K’ĐHƠỢNG BHRỢ BH’RỢ TAANH DZĂC ÂNG MA NƯIH HRE
Thứ bảy, 06:14, 19/10/2024 CTV Xuân Yến CTV Xuân Yến
Đha nuôr lâng pr’zơc da dêr! Coh ruuh 70 c’moo n’đhang t’cooh Đinh Văn Xếp, vel Mai Lãnh Hạ, chr’val Long Mai, chr’hoong da ding ca coong Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi công dzợ đa đơơh x’răng. A đoo năc muy coh hăt ngai coh zr’lụ đha nuôr acoon coh chr’hoong Minh Long dzợ k’đhơợng bhrợ bh’rợ taanh dzăc âng ma nưih Hre.

 

 

Tiir đong t’cooh Đinh Văn Xếp ra pă đơc bâc đợ pr’đươi buôn đươi dua coh pr’ăt tr’mông âng ma nưih Hre. Apêê bh’nơơn taanh tơợ c’rêê, ra dzul bơơn t’cooh taanh, bâc năc đoọng đươi dua coh pr’loọng đong lâng pa câl ha pêê ngai kiêng. Zâp pr’đươi bơơn pa câl zên tơợ 50 tươc 100 r’bhâu đồng, zooi pr’loọng đong vêy p’xoọng zên đươi dua. Bêl 15 c’moo, t’cooh Xếp âi bơơn năl cơnh bhrợ apêê pr’đươi n’nâu. T’cooh Đinh Văn Xếp coh chr’val Long Mai, chr’hoong Minh Long xay moon: “Bêl dzợ tứi, acu tơt đăn lâng amế âm đương lêy, xang năc tơơp pa choom taanh”.

Taanh dzăc năc bh’rợ tơợ a hay âi vêy đanh âng đha nuôr Hre lâng bơơn pa choom đoọng ha bâc lang. Bêl a hay, apêê pr’đươi ta bhrợ tơợ ra dzul, c’rêê. N’đhơ cơnh đêêc, nâu câi la lay ă, bâc bh’nơơn taanh âng đha nuôr âi r’dợ ta lơi. Lâng xooc đâu, năc đhêêng hăt ngai coh chr’hoong Minh Long dzợ k’đhơợng bhrợ bh’rợ taanh dzăc. T’cooh Đinh Văn Ý, Phó Trưởng phòng Văn hóa lâng Thông tin chr’hoong Minh Long đoọng năl: “Xooc đâu bh’rợ taanh dzăc bil pât r’dợ, pa bhlâng năc lang p’niên công căh ngai dzợ năl, xooc đâu năc đhêêng vêy muy bơr ngai ga rứa ta ha hơớ, cơnh a dêy Xếp, a dêy Nghiêu coh Thanh An, a dêy Ênh, năc đợ apêê năl ooy taanh dzăc”.

Bơơn taanh muy pr’đươi năc bil bâc cr’chăl. Pr’đươi đơơh bhlâng năc bơr t’ngay. K’zih bhlâng vêy bêl bil t’tuần. Pa chô năc căh mơ bâc. N’đhang năc bh’rợ lang aconh abhươp tu cơnh đêêc t’cooh Xếp công dzợ p’zay k’dhơợng bhrợ. Bêl doó tr’vâng, t’cooh năc taanh dzăc lâng pa choom đoọng ha pêê ngai kiêng bhrợ. A noo Đinh Văn Liêu coh chr’val Long Mai, chr’hoong Minh Long moon: “Xooc đâu bh’rợ taanh dzăc n’nâu pa bhlâng pr’hăt. Lang p’niên cơnh a zi pa bhlâng kiêng pa choom bhrợ đoọng k’dhơợng zư đơc bh’rợ âng aconh abhươp a hay”.

T’cooh Đinh Văn Xếp, chr’val Long Mai, chr’hoong Minh Long xay moon: “Râu đâu căh choom lơi, bh’rợ n’nâu năc công doó lâh k’đhap mơ taanh n’đooh a dooh. Taanh n’đooh a dooh năc kiêng vêy bâc pr’đươi. Ha dợ n’nâu năc doó bâc. Râu đâu bhrợ doó vêy k’đhap. Bâc năc đoọng pa choom đoọng ha pêê cacoon cha chau, đoọng brương tr’nu ma năl taanh. Râu đâu năc toot lang đha nuôr căh choom lơi”.

Đhêêng năc đợ apêê pr’đươi tơợ ra dzul, c’rêê n’đhang năc đoo râu z’hai têy, mâng loom âng ma nưih bhrợ t’vaih bh’nơơn. T’cooh Xếp công xooc t’bhlâng pa choom đoọng z’hai bh’rợ taanh dzăc âng ca conh abhươp đoọng bơơn zư đơc lâng pa dưr./.

GIỮ NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐAN LÁT CỦA NGƯỜI HRE

Ở tuổi 70 nhưng ông Đinh Văn Xếp, thôn Mai Lãnh Hạ, xã Long Mai, huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất nhanh nhẹn, chịu khó. Ông là một trong số ít người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Minh Long còn giữ nghề đan lát truyền thống của người Hre.

Gác bếp nhà ông Đinh Văn Xếp chứa đầy những vật dụng thường sử dụng trong đời sống sinh hoạt của người Hre. Các sản phẩm mây, tre được chính ông đan lát, chủ yếu để sử dụng trong gia đình và bán cho những người quen. Mỗi vật dụng được bán với giá từ 50 đến 100 ngàn đồng, giúp gia đình có thêm chi phí sinh hoạt. Lúc 15 tuổi, ông Xếp đã biết cách làm các vật dụng này. Ông ĐINH VĂN XẾP ở xã Long Mai, huyện Minh Long chia sẻ: “Lúc còn nhỏ mình ngồi gần cha mẹ mình dòm rồi bắt đầu mình bắt chước.”

Đan lát là nghề truyền thống đã có từ lâu đời của đồng bào Hre và được trao truyền qua nhiều thế hệ. Xưa kia, các vật dụng làm từ tre, nứa, mây. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, các sản phẩm truyền thống được thay thế dần. Và hiện nay chỉ còn ít người ở huyện Minh Long còn giữ nghề đan lát truyền thống. Ông Đinh Văn Ý, Phó Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Minh Long cho biết: “Hiện nay nghề đan lát mai một dần, đặc biệt lớp trẻ cũng không biết nữa, hiện nay chỉ có một số người lớn tuổi thôi, như chú Xếp, chú Nghiêu ở Thanh An, chú Ênh, là những người biết tất cả các kỹ thuật đan lát."

Đan lát được một vật dụng mất rất nhiều thời gian. Cái nhanh nhất là hai ngày. Chậm nhất có khi cả tuần. Thu nhập chẳng nhiều. Nhưng là nghề truyền thống nên ông Xếp vẫn luôn giữ gìn. Lúc nhàn rỗi, ông lại đan lát và chỉ bảo cho những người trẻ mong muốn được truyền nghề. Anh ĐINH VĂN LIÊU ở xã Long Mai, huyện Minh Long nói: “Hiện nay nghề đan lát này rất là hiếm. Thế hệ trẻ như bọn em rất muốn được học hỏi cách làm để duy trì nghề truyền thống của ông cha trước đây.” Ông Đinh Văn Xếp, xã Long Mai, huyện Minh Long bộc bạch: “Cái  này không bỏ được, nghề này thì cũng không công phu như nghề dệt thổ cẩm. Dệt thổ cẩm cái váy này kia phải cần dụng cụ của nó. Còn cái này thì không có. Cái này rất dễ thôi. Chủ yếu để truyền lại cho mấy đứa con, đứa cháu học để mai sau người ta học, người ta đan. Cái này suốt đời đồng bào là không bỏ cái này.”

Chỉ là những vật dụng làm từ tre, nứa, mây nhưng đó là sự khéo léo, kiên trì của người làm ra sản phẩm. Ông Xếp vẫn đang nỗ lực trao truyền kĩ năng đan lát để nghề truyền thống của cha ông tiếp tục được bảo tồn và phát huy./.

CTV Xuân Yến

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC