LIÊM PR’HAY PR’HOỌM BH’NÊÊC COH CR’TÊỆNG ÂNG PÂN ĐIL MÔNG BHOOC
Thứ hai, 17:22, 26/02/2024 Thào Ly, Lê Hạnh-TTTB Thào Ly, Lê Hạnh-TTTB
Xa nâp âng pân đil Ma nưih Mông bhooc bơơn pa zum tơợ pa bhlâng bâc râu cơnh quần, a dooh, xr’nap, khăn pơng… Coh đêêc vêy cr’têệng chọ đhị tr’vệêng âng pân đil. Nâu cung năc rau bhrợ k’đhap bhlầng

 

 

Đoọng bhrợ cr’têệng, ađhi amóo pân đil Mông Bhooc năc chơơih pay muy bêệ bhai tăm ga măc lâh tr’pang têy, dal dâng muy zr’looc, bhai n’nâu choom năc bhai proọng, căh choom l’boot la lâh. Xang n’năc pay đợ bhai bhooc, rơơc, t’viêng căh câ bhrôông ih c’chăl đhị ta la bhai tăm bhrợ vaih 5 ô ma mơ ( Zâp ô muy râu bhai la lay râu). Bêl âi ra văng xang, a đhi amoó pay kéo k’tứi, toch, căt pa liêm vaih đợ c’lâng cơnh p’châu căh câ đợ c’lâng văng, hình tam giác… căh câ ting apêê pr’đhang x’ră âng đay kiêng ca ih coh apêê ta la bhai vêy pr’hoọm la lay cơnh. Zâp ô năc căt bhrợ 5 bêệ cơnh p’châu; 5 c’lâng văng căh câ 5 hình tam giác ma mơ pâ. Xang bêl căt xang, pay za rum plât ih ting bêệ đoọng ih cớ muy c’lâng 2 chu; muy c’lâng căt vêy bhrợ t’vaih muy bh’nêêc coh cr’têêng. Amoó Lầu Thị Chứ, coh vel Cha Mại A, chr’val Long Hẹ, chr’hoong Thuận Châu, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Zâp ô đươi muy râu chỉ la lay pr’hoọm đoọng ih c’lâng. Ô bhai pr’hoọm bhooc đươi k’paih bhrôông căh câ rơơc, ô bhai rơơc đươi k’paih bhrôông căh câ t’viêng đoọng ih. Muy n’đăh ih 5 ô bh’nêêc. Bêl  ih xang năc vêy bhrợ tươc bha lâng coh m’pâng. Muy cr’têêng đươi bơr c’năt ih bh’nêêc p’têêt muy ooy vaih 10 ô bh’nêêc năc vêy zâp dal đoọng pọor prang tr’vêệng”.

Kiêng vêy bơơn đợ cr’têêng liêm bhlâng năc kiêng vêy tr’pang têy z’hai g’lăng âng ma nưih pân đil Mông bhooc. Tu cơnh đêêc, lêy đợ bh’nêêc coh cr’têêng choom năl ma nưih Mông z’hai g’lăng căh. P’căn Vàng Thị Ná, coh vel Co Mạ, chr’val Co Mạ, chr’hoong Thuận Châu đoọng năl: “Coh xa nâp âng ma nưih Mông bhooc, cr’têêng năc râu chr’năp bhlâng, k’đhap bhrợ lâng bil bâc cr’chăl bhlâng. Ma nưih Mông tỵ l’lăm looih ma mông coh a ral da ding, pr’ăt t’rmông bâc năc g’nưm ooy ha rêê ha lai, prang c’moo ga lêêh ga lêêh, căh vêy cr’chăl đoọng bhrợ. Bêl ahay, a đhi amoó Mông k’dâng lêy năc ih bhrợ xa nâp, công cơnh cr’têêng zêng lâng têy. Nâu câi, vêy máy ơ ih, n’dhang công bil bơr pêê c’xêê vêy bơơn bhrợ muy bêệ. Bêl ih x’ră coh cr’têêng năc căh choom n’jưah lươt truih c’lâng n’jưah ih, tu c’lâng chỉ pa bhlâng k’tứi, năc đươi za zum đoot pa liêm ting chr’mêêt đoọng k’ih pa ma mơ, tơt muy đhị ih bhrợ vêy choom liêm: “Ih bh’nêêc coh cr’têêng năc k’đhap bhlâng, bil bâc cr’chăl. Zâp ô bh’nêêc tơợ bêl căt pa tươc ih xang năc bil toot muy t’ngay. Ha dang p’zay căh đhêy ăt năc lâh 1 c’xêê tươc 2 c’xêê vêy bơơn ih muy c’năt, ha dang căh p’zay năc bil toot c’moo. Công ting ooy râu x’ră âng đay ih k’đhap buôn năc ih bhrợ đanh hay đơơh”.

Pân đil Mông bhooc buôn pọor hăt bhlâng tơợ 20 tươc 30 bêệ cr’têêng. Đợ pân đil z’hai buôn bhrợ têng, pr’loọng đong z’zăng năc choom câl bhai lâng coh bơr pêê c’moo choom bhrợ zâp đoọng ha đay pọor, ha dợ pr’loọng đong ngai đha rưt năc đhưh đươi bhai ty đoọng pọor l’lăm, xang năc vêy pọor đợ cr’têêng t’mêê coh clang nguôi. Xooc đâu âi vêy bâc bhai công nghiệp liêm, ađhi amoó doó dzợ bâc cr’chăl tơt taanh cơnh a hay. Lâh đhị đêêc, đhị apêê phiên chợ zr’lụ da ding ca coong xooc đâu công vêy bâc luung pa câl đợ n’đooh, a dooh âng ma nưih Mông, coh đêêc vêy đợ xa nâp, cr’têêng âng pân đil Mông bhooc ih bhrợ l’lăm liêm cra. Bâc ngai tu tr’vâng bh’rợ tr’nêng, k’rong bhrợ pa dưr tr’mông pr’loọng đong, căh vêy cr’chăl đoọng ih ha đay đợ xa nâp, đợ cr’têêng t’mêê năc choom tươc apêê đhị pa câl đoọng câl ha đay đợ xa nâp, đợ cr’têêng t’mêê đoọng xâp bêl tươc tươc, ha pruôt chô. Amoó Phàng Thị Máy, vel Co Mạ, chr’val Co Mạ, chr’hoong Thuận Châu tươc phiên chợ da ding ca coong Co Mạ đoọng câl ha đay lâng k’diic k’coon đợ xa nâp t’mêê coh apêê t’ngay Tết, xay moon: “Nâu câi bâc xa nâp bơơn k’ih pa bhlâng liêm, acu tươc đâu chơơih pay câl ha đay lâng ha k’diic ca coon xa nâp, cr’têêng t’mêê đoọng xâp coh apêê t’ngay Tết. Xooc đâu bhrợ ha rêê ha lai pa bhlâng ga lêêh ga lêêng, căh vêy cr’chăl đoọng k’ih, tu cơnh đêêc p’zay bhrợ cha đoọng vêy zên lâng câl đọong xâp”.

Coh bâc t’ngay ha pruôt, râu liêm bhưưng ang tơợ apêê xa nâp âng ađhi amoó pân đil Mông Bhooc, cơnh lâng đợ bêệ cr’têêng đơơng bâc pr’hoọm hr’luc lâng pr’hoọm bhrôông âng pô đào, bhooc âng pô mận âi bhrợ pa liêm ha t’la tranh ha pruôt da ding ca coong bh’nhăn liêm pr’hay lâh mơ./.

Độc đáo và sắc màu hoa văn trên dây lưng của phụ nữ Mông trắng

Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông trắng được kết hợp từ rất nhiều bộ phận như quần, áo, yếm, khăn đội đầu… Trong đó không thể không kể đến những chiếc dây lưng cuốn quanh vùng eo của người phụ nữ. Đây cũng là phần cầu kỳ, tốn nhiều thời gian và khó làm nhất trên bộ trang phục.

Để làm dây lưng, chị em phụ nữ Mông Trắng phải chọn một mảnh vải đen rộng hơn bàn tay, dài khoảng một cánh tay làm miếng lót phía dưới (mảnh vải này phải là vải hơi cứng, không được mềm quá), sau đó lấy những mảnh vải trắng, vàng, xanh hay đỏ may xen kẽ lẫn nhau lên trên mảnh vải đen thành 5 ô bằng nhau (Mỗi ô một loại vải khác nhau). Khi đã chuẩn bị xong, chị em lấy kéo nhỏ, nhọn, đục, cắt tỉa thành những đường nét xoắn ốc hay những đường cong, hình tam giác… hoặc theo những mẫu hoa văn mà mình muốn may trên các mảnh vải có màu sắc khác nhau. Mỗi một ô phải cắt làm 5 xoắn ốc; 5 đường cong hay 5 phần hình tam giác bằng nhau. Sau khi cắt xong, lấy kim chỉ gấp từng tí một để khâu lại mỗi đường nét 2 lượt; mỗi nét cắt sẽ được tạo thành một hoa văn trên dây lưng. Chị Lầu Thị Chứ, ở bản Cha Mại A, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết: “Mỗi ô dùng một loại chỉ khác màu để may đường nét. Ô vải màu trắng dùng chỉ đỏ hoặc vàng, ô vải vàng dùng chỉ đỏ hoặc xanh để may. Mỗi bên may 5 ô hoa văn.  Khi may xong mới làm đến tâm ở giữa. Một dây lưng dùng hai đoạn may hoa văn nối lại với nhau thành 10 ô hoa văn mới đủ độ dài cuốn vào vòng eo”.

Muốn có được những chiếc dây lưng đẹp nhất thì cần đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông trắng. Bởi thế, nhìn những hoa văn trên dây lưng có thể nhận biết được người phụ nữ Mông có khéo tay hay không. Bà Vàng Thị Ná, ở bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu cho biết: Trong bộ trang phục của dân tộc Mông trắng, dây lưng là phần quan trọng nhất, khó làm và làm mất nhiều thời gian nhất. Người Mông vốn quen sống trên rẻo cao, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào làm nương rẫy, quanh năm vất vả, không có nhiều thời gian để làm. Ngày xưa, chị em phụ nữ Mông hầu như phải khâu bộ trang phục, cũng như dây lưng bằng tay. Bây giờ, có máy khâu hỗ trợ, nhưng cũng phải mất vài tháng mới làm được một cái. Khi thêu hoa văn trên dây lưng thì không thể vừa đi đường vừa thêu được, vì đường nét  rất nhỏ, lại phải dùng kim gấp cẩn thận từng nét để thêu cho bằng nhau, phải ngồi một chỗ làm rất tỉ mỉ thì mới thêu đẹp được: “Thêu  hoa văn trên dây lưng thì cầu kỳ, mất nhiều thời gian lắm.  Mỗi ô hoa văn từ lúc cắt đến lúc thêu xong phải mất một ngày liên tục. Nếu chịu khó  không nghỉ thì hơn 1 tháng đến 2 tháng cũng thêu được một đoạn, không chịu khó thì mất nửa năm đến một năm. Cũng tùy vào loại hoa văn mình thêu  khó hay dễ  mà sẽ mất nhiều hay ít thời gian may”.

Phụ nữ Mông trắng thường phải cuốn ít nhất từ 20 đến 30 cái dây lưng. Những phụ nữ khéo tay hay làm, gia đình khá giả thì có thể mua được vải và trong vài năm có thể làm đủ để cho mình cuốn, còn gia đình không khá giả thì phải dùng vải cũ để cuốn trước, sau đó mới cuốn những dây lưng mới ra bên ngoài. Hiện nay đã có nhiều vải công nghiệp rất đẹp, chị em không còn mất nhiều thời gian dệt vải như trước. Bên cạnh đó, tại các phiên chợ vùng cao hiện nay cũng có rất nhiều gian hàng bán những bộ váy, áo của dân tộc Mông, trong đó có cả những bộ trang phục, dây lưng của  phụ nữ Mông trắng cắt may sẵn rất đẹp. Nhiều người do bận rộn công việc đồng áng, tập trung phát triển kinh tế gia đình, không có thời gian để may cho mình những bộ trang phục, những dây lưng mới có thể đến những gian hàng này để mua sắm cho mình những bộ trang phục, những dây lưng mới để mặc khi tết đến, xuân về. Chị Phàng Thị Máy, ở bản Co Mạ, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu đến phiên chợ vùng  cao Co Mạ  để sắm cho mình và chồng con những bộ trang phục mới mặc trong những ngày tết, chia sẻ: “Bây giờ nhiều trang phục được may rất đẹp, tôi đến đây chọn mua cho mình và chồng con bộ quần áo, dây lưng mới để mặc trong những ngày tết. Hiện nay làm việc nương rẫy rất vất vả, không có thời gian nhiều để may, vì vậy cố gắng làm kinh tế để có tiền và mua để mặc thôi”.

Trong những ngày xuân, vẻ đẹp rực rỡ từ những bộ trang phục của chị em phụ nữ Mông Trắng, với những chiếc dây lưng mang nhiều màu sắc hòa quyện với sắc đỏ của hoa đào, sắc trắng của hoa mận đã tô điểm cho bức tranh xuân vùng cao thêm tươi mới, ấm no./.

                                                                         

Thào Ly, Lê Hạnh-TTTB

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC