Ma nuyh Giẻ zư lêy crâng
Thứ hai, 15:52, 03/07/2023 Lê Xuân Lãm-TTTN Lê Xuân Lãm-TTTN
Bấc pr’loọng đhanuôr ơy đớp ting pâh k’đhơợng zư lêy crâng năc vêy pa xoọng đợ zên tơợ dịch vụ k’đhơợng zư lêy crâng; đh’rưah k’đhơợng zư lêy crâng năc dzợ pay bơơn tơợ crâng, đươi cơnh đêêc năc đhanuôr ặt zư crâng liêm choom lâh mơ.

 

T’cooh A Thit ơy 70 c’moo ha dợ năc dzợ zooi acoon cha châu pa tang 4 p’nong t’rị âng pr’loọng đong. T’cooh A Thit truih: Tơợ 1 p’nong t’rị căn câl bhrợ m’ma, lâh 7 c’moo năc ơy vêy cr’năn bấc 4 p’nong. Năc căh ơy dap lâng x’rịa c’moo hay t’cooh ơy pa câl 1 p’nong t’rị bhong vêy 22 ực đồng, pa xoọng đoọng coon n’jưih choh bhrợ đong ặt. T’cooh ặt lâng diic điêl coon n’jưih lâng 3 p’nong cha châu. Lâng 5 sào ruộng, 2 hec ta k’tiếc choh a rong lâng 1,5 hec ta cà phê, pr’loọng đong t’cooh năc ơy z’lâh đha rựt đanh mâng. Lalăm a hay năc muy choh ha roo ha rêê, vêy pa chô bh’nơơn năc vêy cha k’bhộ prang c’moo. Pazêng c’moo căh pa chô bh’nơơn căh cợ a đhăh pa hư năc ta  bhuch cha. Tơợ bêl bhrợ ruộng, cha neh xưa cha, lâh mơ năc dzợ đoọng bhrợ bh’năn. Pa chô bh’nơơn tơợ a’rong lâng bhươn cà phê zập c’moo vêy k’nặ 50 ức đồng. X’rịa c’moo 2022 pr’loọng đong ơy choh bhrợ đong ặt liêm mâng chr’năp 120 ức đồng. T’cooh A Thit moon:“Bh’nơơn pa chô âng pr’loọng đong xoọc đâu ơy dzooc zăng lâh lalăm. Pr’loọng đong zi lâng bấc đong lơơng cung ơy z’lâh đha rựt. Đươi rau k’rang bhrợ âng nhà nước đăh tơơm m’ma, bh’năn băn năc tr’mông tr’meh tệêm ngăn. Pazêng đhanuôr coh vel zi doọ ngai prươh crâng bhrợ ha rêê dzợ.”

A Nâng đoọng năl, 10 c’moo hay, anoo jưah lâng 8 cha năc lơơng coh vel Măng Kênh, chr’val Đăk Man đơp 230 hec ta crâng đoọng k’đhơợng zư. C’moo 2022 t’mêê đâu, đợ zên dịch vụ k’đhơợng zư lêy crâng chroot đoọng ha k’bhuh năc 91 ức 200 r’bhầu đồng. Muy t’ngay ting pâh cha mêệt lêy crâng, zập cha năc vêy ta chroot đoọng 180 r’bhầu đồng, đợ zên mơ dzợ năc đơc ha zên za zưm âng vel bhươl, pay đươi bêl vel vêy bhiệc đươi dua cơnh: pa liêm đong văn hóa, bhrợ c’lâng vel bhươl lâng câl a’ọc, cha neh đệêp tôm bánh chưng đoọng ha vel bhui har âm cha coh t’ngay Tết. A Nâng moon ghit, 5 c’moo chô ooy đâu, doọ ngai prươh crâng bhrợ ha rêê dzợ:“Xọoc đâu, muy tuần a zi lướt cha mêệt lêy crâng muy chu. Đhanuôr coh vel doọ ngai tal crâng bhrợ ha rêê dzợ. Zập ngai coh  vel zêng ơy năl ta nih liêm bhiệc zư lêy crâng, năc doọ ngai cọl pa hư n’loong crâng, k’xịa pay k’tiếc crâng.”

Vel Măng Kênh, chr’val Đắk Man, chr’hoong Đăl Glei, tỉnh Kon Tum vêy 171 pr’loọng lâng lâh 600 cha năc. Jưah lâng bhrợ ruộng, choh k’nặ 100 hec ta a’rong, prang vel ơy vêy 130 hec ta cà phê đoọng pa câl. Cr’năn t’rị, k’roọc âng vel ơy bấc tước 150 p’nong. Coh c’moo 2015, đợ pr’loọng đha rựt coh vel pay 54%, xoọc đâu ơy xiêr dzợ 10% mơ 16 pr’loọng. T’cooh A Dứa, trưởng vel Măng Kênh, zr’lụ crâng bơơn đhanuôr đớp k’rang zư lêy, liêm choom đoọng choh pa dưr za nươu pa chô kinh tế dal cơnh: lan kim tuyến, sâm a ngoọn lâng sâm Ngọc Linh. Ha dợ đoọng pa dưr tơơm chr’noh nâu, năc lêy vêy đợ zên k’rong bhrợ bấc đoọng câl m’ma choh. Ting cơnh t’cooh A Dứa, rau đâu năc z’lâh mơ c’rơ âng đhanuôr:“Azi k’đươi moon lâng Nhà nước k’rang lâh mơ dzợ, t’bhưah đhăm crâng pa zao zư lêy đoọng pa xoọng bh’nơơn pa chô ha đhanuôr. Rau bơr dzợ, dưp gâm âng crâng năc t’vaih pr’đơợ đoọng ha đhanôr choh tơơm za nươu. Lêy k’rang lâh mơ dzợ đoọng ha đhanuôr coh vel bơơn pa dưr tr’mông tr’meh, z’lâh đha rựt đanh mâng.”

Đăk Glei vêy đhăm k’tiếc bhưah 150.000 héc ta, crâng coh đâu dzợ bấc, tước 71,15%. Coh chr’hoong Đắk Glei ơy vêy 247 pr’loọng đhị 38 zr’lụ đhanuôr ặt ting pâh k’đhơợng zư lêy crâng bhưah 6.400 héc ta, coh đêêc đhăm crâng năc 5.600 héc ta. T’cooh Nguyễn Sĩ Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm chr’hoong Đắk Glei, tỉnh Kon Tum đoọng năl: Bhiệc pa zao crâng ơy pa xoọng ma nuyh zư lêy đhị zr’lụ ta đơc ga gooh, cr’noọ bh’rợ nâu năc ơy zooi pa xiêr đhr’năng bhrợ lết đăh crâng. Apêê tu bhiệc pa hư crâng, k’xịa pay k’tiếc crâng năc ơy xiêr ghit:“Cơnh lâng đhanuôr acoon coh đhị đau năc apêê kiêng bhrợ cha bơơn tơợ crâg, năc nhà nước cung lêy vêy rau chính sách đoọng ha đhanuôr bơơn pa dưr dal bh’nơơn tr’mông tr’meh, đoọng têệm ngăn ặt pa têệt, zư lêy crâng. Xọoc đâu, coh xa nay bh’rợ pa đơp zư lêy crâng năc coh đêêc vêy đợ đhăm k’tiếc lưn lưih. Đhanuôr rơơm nhà nước vêy đợ zên k’rong động ha đhanuôr choh crâng, căh cợ zập tơơm chr’noh liêm choom cơnh lâng vel đong, đơơng chô bh’nơơn, tệêm ngăn pr’ặt tr’mông./.”

Người Giẻ giữ rừng

Nhờ  làm ruộng lúa nước thay cho lúa rẫy, cùng với trồng sắn giống cao sản, bắp lai và cà phê nên thu nhập của  bà con người Giẻ ở xã Đăk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum không ngừng được nâng lên. Thêm vào đó, nhiều hộ gia đình đã nhận quản lý bảo vệ rừng nên có khoản tiền từ dịch vụ quản lý bảo vệ rừng; đồng thời  được khai thác những sản phẩm phụ của rừng đã mang lại lợi ích thiết thực, nên họ càng gắn bó mật thiết với rừng.

Ông A Thit đã 70 tuổi nhưng vẫn giúp ích cho con cháu bằng việc hằng ngày chăn đàn trâu 4 con của gia đình. Ông A Thít kể: Từ 1 con trâu cái mua làm giống, sau 7 năm nay đã có đàn trâu 4 con. Đó là chưa kể cuối năm ngoái ông bán một con trâu đực 22 triệu đồng, thêm vào cho con trai xây nhà. Ông ở với hai vợ chồng con trai và 3 đứa cháu. Với 5 sào ruộng, 2 héc ta đất trồng sắn và 1,5 héc ta cà phê, gia đình ông đã thoát nghèo bền vững. Trước kia chỉ  làm lúa rẫy, được mùa thì đủ gạo ăn quanh năm. Nhưng năm mất mùa, hoặc bị heo rừng phá rẫy lúa thì thiếu lương thực. Từ khi làm ruộng lúa nước, gạo không chỉ đủ ăn quanh năm mà còn dư thừa để dùng cho việc chăn nuôi. Thu hoạch từ rẫy sắn và vườn cà phê mỗi năm tích luỹ gần 50 triệu đồng. Cuối năm 2022 gia đình đã làm được ngôi nhà tường xây, mái tôn trị giá hơn 120 triệu đồng. Ông  A Thit nói: “Thu nhập kinh tế của gia đình chúng tôi hiện nay đã tăng lên nhiều so với trước. Gia đình tôi và nhiều hộ khác đã thoát được nghèo. Nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà nước về cây giống, con giống nên cuộc sống ổn định. Tất cả người dân trong làng chúng tôi không còn ai phá rừng làm rẫy nữa.”

A Nâng cho biết, 10 năm qua anh cùng 8 thành viên khác của thôn Măng Kênh, xã Đăk Man nhận 230 héc ta rừng để quản lý bảo vệ. Năm 2022 vừa qua, số tiền dịch vụ quản lý bảo vệ môi trường rừng chi trả cho nhóm là 91 triệu 200 ngàn đồng. Một ngày tham gia tuần rừng, mỗi người được thù lao 180 ngàn đồng, số tiền còn lại dành cho quỹ cộng đồng, dùng vào việc chung của làng như: tu sửa nhà văn hoá, làm đường giao thông và mua heo, gạo nếp gói bánh chưng cho cả làng chung vui trong những ngày đón Tết. A Nâng khẳng định, 5 năm trở lại đây không có trường hợp nào trong làng phát rừng làm rẫy:“Hiện tại một tuần chúng tôi đi kiểm tra rừng một lần. Người dân trong làng không ai phá  rừng làm rẫy nữa. Tất cả những người trong cộng đồng đều ý thức tốt việc bảo vệ rừng nên cây rừng không bị chặt, đất rừng không bị lấn chiếm.”

Làng Măng Kênh, xã Đắk Man, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum có 171 hộ, với trên 600 khẩu. Cùng với làm ruộng nước, trồng gần 100 héc ta sắn, cả làng đã có 130 héc ta cà phê kinh doanh. Đàn trâu, bò của làng đã lên đến gần 150 con. Trước năm 2015, số hộ nghèo trong làng chiếm 54%, hiện nay đã giảm xuống dưới 10%, chỉ còn 16 hộ. Ông A Dứa, thôn trưởng làng Măng Kênh, khu rừng cộng đồng nhận bảo vệ quản lý rất phù hợp để phát triển các loại dược liệu có giá trị kinh tế cao như: lan kim tuyến, sâm dây và sâm Ngọc Linh. Nhưng để phát triển loại cây này, cần có một nguồn vốn lớn để mua hạt giống, cây giống. theo ông A Dữa, điều này vượt quá khả năng của bà con:“Chúng tôi kiến nghị Nhà nước quan tâm hơn nữa, mở rộng thêm diện tích giao khoán để tăng thêm thu nhập cho người dân. Thứ hai nữa là dưới tán rừng thì tạo điều kiện cho người dân để họ phát triển các loại cây dược liệu. Cần quan tâm hơn cho bà con nhân dân trong thôn có điều kiện để phát triển kinh tế  vươn lên thoát nghèo bền vững. ”

Đăk Glei có diện tích tự nhiên gần 150.000 héc ta, độ che phủ của rừng ở đây rất cao, lên đến 71,14%. Trên địa bàn huyện Đắk Glei đã có 247 hộ gia đình ở 38 cộng đồng dân cư  nhận quản lý bảo vệ 6.400 h héc ta rừng, trong đó diện tích đất có rừng là 5.600 héc ta. Ông Nguyễn Sĩ Phương, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết: Việc giao rừng đã lấp được những khoảng trống trong bảo vệ rừng, mô hình này góp phần giảm cả số lượng và tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp. Các vụ phá rừng, lấn đất rừng trên địa bàn đã giảm rõ rệt:“Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở đây người ta muốn gắn với rừng, sinh kế với rừng thì nhà nước cũng cần có giải pháp, chính sách để cho người dân nâng cao được đời sống để người ta ổn định gắn với rừng. Hiện nay trong chương trình giao đất giao rừng thì trong đó có một số diện tích đất trống. Người dân mong muốn nhà nước có một khoản chính sách đầu tư cho người dân để người ta trồng rừng, hoặc trồng các loại cây phù hợp với địa bàn, mang lại  lợi ích kinh tế cao hơn, ổn định được cuộc sống./.”

 

Lê Xuân Lãm-TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC