Bhiệc bhrợ c’lang đác âng manứih Xơ Đăng
Thứ sáu, 16:22, 26/01/2024      PV Hải Phong      PV Hải Phong
Tước c’xêê 11, c’xêê 12 dương lịch zập c’moo, đhanuôr zập k’bhuh acoon coh zr’lụ Tây Nguyên, coh đêêc vêy manuyh Xơ Đăng đhị tỉnh Kon Tum, bhrợ zập j’niêng bhuôi apêê dang, rơơm đoọng bơơn pr’đoọng pr’đhooi, tệêm ngăn, k’bhộ ca van ha vel bhươl, pr’loọng đong. Bhiệc bhrợ c’lang đác căh cợ bhuôih tu đác năc muy coh pazêng bhiệc bhan đoọng bhrợ cơnh đêêc.

 

 

Manứih Xơ Đăng nắc 1 ooy 12 manứih acoon cóh đhị Tây Nguyên. Apêê ặt ma mung pa zưm bấc đhị zâp chr’hoong Đắk Tô, Đắk Hà, Kon Plong lâng bơr pêê chr’hoong cóh Ngọc Hồi lâng Đắk Glei, tỉnh Kon Tum. Pr’ắt tr’mung văn hoá âng đhanuôr Xơ Đăng moon zr’nưm cung bấc râu chr’nắp pr’hay, tơợ j’niêng bh’rợ tước zâp bhiệc bhan ty chr’nắp văn hoá bh’lêê bh’la. Apêê ta luôn bhrợ zâp j’niêng bh’rợ crêê tước ha rêê đhuốch mưy cơnh liêm ta níh đoọng ha bhô dang. Ooy đâu vêy j’niêng bh’rợ bhrợ c’lang đác.

Nghệ nhân A Kênh cóh chr’hoong Đăk Tô, tỉnh Kon Tum moon, ting cơnh j’niêng bh’rợ, bhiệc bhrợ c’lang đác vêy bơơn manứih Xơ Đăng bhrợ zâp bêl đác đươi dua cắh têêm ngăn, liêm zâp, bêl t’mêê bhrợ pa dưr vel bhươl cắh cậ g’lúh lứch c’moo: “Đọong bhrợ c’lang đác nâu, zâp ngai cóh vel zêng đh’rứah lêy chô đhị ch’nang đác, príh doóh pa liêm đoọng ra văng zâp bhiệc bhrợ. Bhiệc nâu ta bhrợ l’lăm bêl Tết đoọng lêy bhrợ pa liêm, ra văng hơnh déh c’moo t’mêê nắc lêy bhrợ cớ c’lang t’mêê. Tơợ ahay, zâp apêê ga rựa t’ha ta luôn p’ghít lêy ooy bhiệc váih c’lang đác pay tơợ tu toọm”.

Manứih Xơ Đăng moon: đác chr’nắp lấh mơ râu lơơng, lấh mơ a’vị cha, xa nập xập. Pr’ắt tr’mung vêy liêm choom, bơơn bhrợ bấc cung đươi váih đác cha ngaách nắc bhiệc bhrợ c’lang đác nâu đoọng zâp a’bhô dang đác, a’bhô dang crâng da ding, toọm k’ruung năl đhị đêếc vêy đhanuôr ắt ma mung, nắc lêy bhrợ đoọng ha pêê ma mung k’rơ, bhrợ cha liêm choom. Lấh mơ, đhanuôr cóh vel ta luôn ặt tớt đh’rứah liêm crêê, ting tr’pác đoọng đh’rứah. T’coóh Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Kon Tum đoọng năl: “Lâng đhanuôr, đác đoong lêy zư pa liêm zâp c’moo, vêy cơnh đêếc nắc đác chô hooi vêy liêm cha ngaách, a’yêm. A’bhô dang doọ ta u loom ha vel bhươl, nắc ta luôn k’rang lêy zooi đoọng. Tu cơnh đêếc, c’moo n’đoo apêê cung lướt tước đhị tu toọm đoọng lêy bhrợ pa liêm pa áih đác lâng bhrợ c’lang. Lâng đhanuôr cóh đâu, crâng nắc đhị ma bhưy chr’nắp bhlâng, apêê cắh pân lướt ooy đêếc. Tu cơnh đêếc, đác cóh piing n’nắc lâng bha lâng n’loong zêng liêm cha ngaách. Apêê t’coóh vel lêy pay mưy t’ngay đoọng bhuốih, xang nặc đhanuôr lướt ooy crâng đoọng bhr’lậ pa liêm c’lang đác”.

C’lang đác cha ngaách lâng toọm đác vêy ta bhrợ pa liêm nắc đoo chr’nắp bhlâng lâng vel bhươl. Tu cơnh đêếc, apêê pân jứih đh’rứah lâng đợ apêê bấc ngai chắp nắc đợ apêê lướt pay đợ pr’đươi pr’dua cơnh am đoọng đơơng chô bhrợ c’lang đác. Bêl cắh ơy bhuốih bhrợ, n’coo đác âng đhanuôr bhrợ nắc ta k’đêệng 2 đắh oó đoọng đác moót hooi ooy c’lang. Xang bêl bhuốih zước, apêê t’coóh vel lêy bhrợ pa liêm c’lâng chr’hooi đác đoọng hooi ooy c’lang lâng moon p’too k’coon cha châu zư pa liêm đác đoong liêm cha ngaách, đoọng pr’ắt tr’mung ta luôn k’rơ, k’bhộ.

Nghệ nhân Ý Sinh cóh thị trấn Đắk Tô, chr’hoong Đắk Tô đoọng năl: bêl t’ngay bhrợ c’lang đác, zâp pr’loọng đông cóh vel zêng ra văng đợ n’coo am ga mắc griing đoọng đơơng đác chô ooy đông đươi dua xang bêl bhrợ bhiệc. Apêê cung pay đác cha ngaách t’mêê đoọng đơơng chô t’moót ooy zợ búah, bêl vêy bhiệc bhan nắc pay zợ búah nâu lâng đợ ch’na đh’nắh đh’rứah ôộm cha bhui har đhị đông Rông: “Zâp pr’loọng lêy k’đhơợng mưy bêệ n’coo am đoọng pay đác đơơng chô zước nhăn râu pr’đoọng ooy c’moo n’nắc, vêy c’rơ tr’mung, bơơn bhrợ bấc ha roo, a’bhoo lấh mơ c’moo đâu”.

G’lúh nâu, ta mooi chô lưm lêy cóh vel vêy bơơn đhanuôr k’đươi ắt tớt đh’rứah ôộm cha, đh’rứah n’toong chiing, đhưng cha gâr, t’pêếh n’jưl, đh’rứah hát đoọng hơnh déh đác t’mêê cha ngaách âng vel bhươl./.

Lễ bắc máng nước của người Xơ Đăng

Cứ độ tháng 11, tháng 12 dương lịch hàng năm, đồng bào các dân tộc thiếu số vùng Tây Nguyên, trong đó có người Xơ Đăng ở tỉnh Kon Tum, tiến hành các nghi lễ để tạ ơn thần linh, mong cầu sự may mắn, bình yên cho buôn làng, cho các gia đình. Lễ bắc máng nước hay cúng nguồn nước mới là một trong những lễ hội nhằm mục đích như vậy.

Người Xơ Đăng là 1 trong 12 tộc người thiểu số bản địa ở Tây Nguyên. Họ cư trú tập trung ở các huyện Đăk Tô, Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Kon Plong và một số huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Đời sống văn hóa của đồng bào Xơ đăng nhìn chung rất phong phú và đa dạng, từ phong tục tập quán tín ngưỡng đến các lễ hội truyền thống văn hóa dân gian. Họ thường xuyên thực hiện các lễ nghi liên quan đến nông nghiệp một cách trang nghiêm và thành kính để cảm tạ thần linh. Trong đó, có nghi lễ Bắc máng nước.

Nghệ nhân A Kênh ở huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết, theo phong tục, lễ Bắc máng nước được người Xơ Đăng tổ chức cúng mỗi khi nguồn nước đang sử dụng không đảm bảo, khi mới lập làng hay vào dịp cuối năm: "Để thực hiện lễ Bắc máng nước, cả buôn làng cùng nhau đến bến nước, dọn dẹp chuẩn bị các công việc. Lễ diễn ra trước Tết để sửa soạn, chuẩn bị đón năm mới nên phải làm lại cái máng nước mới. Từ hồi xưa, các cụ đã  rất chú trọng việc phải có máng nước bắc dọc từ trên nguồn xuống".

Người Xơ Đăng quan niệm: nước quan trọng hơn bất cứ thứ gì, hơn cả cơm ăn, áo mặc. Cuộc sống có tốt tươi, sinh sôi nảy nở cũng là nhờ nguồn nước mát lành nên việc tổ chức lễ bắc máng nước là để các vị Thần nước, Thần núi, Thần sông biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khỏe, làm ăn phát đạt. Hơn thế nữa, bà con trong buôn luôn yêu thương nhau, đoàn kết và sẻ chia cùng nhau. Ông Phan Văn Hoàng,  Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết: "Với đồng bào nguồn nước mới cần phải được chăm sóc hằng năm, có như thế, nguồn nước mới luôn sạch sẽ ngọt, ngon. Các thần sẽ không quở trách buôn làng mà luôn quan tâm và phù trợ. Vì lẽ ấy năm nào họ cũng lên đầu nguồn sửa sang quét dọn và làm lễ bắc máng nước. Với người dân ở đây, rừng là nơi rất thiêng, họ sợ không dám lên. Chính vì vậy, nguồn nước ở trên đó, rồi cây cối trên đó rất tươi  tốt. Nên già làng chọn một ngày để làm lễ cúng, rồi người dân lên rừng để sửa lại cái máng nước".

Máng nước sạch với nguồn nước được khơi trong là điều đặc biệt quan trọng đối với buôn làng. Chính vì thế, các chàng trai cùng những người có uy tín sẽ được chọn để đi lấy nguyên vật liệu thường là cây lồ ô về làm máng nước. Khi chưa làm lễ cúng, ống nước được người làm lễ bịt kín lại không để nước chyar vào ống dẫn. Sau lời khấn cầu, già làng sẽ tiến hành khai thông cho nước chảy vào máng và dặn dò con cháu phải biết gìn giữ nguồn nước trong sạch, dồi dào để cuộc sống luôn khỏe mạnh, ấm no.

Nghệ nhân Ý Sinh ở thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô cho biết: vào ngày tổ chức lễ bắc máng nước, mỗi gia đình trong buôn đều chuẩn bị sẵn những ống lồ ô to để mang nước về nhà sử dụng sau buổi lễ. Họ cũng lấy nguồn nước mới đó về để cho vào ché rượu cần, khi có lễ hội thì mang ché rượu kèm theo những món ăn để cùng nhau ăn uống vui vẻ tại nhà Rông. "Mỗi hộ phải cầm một cái ống lồ ô để lấy nước đem về để cầu cho năm đó có sức khỏe mong sang năm bội thu, bà con có nhiều thóc, lúa, mì hơn so với năm nay". 

Trong dịp này, khách đến thăm làng sẽ được bà con mời chung vui bên những ché rượu cần thơm, cùng đánh cồng chiêng, đàn hát để mừng đón nguồn nước mới của buôn làng./.  

     PV Hải Phong

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC