PAZÊNG T’LA ĐƠN ZƯỚC Z’LÂH ĐHA RỰT ÂNG MA NUYH MÔNG ĐHỊ CỐC LÀO
Thứ hai, 09:39, 22/01/2024 Công Luận-VOV Đông Bắc Công Luận-VOV Đông Bắc
Dọo đương g’nưm, bấc pr’loọng đong ma nuyh Mông đhị vel Cốc Lào, chr’val Giáo Hiệu, chr’hoong Pác Nặm, chr’hoong da ding ca coong k’đhap k’ra bhlầng tỉnh Bắc Kạn ơy tự nguyện xrặ bha ar zước gluh tơợ pr’loọng đha rựt. Chr’năp lâh mơ năc bh’rợ zươc z’lâh đha rựt âng apêê leh tơợ loom ta nih liêm kiêng đoọng hun zooi đoọng ha pêê pr’loọng k’đhap đha rựt lâh.

 

 

T’cooh Trang A Dinh, ma nuyh Mông đhị Cốc Lào quyết định xrặ đơn pa gưi ha chính quyền chr’val zươc gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt ha dợ tu căh choom chữ năc k’đươi ma mai xrặ đoọng. K’zệt c’moo hay, pr’loọng đong t’cooh ta luôn ặt coh t’nooi pr’loọng k’đhap đha rựt bhlầng lâng ma nuyh pân jưih ơy ma mông lâh muy pâng lang âng đay năc a đoo quyết định tr’xăl pr’ặt tr’mông. Bơơ rau zooi âng Nhà nước, t’cooh năc vặ pa xoọng 30 ức đồng zên t’đui đoọng, đoọng băn t’rị, a’ọc r’rưah, a tưch lâng choh pa xoọng a bhoo, ha roo; câl máy xay xát đươi dua coh đong lâng ha đhanuôr bhươl cr’noon… Pa zay bhrợ têng cha năc bơr pêê c’moo đâu, đhơ căh vêy rau đơc k’miah ha dợ vêy rau cha, rau xập coh zập t’ngay đươi cơnh đêêc năc t’cooh quyết định gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt âng chr’val: “Acu c’moo đâu lâh 50 c’moo, a cu kiêng gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt tu a cu ơy vêy rau cha đươi tơợ Nhà nước zooi. Nâukêi năc cu gluh tơợ t’nooi đha rựt đoọng ha pr’loọng k’đhap zr’năh lơơng hun n’nặc. Lalăm ahay, pr’loọng đong cu vặ Nhà nước câl t’rị, xang băn a’ovj dợ tr’mông tr’meh ơy ta clơ r’dợ, nâu doọ dzợ ha ul”.

Cốc Lào nắc vel k’đhap k’ra bhlầng âng chr’val Giáo Hiệu, chr’hoong da ding ca coong Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn lâng 77 pr’loọng đha nuôr, coh đêêc ma nuyh Mông bấc bhlầng, đợ pr’loọng đha rựt âng vel bấc tước lâh 50%. Cơnh đêêc, pazêng rau liêm choom năc pazêng ma nuyh Mông đhị Cốc Lào doọ đương g’nưm tơợ rau zooi âng Nhà nước, tu êêh a râu muy t’cooh Trang A Dinh a năm pa căh c’rơ ha dưr lâng t’la bha ar “zước z’lâh đha rựt”.

Anoo Hừ A Dỉa, ma nuyh tr’nơợp đhị Cốc Lào tự nguyện zươc z’lâh đha rựt, đoọng năl: C’moo 2018, bhiệc anoo xrặ bha ar g’luh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt âng chr’val bhrợ bấc ngai k’juột. Bêl đêêc, pr’loọng đong 4 bọop cha âng anoo Dỉa dzợ k’rang ch’na ting t’ngay ha dợ anoo pa chăp: Ađay dzợ p’niên, vêy c’rơ lâng lâh mơ năc anoo kiêng apêê ca coon oọ ặt zâng lâng đhr’năng “ca coon âng pr’loọng đha rựt”. “Acu xrặ bha ar gluh tơợ t’nooi đha rựt năc căh dzợ rau zooi tơợ Nhà nước, đhơ cơnh đêêc năc a cu pay đhr’năng năc đoo bhrợ pr’đơợ ha dưr, đoọng pazêng pr’loọng lơơng dzợ đha rựt lâh bơơn zooi. Acu dzợ c’rơ năc dzợ choom bhrợ bấc rau, coh đâu bâc pr’loọng lalâh k’đhap zr’năh, ha dang hun âng cu choom pác đoọng ha pêê nắc tr’mông tr’meh ha dưr lâh, a cu cung xơợng yêm loom”.

P’căn Dương Thị Liên, Bí thư Chi bộ vel Cốc Lào, chr’val Giáo Hiệu đoọng năl: “Z’lâh đha rựt” đhị Cốc Lào ếêh rau bhrợ t’vêy, tu tước nâu kêi zêng 3 pr’loọng đong zước z’lâh đha rựt ơy vêy tr’mông tr’meh tệêm ngăn, r’dợ ha dưr ta clơ: “Tơợ apêê tu bhiệc apêê pr’loọng đhanuôr xrặ bha ar gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt, đhanuôr cung bơơn năl a đay đhơ căh ơy zập zêng ha dựo pa châng lâng apêê lơơng dzợ k’đhap zr’năh lâh, tu cơnh đêêc năc đhanuôr ma năl, pa zay chroi k’rong hun âng đay đoọng ha pr’loọng zr’năh lâh. Tơợ chấc năl, c’moo ha y năc dzợ vêy pr’loọng kiêng xrặ bha ar gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt cơnh đêêc”.

Pazêng c’moo hay, k’zệt pr’loọng đhanuôr acoon coh Tày, Mông, Dao… đhị chr’hoong da ding ca coong Pác Nặm ơy xrặ bha ar zươc gluh tơợ t’nooi pr’loọng đha rựt. P’căn Ma Thị Mận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đoọng năl: xoọc Pác Nặm vêy k’nặ 50% đợ pr’loọng đha rựt lâng lâh 14% pr’loọng đăn đha rựt, tu cơnh đêêc pazêng t’la bha ar zước gluh tơợ pr’loọng đha rựt đoọng lêy rau tr’xăl coh cr’noọ pr’chăp âng đhanuôr: “Muy coh pazêng rau chr’năp quyết định tước bh’nơơn âng bh’rợ pa xiêr đha rựt, năc đoo pa dưr c’rơ z’lâh đha rựt âng zập đha nuôr. Coh cr’chăl hay, đhị vel đong chr’hoong Pác Nặm ơy vêy bấc pr’loọng bơơn đớp pazêng chính sách âng apêê xa nay zooi pa xiêr đha rựt, vêy tr’mông tr’meh liêm choom lâh mơ lâng ơy pa ghit xrặ bha ar gluh tơợ pr’loọng đha rựt. Nâu năc c’leh liêm choom đoọng ha bh’rợ pa xiêr đha rựt đhị vel đong”./.

Những lá đơn xin thoát nghèo của người Mông ở Cốc Lào

Không trông chờ, không ỷ lại, nhiều gia đình người Mông ở bản Cốc Lào, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, huyện vùng cao khó khăn nhất tỉnh Bắc Kạn đã tự nguyện làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo. Ý nghĩa hơn khi việc xin thoát nghèo của họ xuất phát từ mong muốn nhường lại phần hỗ trợ cho những hộ khó khăn hơn.

Ông Trang A Dinh, dân tộc Mông ở Cốc Lào quyết định viết đơn gửi chính quyền xã xin ra khỏi danh sách hộ nghèo nhưng do không biết chữ nên nhờ con dâu viết hộ. Hàng chục năm qua, gia đình ông luôn trong diện hộ nghèo và người đàn ông đã sống hơn nửa đời người quyết định phải vươn lên thay đổi cuộc sống. Được sự hỗ trợ của Nhà nước, ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi để chăn nuôi trâu, lợn nái, gà thả đồi và trồng thêm ngô, lúa; mua máy xay xát phục vụ gia đình và bà con trong bản... Chịu thương chịu khó nên vài năm nay, dù chưa có của ăn của để nhưng cái ăn cái mặc đã tạm đủ nên ông quyết định viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã: “Tôi năm nay hơn 50 tuổi rồi, tôi muốn xin ra khỏi hộ nghèo vì Nhà nước hỗ trợ cho tôi, tôi cũng làm ăn ổn định, bây giờ đủ ăn rồi nên xin ra khỏi hộ nghèo để nhường cho hộ khác. Trước gia đình tôi vay Nhà nước về mua trâu, rồi nuôi lợn nữa cuộc sống của mình cũng dần dần ổn định, giờ cũng không đói rồi”.

Cốc Lào là bản khó khăn của xã Giáo Hiệu, huyện vùng cao Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn với 77 hộ dân, trong đó người Mông chiếm đa số, tỉ lệ hộ nghèo của bản lên đến hơn 50%. Vậy nhưng điều đáng ghi nhận là những người Mông ở Cốc Lào không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, bởi ông Trang A Dinh không phải là trường hợp duy nhất thể hiện ý chí vươn lên bằng lá đơn "xin thoát nghèo". 

Anh Hừ A Dỉa, người đầu tiên ở Cốc Lào tự nguyện xin thoát nghèo, cho biết: Năm 2018, việc anh viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã khiến nhiều người bất ngờ. Khi đó, gia đình 4 miệng ăn của anh Dỉa vẫn còn phải lo từng bữa nhưng anh nghĩ: Mình còn trẻ, có sức khỏe và hơn hết, anh không muốn các con mãi phải mang cái mác “con hộ nghèo”. “Tôi viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo biết là mất sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng tôi cũng lấy đó làm động lực vươn lên, để những gia đình khác còn nghèo khổ hơn được hỗ trợ. Mình còn sức khỏe còn làm được nhiều thứ, chứ ở đây vẫn còn nhiều hộ thật sự khó khăn lắm, nếu phần của mình có thể san sẻ giúp họ có cuộc sống tốt hơn thì mình cũng cảm thấy rất vui”.

Bà Dương Thị Liên, Bí thư Chi bộ thôn Cốc Lào, xã Giáo Hiệu cho biết: "Thoát nghèo" ở Cốc Lào không phải là hình thức, bởi đến nay cả 3 hộ sau khi xin ra khỏi danh sách hộ nghèo đã có cuộc sống ổn định, dần khấm khá. "Qua việc các hộ gia đình viết đơn xin thoát hộ nghèo, bà con cũng nhận thức ra là mình tuy chưa đầy đủ lắm nhưng mà so với các miền khác người ta còn khó khăn hơn mình, nên bà con tự giác, cố gắng góp phần nào đó để ủng hộ các hộ khó khăn hơn. Qua tìm hiểu, sang năm cũng có một số hộ có ý tưởng viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo như vậy".

Những năm qua, hàng chục hộ dân tộc thiểu số Tày, Mông, Dao… ở huyện vùng cao Pác Nặm đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Bà Ma Thị Mận, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho hay: hiện Pác Nặm có gần 50% số hộ nghèo và hơn 14% hộ cận nghèo, do đó những lá đơn xin thoát nghèo cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức người dân: "Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, đó là phải khơi dậy được khát vọng thoát nghèo của mỗi người dân. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện Pác Nặm đã có nhiều hộ gia đình được thụ hưởng các chính sách của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo, có cuộc sống khá hơn và đã chủ động làm đơn xin thoát nghèo. Đây là tín hiệu hiệu đáng mừng cho công tác giảm nghèo tại địa phương"./.

Công Luận-VOV Đông Bắc

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC