Chr’nắp liêm bhiệc bhan xay xơ âng manứih Ve
Thứ sáu, 14:58, 08/09/2023 PV Kim Thu-TTMT PV Kim Thu-TTMT
Đhanuôr Ve nắc ooy c’bhúh acoon cóh Giẻ Triêng ắt ma mung đenh đhị chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Đh’rứah lâng đợ j’niêng bh’rợ, bhiệc bhan cơnh: Hơnh déh ha roo t’mêê, hơnh déh đông xang t’mêê..., nắc bhiệc bhan xay xơ ty chr’nắp âng manứih Ve nắc râu văn hoá ty chr’nắp bơơn zư đợc tơợ đenh

 

Cung cơnh zâp acoon cóh đhi noo lơơng, pân jứih pân đil manứih Ve tước c’moo choom tr’pay nắc buôn t’bơơn tr’năl bêl lướt bhrợ ha rêê, lướt ooy toọm bơơn a’xiu cắh cậ zâp g’lúh t’ngay bhiệc bhan cóh vel đông. Zâp apêê pân jứih nắc lêy chấc đợ apêê pân đil liêm ta níh, zay pa bhrợ, ặt prá lâng pr’loọng đông, đhanuôr zâp ngai liêm crêê. Ha dợ pân đil Ve nắc cung kiêng chấc k’diịc k’rơ, đa đấh, năl lêy chắp zâp ngai, doọ bhrợ cắh liêm crêê cơnh j’niêng bh’rợ cóh vel đông.

Xang bêl chấc lêy năl đh’rứah lâng lêy ta moóh, nắc 2 anhi diịc điêl vêy bơơn pr’loọng đông bhrợ bhiệc bhan xay xơ.

Bhiệc xay xơ âng manứih Ve buôn bhrợ bêl hân noo bhrương liêm lâng cr’noọ cr’niêng anhi diịc điêl p’niên vêy ặt ma mung tất lang vil liêm cơnh 2 bêệ bhrương chô pazưm. T’ngay tr’nơợp, bhiệc xay xơ ta bhrợ đhị đông n’jứih lâng vêy 2 đắh pr’loọng đông lâng đhanuôr cóh vel đông ting pấh. Bêl c’bhúh âng đơơng ma mai chô tước đông n’jứih, manứih bhrợ bhr’la nắc lướt lăm, xang nặc tước k’căn k’conh, đhi noo, bhúh xoọng đắh đông n’đil lâng t’tưn hơơn nắc đợ apêê pân đil Ve guy zong óih. Đợ pa nọ óih tíh liêm ra pặ đợc đhị đông đh’rơơng đoọng t’ngay t’tưn pác đoọng ha zâp ngai. T’coóh Hiên Hồn, cóh chr’val Đắc Pre, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, cher đoọng óih nắc mưy râu chr’nắp liêm ooy đắh bhiệc xay xơ âng manứih Ve bơơn đhanuôr zư đợc pa tơợ ahay:“J’niêng bh’rợ xay xơ âng manứih Ve dzợ zư đợc tước đâu. Ooy đắh xay xơ âng manứih Ve nắc đông n’đil lướt cher đoọng ha đông n’jứih m’bứi bhlâng nắc 50 pa nọ óih, bhrợ p’cắh râu ặt zay ta bách âng apêê pân đil. Ha dợ đông n’jứih nắc ting lêy ooy pr’đơợ tr’mung ha dợ cher đoọng ha đông n’đil chiing, zợ, gọ gooi lâng bấc râu pr’đươi chr’nắp lơơng.”

Mưy j’niêng bh’rợ cắh choom cắh váih ooy đắh bhiệc xay xơ âng manứih Ve nắc cắt pay a’ham râu bh’năn. Bêl apêê đắh đông n’đil tước đông n’jứih nắc cắh choom moót luôn ooy đông, lêy đương dzoọng đhị p’loọng. Bêl đâu, đông n’jứih ơy đợc mưy p’nong a’ọc đoọng ha đông n’đil bhrợ bhuốih a’dích a’bhướp 2 đắh. Ting cơnh j’niêng bh’rợ âng manứih Ve, xang bêl bhuốih bhrợ, đông n’đil vêy choom moót ooy đông n’jứih đoọng trưởng vel lêy xay moon tr’pay váih diịc điêl lâng hơnh déh nhi đoo, rơơn 2 đắh pr’loọng đông ma mung k’rơ, têêm ngăn, bhrợ cha liêm choom, váih k’coon liêm ta níh đoọng đh’rứah zư lêy k’tiếc, zư lêy vel bhươl. Xang nặc, bhrợ bhiệc bhan xay xơ đhị râu pazưm đh’rứah bhui har âng 2 pr’loọng đông, tô bhúh lâng đhanuôr cóh vel đông. Ting cơnh p’căn Hiên Thị Hưm cóh chr’val Đắc Pre, chr’hoong Nam Giang, bhiệc xay xơ nắc j’niêng bh’rợ chr’nắp ooy pr’ắt tr’mung âng đhanuôr Ve:“Bhiệc xay xơ chr’nắp bhlâng ooy pr’ắt tr’mung âng manứih Ve. Tu cơnh đêếc, azi ta luôn zư lêy đợ râu chr’nắp ty nâu. Xoọc đâu, pr’ắt tr’mung hiện đại nắc lang p’niên cắh dzợ p’ghít lêy xay xơ cơnh ty chr’nắp ahay. Tu cơnh đêếc, azi nắc đợ apêê ga rựa t’ha buôn p’too p’zương k’coon cha châu bhrợ xay xơ ting j’niêng bh’rợ ty chr’nắp. Tơợ đêếc, rơơm lang p’niên ta moóh pa choom, zư lêy pa dưr râu ty chr’nắp âng a’conh a’bhướp đợc đoọng.”

T’ngay thứ 2, bhiệc xay xơ ta bhrợ đhị đông n’đil cung bhrợ zâp bhr’dzang bh’rợ cơnh ooy đông n’jứih. Xang bêl ôộm cha, 2 đắh pr’loọng đông đh’rứah t’nơớt chi ớh đhị xa nưl đinh tút r’rộ r’răm, xa nưl chiing cha gâr pr’hay. Tước đợ đăl, đông n’jứih vêy chô, âng đơơng đợ m’bhoong n’đoóh đắh đông n’đil đoọng. Đông n’jứih cung cher đoọng ha đông n’đil bấc râu chr’nắp cơnh chiing, zợ, gọ gooi, a’lợ...

Xang bhiệc xay xơ 3 t’ngay, manứih Ve vêy bhrợ j’niêng bh’rợ chô tr’lưm lêy cớ ooy cr’chăl 1 t’ngay, ra diu đắh đông n’đil lướt ooy đông n’jứih, hi bu nắc đông n’jứih lướt ooy đông n’đil. Zâp pr’loọng đông bhrợ mưy p’nong a’ọc đoọng k’đươi đhi noo bhúh xoọng lâng đhanuôr cóh vel đông đh’rứah pấh, ặt ôộm cha, prá xay. Xang nặc anhi diịc điêl ặt ma mung đh’rứah lâng k’căn k’conh đắh đông n’jứih lâng ting bhrợ bh’rợ âng đay. Anoo Brôl Đức cóh chr’hoong Nam Giang xay moon, nắc manứih p’niên, c’la đay cung rơơm bơơn bhrợ bhiệc bhan xay xơ ting j’niêng bh’rợ ty chr’nắp âng acoon cóh đay:“Aacu lêy bhiệc bhan xay xơ âng manứih Ve chr’nắp liêm, k’míah. Xoọc đâu, bhiệc xay xơ cung ơy bơơn lơi đợ bh’rợ cắh liêm glặp, cắh crêê đhr’năng lalua lâng cung zư đợc liêm zâp bhr’dzang ting ty chr’nắp. Pa đhang moon cơnh cher đoọng óih k’ha riêng pa nọ, xoọc đâu dzợ k’zệt pa nọ hơơn. C’la cu k’noọ ahêê lêy zư pa dưr j’niêng bh’rợ ty chr’nắp nâu.”

Đhị chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đhanuôr zâp acoon cóh vêy tước 58% đhanuôr, pa zêng 2 acoon cóh bhlâng nắc Cơ Tu lâng Giẻ Triêng, ooy đâu manứih Ve nắc mưy c’bhúh acoon cóh Giẻ Triêng. Cung cơnh zâp acoon cóh đhi noo lơơng, đhanuôr Ve dzợ zư đợc bấc râu văn hoá ty chr’nắp, ooy đâu vêy j’niêng bh’rợ xay xơ. T’coóh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, ooy đợ c’moo hanua, vel đông ơy vêy bấc c’lâng xa nay, chính sách đoọng zư lêy lâng pa dưr đợ râu chr’nắp văn hoá đhanuôr zâp acoon cóh. Ting cơnh t’coóh Châu Văn Ngọ, zư lêy lâng pa dưr zâp râu chr’nắo văn hoá ty âng đhanuôr cắh mưy đợc đoọng ha coon a’châu ha y chroo nắc dzợ chrooi pa xoọng pa dưr pa xớc du lịch, pa dưr pr’ắt tr’mung đhanuôr:“Văn hoá ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh ooy Nam Giang chr’nắp pr’hay bấc cơnh. Ooy đâu, manứih Ve dzợ zư lêy pa dưr bấc râu văn hoá, ooy đâu vêy j’niêng bh’rợ xay xơ. Bhiệc bhan xay xơ âng manứih Ve liêm ta níh, vêy đợ râu lalay cơnh. Bhiệc zư lêy lâng pa dưr đợ pr’hoọm chr’nắp liêm nâu vêy chr’hoong k’rang lêy zư, bhrợ pa dưr váih câu lạc bộ văn hoá. Chr’hoong cung p’too p’zương đhanuôr pấh bhrợ zâp bhiệc bhan văn hoá, liên hoan pr’hát xa nưl quần chúng đoọng tơợ đêếc bhrợ clan bhứah liêm văn hoá âng đhanuôr, chrooi pa xoọng pa dưr pa xớc du lịch. Bêl đâu cung nặc bêl choom chrooi đoọng, pa dưr văn hoá ty chr’năp ha lang p’niên./.”

Đặc sắc lễ cưới của người Ve

Đồng bào Ve thuộc nhóm dân tộc Giẻ Triêng sinh sống lâu đời tại huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Cùng với những phong tục, lễ hội như: lễ mừng lúa mới, mừng nhà mới…, thì lễ cưới truyền thống của người Ve là nét văn hóa đặc sắc được lưu giữ từ bao đời nay.

Cũng như các dân tộc anh em khác, nam nữ người Ve đến tuổi trưởng thành thường tìm hiểu nhau khi lên nương rẫy, xuống suối bắt cá hay trong các dịp hội làng. Các chàng trai thì chọn những cô gái thùy mị, nết na, chăm chỉ làm ăn, cư xử ôn hòa với gia đình và xã hội. Còn cô gái Ve cũng muốn chọn người chồng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, biết tôn trọng mọi người, không vi phạm luật tục của làng.

Sau khi tìm hiểu và tổ chức lễ dạm hỏi, đôi trẻ người Ve được 2 bên gia đình tổ chức lễ cưới.

Lễ cưới của người Ve thường được tổ chức vào dịp trăng tròn với mong muốn đôi trẻ sẽ sống bên nhau trọn đời như hình tròn của 2 mảnh trăng ghép lại. Ngày đầu tiên, lễ cưới được tổ chức tại nhà trai với sự hiện diện của 2 bên gia đình và dân làng. Khi đoàn đưa dâu đến nhà trai, người mai mối sẽ dẫn đầu, tiếp đến là bố mẹ, anh em, họ hàng nhà gái và cuối cùng là những cô gái Ve gùi củi. Những bó củi thẳng tắp được xếp dưới nhà sàn để hôm sau chia cho mọi người. Ông Hiên Hồn, ở xã Đắc Pre, huyện Nam Giang cho biết, tặng củi là một nét đẹp trong đám cưới của người Ve được bà con gìn giữ từ bao đời nay:“Truyền thống nghi thức cưới của người Ve vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ. Trong đám cưới của người Ve thì nhà gái đưa đến tặng nhà trai ít nhất là 50 bó củi, thể hiện sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Còn nhà trai cũng tùy vào điều kiện mà tặng lại nhà gái chiêng, ché, nồi đồng cùng nhiều đồ vật khác.”

Một nghi lễ không thể thiếu trong đám cưới của người Ve là cắt tiết con vật hiến tế. Khi đoàn nhà gái đến nhà trai sẽ không được vào nhà ngay mà phải chờ trước cửa. Lúc này, nhà trai đã đặt sẵn một con heo dâng cho nhà gái làm thịt để cúng ông bà hai họ. Theo phong tục của người Ve, sau khi cúng, chỉ nhà gái mới có quyền ăn thịt con vật đã hiến tế này. Nghi thức hoàn thành, nhà gái được vào nhà trai để chủ làng tuyên bố kết hôn và chúc đôi trẻ cùng gia đình 2 bên hạnh phúc, làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái để cùng giữ đất, giữ làng. Sau đó, tiệc cưới diễn ra trong sự chung vui của 2 gia đình, dòng họ và bà con dân làng. Theo bà Hiên Thị Hưm ở xã Đắc Pre, huyện Nam Giang, lễ cưới là nghi lễ quan trọng trong cuộc sống của đồng bào Ve:“Lễ cưới rất quan trọng trong đời sống của người Ve. Vì vậy, chúng tôi luôn gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống này. Ngày nay, cuộc sống hiện đại nên lớp trẻ không còn chú trọng lễ cưới truyền thống nữa. Vì vậy, chúng tôi là những người lớn tuổi thường khuyến khích con cháu tổ chức cưới theo nghi lễ truyền thống. Từ đó, mong lớp trẻ học hỏi để kế thừa truyền thống của cha ông.”

Ngày thứ 2, lễ cưới được tổ chức tại nhà gái cũng với các bước tương tự như ở nhà trai. Sau bữa tiệc mừng, 2 họ cùng nhảy múa trong tiếng đinh tút rộn ràng, tiếng cồng chiêng ngân vang. Mãi đến khi trời chập tối, nhà trai mới ra về, mang theo những tấm choàng thổ cẩm, khố, váy do nhà gái tặng. Nhà trai cũng tặng lại nhà gái nhiều đồ vật có giá trị như chiêng, ché, nồi đồng, chiếu…

Sau lễ cưới 3 ngày, người Ve sẽ tổ chức tục lại mặt trong thời gian 1 ngày, buổi sáng nhà gái sang nhà trai, buổi chiều nhà trai sang nhà gái. Mỗi gia đình làm thịt 1 con heo để mời anh em họ hàng và dân làng thân thiết tới dự, cùng nhau ăn uống, trò chuyện. Sau đó, đôi vợ chồng mới cưới sống cùng cha mẹ chàng trai và thực hiện nghĩa vụ của mình. Anh Brôl Đức ở huyện Nam Giang bày tỏ, là người trẻ, bản thân anh cũng mong muốn được tổ chức lễ cưới theo phong tục truyền thống của dân tộc mình:“Tôi thấy lễ cưới của người Ve rất có ý nghĩa, gọn gàng, tiết kiệm. Ngày nay lễ cưới cũng đã được bỏ đi những phần không còn phù hợp, không đúng thực tế và cũng giữ lại đầy đủ các bước theo truyền thống. Ví dụ như tặng củi ngày xưa cả trăm bó, giờ rút gọn lại mấy chục bó thôi. Bản thân tôi nghĩ chúng ta nên gìn giữ, bảo tồn lễ cưới truyền thống này.”

Tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 85% dân số, bao gồm 2 dân tộc chính là Cơ Tu và Giẻ Triêng, trong đó, người Ve là một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng. Cũng như các dân tộc anh em khác, đồng bào Ve vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có nghi thức cưới. Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trong những năm qua, địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số. Theo ông Châu Văn Ngọ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào không chỉ để lại cho con cháu mai sau mà còn góp phần phát triển du lịch, nâng cao đời sống người dân: “Văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Nam Giang rất phong phú, đặc sắc. Trong đó, người Ve vẫn bảo tồn, lưu giữ được nhiều nét văn hóa, trong đó có nghi thức cưới. Lễ cưới của người Ve mang tính nhân văn cao, có những nét riêng, mộc mạc, chân tình. Việc gìn giữ và phát huy bản sắc này luôn được chúng tôi quan tâm bằng cách duy trì, hình thành các câu lạc bộ văn hóa. Huyện cũng khuyến khích bà con tham gia các lễ hội văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng để từ đó lan tỏa văn hóa của đồng bào, góp phần phát triển du lịch. Đây cũng là dịp có thể trao truyền văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ./.”

 

PV Kim Thu-TTMT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC