Nghệ nhân Sô Thị Nghiệp – Manứih ắt bhrợ tất lang đay lâng n’đoóh a’doóh
Thứ ba, 10:47, 15/08/2023 CTV Lê Biết CTV Lê Biết
Đh’rứah lâng bhiệc zư lêy zâp j’niêng bh’rợ, bhiệc bhan ty chr’nắp, xoọc đâu, zâp vel đông xoọc t’bhlâng zư lêy xa nập ty chr’nắp âng zâp acoon cóh. Đhị zâp vel đông k’coong ch’ngai tỉnh Phú Yên vêy đợ apêê taanh n’đoóh a’doóh ơy lâng xoọc đợc tất lang đay lêy taanh bhrợ n’đoóh a’doóh lâng ting bhrợ pa choom đoọng bh’rợ tr’nêng đoọng ha đợ apêê p’niên lâng bh’rợ ty chr’nắp bơơn p’têết pa dưr, zư lêy.

Hân đhơ hân noo boo cắh cậ p’răng, zâp bêl lêy cóh đông đh’rơơng âng pr’loọng đông nghệ nhân Sô Thị Nghiệp (buôn ta moon lâng pr’đợc chr’nắp – Mó Sỹ) cóh vel Xí Thoại, chr’val Xuân Lãnh, chr’hoong Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cung xơợng xưl crêệc crọc âng tr’xâu. C’moo đâu 80 c’moo ơy, xọc xăl ma pluục, hân đhơ cơnh đêếc lêy t’coóh Nghiệp cung dzợ đa đấh. T’coóh moon, a’đay pa choom bh’rợ nâu tơợ k’căn xoọc bêl 5, 6 c’moo, cắh ha mơ đenh nắc ơy choom taanh bhrợ. Tơợ đợ c’moo 90 âng thế kỷ lăm ahay, bêl zâp bhiệc bhan ty chr’nắp âng acoon cóh bơơn pa dưr, đhanuôr tơợp chấc lêy cớ ooy xa nập ty chr’nắp, nắc t’coóh lêy bhrợ pa dưr cớ lâng bh’rợ t’taanh. Lâng p’căn Sô Thị Nghiệp, bhrợ bh’rợ nâu nắc đoọng bhrợ ha đhanuôr, t’tưn nắc đoọng zư lêy bh’rợ âng k’căn đay pa choom đoọng lâng zư lêy bh’rợ ty chr’nắp âng acoon cóh đay:“Bêl dzợ p’niên, bêl đêếc a’dích a’bhướp đấh bil, xang nặc lướt ooy crâng. C’moo 98 tơợp bhrợ bh’rợ nâu. Bêl a’mế dzợ ma mung nắc ơy pa choom, zư lêy bh’rợ nâu, k’pân bil bh’rợ tr’nêng âng đay bhrợ, bil truyền thống.”

Chô ooy vel Xí Thoại ooy đợ t’ngay bhiệc bhan cồng ba, chinh năm, trống đôi... bhrợ zâp c’moo, lêy đợ đha đhâm c’moor manứih Chăm, Ba Na ting t’nơớt chi ớh ting pr’múa xoan, liêm pr’hay ooy xa nập ty chr’nắp âng zâp nghệ nhân bhrợ t’váih. Vêy đợ xa nập, bhrợ pa chăm liêm lâng pr’hoọm bhrông, tăm lâng bhoọc bơơn bhrợ pa zưm mưy cơnh liêm chr’nắp. Nắc lêy p’têết pazưm tơợ tr’pang têy zay ta bách, râu pa bhriêl lâng cr’noọ t’bhlâng âng zâp apêê bhrợ taanh n’đoóh a’doóh vel Xí Thoại, ooy đâu vêy Mó Sỹ. Ting cơnh Mó Sỹ, đoọng choom lêy bhrợ zư lâng bh’rợ nâu, manứih taanh bhrợ nắc lêy t’bhlâng, bhrợ liêm choom lâng lấh mơ vêy cr’noọ tr’kiêng lalua lâng xa nập xập ty chr’nắp:“Bhrợ lêy têy đay, lêy apêê bhrợ liêm nắc a’đay ting lêy bhrợ pa choom, bhrợ mốp nắc apêê cắh câl. Taanh bhrợ nâu cung năl liêm ghít. Bhrông cung bhrợ, tăm cung bhrợ ha dợ bhoọc cung tự lêy bhrợ, l’lương cung a’đay. 4 c’xêê bhrợ xang nặc ặt chi ớh, t’mêê bhrợ cung k’đhạp, k’ay hoọng... ga lêếh k’bao.”

Mó Sỹ moon, bêl cắh ơy vêy k’páih lêy pa câl, đoọng bhrợ n’đoóh a’doóh, đhanuôr lêy lướt ooy crâng chấc lêy pr’đươi bh’rợ, pêếh bông pay đơơng chô bhrợ k’páih, chấc lêy zâp râu hi la crâng, zâp râu tơơm pay ríah, pay pô bhrợ zanươu lêy bhrợ pr’hoọm xang nặc vêy tơợp taanh bhrợ. Đoọng taanh bhrợ mưy m’bhoong zâp đoọng bhrợ 2 bêệ xa nập xập cắh cậ xa nập ty chr’nắp, nắc lêy bil mơ 4 c’xêê. XoỌc, zên câl mưy bộ xa nập ty chr’nắp bhrợ lâng n’đoóh a’doóh nắc nghệ nhân lêy taanh pa câl mơ 3 – 4 ực đồng. Lấh 50 c’moo lêy taanh bhrợ, lâng tr’pang têy zay ta bách, p’căn Mó Sỹ ơy taanh bhrợ đợ m’bhoong chr’nắp liêm, nhâm mâng đoọng đhanuôr cóh vel đông đươi lâng pa câl ooy zâp vel đông vêy bấc đhanuôr Ba Na, Chăm H’roi cóh chr’hoong Sơn Hoà, Sông Hinh, xang nặc pa câl ooy Vân Canh, Tây Sơn (Bình Định), Gia Lai, Kon Tum... t’coóh hâng hơnh tu ooy zâp t’ngay bhiệc bhan, zâp bh’rợ chi ớh giao lưu văn hoá zâp acoon cóh, ha ooy cung vêy đợ xa nập ty chr’nắp âng đay bhrợ:“ Đươi cóh vel đông cung vêy, ha dợ pa câl cung vêy, đắh Tây Sơn apêê câl bấc bhlâng. Lứch 2 áo nắc 3 ực, ha dang mơ 1 ực m’pâng nắc cắh zâp công âng đay bhrợ, hân đhơ cơnh đêếc, kiêng zâp công âng đay bhrợ nắc bhrợ ha cơnh, loom luônh liêm ta níh ha đhị, nắc đoo lêy zư bh’rợ âng đay đoọng k’coon cha châu ha y chroo dzợ.”

Đhị râu pr’ắt tr’mung cơnh xoọc đâu, bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh cung ting bil pất tu thị trường pa câl cắh lấh bấc, k’rang bil pất bh’rợ ty chr’nắp tu đợ apêê ga rựa t’ha ting bil pất a’năm, lấh 10 c’moo hanua, Mó Sỹ đh’rứah lâng zâp nghệ nhân ga rựa t’ha lơơng cóh vel đông lâng chính quyền vel đông bhrợ zâp lớp pa choom bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp đoọng ha lang p’niên. T’coóh cung p’too p’zương zâp apêê a’châu ting pấh zâp đhị tổ t’taanh n’đoóh a’doóh ty chr’nắp, zâp g’lúh thi lâng zâp bh’rợ âng vel đông bhrợ cơnh: hội thao chi ớh p’cắh bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh ty chr’nắp, hội thi văn hoá, pr’hát xa nưl, chi ớh p’cắh xa nập xập ty chr’nắp ooy zâp t’ngay bhiệc bhan văn hoá... XoỌc vêy k’noọ 20 cha nặc ooy vel Xí Thoại lâng Hà Rai âng chr’val Xuân Lãnh, chr’hoong Đồng Xuân bơơn t’coóh pa choom đoọng bh’rợ lâng ơy bhrợ liêm choom. Mưy manứih bơơn Mó Sỹ pa choom đoọng, đoọng năl:“Bêl ahay vêy k’căn k’conh pa choom, xoọc đâu vêy p’căn Nghiệp pa choom đoọng. Bêl ahay a’đoo bhrợ liêm choom bhlâng, chắp kiêng bhlâng bh’rợ tr’nêng. Cóh vel đông ngai cắh năl nắc đơơng ooy đoo lương bhrợ đoọng, xang nặc vêy taanh. Xoọc đâu, acu tự lương bhrợ, tự taanh liêm choom.”

Bhrợ “Xa nay bh’rợ zư lêy lâng pa dưr pa xớc vel bhươl bh’rợ tr’nêng Việt Nam cr’chăl c’moo 2021 – 2030” bơơn Thủ tướng Chính phủ đoọng bhrợ, cr’chăl hanua, tỉnh Phú Yên ơy lâng xoọc xay bhrợ liêm choom bhiệc zư lêy lâng pa dưr pa xớc vel bhươl bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp. Ooy zâp vel bhươl bh’rợ tr’nêng lêy pa dưr pa xớc lâng zư lêy vêy vel bhươl bh’rợ tr’nêng taanh n’đoóh a’doóh vel Xí Thoại, chr’val Xuân Lãnh (chr’hoong Đồng Xuân), vel bhươl bh’rợ tr’nêng taanh n’đoóh a’doóh vel Xây Dựng, chr’val Suối Trai (chr’hoong Sơn Hoà), vel bhươl bh’rợ tr’nêng vel Bá, chr’val Ea Bá (chr’hoong Sông Hinh)... Nâu đoo nắc râu chr’nắp liêm lâng pr’đơợ chr’nắp đoọng bh’rợ tr’nêng taanh n’đoóh a’doóh ty chr’nắp âng zâp acoon cóh tỉnh Phú Yên vêy pr’đơợ pa dưr pa xớc lâng đợ râu t’bhlâng zư lêy bh’rợ tr’nêng âng đợ nghệ nhân cơnh p’căn Sô Thị Nghiệp bơơn lêy bhrợ pa dưr liêm chr’nắp./.

Nghệ nhân Sô Thị Nghiệp - Người gắn bó đời mình với thổ cẩm

Cùng với việc bảo tồn các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, hiện nay, các địa phương đang nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số. Tại các buôn làng miền núi tỉnh Phú Yên có những nghệ nhân dệt thổ cẩm ở đã và đang dành cả đời mình dệt thổ cẩm và âm thầm trao truyền nghề cho những người trẻ với hy vọng nghề truyền thống được tiếp nối, giữ gìn. 

Bất kể mùa mưa hay nắng, lúc nào trong không gian nhà sàn của gia đình nghệ nhân Sô Thị Nghiệp (thường gọi bằng cái tên thân thuộc - Mó Sỹ) ở buôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cũng vang tiếng lách cách của khung dệt. Năm nay đã 80 mùa rẫy, mái tóc bạc phơ, nhưng trông bà Nghiệp vẫn còn nhanh nhẹn. Bà bảo, bà học nghề từ mẹ khi mới 5, 6 tuổi, lớn lên một chút bà đã biết dệt. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi các lễ hội truyền thống dân tộc dần được phục hồi, bà con bắt đầu tìm đến trang phục truyền thống, vậy là bà quay trở lại với khung dệt. Với bà Sô Thị Nghiệp, làm nghề trước là để phục vụ cho bà con, sau là để giữ nghề mà mẹ đã truyền lại và cũng để giữ truyền thống của dân tộc mình:“Năm mấy tuổi, hồi ấy ông bà già chết sớm, rồi chạy lên rừng. Năm 98 bắt đầu làm lại cái này. Bà già trước đây còn sống tập, giữ nghề, sợ mất, sợ mất nghề mình làm, mất truyền thống.”

Đến làng Xí Thoại vào những dịp lễ hội cồng ba, chinh năm, trống đôi… tổ chức hằng năm, nhìn những chàng trai, cô gái Chăm, Ba Na uyển chuyển trong điệu múa xoan, duyên dáng trong trang phục truyền thống mới thấy cái hồn cốt trong từng đường kim mũi chỉ trong trang phục mà các nghệ nhân làm ra. Có những bộ trang phục, hoa văn rất đẹp, rất bắt mắt với ba gam màu chủ đạo là đỏ, đen và trắng được kết hợp một cách tài tình. Nó được kết thành từ đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ tinh tế và sự dày công của các nghệ nhân dệt thổ cẩm làng Xí Thoại, trong đó có Mó Sỹ. Theo Mó Sỹ, để có thể gắn bó với công việc này, người dệt phải kiên trì, có hoa tay và đặc biệt phải có tình yêu thực sự với trang phục truyền thống: "Làm bằng tay mình đây nè, mình coi người ta làm đẹp mình bắt chước, mình làm xấu thì người ta hổng mua. Dệt này cũng phải biết hoa tay. Đỏ cũng mình làm, trắng cũng mình làm mà đen cũng tự mình làm, cho ra sợi chỉ đây cũng mình làm. 4 tháng xong thì vui chơ mới làm thì khổ, đau lưng... mỏi lắm."

Mó Sỹ kể, hồi trước khi chưa có sợi chỉ bán sẵn, để làm được tấm thổ cẩm, bà con phải lên rừng tìm đay, hái bông về se thành sợi, tìm các loại lá rừng, các loại cây lấy rễ, lấy hoa làm thuốc nhuộm màu sợi rồi mới bắt đầu dệt. Để dệt nên một tấm thổ cẩm đủ để may 2 chiếc áo hoặc một bộ đồ truyền thống, phải mất tầm 4 tháng. Hiện, giá của một bộ trang phục truyền thống bằng thổ cẩm được nghệ nhân dệt thủ công có giá từ 3 - 4 triệu đồng. Hơn 50 năm gắn bó với khung dệt, bằng đôi tay khéo léo, bà Mó Sỹ đã dệt nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo, bền đẹp phục vụ bà con trong làng và bán đi các địa phương có đông bà con Ba Na, Chăm H’roi ở huyện Sơn Hoà, Sông Hinh, rồi bán ra cả Vân Canh, Tây Sơn (Bình Định), Gia Lai, Kon Tum… Bà tự hào vì trong các lễ hội, các hoạt động giao lưu văn hoá các dân tộc, ở đâu cũng có bóng dáng của trang phục truyền thống mà mình làm ra:“Dùng trong làng cũng có mà bán cũng có, bên Tây Sơn kia người ta mua nhiều lắm. Hết hai cái áo là 3 triệu, nếu tính triệu rưỡi thì không đủ cái công mình làm, nhưng muốn đủ cái công mình làm thì làm sao, tình cảm chỗ nào, chính là giữ nghề của mình để cho con cháu sau này nữa.”

Trước nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm cũng có phần mai một do thị trường tiêu thụ hạn chế, lo thất truyền nghề vì những người lớn tuổi đã dần khuất núi, hơn 10 năm qua, Mó Sỹ cùng với các nghệ nhân lớn tuổi khác trong làng và chính quyền địa phương mở các lớp dạy nghề truyền thống cho lớp trẻ. Bà cũng khuyến khích các cháu tham gia các tổ dệt thổ cẩm truyền thống, các cuộc thi và các hoạt động do địa phương tổ chức như: hội thao diễn nghề dệt truyền thống, hội thi văn hóa, văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc trong các ngày hội văn hoá... Hiện gần 20 người trong làng Xí Thoại và Hà Rai của xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được bà truyền nghề và đã làm thuần thục. Một người được Mó Sỹ truyền nghề cho biết: “Hồi trước thì bà mẹ, sau này ôn lại có bà Nghiệp ấy. Hồi trước bà giỏi lắm, bà yêu nghề lắm, bã thích lắm. Trong mấy người trong làng đây ai không biết thì đem tới bã lên khung ấy, lên khung xong rồi bắt đầu mới dệt. Bây giờ em tự lên, tự dệt rồi.”

Thực hiện “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian qua, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Trong các làng nghề cần khôi phục và bảo tồn có làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân), làng dệt thổ cẩm thôn Xây Dựng, xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), làng dệt thổ cẩm buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), làng dệt thổ cẩm buôn Bá, xã Ea Bá (huyện Sông Hinh)... Đây là tín hiệu vui và là tiền đề quan trọng để nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên có điều kiện khôi phục, phát triển và những nỗ lực giữ nghề của những nghệ nhân như bà Sô Thị Nghiệp được đền đáp xứng đáng./.

 

 

CTV Lê Biết

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC