BHIỆC BHUỐIH ZƯỚC BOO ÂNG MANỨIH Ê ĐÊ
Thứ sáu, 17:25, 10/05/2024 H'Xíu H'Xíu
Moót m’pâng c’xêê 3, c’xêê 4 zâp c’moo, bêl hân noo xớơt goóh Tây Nguyên moót cr’chăl bha lâng, nắc đhanuôr zâp acoon cóh ooy Tây Nguyên lêy bhrợ bhiệc bhuốih zước váih boo. Nâu đoo nắc j’niêng bh’rợ chr’nắp zước đoọng boo đhí liêm crêê, bơơn bhrợ ha roo a’bhoo bấc liêm, vel bhươl k’bhộ ngăn.

 

Đhị m’pâng tang đông ặt zr’nưm âng vel Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, manứih bhuốih ting lêy pa nhưa zước đắh a’bhô dang pa zưm đh’rứah lâng xa nưl chiing cha gâr r’rộ r’răm. Bhiệc pa nhưa moon cơnh đâu: “Ơ apêê a’bhô dang... ơ apêê a’dích a’bhướp tô bhúh... đh’rứah chô ooy đâu lêy vel Ky bhrợ bhiệc zước t’váih boo, lêy đoọng boo đhí liêm crêê, ha’roo a’bhoo bơơn bấc liêm. Zooi đoọng ha đhanuôr vêy bấc tr’mung c’rơ, pr’ắt tr’mung têêm ngăn, pr’lúh cr’ay doọ chô váih ooy acoon manứih, tơơm chr’nóh lâng bh’năn băn...”.

Pr’lứch bhiệc lêy bhuốih zước nắc bhrợ k’đươi zâp a’bhô dang lâng đợ râu lêy bhuốih cơnh a’tứch gôông lâng búah n’dza. Xang nặc nắc bh’rợ lêy rấh ha rêê, chật ha roo, penh bơơn a’đắh dzăm, zêl prúh zâp râu a’chim a’đắh bhrợ pa hư ha rêê ha lai. Đợ pr’lứch nắc j’niêng bh’rợ chếh đác bhrợ t’váih boo, rơơm kiêng âng đhanuôr nắc đoọng váih boo, đoọng tơơm chr’nóh chặt váih t’viêng liêm, doọ crêê g’rưy, a’chim a’đhắh bhrợ pa hư. T’coóh vel Y Bang Byă, cóh vel Ky đoọng năl, nâu đoo nắc mưy bh’rợ pazưm vel bhươl vêy bơơn đhanuôr Ê Đê zư bhrợ pa tợơ ahay tước đâu: “Cóh mưy c’moo nắc mưy chu đhanuôr tr’lưm, giao lưu ooy pr’ắt tr’mung, bh’rợ tr’nêng lâng ha rêê đhuốch. Cóh zâp vel đông, t’ngay nâu nắc t’ngay bhiệc bhan đoọng tr’lưm, tr’moóh lưm đh’rứah, moon ooy đắh bhiệc ha rêê đhuốch, zước rơơm hân noo boo c’moo đâu vêy bơơn bhrợ bấc lâng đơơng chô a’vị ch’na k’bhộ ngăn, pr’ắt tr’mung âng đhanuôr dưr ta clơ lấh mơ”.

Xang bhiệc zước t’váih boo, zâp ngai dzoọc cóh đông zr’nưm âng vel đoọng bhrợ bhiệc bhuốih zước c’rơ đoọng ha t’coóh vel lâng đh’rứah ôộm búah, hát múa, chi ớh tr’coọ xa nưl. Bêl đâu cung nặc g’lúh đoọng manứih Ê Đê moon p’too k’coon cha châu ooy mưy j’niêng bh’rợ chr’nắp liêm âng acoon cóh. Nắc manứih lêy ra văng đoọng ha j’niêng bh’rợ đh’rứah lâng đhanuôr cóh vel, anoo Y Long Niê Siêng, cóh vel Ky, thành phố Buôn Ma Thuột moon: “Lâng đoàn viên đha đhâm c’moor zi chr’nắp liêm bhlâng. Tr’nơợp nắc zư pa dưr văn hoá âng đhanuôr manứih Ê Đê đhị đâu. Râu 2 nắc azi bơơn ta moóh pa choom đắh bhiệc ra văng cung cơnh zâp bh’rợ ra văng bhrợ liêm ghít đoọng bhrợ ha cơnh bhiệc zước t’váih boo bơơn têêm ngăn, đoọng t’bhlâng zư lêy, pa dưr ha zâp lang ha y chroo”.

Manứih Ê Đê moon bhiệc bhuốih zước boo nắc “Kăm Mah”. J’niêng bh’rợ ty chr’nắp nâu vêy bơơn bhrợ zâp c’moo, xang bêl đhanuôr ơy bhrợ ha rêê đhuốch liêm xang, mưy đươi váih boo đoọng lêy chật bhrợ. J’niêng bh’rợ nâu buôn bhrợ bêl lứch c’xêê 3 cắ cậ cóh c’xêê 4, bêl plệêng moót hân noo p’răng xớơt. Manứih Ê Đê moon, xang bhiệc “Kăm mah” nắc đhanuôr vêy bơơn chóh bhrợ zâp râu tơơm chr’nóh đoọng vêy bơơn boo đhí liêm crêê, doọ vêy crêê a’đhắh dzăm, a’chim bhrợ pa hư. Ting cơnh t’coóh Y Ơm Ênuôl (ama H’Lim), Bí thư Chi bộ vel Ky, đợ c’moo đăn đâu, lâng râu t’bhlâng âng nhà nước lâng ngành văn hoá, bơr pêê j’niêng bh’rợ ty chr’nắp bơơn bhrợ pa dưr lâng zư lêy cóh vel bhươl: “Lâng râu k’đươi moon âng thành phố, âng tỉnh đoọng têêm ngăn pr’hoọm văn hoá âng acoon cóh đay, nắc azi dzợ t’bhlâng bhrợ pa dưr ting cơnh j’niêng bh’rợ ty ahay, vêy chr’nắp liêm đoọng k’coon cha châu ha y chroo năl lâng zư lêy”.

Đh’rứah lâng bhiệc bhuốih zước boo, cóh vel Ky xoọc đâu dzợ zư đợc ch’nang đác lâng j’niêng bhuốih bhrợ ch’nang đác. C’bhúh chi ớh chiing cha gâr, apêê pr’múa dân vũ âng vel dzợ zư pa choom lâng lướt chi ớh đhị bấc xa nay bh’rợ giao lưu văn hoá âng tỉnh, thành phố. Nâu đoo cung nắc c’lâng bh’rợ đoọng đhanuôr, lấh mơ nắc lang p’niên cóh vel năl tước, năl ghít lấh mơ lâng pa zưm têy zư lêy đợ râu chr’nắp liêm đắh văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh đay./.

LỄ CÚNG CẦU MƯA CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, ĐẮK LẮK

Vào khoảng tháng 3, tháng 4 hàng năm, khi mùa khô Tây Nguyên bước vào giai đoạn cao điểm, thì bà con các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên lại tổ chức Lễ cúng cầu mưa. Đây là nghi lễ mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, buôn làng ấm no.

Giữa sân nhà cộng đồng buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, tiếng thầy cúng khấn gọi thần linh hòa vào tiếng chiêng rộn ràng. Lời khấn có đoạn: “Hỡi các thần linh… hỡi ông bà tổ tiên… cùng về đây chứng kiến buôn Ky làm lễ cúng cầu mưa, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mùa vụ bội thu. Phù hộ cho bà con có nhiều sức khỏe, cuộc sống bình yên, không có dịch bệnh sảy đến đối với con người, cây trồng và vật nuôi…”.

Kết thúc bài cúng là nghi thức dâng lễ mời các thần (Yang) với lễ vật gồm một con gà trống và ché rượu cần. Tiếp đó là nghi thức dọn rẫy, trỉa lúa, săn bắn thú dữ, xua đuổi các loài động vật phá hoại mùa màng. Cuối cùng là nghi thức hắt nước tạo mưa, gửi gắm mong muốn của người dân cầu mong trời cho mưa đều để cây cối xanh tốt, không bị sâu bệnh, chim thú phá hại. Già làng Y Bang Byă, ở buôn Ky cho biết, đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng được người Ê Đê lưu truyền qua bao đời nay: “Trong một năm một lần bà con phải gặp mặt nhau, giao lưu về cuộc sống, sản xuất và nông nghiệp. Trong các buôn, ngày đó là ngày lễ để mà gặp nhau, học hỏi nhau, truyền đạt những vấn đề trong nông nghiệp, cầu cho mùa mưa năm nay đạt được mùa màng và đem lại cơm no áo ấm, càng ngày cuộc sống của người dân càng tốt đẹp hơn”.

Sau lễ cầu mưa, mọi người di chuyển lên nhà cộng đồng để làm lễ cúng sức khỏe cho già làng và cùng uống rượu cần, giao lưu văn nghệ, diễn tấu nhạc cụ. Đây cũng là dịp để người Ê Đê nhắc nhở con cháu về một nghi lễ độc đáo, chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc. Trực tiếp chuẩn bị cho nghi lễ cùng với người dân trong buôn, anh Y Long Niê Siêng, ở buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột chia sẻ: “Đối với đoàn viên thanh niên chúng tôi thì rất là ý nghĩa. Thứ nhất, là bảo tồn, duy trì văn hóa của đồng bào người Ê Đê tại chỗ. Thứ hai, là chúng tôi được học hỏi về công tác chuẩn bị cũng như là các khâu chuẩn bị chu đáo để làm sao cho lễ cầu mưa được đảm bảo, để tiếp tục có thể duy trì, lưu giữ được cho các thế hệ mai sau”.

Người Ê Đê gọi lễ cúng cầu mưa là “Kăm mah”. Nghi lễ truyền thống này được thực hiện hàng năm, sau khi bà con đã dọn sạch rẫy, chỉ chờ mưa xuống để tiến hành trồng tỉa, gieo hạt. Nghi lễ thường được tiến hành vào cuối tháng 3 hoặc trong tháng 4, khi thời tiết vào cao điểm mùa khô hạn. Người Ê Đê quan niệm, sau lễ “Kăm mah” thì bà con mới được phép trồng tỉa các loại hoa màu để được mưa thuận gió hòa, không bị các thú rừng, chim chóc phá hoại. Theo ông Y Ơm Ênuôl (ama H’Lim), Bí thư Chi bộ buôn Ky,  những năm gần đây, với sự hỗ trợ của nhà nước và ngành văn hóa, một số nghi lễ truyền thống được khôi phục và duy trì trong buôn làng: “Với sự chỉ đạo của thành phố, của tỉnh để bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, cho nên chúng tôi vẫn cố gắng dàn dựng lại theo tập quán ngày xưa, có ý nghĩa để con cháu sau này biết và sẽ duy trì”.

Cùng với lễ cúng cầu mưa, ở buôn Ky hiện nay vẫn còn giữ được bến nước và nghi lễ cúng bến nước. Đội chiêng, đội múa dân vũ của buôn vẫn được duy trì tập luyện và đi biểu diễn trong nhiều chương trình giao lưu văn hóa của tỉnh, thành phố. Đây cũng là cách để người dân, nhất là thế hệ trẻ trong buôn làng biết đến, hiểu hơn và chung tay gìn giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mình./.

H'Xíu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC