Ch’na đh’năh coh văn hóa âng đha nuôr apêê acoon coh da ding ca coong Ngọc quế
Thứ bảy, 16:28, 29/07/2023 PV/VOV-Miền Trung PV/VOV-Miền Trung
Moon tươc Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam apêê đoo căh muy pa chăp tươc k’tiêc choh âng tơơm quế, đhị crâng ca coong liêm pr’hay, năc coh đâu dzợ vaih bâc c’bhuh văn hóa liêm pr’hay âng 27 c’bhuh đhi noo acoon coh.

 

 

Bơơn xơợng vêy t’mooi chr’năp tươc, bâc t’ngay n’nâu diic điêl t’cooh Xuân coh chr’val Trà Kót, chr’hoong Bắc Trà My moot ooy crâng tơợ bêl atưch căh âi t’căr đoọng loon lươt têch n’coo, lêêh ha la atơợng chô bhrợ La roát, hor a vị đoọng ha t’mooi.  T’cooh Bùi Văn Xuân đoọng năl, bhrợ La roát doó k’đhap n’đhang đoọng vêy bêệ bánh yêm năc choom vêy ha la atơợng t’mêê, lươt lêêh bêl ra diu, tu ha dang lêêh ha la atơợng bêl p’răng puih năc buôn u xêu. Ha la atơợng đoọng cuôt năc choom ga măc, oó lâh u griing công căh choom la lâh u nhum.  Công cơnh ha la, ch’nêêh đêêp, pr’đươi bha lâng đoọng bhrợ bánh năc công choom chơơc pay cr’liêng ch’nêêh k’tứi, dal, xang bêl cloh, đơơng chong dâng 3 tiếng đồng. Xang bêl ra văng zâp pr’đươi, zâp ngai năc tơt dh’rưah cuôt bánh. T’cooh Xuân xay moon, cơnh lâng đha nuôr Cor vel đong đoo, pa zêng pân jưih pân đil zêng choom cuôt bánh. Vêl cuôt, k’đhơợng p’lang ha la atơợng xang năc t’văr pa toch cơnh luôi, xang năc p’lơơh ooy muy ha dợ chrọ ch’nêêh xang năc tôm ng’cơnh choom bhrợ vaih 2 bêệ luôi. Bánh xang cuôt năc t’moot ooy gọ uh dâng 1 ha dum năc dâc ă. Bánh chêệ xơợng đha hum âng ha la atơợng dh’rưah lâng ch’nêêh đêêp, ha dang ngai âi muy chu bơơn cha năc căh choom ha vil. T’cooh Bùi Văn Xuân moon, cơnh lâng đha nuôr Cor chr’hoong Bắc Trà My, bánh La roát năc c’leh đoọng ha măt k’tiêc lâng plêêng, râu p’têêt pa zum âng zâp râu coh crâng ca coong: “Ma nưih Cor vêy bâc râu bánh n’đhang pa bhlâng năc bánh cuôt. Tu cơnh đêêc, moot zâp bêl lễ tết, bhuôih a dich a bhươp căh dzợ căh câ lươt tr’mooi, ma nưih Cor zêng bhrợ bánh n’nâu. Vêy 2 râu ha la đoọng bhrợ bánh Laroat n’nâu năc đoo ha la atơợng lâng ajâu n’đhang ma nưih Cor buôn đươi a tơợng tu bánh cuôt tơợ ha la atơợng vêy đha hum la lay, yêm lâh lâng tôm lâng ha la ajâu.”

Ha dang ma nưih Cor vêy bánh Laroat, avị hor, năc cơnh lâng đha nuôr Ca Dong, avị n’coo, lêệ boh… năc ch’na căh choom căh vêy bêl lễ tết, bhiêc bhan. Pa bhlâng năc n’dza, pr’ộm ta luôn vêy coh zâp pr’loọng đong, pa bhlâng năc coh apêê bhiêc bhan chiing goo da ding ca coong Bắc Trà My. Pr’đươi đoọng bhrợ n’dza buôn năc a rong, ch’nêêh c’xai, ch’nêêh đêêp aham. Piêng bơơn bhrợ tơợ apêê n’loong coh crâng. Cơnh lâng đha nuôr Ca Dong, đoọng vêy muy tơơm n’dza yêm, apêê bhrợ n’dza năc choom dzư đơc a chăc liêm lâng điêng bâc râu. Zâp ra diu dưr n’đăh bêch apêê đoo ta lêêp xơợng piêng xang n’năc vêy cha cha, ha dang căh piêng buôn a tăng căh câ ca dzúa. T’cooh Hồ Văn Dôn coh chr’val Trà Bui, chr’hoong Bắc Trà My đoọng năl: “N’dza năc ađay bhrợ, căh đươi piêng a dhuôc năc piêng coh đâu pay bhrợ tơợ crâng. Đac đoọng uh bhrợ n’dza công căh vêy đac cơnh c’xu năc choom pay tơợ tọom đac ch’ngaach. Pr’đươi bhrợ n’dza bâc năc ch’nêêh ha rêê zêệ đơc pa chriêt xang năc đơơng luc piêng lâng t’moot ooy dăng. Tu cơnh đêêc n’dza vêy đha hum yêm.”

Chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vêy 27 c’bhuh đhi noo acoon coh ăt ma mông cơnh Cor, Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông, Mường… Zâp c’bhuh acoon coh vêy đợ c’leh liêm a lay, bhrợ t’vaih ta la tranh văn hóa bâc pr’hoọm. Râu bâc ơl ooy văn hóa căh muy bơơn pa căh coh xa nâp, đhr’niêng bh’rợ, bhiêc bhan cơnh, n’đhâng x’nuur, bộ Guu, đhr’niêng bhuôih crâng, cha ha roo t’mêê căh câ bhuôih c’lang đac…, năc dzợ p’têêt lâng n’năc dzợ vêy chr’năp n’đăh ch’na đh’năh âng đha nuôr coh đâu. Năc đoo n’dza, avị hor, bánh La roat, aoc tăm, axiu hr’liêng, a puối, a băng… Tu cơnh đêêc, zư đơc văn hóa năc đoo zư đơc đợ râu âi looih coh pr’ăt tr’mông zâp t’ngay âng đha nuôr. P’căn Trịnh Thị Hồng Nga, Trưởng phòng – Phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, chr’hoong âi xră pa gluh Đề án zư đơc, pa dưr apêê chr’năp văn hóa âng đha nuôr apêê acoon coh đhị vel đong chr’hoong Bắc Trà My, coh đêêc vêy zư đơc văn hóa ch’na dh’năh: “UBND chr’hoong âi ha lỵ ơơi đoọng 2 đề án: Muy năc Đề án pa dưr du lịch, cr’chăl 2019-2025, chr’năp tươc c’moo 2030 lâng Đề án Zư đơc, pa dưr apêê chr’năp văn hóa liêm pr’hay cr’chăl 2022-2025, chr’năp tươc c’moo 2030. Nâu doo năc 2 Nghị quyết bha lâng tu pa dưr du lịch coh da ding ca coong năc pa dưr za nươr ooy đha nuôr. Tu cơnh đêêc, đoọng pa dưr du lịch năc choom zư đơc văn hóa, coh đêêc vêy văn hóa ch’na đh’năh. L’lăm. Azi vêy bhrợ t’vaih apêê khóa, pa choom đoọng, xay pa căh đợ ch’na âng đha nuôr apêê acoon coh Bắc Trà My. Đh’rưah lâng bhrợ k’rơ bh’rợ xay truih ch’na dh’năh apêê acoon coh tươc đha nuôr lâng t’mooi đhị bâc g’luh bhiêc bhan./.”

Ẩm thực trong văn hóa của đồng bào các dân tộc vùng Cao sơn Ngọc quế

Nói đến Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam người ta không chỉ liên tưởng đến thủ phủ của cây quế, nơi danh lam thắng cảnh thơ mộng tựa bức tranh thủy mặc với núi non hoang sơ, kỳ vỹ, mà ở đấy còn chứa đựng cả một kho tàng văn hóa đặc sắc của 27 dân tộc anh em.

Nghe tin có khách quý dưới xuôi lên thăm, mấy hôm nay vợ chồng bà Xuân ở xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My vào rừng từ lúc con gà chưa gáy để kịp chặt nứa, hái lá đót về làm bánh nhọn (hay còn gọi là bánh La roát), nấu cơm lam đãi khách. Ông Bùi Văn Xuân cho biết, làm bánh nhọn không khó nhưng để có chiếc bánh ngon phải có lá đót tươi, cắt vào buổi sáng sớm, bởi, nếu hái lá lúc mặt trời lên cao, nắng nóng sẽ làm lá đót bị cuộn vào trong. Lá đót để gói bánh phải to bản, không già mà cũng không quá non. Cũng như lá, nếp rẫy, nguyên liệu chính để làm bánh cũng phải chọn hạt nhỏ, thon, dài, sau khi giã, đem vo rồi ngâm khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, mọi người quây quần bên nhau gói bánh. Ông Xuân chia sẻ, với đồng bào Cor quê ông, hầu như đàn ông, đàn bà đều biết gói bánh. Khi gói, cầm ngửa lá đót rồi quấn ngọn hoặc gốc lá vòng quanh ngón tay cái 2 vòng để tạo hình chóp nón, sau đó lật ngược lại cho nếp vào rồi tiếp tục nghiêng hình chóp có nếp, dùng tay quấn phần gốc hoặc ngọn còn lại của lá đót thành 2 hình chóp. Bánh gói xong được cho vào nồi nấu lửa vừa đượm khoảng 1 đêm thì vớt ra. Bánh chín tỏa ra hương vị rất đặc trưng, hòa quyện mùi thơm của lá đót với mùi nếp rẫy, nếu ai đã một lần nếm thử sẽ khó thể nào quên. Ông Bùi Văn Xuân cho rằng, với đồng bào Cor huyện Bắc Trà My, bánh nhọn là biểu tượng giao hòa của trời và đất, là sự kết tinh của âm dương vạn vật, là hồn của núi rừng: “Người Cor có nhiều loại bánh truyền thống nhưng đặc trưng nhất vẫn là bánh nhọn. Vì thế, vào bất kỳ dịp lễ tết, cúng ông bà tổ tiên hay đi thăm thân, người Cor đều làm bánh nhọn. Có 2 loại lá để làm bánh nhọn là lá đót và lá dong nhưng người Cor thường chọn lá đót vì bánh gói từ lá đót có hương vị đặc trưng, thơm ngọn hơn so với bánh gói bằng lá dong.”

Nếu như người Cor có đặc sản là bánh nhọn, cơm lam, thì với đồng bào Ca Dong, cơm ống, thịt nướng…là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi dịp lễ, tết, hội hè. Đặc biệt, rượu cần, thức uống luôn có sẵn trong mỗi gia đình, đặc biệt là trong các dịp lễ hội cồng đồng ở vùng cao Bắc Trà My. Nguyên liệu để làm rượu cần thường là sắn, gạo tẻ, gạo nếp thang. Men rượu được làm từ cây mọc trong rừng được bà con trao truyền từ đời này sang đời khác. Với đồng bào Ca Dong, để có một ché rượu cần ngon, người chế biến rượu phải giữ cho người sạch sẽ và kiêng cử nhiều thứ. Mỗi sớm mai thức dậy họ phải nhấm thử men sau đó mới ăn sáng, nếu không men sẽ bị đắng, hoặc chua. Ông Hồ Văn Dôn ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My cho biết: “Rượu cần mình tự nấu, tự chế, không dùng men như rượu dưới đồng bằng mà men ở đây được lấy từ cây rừng. Nước dùng để nấu rượu cũng không phải là nước bình thường mà phải là nước lấy từ dưới suối. Nguyên liệu làm rượu chủ yếu là gạo rẫy nấu thành cơm sau đó để nguội, đem ủ trong ché. Vì thế mà rượu cần có hương vị rất ngon.”

Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có 27 dân tộc anh em sinh sống như Cor, Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông, Mường…Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu. Sự đa dạng về văn hóa không chỉ được thể hiện ở trang phục, nghi lễ, lễ hội truyền thống như, nghi lễ phục dựng cây Nêu, bộ Guu, lễ cúng rừng, mừng lúa mới hay lễ cúng máng nước…, mà gắn với đó còn là giá trị ẩm thực truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây. Đó là rượu cần, cơm lam, bánh nhọn, heo bản địa, cá niên, ốc đá, măng rừng…Vì thế, bảo tồn văn hóa chính là bảo tồn những gì gần gũi, thân quen, gắn với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Bà Trịnh Thị Hồng Nga, Trưởng phòng-Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện đã ban hành Đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Trà My, trong đó có bảo tồn văn hóa ẩm thực: “UBND huyện đã thông qua 2 đề án: thứ nhất là Đề án phát triển du lịch, giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030.  Đây là 2 Nghị quyết điểm nhấn bởi vì phát triển du lịch ở miền núi là phát triển dựa vào cộng đồng. Vì thế, để phát triển du lịch thì bắt buộc phải bảo tồn được văn hóa truyền thống, trong đó có văn hóa ẩm thực. Trước mắt, chúng tôi sẽ mở các khóa, tập huấn, giới thiệu những món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc Bắc Trà My. Đồng thời đẩy mạnh việc quảng bá ẩm thực các dân tộc đến người dân và du khách thông qua các hoạt động lễ hội”./.

PV/VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC