi rất vui vì nghề điêu khắc có cơ hội được sống lại”.

Đứng lớp cùng nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, già làng Hồ Văn Cầm ở xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới cũng đã tỉ mỉ hướng dẫn các học viên các quy trình kỹ thuật của nghề điêu khắc gỗ. Ông Hồ Văn Cầm cho rằng, đã là người Pa Cô, Tà Ôi mà không biết làm nhà dài, Gươl hay nhà Moong truyền thống thì thật đáng buồn. Nghệ thuật điêu khắc gỗ trong trang trí nhà mồ hay Gươl, Moong truyền thống của bà con nơi đây dù được xem là khó nhưng nếu quyết tâm làm và học hỏi thì chắc chắn sẽ làm được: “Bác dù đã tuổi cao sức yếu nhưng là một già làng uy tín thì phải cố gắng truyền nghề cho lớp trẻ. Nghề điêu khắc này ngày xưa các bác cũng đều tự học chứ không có lớp nào dạy. Bây giờ, các cháu có khó hơn vì còn bận chuyện học hành nhưng vẫn phải cố gắng để giữ văn hóa truyền thống của cha ông. Nếu làm được thì nghề này cũng đem lại của cải, góp phần nâng cao đời sống cho mình”.

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đông nhất là đồng bào Tà Ôi, Pa Cô và Cơ Tu. Mỗi dân tộc có nghệ thuật điêu khắc gỗ thể hiện quan niệm văn hóa, hoa văn, hình thù riêng. Đối với đồng bào Pa Cô, nghệ thuật điêu khắc gỗ gắn liền với đời sống, văn hóa, lịch sử của đồng bào mình. Những họa tiết, hoa văn trang trí trên các nhà mồ hay nhà dài truyền thống đều mang đặc trưng riêng của bà con. Cụ thể, nhà dài truyền thống phải được làm hoàn toàn bằng gỗ với cột khá cao, mái nhà lợp bằng tranh. Trên nóc nhà có những vật trang trí bằng gỗ hình sừng trâu cùng những họa tiết, hoa văn đặc trưng của người Pa Cô. Còn nhà mồ của tổ tiên thì được điêu khắc, chạm trổ công phu bằng hình tượng con người hay các họa tiết trong vải Zèng (thổ cẩm), các con vật gắn liền với đời sống của người đã khuất… Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: để bảo tồn nghệ thuật điêu khắc gỗ cũng như các giá trị văn hóa khác của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan mở các lớp truyền dạy, tranh thủ sự trao truyền của các già làng, nghệ nhân khi họ còn nhiệt huyết huyết và sức khỏe: “Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các DTTS thì chúng tôi xem các thế hệ đi trước, các nghệ nhân, già làng, người có uy tín là các nhân tố hết sức cơ bản. Trong thời gian qua huyện cũng đã tổ chức các lớp truyền nghề dân ca, dân nhạc, dân vũ, điêu khắc cho lớp trẻ. Trong đó, chúng tôi phục dựng lại các thiết chế văn hóa, đặc biệt là kiến trúc nhà mồ, nhà Gươl, nhà Moong, nhà Rông của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Chúng tôi cũng luôn lấy ý kiến từ các già làng, nghệ nhân, người có uy tín trong vấn đề quy hoạch lập các dự án, đặc biệt là các dự án mang tính biểu tượng và tính cộng đồng cao”./.

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC