RÂU LIÊM CHR’NẮP ĐẮH BHIỆC XAY XƠ ÂNG MANỨIH ÊĐÊ
Thứ bảy, 11:14, 13/01/2024          H Xíu Hmock          H Xíu Hmock
Manứih Êđê bêl tr’pay diịc điêl nắc k’diịc chô ặt ooy đông k’điêl, tu cơnh đêếc, bhiệc xay xơ nắc đắh n’đil lêy bhrợ. Đông n’đil ra văng zâp râu pr’đươi, jập đồ chr’nắp đoọng ra văng ha bhiệc xay xơ, ha dợ đông n’đil nắc kiêng zước n’hâu cung choom. Pân đil lêy xay xơ pân jứih đơơng chô ooy đông k’căn đay, hân đhơ cơnh đêếc, n’đil cung vêy mưy cr’chăl ặt ooy đông n’jứih bêl cắh ơy bhrợ bhiệc bhan xay xơ. Nâu đoo nắc mưy ooy đợ bhiệc chr’nắp liêm đắh j’niêng xay xơ âng manứih Êđê.

 

 

Mưy t’ngay lứch c’moo bêl plêệng tưn taách liêm, cà phê ơy xang ta bơơn bhrợ, bhiệc bhan cung doọ lấh trơ vâng. K’căn k’conh n’đil H Rin Bkrông cóh vel Tơng Jú, chr’val Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột k’đươi moon “va va” cóh tô bhúh lêy ra văng lướt ooy đông k’căn k’conh xa xao đoọng pay đơơng chô anhi xa xao lâng k’coon n’đil chô. Cr’chăl đâu 3 c’moo, amoó H Rin Bkrông kiêng mưy đha đhâm cóh vel nắc k’đươi “va va” lướt ta moóh pay. Xang bêl đắh đông n’jứih đoọng lướt ta moóh pay, bơr đắh đông nắc gr’hoót moon đắh bhiệc amoó H Rin ặt cóh đông cha chuíh da da mơ 3 c’moo. P’căn H Yam Bkrông, cóh vel Tơng Jú, chr’val Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột đoọng năl, cr’chăl ặt cóh đông cha chuíh da da, nắc cr’chăl đoọng lêy ma mai ặt tớt ha cơnh, bhrợ têng ha cơnh bêl k’noọ xay xơ: “Bêl mưy n’đil chô bhrợ ma mai nắc lêy bhrợ p’cắh râu liêm ta níh, zay ta bách, cơnh ra diu đấh dưr lướt pay đác, ra văng ch’na pr’dzăm ha pr’loọng đông bêl k’noọ lướt pa bhrợ... Ooy đâu, pr’loọng đông k’diịc bơơn lêy ma mai đay zay ta bách, nắc apêê tin đươi, k’rêệm loom lấh mơ, ha y chroo doọ râu k’rang bêl k’coon n’jứih âng đay chô ặt ooy đông cha chuíh da da”.

Ting cơnh j’niêng bh’rợ âng manứih Êđê, pân đil chô ooy đông k’diịc mơ 2-3 c’moo, ting cơnh gr’hoót moon 2 đắh pr’loọng đông. Ting lêy ooy pr’ắt tr’mung âng đông n’đil, đhị bêl ặt cóh đông cha chuíh da da nắc đắh đông n’jứih vêy zước đắh đông n’đil đợ jập đồ liêm zâp, đoọng p’cắh loom luônh năl ơn lâng c’rơ g’lêếh băn zư âng k’căn k’conh đắh n’jứih. Ooy đợ jập đồ zước pay nâu cắh choom cắh váih coọng đồng, đhr’nuum m’bhoong, a’ọc cắh cậ k’roóc. Ha dang k’diịc học dal, bhrợ bhiệc ga mắc nắc ting zước pay bấc lấh mơ. Đắh đông n’jứih choom zước pay, nắc đắh đông n’đil cung choom zước moon oó lấh zước pay bấc râu, ting lêy pr’đơợ tr’mung âng pr’loọng dông.

Xang cr’chăl n’đil ặt cóh đông cha chuíh da da, ha dang đắh đông n’jứih cắh kiêng pay ma mai ơy ta moóh đợc nắc đắh đông n’jứih k’đươi đông n’đil lưm prá moon cắh pay. Lalua lêy, doọ lấh vêy bấc apêê pân jứih cắh pay n’đil xang bêl ta moóh. Ha dang lơi nắc đắh đông n’jứih ta toom bấc lấh mơ đợ jập đồ đắh đông n’đil ơy đoọng, lâng lêy bhrợ mưy p’nong k’roóc cắh cậ a’ọc ga mắc đoọng zước pa chắp đắh đông n’đil. Ha dang ting độp đươi ma mai nắc vêy đoọng đắh đông n’đil lêy bhrợ bhiệc pay đơơng chô k’diịc. Bêl t’ngay k’diịc chô ặt ooy đông k’điêl, đắh đông n’jứih lêy ra văng búah n’dza lâng mưy p’nong a’ọc đoọng âng đơơng k’coon n’jứih âng đay, ha dợ đắh đông n’đil nắc lêy ra văng liêm zâp đợ jập đồ âng đông n’jứih ơy zước. Đhi noo, bhúh xoọng đắh đông n’đil nắc vêy chô ooy đông n’jứih đoọng pay đơơng chô a’nhi diịc điêl chô ặt ooy đông k’căn k’conh n’đil.

Ooy cr’chăl lướt tơợ đông n’jứih tước ooy đông n’đil, c’bhúh apêê đơơng chô nâu vêy zâp c’bhúh đha đhâm c’moor nắc đợ apêê pr’zợc, đhi noo đắh đông n’đil toon vậ, cha groong. Đọong choom lướt zi lấh, apêê lướt đơơng n’jứih nắc lêy vêy râu boọp p’rá ta ơơi moon liêm crêê lâng cher đoọng hun pr’hêl nắc coọng đồng đoọng bhrợ p’cắh râu cr’noọ t’bhlâng âng n’jứih. Manứih Êđê moon, truíh c’lâng lướt vêy lưm bấc râu zr’nắh k’đhạp nắc bêl chô ặt pa zưm diịc điêl vêy mặ dưr zi lấh zâp râu zr’nắh k’đhạp.

Chô tước ooy đông n’đil, 2 đắh pr’loọng đông lêy prá xay, ta moóh cớ a’nhi diịc điêl lâng 2 đắh pr’loọng đông ha cơnh. Xang nặc lêy bhrợ zâp bh’rợ bhuốih zước đắh k’conh k’căn n’jứih, bhrợ bhiệc hơnh déh nhi đoo váih diịc điêl. Coọng đồng vêy pa coọng ooy têy a’nhi diịc điêl lâng râu cr’noọ moon p’too ắt ma mung liêm ta níh. Ha dang ngai pa rạch coọng nâu, tr’xăl loom luônh cắh cậ bhrợ râu bhiệc mốp lết nắc ha y chroo ta toom bấc lấh mơ đợ jập đồ ơy ta đoọng.

Xoọc đâu ting t’ngay ting hiện đại, bấc pr’loọng đông manứih Êđê cóh Đắk Lắk bhrợ bhiệc xay xơ cơnh apêê A’duôn. Hân đhơ cơnh đêếc, đhị zâp vel bhươl, bấc j’niêng bh’rợ ty chr’nắp đắh xay xơ dzợ ta zư đợc, bhrợ đh’rứah. T’coóh Y Bhiu Byă (aê H Jâo), cóh vel Tơng Jú, chr’val Ea Kao đoọng năl, đhị zâp vel đông xoọc đâu, j’niêng xay xơ k’diịc lâng pay đơơng chô k’diịc vêy râu tr’xăl đoọng liêm glặp lâng pr’ắt tr’mung xoọc đâu: “J’niêng bh’rợ nâu ơy váih tơợ đenh ặ, bêl prá xay đăh bhiệc xay xơ nắc 2 đắh pr’loọng đông ơy pa zưm đh’rứah, độp đươi bhiệc đoọng n’đil chô ặt ooy đông n’jứih, cơnh ahay nắc mơ 3 c’moo. Ooy 3 c’moo nâu, pân đil nắc chô ặt ooy đông k’diịc. Xang nặc đhi noo, bhúh xoọng đắh n’đil vêy lướt bhrợ đợ bhiệc lướt pay pa chô a’nhi diịc điêl chô ooy đông k’điêl. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu cắh dzợ váih bấc, cung vêy gr’hoót moon n’đil chô ặt mơ 3 c’moo, hân đhơ cơnh đêếc, apêê ting tr’xăl cậ, lêy đoọng vàng, mơ 3 chỉ cắh cậ 2 chỉ đoọng n’đil doọ dzợ chô ặt ooy đông n’jứih 3 c’moo”.

Hân đhơ ơy vêy tr’xăl, cắh dzợ zư đợc bấc cơnh ty ahay, nắc đợ râu văn hoá chr’nắp liêm đắh bhiệc xay xơ k’diịc, pay đơơng chô k’diịc âng manứih Êđê dzợ zư đợc ta luôn đhị zâp vel đông. Ooy đâu, chrooi pa xoọng zư lêy râu văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh./.

Nét độc đáo trong lễ cưới hỏi của người Êđê

Người Êđê theo chế độ mẫu hệ nên việc cưới hỏi thường do phụ nữ chủ động. Nhà gái chịu trách nhiệm về sính lễ, còn nhà trai có đặc quyền thách cưới. Cô gái sẽ cưới chú rể về chung nhà cha mẹ ruột, nhưng cô cũng có thời gian ở dâu bên nhà trai trước khi cưới. Đây là một trong những nét độc đáo trong phong tục cưới hỏi của người Êđê.

Một ngày cuối năm tiết trời đẹp, cà phê đã thu hoạch xong, việc nhà nông cũng đã vãn. Cha mẹ của cô dâu H Rin Bkrông ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột liền mời “ông cậu” trong dòng họ để tính chuyện sang nhà “sui gia” đón con gái và con rể về. Cách đây 3 năm, chị H Rin Bkrông ưng một chàng trai trong buôn nên đã nhờ “ông cậu” đứng ra đi hỏi chồng. Sau khi nhà trai đồng ý hôn ước, hai bên gia đình đã thỏa thuận về việc chị H Rin ở dâu trong vòng 3 năm. Bà H Yam Bkrông, ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột cho biết, “ở dâu” chính là thời gian thử thách lòng chung thủy, nết na, chịu thương chịu khó của cô gái khi bước vào đời sống hôn nhân. “Khi một cô gái đến làm dâu thì phải thể hiện sự nết na, siêng năng, chẳng hạn như sáng phải dậy sớm đi lấy nước ở đầu nguồn, chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình trước khi đi làm,… Qua đó, gia đình nhà chồng sẽ nhìn thấy được đó là người con dâu siêng năng, chịu khó, họ sẽ tin tưởng, yên tân hơn khi sau này con trai mình trở về ở rể bên nhà vợ”.

Theo phong tục người Êđê, cô gái sẽ về nhà chồng làm dâu trong 2 – 3 năm, tùy theo sự thỏa thuận, thống nhất của hai gia đình. Tùy thuộc vào hoàn cảnh của nhà gái, tại lễ “ở dâu” phía nhà trai sẽ thách cưới, buộc nhà gái phải đáp ứng đủ những lễ vật theo yêu cầu để tỏ lòng biết ơn đối với công sức nuôi dưỡng, chăm sóc của cha mẹ chàng trai. Trong những lễ vật được thách cưới không thể thiếu vòng đồng, chăn đắp thổ cẩm, heo hoặc bò. Chàng trai càng có học thức, địa vị thì mức thách cưới càng cao. Tất nhiên, nhà trai có quyền thách cưới thì nhà gái cũng có quyền xin giảm bớt lễ vật tùy theo điều kiện thực tế của gia đình.

Sau thời gian ở dâu, nếu chàng trai đổi ý, không muốn lấy người đã “cầu hôn” mình thì phía nhà trai sẽ mời nhà gái đến nói lời từ chối. Trong thực tế, rất hiếm có trường hợp chàng trai đổi ý sau khi đã nhận lời cầu hôn của cô gái. Trong trường hợp đó, nhà trai sẽ phải đền bù gấp đôi số lễ vật đã yêu cầu nhà gái chuẩn bị, đồng thời phải làm thịt một con bò hoặc một con heo lớn để xin lỗi nhà gái. Còn nếu đã chấp thuận cô gái thì sẽ đồng ý cho nhà gái tiến hành lễ rước rể. Trong ngày rước rể, nhà trai sẽ chuẩn bị một ché rượu cần và một con heo để tiễn con trai của mình, còn nhà gái phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật mà nhà trai đã yêu cầu trong lễ “ở dâu”. Họ hàng nhà gái sẽ đến nhà trai để đón đôi vợ chồng trẻ về nhà cha mẹ vợ.

Trong quá trình di chuyển từ nhà trai về nhà gái, đoàn rước rể sẽ bị các tốp thanh niên là bạn bè, anh chị em nhà gái trêu chọc, chặn lại. Để vượt qua, đoàn rước rể phải có cách đối đáp hợp lý và tặng quà là chiếc vòng đồng để thể hiện sự quyết tâm, kiên định của chú rể trên chặng đường hôn nhân. Người Êđê quan niệm rằng, trên đường đi gặp nhiều thử thách, cản trở thì hôn nhân sẽ vượt qua được nhiều khó khăn.

Về đến nhà gái, 2 bên gia đình sẽ cùng ngồi lại nói chuyện, xác nhận lại ý kiến của đôi vợ chồng trẻ và gia đình 2 bên. Tiếp đó sẽ tiến hành các nghi thức lễ xin phép cha mẹ chồng, lễ công nhận cho 2 vợ chồng. Chiếc vòng đồng được đeo vào tay đôi vợ chồng trẻ với ý nhắc nhở sống thủy chung. Nếu ai trả lại vòng, thay lòng đổi dạ hay làm điều gì sai trái trong cuộc hôn nhân này sẽ phải bồi thường gấp đôi sính lễ thách cưới

Xã hội ngày càng hiện đại, nhiều gia đình người Êđê ở Đắk Lắk tổ chức lễ cưới như người Kinh. Tuy nhiên, ở các buôn làng, nhiều nghi thức truyền thống trong lễ cưới hỏi vẫn được duy trì, thực hiện song song. Ông Y Bhiu Byă (aê H Jâo), ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao cho biết, ở các buôn làng ngày nay, tục cưới chồng và rước rể đã có một vài sự thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại. “Phong tục này thì có từ lâu trước đây rồi, khi bàn chuyện cưới hỏi thì 2 bên gia đình đã thống nhất, đồng ý chuyện gửi dâu bên nhà chồng, theo lệ thì là 3 năm. Trong 3 năm này, cô gái sẽ sang nhà bố mẹ chồng làm dâu. Sau đó thì họ hàng nhà gái sẽ sang thực hiện các nghi thức để đón đôi vợ chồng trẻ về nhà vợ. Tuy nhiên ngày nay thì cũng không còn nhiều nữa, cũng có giao ước về việc gửi dâu trong 3 năm, nhưng thay vì sang làm dâu thì họ sẽ quy đổi, thỏa thuận thay bằng vàng, thường là đưa 3 chỉ vàng hoặc 2 chỉ vàng thay cho ở dâu 3 năm”.

 Dù đã có phần thay đổi so với truyền thống nhưng các nét văn hóa tốt đẹp trong phong tục cưới chồng, rước rể của người Êđê vẫn còn được duy trì thường xuyên ở các buôn làng. Qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc./.

         H Xíu Hmock

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC