NGHỆ NHÂN T’COÓH T’HA LÂNG T’BHLÂNG PA CHOOM ĐOỌNG CHIING GOONG HA LANG P’NIÊN
Thứ sáu, 07:49, 16/02/2024 Quang Sáng-TTTN Quang Sáng-TTTN
\Văn hoá chiing goong Tây Nguyên Bơơn UNESCO moon nắc kiệt tác truyền khẩu lâng phi vật thể acoon manứih. Lâng đhanuôr zâp acoon cóh Tây Nguyên, chiing goong bơơn ta lêy nắc râu ma bhưy chr’nắp pazưm lâng bh’rợ pr’ắt tr’mung văn hoá đhị bấc lang ơy. Đoọng chrooi pa xoọng zư lêy, pa dưr chr’nắp văn hoá chiing goong âng đhanuôr đay, cung cơnh bấc nghệ nhân lơơng, t’coóh Cil Ha Ôn, 90 c’moo, cóh chr’val Đạ Sar, chr’hoong Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng cắh chấc k’noọ t’ha đhưr, ta luôn ting pấh zâp lớp pa choom chiing goong đoọng ha k’coon cha châu cóh vel đông.

 

 

Cr’noọ cr’niêng lâng râu chắp lêy xa nưl chiing goong cơnh ơy moót đhộ ooy lêệ a’ham âng nghệ nhân Cil Ha Ôn tơợ p’niên. T’coóh moon, bêl dzợ p’niên, a’đay ta luôn ting k’căn k’conh pấh zâp g’lúh bhiệc bhan cơnh: Hơnh déh ha roo t’mêê, bhuốih a’bhô dang crâng da ding, toọm k’ruung bêl k’noọ lêy bhrợ ha rêê zước râu pr’đoọng pr’đhooi mưy hân noo bơơn bhrợ bấc. Tước bêl dưr pậ lấh, t’coóh cung ta luôn ting lướt lâng zâp t’coóh vel, trưởng vel ting n’toong chiing đhưng cha gâr bấc đhị cóh tỉnh cơnh Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh... Lâng xoọc đâu, hân đhơ lấh 90 c’moo ơy, ting lêy xa nưl chiing goong âng đhanuôr acoon cóh vêy đhr’năng bil pất, nghệ nhân Cil Ha Ôn đh’rứah lâng 2, 3 nghệ nhân lơơng cóh vel đông dzợ t’bhlâng zư lêy, t’bhlâng k’đươi moon, p’too pa choom k’coon cha châu, tô bhúh lâng đhanuôr cóh vel đông đh’rứah lêy zư, pa dưr văn hoá chiing goong, lâng bhrợ bấc lớp pa choom chiing goong đoọng ha k’coon cha châu. Nghệ nhân Cil Ha Ôn moon: “Acu kiêng pa choom cớ bh’rợ n’toong chiing đoọng ha zâp lang p’niên đoọng truyền thống văn hoá âng đhanuôr dzợ zư đợc tước ha y chroo. Acu cung ta luôn âng đơơng zâp c’bhúh chiing goong, ooy đâu vêy apêê chiing goong p’niên lướt chi ớh đhị zâp g’lúh xay xơ manứih, bêl vel đông vêy râu k’đươi moon, nắc acu cung ta luôn k’đươi zâp lang p’niên âng cu ơy pa choom đh’rứah lướt chi ớh”.

Lớp pa choom chiing goong đăn đâu âng nghệ nhân Cil Ha Ôn ting pấh chi ớh ta bhrợ đhị chr’val Đạ Sar lâng 30 cha nặc nắc đợ pân jứih, pân đil đoàn viên, đha đhâm c’moor manứih acoon cóh K’ho mơ 15 tước 30 c’moo tước tơợ zâp vel đông cóh chr’val. Lớp pa choom nâu âng pa zêng Dự án “Zư lêy, pa dưr chr’nắp ty laliêm âng acoon cóh pa zưm lâng pa dưr pa xớc du lịch cóh vel đông tỉnh Lâm Đồng, âng Sở Văn hoá, Thể thao lâng Du lịch tỉnh Lâm Đồng pa zưm lâng chr’hoong Lạc Dương bhrợ. Nghệ nhân Cil Ha Ôn đoọng năl, zâp apêê a’châu pấh lớp pa choom nâu vêy ta pa choom ooy đắh bhiệc n’toong chi ớh chiing goong, bhiệc chi ớh p’cắh, đươi dua chiing crêê cơnh. Xang bêl pa choom, zâp apêê nâu zêng bơơn mơ k’đươi moon nắc choom chi ớh chiing goong liêm choom lâng chi ớh m’bứi bhlâng mơ 2 tước 3 bài chiing ba buôn cơnh: Hơnh déh ta mooi lướt chi ớh ooy đông, hơnh déh ha roo t’mêê, hơnh déh c’moo t’mêê... T’coóh cắh dzợ mặ hay nâu đoo nắc lớp học ha mơ ơy âng đay ting pấh pa choom chiing goong, mưy rơơm ha cơnh vêy choom chrooi đoọng c’rơ k’tứi âng đay ooy đắh zư lêy văn hoá chiing goong. Hân đhơ đêếc, đoọng pa dưr chr’nắp văn hoá ty nâu, pa bhlâng kiêng râu pa zưm c’rơ, tr’cơnh loom âng pa zêng đhanuôr: “Tu mưy bha lâng cắh ha mơ choom bhrợ pa dưr, vêy bấc bha lâng n’loong nắc vêy choom bhrợ váih mưy crâng. Tu cơnh đêếc, acu rơơm kiêng đhanuôr cóh vel đông zi lêy bhrợ đh’rứah, tr’cơnh loom, đhanuôr lâng Nhà nước lướt đh’rứah đắh pa bhrợ, k’rang lêy bhrợ cha đoọng pa dưr pa xớc. K’coon cha châu k’rang lêy học hành, vêy cơnh đêếc nắc vêy choom pa dưr pa xớc nhâm mâng”.

Ting cơnh t’coóh Kra Jăn Ha Nrang, cán bộ văn hoá chr’val Đạ Sar, tơợ râu p’too pa choom âng nghệ nhân Cil Ha Ôn lâng 2, 3 nghệ nhân lơơng cóh vel đông, bấc đha đhâm c’moor cóh chr’val ơy choom chi ớh zâp bài chiing âng acoon cóh đay. Tước đâu, chr’val Đạ Sar ơy bhrợ pa dưr Đội chiing goong chuyên nghiệp, ta luôn ting pấh chi ớh chiing goong đhị zâp bhiệc bhan âng vel đông bhrợ. Nâu đoo cắh nặc mưy râu hâng hơnh lâng zâp nghệ nhân nắc dzợ râu bhui har âng chr’val bêl doọ đợc văn hoá chiing goong bil pất. T’coóh Kra Jăn Ha Nrang, moon: “Ooy đâu căh vêy ngai năl tước chiing goong, nghệ nhân Cil Ha Ôn liêm ta níh bêl chính quyền vel đông k’đươi moon pa choom chiing goong đoọng ha k’coon cha châu, a’đoo liêm ta níh ting pấh. Tước đâu, t’coóh dzợ t’bhlâng pấh bhrợ zư lêy lâng t’coóh t’bhlâng pấh bhrợ bhr’lậ pa liêm bài chiing, pa choom lang p’niên n’toong chi ớh ha cơnh crêê lâng bài chiing âng manứih K’ho đay”.

Đh’rứah lâng c’bhúh chiing goong chr’val Đạ Sar, chr’hoong Lạc Dương dzợ vêy 5 c’bhúh chiing goong lơơng lâng k’noọ 15 c’bhúh chiing goong bhrợ ting pr’loọng đông cóh thị trấn Lạc Dương lâng zâp zr’lụ du lịch: LangBiang, vel Cù Lần, bhươn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Đợ c’bhúh chiing goong nâu nắc lêy bhrợ đoọng ha ta mooi pấh lêy chi ớh. Râu k’rang moon lấh mơ nắc bấc ngai ooy c’bhúh chiing goong nâu zêng vêy râu pa choom đoọng liêm ta níh âng t’coóh Cil Ha Ôn./.

Nghệ nhân già và nỗ lực truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Với đồng bào các dân tộc Tây nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn gắn liền với hoạt động đời sống văn hóa qua bao đời nay. Nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào mình, cũng như nhiều nghệ nhân khác, ông Cil Ha Ôn, 90 tuổi, ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã không ngại tuổi già sức yếu, thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu trên địa bàn.

Tình yêu và đam mê với tiếng cồng tiếng chiêng như đã ngấm sâu vào máu thịt của nghệ nhân Cil Ha Ôn từ thuở nhỏ. Ông kể, lúc bé ông thường xuyên theo bố mẹ tham gia các lễ hội như: Mừng lúa mới, cúng thần Núi, thần Sông trước khi khai nương làm rẫy cầu cho mùa màng bội thu. Lớn lên, ông cũng thường xuyên được theo các già làng, trưởng bản đi đánh chiêng ở nhiều khu vực trong tỉnh như Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh… Và bây giờ, dù đã ở tuổi 90 nhưng nhận thấy tiếng cồng, tiếng chiêng của đồng bào mình có nguy cơ bị mai một, nghệ nhân Cil Ha Ôn cùng một số nghệ nhân khác trên địa bàn vẫn tiếp tục kiên trì, tích cực vận động con, cháu dòng họ và bà con trong buôn làng cùng tham gia lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đồng thời mở nhiều lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu. Nghệ nhân Cil Ha Ôn, nói: “Tôi rất muốn truyền dạy lại cách đánh chiêng cho các thế hệ trẻ để truyền thống văn hoá cuả ông bà mình còn lưu truyền mãi đến đời sau. Tôi cũng hay dẫn các đội chiêng, trong đó có đội chiêng trẻ đi đánh ở các dịp như đám hỏi, khi điạ phương có yêu câu, thì tôi luôn gọi các lớp trẻ mà tôi đã dạy đó cùng đi đánh chung”.

Lớp truyền dạy cồng chiêng gần đây nhất mà nghệ nhân Cil Ha Ôn tham gia được tổ chức tại xã Đạ Sar với 30 học viên là nam, nữ đoàn viên, thanh niên người dân tộc K’ho có độ tuổi từ 15 đến 30 đến từ các thôn, buôn trên địa bàn xã. Lớp học này thuộc khuôn khổ của Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với huyện Lạc Dương tổ chức. Nghệ nhân Cil Ha Ôn cho biết, các cháu tham gia lớp học sẽ được truyền dạy về kỹ thuật đánh và diễn tấu cồng chiêng, phong cách trình diễn, cách sử dụng chiêng đúng tiết tấu. Sau khi học xong, các học viên đều đạt yêu cầu là biết đánh chiêng thành thạo và diễn tấu được ít nhất từ 2 đến 3 bài chiêng cơ bản như: mừng khách đến chơi nhà, mừng lúa mới, mừng năm mới… Ông không nhớ đây đã là lớp học bao nhiêu mà mình tham gia truyền dạy cồng chiêng, chỉ hy vọng qua đó góp một phần công sức nhỏ bé của mình trong gìn giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Nhưng để phát huy được giá trị văn hóa truyền thống này, rất cần sự chung sức đồng lòng của cả cộng đồng: “Vì một cây làm chẳng nên non, nhiều cây mới thành khu rừng lớn. Vì vậy tôi mong muốn bà con buôn làng mình phải đồng lòng với nhau, nhân dân và Nhà nước đồng hành với nhau lao động sản xuất, chăm lo làm ăn để phát triển. Con cháu phải chăm lo học hành, có như thế  mới phát triển bền vững!”

Theo ông Kra Jăn Ha Nrang, cán bộ văn hóa xã Đạ Sar, từ sự chỉ dạy của nghệ nhân Cil Ha Ôn và một số nghệ nhân khác trên địa bàn, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Đến nay, xã Đạ Sar đã thành lập được Đội cồng chiêng chuyên nghiệp, thường xuyên tham gia diễn tấu cồng chiêng trong các sự kiện do đia phương tổ chức. Đây không chỉ là niềm tự hào đối với các nghệ nhân mà còn là niềm vui của xã khi không để văn hóa cồng chiêng bị mai một. Ông Kra Jăn Ha Nrang, nói: “Ở đây không ai biết gì về cồng chiêng, nghệ nhân nghệ nhân Cil Ha Ôn rất nhiệt tình khi chính quyền địa phương yêu cầu đứng lớp truyền dạy cồng chiêng cho con cháu thì ông nhiệt tình tham gia ngay. Đến nay, ông vẫn tích cực tham gia lưu truyền và ông vẫn tích cực tham gia chỉnh sửa cái bài chiêng, hướng dẫn lớp trẻ đánh sao cho đúng với bài chiêng của người K’ho mình”.

Cùng với Đội cồng chiêng xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương còn có 5 đội cồng chiêng khác và gần 15 nhóm cồng chiêng quy mô hộ gia đình rải rác ở thị trấn Lạc Dương và các khu du lịch: LangBiang, Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Những đội – nhóm cồng chiêng này chủ yếu phục vụ khách du lịch đến giao lưu. Điều đáng nói, phần lớn những thành viên của nhóm – đội cồng chiêng này đều có sự tận tình truyền dạy từ nghệ nhân Cil Ha Ôn./.

Quang Sáng-TTTN

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC