Chr’na đh’năh âng manuyh Bhnoong (Gié - Triêng)
Thứ bảy, 09:12, 23/09/2023 PV Vơ Ních Oang PV Vơ Ních Oang
Coh đhr’năng ma mông lâng pa dưr chr’năp liêm âng đay, ma nuyh Bhnoong ơy vaih pazêng chr’năp văn hóa ch’na đh’năh a yêm đơơng chr’năp âng crâng ca coong coh đâu vêy a năm.

 

 

Zập k’bhuh ma nuyh, zr’lụ  chr’hoong zêng vêy rau chr’năp văn hóa liêm pr’hay lalay âng đay, coh đêêc chr’na đh’năh năc muy coh pazêng chr’năp liêm bhlầng pa căh văn hóa âng muy k’bhuh ma nuyh. Cơnh lâng ma nuyh  Bhnoong (Gié - Triêng) đhị chr’hoong da ding ca coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cung cơnh đêêc. Đhanuôr ặt ma mông coh a ral da ding, bơơn crâng ca coong Trường Sơn ma bhuy ga ving zư, cơnh ặt, cơnh cha năc cung liêm choom cơnh lâng pr’đơợ âng crâng ca coong. Coh đhr’năng ma mông lâng pa dưr chr’năp liêm âng đay, ma nuyh Bhnoong ơy vaih pazêng chr’năp văn hóa ch’na đh’năh a yêm đơơng chr’năp âng crâng ca coong coh đâu vêy a năm.

Chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam vêy 12 chr’val, thị trấn lâng lâh 20 k’bhuh ma nuyh ặt ma mông. Tu cơnh đêêc, ch’na đh’năh coh đâu vêy bấc rau. Bêl bhiệc bhan, tước ooy da ding ca coong Phước Sơn năc hêê bơơn âm cha pazêng ch’na a yêm âng ma nuyh Bhnoong (Gié - Triêng) cơnh xọong bhrôông uh lâng loom apuung êêl, a xiu, ađuh booh, a duul hor… Lâh mơ, dzợ vêy bấc rau bánh ngam cơnh Koăt, prí booh, bánh zập rau cơnh ngô, a rong, a bhoo… căh cợ a vị Bhaton âng ma nuyh Bhnoong. Ting cơnh j’niêng âng đhanuôr, rau chr’na a yêm năc đoọng ha pêê abhô dang cha lalăm, xang đêêc năc đoọng pa cha t’moo lâng ma nuyh đong đươi. Lâng j’niêng cơnh đêêc năc pr’đươi đoọng zêệ bhrợ chr’na coh bhiệc bhan năc bơơn tơợ crâng ca coong, k’ruung đác năc vêy ma abhô lâng bơơn a bhô dang đươi. Amoó Nguyễn Thị Kim Cúc manuyh Bhnoong đhị thị trấn Khâm Đức, chr’hoong Phước Sơn đoọng năl, chr’na đh’năh âng đhanuôr Bhnoong buôn bơơn, buôn uh zêệ ha dang năl cơnh luuc zr’ma năc chr’na pr’dzăm yêm bhlầng, đha huum lâng liêm choom đoọng ha c’rơ. Pazêng chr’na pr’dzăm âng đhanuôr Bhnoong zập ngai t’mooi zêng buôn cha lâng hay. “Bêl zêệ chr’na năc ma nuyh Bhnoong ta luôn pa ghit tước zr’ma âng ma nuyh đay. Coh zập chr’na pr’dzăm căh choom căh vêy prớ, a hứ, a moọt, rang ray… zập rau đoọng uh zêệ năc zêng bơơn tơợ crâng, a xiu bơơn tơợ k’ruung đác ch’ngaach. Zập chr’na pr’dzăm âng ma nuyh Bhnoong zêng yêm, sạch vêy chất dinh dưỡng, tệêm ngăn c’rơ tr’mông đoọng ha đhanuôr.”

Căh muy chr’na yêm băn t’mooi, coh zập g’luh cha cha âng pr’loọng đong cung bơơn manuyh Bhnoong k’rang lâh. Tơợ axiu, a chông bơơn tơợ k’ruung, tọom năc apêê a mế, amoó zêệ zr’ma lâng rơ veh r’đoong pay tơợ crâng cơnh tu góc, bhơi ngoay, a băng… Amoó Lê Thị Kim Oanh, ma nuyh năl bấc ooy chr’na đh’năh âng ma nuyh Bhnoong đhị chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cung muy rau chr’na pr’dzăm ha dợ zập vel đong năc vêy cơnh uh zệê lalay cơnh, vaih muy chr’na pr’dzăm lalay âng đay: “Rau chr’năp bhlầng lâng yêm bhlầng coh chr’na pr’zăm âng manuyh Bhnoong đhị Phước Sơn năc zêệ cơnh t’mêê âng chr’na ơy vêy tơợ a hay. Năc cơnh chả a đuh, buôn năc đhanuôr zêệ, booh coh n’coo. Nâu kêi năc a hêê bhăm nhoonh, k’puôl lâng hi la bha đang, đui cơnh chả âng apêê a đhuôc coh xuôi. Ahêê choom chiên ting cr’liêng đoọng ha p’niên cha, zêng choom đăh lâng n’căr, n’hang doọ lơi rau rị, pa xoọng can xi đoọng ha p’niên k’tứi. Ha dợ pr’âm năc vêy bấc rau p’lêê p’coo năc cơnh đác p’lêê đh’muônh muy rau p’lêê liêm choom bhlầng đoọng ha c’rơ âng hêê tu cơnh đêêc bấc ngai kiêng âm.”

Jưah lâng chr’na, buôh năc muy rau pr’âm căh choom căh vêy coh chr’na pr’âm âng ma nuyh Bhnoong. Ting cơnh j’niêng âng ma nuyh Bhnoong, buôh năc bha nuôih động bhuôih apêê dang, zước đoọng đhí liêm cr’đơơng, boo liêm c’lâng, đhanuôr bhrợ cha choom. Ha dợ coh pr’ặt tr’mông zập t’ngay năc apêê buôn đươi buôh đoọng đh’rưah âm, đh’rưah prá xay zập xa nay bh’rợ chr’năp liêm. Lâh mơ buôh, ma nuyh Bhnoong năc dzợ  vêy pazêng pr’âm pị pay tơợ zập p’lêê vêy coh crâng ca coong, coh đêêc đác đh’muônh bấc ngai âm, ha dang ngai ơy âm 1 chu năc dzợ kiêng âm hơớ tu đoo tưn taach a chắc, liêm choom đoọng ha c’rơ tr’mông. T’cooh Nguyễn Thế Thọ, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cơnh lâng ma nuyh Bhnoong vêy bấc chr’năp văn hóa, coh đêêc vêy chr’na đh’năh: “Rau chr’năp liêm bhlầng âng manuyh acoon coh Việt Nam moon za zưm lâng ma nuyh Bhnoong đhị chr’hoong Phước Sơn moon lalay, đhanuôr vêy chr’năp văn hóa bấc rau, bấc cơnh. Coh đêêc chr’na đh’năh bơơn lêy ghit bhlầng đhị zập g’luh bhiệc bhan. Đọong zư lêy lâng pa dưr chr’na đh’năh ty đanh, bh’rợ ty đanh, vel đong ơy k’rang bhrợ bấc xa nay bh’rợ, bhiệc bhan đoọng k’rong pazêng chr’năp văn hóa âng đhanuôr vel đong. Tơợ đêêc, pa choom đoọng ha lang p’niên năl ooy chr’năp văn hóa ma nuyh đay, apêê năc choom chêêc lêy, pa dưr lâh mơ dzợ rau liêm choom âng văn hóa ma nuyh đay./.”

Sắc màu ẩm thực Bhnoong (Gié - Triêng)

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có bản sắc văn hóa truyền thống riêng biệt, trong đó ẩm thực là một trong những đặc trưng nhất thể hiện văn hóa tộc người. Đối với đồng bào Bhnoong (Gié - Triêng) ở huyện miền Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cũng vậy. Bà con sống ở triền núi, được bao bọc bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ, nếp ăn, nếp ở cũng giao hòa với thiên nhiên. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, người Bhnoong đã tạo nên những nét văn hóa ẩm thực độc đáo mang hương vị đặc trưng riêng có của núi rừng.

Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có 12 xã, thị trấn với hơn 20 thành phần dân tộc anh em sinh sống. Chính vì vậy, ẩm thực nơi đây vô cùng phong phú và đa dạng. Vào dịp lễ hội, đến với miền núi Phước Sơn, chúng ta sẽ được thưởng thức những món ăn của đồng bào Bhnoong như thịt sóc xào với ngọn cây sa nhân, ca suối, ếch nướng lá lốt, gà nướng, hoa chuối rừng nướng ống tre.. Ngoài ra, còn có các loại bánh ngọt như bánh Koăt, bánh chuối nướng, bánh thập cẩm (khoai, sắn, môn, bắp,…) hay cơm đỏ nấu bằng loại gạo Bhaton riêng có của người Bh’noong. Theo quan niệm của đồng bào, món ngon phải dâng lên các thần linh tổ tiên trước, sau đó con cháu được sử dụng hoặc bày ra đãi khách. Với quan niệm truyền thống ấy nên nguyên liệu dùng để chế biến món ăn trong lễ hội phải có nguồn gốc tự nhiên mới linh thiêng và được tổ tiên đón nhận. Chị Nguyễn Thị Kim Cúc, người Bhnoong ở thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn cho biết, ẩm thực của đồng bào Bhnoong không kén chọn nguyên liệu, khi biết cách kết hợp đúng các loại trái, lá rừng và bàn tay chế biến khéo léo thì đảm bảo thức ăn ngon, có mùi thơm lâu và bổ dưỡng cho sức khỏe. Những món ăn đặc trưng của đồng bào Bhnong luôn khiến thực khách khó quên bởi sự giản dị nhưng vô cùng độc đáo: “Khi chế biến thực phẩm thì người Bh’nong luôn chú ý và giữ nguyên hương vị của bà con Bhnong. Trong tất cả món ăn không thể thiếu các gia vị như gừng, sả, ớt chim, tiêu rừng… thực phẩm chủ yếu lấy từ rừng, cá thì bắt cá suối từ vũng nước sạch. Thực phẩm của người Bhnoong sạch, có chất dinh dưỡng cao, đảm bảo sức khỏe cho bà con.”

Không chỉ có món ngon đãi khách, trong bữa cơm gia đình cũng ngày càng được người Bhnoong quan tâm hơn. Từ những con cá, con tôm bắt dưới suối, khe lên được các mẹ, các chị kết hợp với các loại rau rừng như rau dớn, rau tàu bay, măng rừng… chế biến thành những món ngon, bổ dưỡng đãi người thân. Chị Lê Thị Kim Oanh, người am hiểu về ẩm thực của người Bhnoong ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho hay, có thể cùng một món ăn nhưng mỗi địa phương có cách chế biến khác nhau, tạo nên mùi vị đặc trưng riêng: “Cái đặc sắc trong món ăn của người Bhnoong ở Phước Sơn là biến tấu món ăn mới từ những món ăn truyền thống. Như chả ếch đá, ngày xưa thì bà con chỉ nấu trong ống tre hoặc nướng. Nay mình bằm nhuyễn cuốn lá lốt, giống như chả của người Kinh dưới xuôi. Mình có thể chiên từng viên, trẻ con có thể ăn cả phần thịt, da kể cả xương ếch, bổ sung canxi cho trẻ. Còn về đồ uống có rất nhiều hoa quả, như ươi, một loại quả, có thể pha chế làm thức uống có lợi cho sức khỏe được ưa chuộng nhất.”

Cùng với đồ ăn, rượu cần là thức uống không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của đồng bào Bhnoong. Theo quan niệm của người Bhnoong, rượu cần là lễ vật dâng lên các vị Thần, để cầu cho mưa thuận, gió hòa. Còn trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng rượu cần để giao lưu, chia sẻ buồn vui và thêu dệt mối lương duyên. Ngoài rượu cần, người Bhnoong còn có những thức uống được pha chế từ hoa quả sẵn có từ núi rừng, trong đó có món nước ươi, nếu ai đã 1 lần nếm thử sẽ khó thể nào quên mùi vị thơm mát, dịu ngọt và bổ dưỡng của nó. Ông Nguyễn Thế Thọ, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, đối với người Bhnoong có nhiều nét văn hóa trưng nhưng đặc sắc hơn cả phải kể đến văn hóa ẩm thực: “Đặc biệt của người dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và người Bhnoong ở huyện Phước Sơn nói riêng, bà con có văn hóa đa dạng. Trong đó, văn hóa ẩm thực được thể hiện rõ nét ở các dịp lễ hội. Để bảo tồn và phát triển ẩm thực truyền thống, nghề truyền thống, địa phương đã quan tâm tổ chức nhiều chương trình, lễ hội để hội tụ những tinh hoa văn hóa bản địa. Từ đó, có thể truyền đạt lại cho lớp trẻ biết nguồn cội, văn hóa tốt đẹp. Lớp trẻ có thể tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu thêm, bảo tồn và phát huy những văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.”./.

PV Vơ Ních Oang

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC