BHƯƯNG ANG PR’HOỌM XA NÂP PÂN ĐIL LỰ T’NGAY HA PRUÔT
Thứ ba, 08:09, 20/02/2024 PV Lường Hạnh PV Lường Hạnh
Vel Hon, chr’val Bản Hon, chr’hoong Tam Đường, tỉnh Lai Châu năc muy coh bâc vel vêy bâc đha nuôr Lự ăt ma mông. Coh đâu đha nuôr dzợ bơơn zư đơc bâc c’leh văn hóa liêm pr’hay, coh đêêc liêm pr’hay bhlâng choom moon tươc xa nâp âng ađhi amoó Lự.

 

 

Tơợ a hay a hươn, đha nuôr Lự âi năl choh dâu, băn tằm, t’taanh c’clăng. Tu cơnh đêêc, xa nâp âng apêê coh pr’loọng đong zêng bơơn bhrợ tơợ tr’pang têy z’hai g’lăng âng ma nưih pân đil Lự. Đoọng bhrợ t’vaih apêê bh’nơơn a dooh n’đooh, căh câ đợ xa nâp liêm pr’hay năc z’lâh bâc bh’rợ, kiêng vêy loom mâng, z’hai g’lăng cơnh: choh k’paih, cha pêêc k’paih, t’tây, t’taanh, c’bhum, ih x’ră…

Amoó Lò Thị Bình, ma nưih Lự coh vel Hon, chr’val Bản Hon, chr’hoong Tam Đường, tỉnh Lai Châu đoọng năl: Đoọng bhrợ xang xa nâp âng ma nưih pân đil Lự năc bil dâng 6 - 7 c’xêê, zâp apêê bh’rợ zêng bhrợ lâng têy. Xa nâp âng pân đil Lự pa zêng vêy adooh, n’đooh, cr’têêng, khăn pơng lâng apêê cha năm n’lơơng. Xang bêl taanh muy ta la bhai, ma nưih Lự vêy đơơng c’bhum tăm, đoọng pr’hoọm doó choom u lă ma nưih c’bhum choom bhrợ pa ghit, pa liêm: “Bhai c’bhum tăm xang n’năc puôh pa gooh, xang năc đhooh bhai đoọng choom zư đơc pr’hoọm đanh lâh năc ha dợ vêy cắt bhrợ a dooh. Ih bhrợ x’ră xang năc pa chăm pa liêm ha dooh”.

Adooh âng pân đil Lự ih lâng bhai tăm p’têêt muy ooy tơợ 6 bêệ bhai căt ting hình chr’đhí, bhrợ t’vaih a dooh vêy đưl a dooh ga măc t’piing lâng tr’vêêng. X’ră coh bhai taanh pa zum lâng x’ră pa têêt bhai. Tuôr a dooh p’têêt lâng xr’nap n’đăh loom pa zêng 5 t’clăh bhai k’ih lâng bâc pr’hoọm la lay râu. Bêệ bhai coh m’pâng bơơn ih bhrợ apêê p’lêê boy pr’hoọm t’viêng, bhrôông. Têy a dooh dal bơơn k’ih liêm đhiêp mơ mr’coọng têy chô ooy mr’nit têy, vêy t’boọ muy đhiêr pô k’tứi, đăn c’đoo vêy ih x’rắ đhiêr prang mr’coọng têy. Coh a dooh n’đăh a đai ih muy c’lâng k’paih k’tứi tơợ tuôr xiêr tươc đưl a dooh lâng apêê k’paih pr’hoọm. Bơr n’đăh đưl a dooh bơơn t’boọ bơr angoọn bhai pô, angoọn n’đăh tr’vêêng năc vêy 5 pa noh lâng len bâc pr’hoọm. Bêl xâp, đưl adooh bơơn n’điêt p’chêêl tơợ ađai chô ooy a toọm lâng chọ bơr angoọn muy ooy. Amoó Vàng Thị Păn, coh vel Hon, chr’val Bản Hon đoọng năl p’xoọng: “Tơợ khăn tươc a dooh, n’đooh năc acu zêng bhrợ, ma k’ih, ma taanh, pân đil Lự bêl ra văng lươt pay k’diic năc choom bhrợ ha đay muy bộ đoọng chô ooy đong k’diic. K’đhap bhlâng năc a đay ma taanh lâng k’ih a dooh”.

N’đooh ađhi amoó Lự bơơn bhrợ t’vaih tơợ pêê t’clăh bhai la lay pa zêng cr’têêng,  p’pâng lâng đưl n’đooh. Cr’têêng n’đooh bhrợ lâng bhai k’paih c’bhum bhrộ, căh vêy pa chăm râu rí. P’pâng n’đooh năc lâng bhai tơ tằm bơơn taanh coh tr’xâu la lay, bh’rợ taanh k’dhap lâh lâng kiêng râu têy z’hai âng ma nưih taanh đoọng bhrợ t’vaih đợ bh’nêêc ting cr’noọ âng ting ma nưih. Bh’nêêc liêm bhlâng coh n’đooh năc p’lêê boy, tơơm n’loong, pô. Đưl a dooh lâng bhai k’paih c’bhum tăm, vêy ta bươl ih lâng bhai pô pâ 1cm. coh m’pâng vêy ih p’têêt 9 ô bhai pô bâc pr’hoọm tơợ piing n’đooh xiêr tươc đưl n’đooh, pr’lưch năc bh’nêêc apêê hình tam giác t’viêng lâng bhrôông c’chăl đoọng bhrợ pa liêm ha n’đooh.

Cr’têêng lâng bhai bhooc, bơr n’đăh đưl vêy ih 6 c’lâng ca căl, c’lâng thứ 4 bơơn ih k’đhap lâh lâng coh đưk cr’têêng vêy bâc pa noh, bêl chọ apêê đoo đoot bhai, chọ n’đăh a đai, đơc pa door bơr đưl ngoọn đoọng u liêm.

Khăn pơng công năc râu căh choom căh vêy coh xa nâp âng pân đil Lự. Khăn bơơn bhrợ lâng bhai proọng c’bhum tăm, bơr n’đăh đưl khăn pa căhm tu apêê c’lâng chỉ k’tứi 2 pr’hoọm bhooc, rơơc, vêy pa noh. Khăn pơng đh’rưah lâng pr’chăm n’lơơng cơnh pa nâng, coọng, x’noon bơơn bhrợ lâng pră, nhôm bh’nhăn bhrợ pa liêm ha pân đil Lự. Hâng hơnh ooy văn hóa acoon coh, amoó Lò Thị Bình lâng đha nuôr Lự coh vel Hon rơơm kiêng bh’rợ taanh n’đooh a dooh âng đay năc doó choom bil pât: “Ma nưih Lự zi pa bhlâng hâng hơnh ooy acoon coh đay, nâu câi rơơm kiêng vêy lớp pa choom đoọng bh’rợ t’taanh đoọng apêê ađhi, a chau ma ting pâh pa choom, zư đơc bh’rợ doó choom bil pât”.

Hân noo ha pruôt tươc lâng vel bhươl âng đha nuôr Lự coh k’noong k’tiêc Lai Châu, râu liêm pr’hay tơợ xa nâp âng pân đil hr’luc lâng pr’hoọm âng crâng ca coong plêêng k’tiêc bhrợ ta la tranh vel bhươl t’mêê coh đâu bh’nhăn liêm pr’hay hơnh ha pruôt t’mêê chô tươc./.

Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ Lự ngày xuân

Bản Hon, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu  là một trong những bản có đông đồng bào dân tộc Lự sinh sống. Nơi đây bà con còn giữ được nhiều nét đẹp văn hoá, trong đó đặc sắc nhất phải kể đến bộ trang phục của chị em phụ nữ Lự. 

Từ xa xưa, đồng bào Lự đã biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Bởi vậy, trang phục truyền thống của các thành viên trong gia đình đều được làm từ đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Lự. Để tạo ra các sản phẩm thổ cẩm, hay những bộ trang phục độc đáo phải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như: trồng bông, bật bông, xe sợi, dệt vải, nhuộm chàm, thêu hoa văn…

Chị  Lò Thị Bình, dân tộc Lự ở bản Hon, xã bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết:  Để làm xong hoàn chỉnh bộ trang phục của người phụ nữ Lự phải mất khoảng 6 - 7 tháng, tất cả các công đoạn đều tự làm bằng tay. Bộ trang phục của phụ nữ Lự gồm có áo, váy, thắt lưng, khăn đội đầu và các phụ kiện trang sức đi kèm. Sau khi dệt thành tấm vải, người phụ nữ Lự sẽ đem đi nhuộm chàm, để bền màu người nhuộm phải làm tỉ mỉ, kỳ công: “Vải nhuộm chàm xong mình phơi khô đi, rồi hấp vải lên cho nó giữ màu được lâu hơn mới cắt thành áo được.  Thêu thùa hoa văn xong mình trang trí rồi mới thành cái áo.”

Áo của phụ nữ Lự may bằng vải chàm đen, xanh đen ghép liên kết với nhau từ 6 miếng vải cắt theo hình rẻ quạt, tạo cho áo có vạt xòe rộng so với eo. Hoa văn dệt kết hợp với hoa văn ghép vải. Cổ áo liền với nẹp ngực gồm 5 miếng vải may cầu kỳ với các màu khác nhau tạo thành. Miếng vải ở giữa được đáp những quả hình trám màu xanh, đỏ nối tiếp nhau. Tay áo dài được may thon dần về phía cổ tay viền một vòng vải hoa nhỏ, sát nách có thêu hoa văn chạy vòng quanh ống tay. Trên thân áo bên trái thêu một đường chỉ nhỏ chạy từ cổ thẳng xuống vạt áo bằng chỉ các màu. Hai bên vạt áo được đính hai dây vải hoa, dải dây bên sườn phải có 5 tua bằng sợi len các màu có xâu những hạt cườm. Khi mặc, vạt áo được vắt chéo thân bên trái sang phía sườn phải và buộc hai dây vải với nhau. Chị Vàng Thị Păn, ở bản Hon, xã Bản Hon cho biết thêm: “Từ khăn đến áo váy là em tự làm, tự thêu, tự dệt, phụ nữ Lự trước khi đi lấy chồng phải biết làm cho mình một bộ về nhà chồng. Kỳ công nhất là mình dệt và thêu áo.”   

Váy chị em Lự được tạo bởi ba miếng vải khác nhau, hình ống và chia làm ba phần gồm cạp, thân và chân váy. Cạp váy bằng vải bông nhuộm nâu, không trang trí hoa văn. Thân váy bằng vải tơ tằm được dệt trên một khung cửi riêng, kỹ thuật dệt phức tạo và đòi hỏi sự khéo léo của người dệt để tạo thành những hoa văn theo ý thích của từng người. Hoa văn nổi bật ở thân váy là hình quả trám, hình cây cỏ, hoa lá. Chân váy bằng vải bông nhuộm đen, gấu váy viền bằng vải hoa rộng 1cm. Ở khoảng giữa có khâu nối 9 ô vải hoa các màu theo chiều dọc từ thân váy xuống gấu váy, kết thúc là hoa văn các hình tam giác xanh và đỏ xen kẽ nhau nhằm giúp váy thêm nổi bật.

Thắt lưng bằng vải mộc trắng, hai đầu thêu hoa văn 6 đường chạy ngang, đường thứ 4 được thêu cầu kỳ hơn và ở đuôi thắt lưng để nhiều tua sợi, khi thắt họ gấp đôi khổ vải, buộc sang bên cạnh sườn bên trái, để thõng hai đầu dây cho mềm mại. 

Khăn đội đầu cũng là vật không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ Lự. Khăn được làm bằng vải thô nhuộm đen, hai đầu khăn trang trí bởi các đường chỉ nhỏ 2 màu vàng, trắng khác nhau, có tua dài. Khăn đội đầu cùng với phụ kiện trang sức như vòng cổ, vòng tay, hoa tai được làm từ bạc, nhôm càng làm tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng của các cô gái dân tộc Lự. Luôn tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc, chị Lò Thị Bình và bà con người Lự ở bản Hon mong muốn nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của dân tộc mình sẽ trường tồn mãi với thời gian: “Dân tộc Lự em cũng rất tự hào về dân tộc mình, bây giờ mong muốn có lớp truyền nghề để các em, các cháu học theo, noi theo để không bị mai một”.

Mùa xuân đến với bản làng của đồng bào Lự nơi biên giới Lai Châu, vẻ đẹp rực rỡ từ bộ trang phục truyền thống của chị em phụ nữ hòa cùng sắc màu của thiên nhiên, cây trái làm bức tranh nông thôn mới nơi này thêm đẹp, tươi mới đón xuân sang./.

PV Lường Hạnh

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC