Hân noo ha pruốt dưr chr’va xa nưl chiing goong đhị đông Rông ty chr’nắp âng manứih Hà Lăng
Thứ sáu, 18:03, 02/02/2024 Khoa Diem -TTTN Khoa Diem -TTTN
Đông Rông nắc mưy c’léh bh’rợ ma bhưy chr’nắp âng bấc acoon cóh zr’lụ Tây Nguyên. Đoọng đông Rông ty chr’nắp ting ặt zư pa dưr ting cr’chăl t’ngay, đh’rứah lâng râu zooi đoọng âng Đảng, Nhà nước lâng zâp cấp chính quyền, đoàn thể vel đông dzợ vêy bh’rợ chr’nắp âng zâp apêê nghệ nhân cóh vel đông

 

 

 

 

Lâng manứih Xơ Đăng cóh Kon Tum, hân noo p’răng xơớt Tây Nguyên cung nặc hân noo ta bhrợ đợ bhiệc bhan chr’nắp âng đhanuôr. T’coóh A Thiu, 70 c’moo, mưy ooy 4 apêê t’coóh âng vel Đăk Đe, chr’val Rờ Kơi, chr’hoong Sa Thầy dzợ zư đợc bấc bh’rợ âng a’conh a’bhướp đoọng đắh bhrợ pa dưr đông Rông ty chr’nắp âng manứih Hà Lăng, mưy pa lêếh âng acoon cóh Xơ Đăng chi ol ooy p’bhung đông Rông âng vel đông moon, cắh vêy chr’tốp đông Rông ty chr’nắp nắc zâp bhiệc bhan âng vel bhươl cắh liêm choom. Tu cơnh đêếc, tơợ bêl đông Rông ty chr’nắp âng vel bơơn bhrợ pa dưr, pa lứih l’lăm Tết Nguyên đán Giáp Thìn, râu bhui har cóh loom đhanuôr zâp vel Đăk Đe ting bấc lấh mơ. T’coóh A Thiu hơnh déh, cắh mưy đhị đoọng ặt pazưm vel bhươl, p’bhung đông Rông nâu dzợ nặc c’léh bh’rợ âng tinh thần đại đoàn kết acoon cóh lâng c’léh bh’rợ c’rơ chr’nắp âng đhanuôr: “Bhrợ pa dưr đông Rông đoọng zư lêy văn hoá chr’nắp liêm âng acoon cóh Tây Nguyên moon zr’nưm lâng acoon cóh Hà Lăng âng zi moon lalay. Vêy râu pa zưm bhrợ đh’rứah, zooi đoọng âng Đảng, Nhà nước zooi lâng tinh thần, pr’đươi cr’van đoọng bhrợ bhui har, hâng hơnh. Lấh mơ dzợ, râu pa zưm bhrợ đh’rứah âng đhanuôr cóh vel đông bơơn chrooi đoọng m’bứi đắh pr’đươi cr’van, lấh mơ nắc tơợ bhiệc k’tứi tước bhiệc ga mắc đoọng váih mưy đông Rông bhứah liêm cơnh đâu”.

Đoọng bhrợ pa dưr đông Rông crêê liêm âng manứih Xơ Đăng pa lêếh đắh Hà Lăng, 204 pr’loọng đhanuôr lâng lấh 880 manứih cóh vel Đăk Đe lêy bấc chu họp prá. Liêm buôn lấh mơ nắc vêy râu zooi đoọng k’noọ 100 ực đồng tơợ Dự án 6, xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai âng Bảo tàng -Thư viện tỉnh Kon Tum xay bhrợ. Cán bộ Bảo tàng - Thư viện Tỉnh Kon Tum cung t’bhlâng zooi đoọng đhanuôr đắh c’léh cha nụp, c’năl bh’rợ đắh bh’rợ bh’lêê bh’la ahay; hệ thống đhị bhiệc bhan ooy bh’rợ “Hơnh déh đông Rông t’mêê” âng đhanuôr... Đắh đhanuôr ơy t’bhlâng chấc lêy đợ pr’đươi pr’dua tu chr’nắp cơnh: n’loong, plăng, cram, cr’đêê... chấc lêy bhrợ pa chăm, pa liêm đông Rông ty chr’nắp âng a’conh a’bhướp ơy ting bil pất ting t’ngay c’xêê. T’coóh A Năng đoọng năl, tu vêy pr’ắt bh’rợ đoàn kết, t’bhlâng pa dưr bhrợ nắc vêy liêm choom: “Cán bộ vel, t’coóh vel, apêê đha đhâm c’moor đoàn kết đh’rứah tr’cơnh loom đoọng bhrợ liêm xang đông Rông nâu”.

T’coóh A Un, 62 c’moo đoọng năl: “Acu lướt ta moóh đợ apêê t’coóh đoọng năl ooy đợ bài chiing ty, xang nặc múa xoang tơợ đêếc đh’rứah lâng c’bhúh chiing goong - xoang âng vel pa choom. ĐoỌng xr bhrợ đợ c’léh bh’rợ pa chăm ooy t’noọl đông Rông nắc lêy hay râu a’conh a’bhướp pa choom đoong lêy bhrợ. Vêy c’léh bh’rợ liêm bhlâng, bêl ahay ơy vêy lêy nắc xăm ooy a’conh cu. Bil 2 t’ngay lâng manứih ting bhrợ lâng cu nắc vêy choom xrặ bhrợ. Bấc c’rơ g’lêếh, zr’nắh bhlâng, hân đhơ cơnh đêếc, vêy bhrợ đông Rông liêm cơnh đâu bhui har bhlâng”.

Tu vêy k’đươi moon zâp ngai ting bhrợ, xang lấh 2 c’xêê bhrợ đhanuôr vel Đăk Đe ơy bhrợ pa dưr đông Rông ty chr’nắp âng acoon cóh đay. ĐoỌng bhrợ pa dưr đông Rông dal nắc a’tếh k’noọ 13m, ha dợ dal nắc a’tốh mơ 9,4m lâng bhứah 5m đh’rứah lâng k’noọ 100 ực đồng zooi đoọng tơợ dự án 6, đhanuôr vel Đăk Đe dzợ lêy chrooi đoọng tơợ 200 r’bhâu đồng nắc a’tếh lâng k’ha riêng công pa bhrợ. T’coóh Nguyễn Văn Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh Kon Tum đoọng năl, đh’rứah lâng cr’noọ bh’rợ zư lêy, bhiệc bhrợ pa dưr đông Rông ty chr’nắp âng manứih Hà Lăng chr’nắp lấh mơ nắc pa zưm zâp lang lâng pa dưr đợ chr’nắp văn hoá ooy pr’ắt tr’mung âng đhanuôr: “Cóh vel đợ apêê năl liêm ghít nắc apêê ting zooi, hân đhơ cơnh đêếc, lang đha đhâm c’moor năc apêê cắh ơy vêy ta k’âng pa choom. Đhị bhiệc k’đươi c’rơ bh’rợ âng đhanuôr đoọng bhrợ pa dưr đông Rông crêê cơnh ty ahay, lang p’niên ơy đương xơợng đợ apêê pa bhriêl pa choom đoọng ha y chroo zư lêy. Ooy bhiệc bhrợ nâu, lang p’niên hâng hơnh bhlâng, đươi bhrợ lâng đợ apêê ga rựa t’ha cung cơnh lâng t’coóh vel, trưởng vel đoọng đh’rứah lâng vel bhrợ pa dưr, zư lêy đông Rông”.

Tết nâu đhị đông Rông ty chr’nắp, đhanuôr vel Đăk Đe, chr’val Rờ Kơi, chr’hoong Sa Thầy, tỉnh Kon Tum bhrợ bấc bh’rợ hơnh déh ha pruốt, bhui har Tết Giáp Thìn. Râu bhui har, xa nưl chiing goong lâng pr’múa Chiêu ty chr’nắp âng manứih Hà Lăng cơnh ặt dưr chr’va tước zâp ooy crâng k’coong./.

Mùa Xuân vang tiếng cồng chiêng dưới mái Nhà Rông truyền thống

                                         của người Hà Lăng

Nhà Rông là một biểu tượng linh liêng, độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên. Để Nhà Rông truyền thống mãi trường tồn cùng thời gian, cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương còn có vai trò rất quan trọng của các  nghệ nhân trong cộng đồng.

Đối với người Xơ Đăng ở Kon Tum, mùa khô Tây Nguyên cũng là mùa diễn ra những lễ hội quan trọng của cộng đồng. Già A Thiu, 70 tuổi, một trong 4 người già của làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy còn nắm giữ nhiều bí quyết trao truyền từ ông cha về thi công, dựng Nhà Rông truyền thống của người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng chỉ tay lên mái Nhà Rông của làng, khẳng định, không có mái Nhà Rông truyền thống thì tất cả các Lễ hội của làng đều kém vui. Bởi vậy kể từ khi Nhà Rông truyền thống của làng được phục dựng, khánh thành ngay trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn, niềm vui trong lòng mỗi người dân làng Đăk Đe cứ nối dài mãi. Già A Thiu tự hào, không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng, mái Nhà Rông này còn là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc và biểu thị sức mạnh của cộng đồng: “Xây dựng Nhà rông để mà bảo tồn văn hoá đặc sắc của dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Hà Lăng của chúng tôi nói riêng. Có sự đồng tình, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để tạo khí thế phấn khởi. Hơn nữa sự đồng tình của bà con thôn làng được đóng góp một phần nhỏ bé về vật chất, đặc biệt là tinh thần từ việc nhỏ đến việc lớn để trở thành một Nhà Rông khang trang như thế này”.     

    

Để phục dựng được Nhà Rông đúng truyền thống của người Xơ Đăng nhánh Hà Lăng, 204 hộ dân với trên 880 nhân khẩu làng Đăk Đe phải nhiều lần  họp bàn. Thuận lợi là có sự hỗ trợ gần 100 triệu đồng từ Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Bảo tàng- Thư viện tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện. Cán bộ Bảo tàng- Thư viện tỉnh Kon Tum cũng tích cực hỗ trợ người dân về hình ảnh; tri thức kiến trúc dân gian; hệ thống phần Lễ và phần Hội trong sự kiện “Mừng Nhà rông mới” của cộng đồng… Về phía người dân đã nỗ lực sưu tầm, tìm kiếm những vật liệu truyền thống, như: gỗ, tranh, tre, nứa… tìm lại hoạ tiết trang trí, cách thức dựng Nhà Rông truyền thống của ông cha vốn đã bị mai một theo thời gian. Già A Năng, cho biết nhờ có tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao mới làm được: “Cán bộ thôn, già làng, trung niên, thanh niên đoàn kết sum họp một lòng, một dạ đoàn kết để hoàn thành Nhà Rông”.

Ông A Un, 62 tuổi, cho biết: “Mình đi hỏi những người già để biết về những bài chiêng cổ, rồi múa xoang từ đó cùng cả đội cồng chiêng- xoang của làng luyện tập. Để vẽ được những hình trang trí trên cột, xà Nhà Rông mình phải nhớ lại ông cha xưa đã làm. Có hình rất đẹp mình nhớ đã từng nhìn thấy là hình xăm trên cha mình. Phải nhớ lại rồi mất 2 ngày với người phụ việc mình mới vẽ xong. Nhiều công, vất vả nhưng mà làm được Nhà Rông đẹp vui lắm”.

Nhờ huy động được trí tuệ tập thể, sau hơn 2 tháng thi công dân làng Đăk Đe đã phục dựng được Nhà Rông truyền thống của dân tộc mình. Để phục dựng được Nhà Rông có chiều cao gần 13m, dài 9,4m và rộng 5m cùng với gần 100 triệu đồng hỗ trợ từ Dự án 6, dân làng Đăk Đe còn tự nguyện đóng góp từ 200 nghìn đồng trở lên cùng hàng trăm công lao động. Ông Nguyễn Văn Quang, Phó Giám đốc Bảo tàng- Thư viện tỉnh Kon Tum, cho biết cùng với ý nghĩa bảo tồn, việc phục dựng được Nhà Rông truyền thống của người Hà Lăng còn có ý nghĩa lớn hơn là kết nối được các thế hệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ngay trong cuộc sống thường ngày của người dân: “Trong làng những người am hiểu biết thì người ta rất ủng hộ nhưng mà lớp thanh niên thì người ta lại chưa được dẫn dắt đi theo. Qua việc huy động sức mạnh của cộng đồng để mà phục dựng Nhà Rông đúng theo truyền thống, lớp trẻ đã tiếp thu được tri thức dân gian của cha ông để mà tiếp tục cho công việc bảo tồn. Qua việc làm đây lớp trẻ rất ủng hộ, rất đồng tình với những người lớn tuổi cũng như là với già làng, thôn trưởng để mà cùng với thôn làng phục dựng, bảo tồn Nhà Rông”.

Tết này dưới mái Nhà Rông truyền thống, dân làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum tổ chức nhiều hoạt động đón Xuân, vui Tết Giáp Thìn. Niềm vui, tiếng cồng chiêng và điệu múa Chiêu truyền thống của người Hà Lăng như kéo dài mãi vang vọng đến tận đại ngàn./.

Khoa Diem -TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC