Đhr’niêng bhuôih ping ma nưih Ê Đê- Đhị zư đơc đợ chr’năp văn hóa lang ahay
Thứ bảy, 13:24, 01/07/2023  (CTV Lê Biết)  (CTV Lê Biết)
Đhr’niêng bhuôih ping âng đha nuôr apêê caoon coh Tây nguyên moon pa zum lâng ma nưih Ê Đê moon la lay năc muy đhr’niêng ga măc bhlâng coh đhr’niêng lơi abhuy, bơơn bhrợ têng đoọng  tr’pac lâng ma nưih lâh căh dzợ. Nâu đoo năc dzợ bh’rợ  văn hóa k’rong pa zum apêê chr’năp abhuy alụ coh pr’ăt tr’mông âng ma nưih Ê Đê đhị tỉnh Phú Yên.

 

 

Đha nuôr Ê Đê coh tỉnh Phú Yên vêy pr’ăt tr’mông văn hóa, bhiêc bhan pa bhlâng bâc cơnh, coh đêêc, đhr’niêng bhuôih ping bơơn lêy năc muy coh bâc đhr’niêng pa bhlâng liêm pr’hay. Ting cơnh ma nưih Ê Đê công cơnh apêê acôn coh coh zr’lụ Đông Trường Sơn, đhr’niêng bhuôih ping năc đhr’niêng chr’năp bhlâng lâng căh choom căh vêy coh apêê đhr’niêng âng lang ma nưih, buôn ta bhrợ coh hân noo xơơt, vêy bh’rương lâng bơơn bhrợ têng đhị ping – đhị tâp lơi ma nưih chêêt. Đoọng bhrợ đhr’niêng bhuôih ping, pr’loọng đong vêy ma nưih căh dzợ năc ra văng zâp ch’nêêh, lêệ, a lăc lâng apêê bha nuôih xang năc xay moon lâng c’bhuh xoọng, t’cooh vel, đha nuôr coh vel tươc pâh. Pa bhlâng năc, l’lăm n’năc choom vêy ma nưih têch n’loong, cooch booc bhrợ ping k’tứi. Nghệ nhân Y Mẻ ăt coh chr’val Sơn Giang, chr’hoong Sông Hinh moon: “Ma mông coh lang n’nâu vêy đong năc ma nưih chêêt công vêy ping. Năc đoo ma nưih ma mông bhrợ têng liêm bh’rợ đơơng abhuy c’moch, năc ma nưih chêêt vêy yêm chô ooy lang c’moch bhui har, ca bhố ngăn lâh. Năc đoo ga măc bhlâng năc p’nong t’rí đoọng bhrợ t’noọl tu cơnh đêêc bhrợ t’noọl đoọng moon pa glai đoọng ha bhuy c’moch, apêê đoo chô lêy.”

Đhị vel Xây Dựng, chr’val Suối Trai, chr’hoong Sơn Hòa, ma nưih đong âng pr’loọng đong bhrợ đhr’niêng bhuôih ping ha Mí Klin. Bêl măt t’ngay r’dợ loop n’đăh da ding, p’nong t’rí năc râu đoọng bhuôih ha ma nưih căh dzợ bơơn kêêh chọ đhị t’noọl x’nuur ta c’đhâng đhị ping, công năc bêl xa nul chiing goong chr’va ca dzrưưng, xay moon đhr’niêng bhuôih ping năc âi tơơp. T’cooh vel Ma Cốt ăt coh vel Xây Dựng, chr’val Suối Trai, chr’hoong Sơn Hòa, năc ma nưih bhrợ đhr’niêng n’nâu moon: “Ting đhr’niêng bh’rợ năc choom tăc t’rí. Tăc t’rí năc t’rí ting Mí Klin. Tơợ lang a hay, tơợ lang aconh abhươp, âi vêy t’rí năc choom vêy x’nuur đoọng bhrợ đhr’niêng bhuôih. T’ngay ra diu pa gang muy p’nong a tưch xang n’năc pay lêệ t’rí chọ ooy t’noọl, tươc crêê 4 giờ năc pac cr’van mơ nêêh vêy, cơnh a chị, ch’piah, c’bat, gọ gooi, hâu nêêh vêy a đoo buôn đươi râu đêêc pac đoọng ha đoo.”

Coh đhr’niêng bhuôih ping, ma nưih đong âng ma nưih căh dzợ vêy đơơng âng đh’râu đh’rí, pa zêng n’hâu nêêh zâp t’ngay âng ma nưih ma mông đươi dua đơc đăn đhị ping, năc đoọng ha pêê căh dzợ đươi dua coh lang c’moch. Coh đhr’niêng bhuôih ping, apêê đoo dzợ chọ muy p’nong a tưch coh l’ping ping lâng angoọn chỉ. Bêl xang bhrợ apêê đhr’niêng, apêê năc tơơp căt chỉ đoọng a tưch lươt moot ooy crâng, năc bơơn pa căh cơnh muy râu ma bhuy đoọng k’đơơng c’lâng r’vai căh dzợ chô ooy lang c’moch. Ting apêê đong pa chăp lêy văn hóa, đhr’niêng bhuôih ping năc muy bhiêc bhang a măc đơơng đhr’niêng lơi abhuy, bơơn ma nưih ma mông bhrợ đoọng đơơng r’vai ma nưih căh dzợ chô ooy lang n’tôh. PGS- TS Buôn Krong Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Viện Khoa học Xã hội lâng Nhân văn, Đại học Tây Nguyên đoọng năl: “Coh đhr’niêng bhuôih ping vêy bâc đhr’iêng bh’rợ, ha dang cơnh tăc t’rí căh câ bơr p’nong t’rí năc apêê đoo vêy bhuôih bơr chu đhị x’nuur, lêy cơnh năc đoo pr’hêl ha ma nưih căh dzợ. Pr’hêl âng apêê n’lơơng năc choom ta bhrợ lâng n’loong cơnh đong, tơơm n’dza, căh câ n’hâu a đay lêy kiêng đơơng đoọng ha ma nưih căh dzợ. Lâh đhr’niêng bhuôih ping đoọng đơơng r’vai ma nưih căh dzợ x’ría bhlâng năc vêy đhr’niêng crêê tươc bh’rợ bhrợ pa lưch râu ăt pa zum bhlưa ma nưih ma mông lâng ma nưih chêêt.”

Đhr’niêng bhuôih ping âng ma nưih Ê Đê buôn bhrợ coh 3 t’ngay bơr ha dum, vêy ngai đanh lâh. Coh t’ngay tr’nơơp năc t’ngay lơi ping ty,  bhrợ ping t’mêê. C’la đong cut aoc căh câ c’rooc, bhuôih a lăc. Prang vel tươc zooi, cha ộm, bhui har. Bêl xang bhrợ ping, prang đong lâng c’bhuh xoọng tươc bhuôih.

Tươc t’ngay m’muy, c’la đong ra văng a lăc, lêệ đoọng bhrợ đhr’niêng ga măc lâh. Nâu đoo năc đhr’niêng bha lâng  lơi jợ r’vai ma nưih chêêt. Đha nuôr đhưưng xí lâng t’nơơt Arap pêê đhiêr. Xang n’năc, apêê ma nưih đong năc vêy tâm goong lươt pêê dhiêr đhiêr ping đoọng đơơng âng r’vai ma nưih căh dzợ g’luh x’ría. Pr’lưch đhr’niêng n’nâu năc đhr’niêng tăc t’rí, bha nuôih bhuôih đoọng ha mưih chêêt, đoọng t’rí chô ooy lang n’đăh tôh bhrợ pr’zơc lâng ma nưih căh dzợ.

Xang bêl bhrợ đhrniêng bhuôih ping, ma nưih ma mông k’rêêm ă năc a đay âi bhrợ xang bh’rợ lâng ma nưih căh dzợ lâng ma nưih căh dzợ năc vêy choom ăt ma mông lang n’đăh tôh liêm choom. PGS-TS Buôn Krong Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội lâng Nhân văn, Đại học Tây Nguyên đoọng năl p’xoọng: “Nâu đoo năc muy coh bâc đhr’niêng pa bhlâng chr’năp coh c’bhuh đhr’niêng bh’rợ lang ma nưih. Lâng xang bêl bhrợ đhr’niêng bhuôih ping năc pr’loọng đong doó lơi jợ luôn năc muyc căh bhrợ têng đhr’niêng crêê tươc ping dzợ. Adich abhươp lang a hay âng ma nưih Ê Đê công bơơn apêê lang ca coon cha chau đay hay tươc lâng zâp bêl vêy bh’rợ ga măc chr’năp coh pr’loọng đong, apêê đoo bhuôih câ abhô dang, adich abhươp căh dzợ l’lăm vêy ha dợ bhrợ đhr’niêng bha lâng./.”

Lễ bỏ mả của người Ê Đê- Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống

Lễ bỏ mả của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng là một nghi thức trang trọng trong tang lễ, được tổ chức để từ biệt người đã khuất. Đây còn là hoạt động văn hóa hội tụ các giá trị tâm linh trong đời sống của người Ê Đê tại tỉnh Phú Yên.

Đồng bào Ê Đê ở tỉnh Phú Yên có đời sống văn hóa, lễ hội rất phong phú và đa dạng, trong đó, lễ bỏ mả được xem là một trong những nghi lễ đặc sắc. Theo quan niệm của người Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở khu vực Đông Trường Sơn, lễ bỏ mả là nghi thức quan trọng nhất và không thể thiếu trong các nghi lễ vòng đời người, thường diễn ra trong mùa nắng, có trăng sáng và được tổ chức ngay tại mộ - nơi chôn cất người chết. Để tiến hành lễ bỏ mả, gia đình có người mất phải chuẩn bị đầy đủ gạo, thịt, rượu và các đồ  cúng lễ rồi báo tin cho họ hàng, già làng, người dân trong buôn làng tới dự. Đặc biệt, trước đó phải có người chặt gỗ, đẽo tượng làm nhà mả. Nghệ nhân Y Mẻ ở xã Sơn Giang, huyện Sông Hinh nói: “Sống trên đời này có cái nhà và người chết có cái mộ. Ý nghĩa là người chồng thực hiện tốt đưa tiễn tâm linh người quá cố thanh thản hơn, vui hơn, đầy đủ hơn. Nó lớn nhất là con trâu để xây cột cho nên làm cái cột đây để trưng bày tâm linh nhan vàng, người ta về chứng kiến để tiễn vợ mình.”

Tại buôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hoà, người thân của gia đình tổ chức lễ bỏ mả cho Mí Klin. Khi mặt trời dần tắt sau đỉnh núi, con trâu là vật hiến sinh cho người mất được dắt về cột ở cây nêu trước mả, cũng là lúc tiếng cồng chiêng vang lên rộn rã, báo hiệu nghi lễ chính thức lễ bỏ mả bắt đầu. Già làng Ma Cốt ở buôn Xây Dựng, xã Suối Trai, huyện Sơn Hoà, là người chủ lễ cho hay: “Theo phong tục tập quán thì phải đâm trâu. Đâm trâu là con trâu đi theo Mí Klin. Truyền thống từ bao đời, từ ông cố, ông nội, hễ có con trâu thì phải có cây nêu này mà ăn bỏ mả. Ngày mai cột con gà rồi lấy thịt trâu cột lên, rồi đúng 4 giờ chia tài sản những gì có, như rựa, như liềm, chén, nồi,  những gì bà thường dùng đó, cho bà.”

Trong lễ bỏ mả, người thân của người đã khuất sẽ đem đồ đạc, tất cả mọi thứ thân thuộc hằng ngày của người sống sử dụng đặt cạnh ngôi mộ, với mục đích cho họ dùng ở thế giới bên kia. Trong lễ bỏ mả, người ta còn cột một con gà trên ngôi mộ bằng sợi chỉ. Sau khi hoàn thành các nghi thức, người ta sẽ cắt chỉ để gà tự đi vào rừng, nó được tượng trưng như một vật thiêng để dẫn dắt linh hồn người mất sang thế giới bên kia. Theo các nhà nghiên cứu văn hoá, lễ bỏ mả là một lễ hội lớn mang tính chất tang lễ, được người sống tổ chức để từ biệt, tiễn đưa người đã khuất về cõi vĩnh hằng. PGS-TS Buôn Krong Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tây Nguyên cho biết: “Trong lễ bỏ mả có nhiều lễ, nếu như hiến sinh 1 con trâu hoặc là hai con trâu thì người ta sẽ tổ chức hiến sinh hai lần thông qua các cột nêu, coi như đó là quà tặng người quá cố. Quà tặng của những người khác có thể là bằng tượng nhà mồ, cũng có thể là rượu cần hoặc là những hiện vật mà mình cảm thấy cần chia sẻ với người chết. Ngoài nghi lễ cúng cho ngôi mộ để tiễn đưa người quá cố lần cuối cùng thì có những nghi lễ liên quan đến việc cắt đứt sự kết thân giữa người chồng và người vợ.”

Lễ bỏ mả của người Ê Đê thường diễn ra ba ngày hai đêm, thậm chí dài hơn. Trong ngày đầu tiên là ngày bỏ nhà mả cũ, dựng nhà mả mới. Gia chủ thịt lợn hoặc thịt bò, cúng rượu. Cả buôn làng tới làm giúp, ăn uống, vui chơi. Khi dựng xong nhà mả, cả nhà và họ hàng đến đó cúng tế.

Sang ngày hôm sau, gia chủ chuẩn bị sẵn sàng rượu, thịt để làm lễ lớn hơn. Đây là lễ cúng chính vĩnh biệt hồn người chết. Dân làng đánh cồng chiêng và nhảy Arap ba vòng. Tiếp đó, những người thân trong gia đình sẽ đánh cồng tay đi ba vòng quanh mả để tiễn biệt người mất lần cuối cùng. Kết thúc nghi thức này là nghi thức đâm trâu, vật hiến sinh cho người mất để con trâu sang thế giới bên kia làm bạn với người mất.

Sau khi làm lễ bỏ mả, người sống yên tâm rằng mình đã làm tròn bổn phận với người đã khuất và người chết mới có thể tái sinh vào kiếp khác, tiếp tục một cuộc đời mới. PGS-TS Buôn Krong Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Tây Nguyên cho biết thêm: “Đây là một trong những lễ hội rất là quan trọng trong hệ thống lễ hội vòng đời. Và sau khi làm lễ bỏ mả thì gia đình không bỏ hẳn mà ở đây là không thực hiện các nghi thức liên quan đến ngôi mộ nữa. Ông bà tổ tiên của người Ê Đê vẫn được các thế hệ con cháu của mình tưởng nhớ và mỗi lần có một sự kiện thành danh nào đó của các con cháu trong gia đình thì người ta lại cúng ông bà tổ tiên trước khi tổ chức lễ chính./.”

 (CTV Lê Biết)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC