Râu t’mêê ooy bhiệc bhan Sen đôn ta (bhuốih a’bhướp, a’dích) âng đhanuôr Khmer xoọc đâu
Thứ sáu, 16:00, 27/10/2023 Thạch Trà Vinh-TTĐBSCL Thạch Trà Vinh-TTĐBSCL
Zâp c’moo, tước cậ bêl hân noo boo (c’xêê t’cool Âm lịch) cóh zâp vel đông đhanuôr Khmer Nam bộ zêng bhrợ bhiệc bhan Sen đôn ta (bhuốih a’bhướp, a’dích). Ting lêy pr’đơợ tr’mung âng zâp pr’loọng đông, zâp đhr’nông chùa nắc Sen đôn ta ta bhrợ tơợ 3 tước 15 t’ngay lâng cr’noọ cr’niêng kiêng lêy bhrợ đoọng ha đợ apêê n’niên t’váih, băn p’too a’đay.

 

 

Bhiệc bhan Sen đôn ta âng manứih Khmer ta bhrợ tơợ t’ngay 16 c’xêê 8 tước t’ngay 1 c’xêê 9 Âm lịch (manứih Khmer moon nắc c’xêê Pót trô bất), lâng zâp j’niêng bh’rợ bhlâng cơnh: đợc a’vị, bhuốih hơnh déh a’dích a’bhướp, k’rong pazưm lâng bhiệc bhan âng đơơng a’dích a’bhướp chô. Lâng zâp j’niêng bh’rợ nâu nắc j’niêng bh’rợ “bhuốih” a’dích a’bhướp nắc đoo chr’nắp bhlâng. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu vêy bấc ngai moon “bhuốih” cắh choom chô tước lâng bhúh xoọng lấh bil nắc lêy đoọng ch’na đh’nắh đoọng nhà sư đọc kinh nắc vêy choom chô tước ooy apêê.

T’coóh A cha Kim Sắc, cóh chr’val Tân Sơn, chr’hoong Trà Cú đoọng năl, bhiệc bhan Sen đôn ta bêl ahay ta bhrợ ooy 3 c’xêê boo, hân đhơ cơnh đêếc nắc ta bhrợ pa đệ cắh lấh 15 t’ngay, ting lêy pr’đơợ âng zâp chùa, bổn đạo:“Ting cơnh cr’noọ âng manứih Khmer, bhiệc lêy bhuốih cơnh bêl lơơng cắh choom chô tước ooy apêê lấh bil, mưy vêy lướt ooy nhà sư đọc kinh nắc vêy choom chô tước. Tu cơnh đêếc, vêy bấc đhanuôr cắh dzợ bhrợ cơnh j’niêng bhuốih a’dích a’bhướp dzợ. Ting lêy pr’đơợ tr’mung âng pr’loọng đông lâng đợ mơ nhà sư cóh chùa, ha dang chùa m’bứi sư nắc k’đươi mơ 1-2 cha nặc, ha dợ bấc nắc k’đươi 3-4 cha nặc chô lêy đọc kinh, đơơng ch’na đoọng ha dích a’bhướp”.

T’coóh Thạch Suông cóh phường 7, thành phố Trà Vinh đoọng năl, hân đhơ vêy moon nhà sư đọc kinh k’đươi pa chô nắc pr’loọng đông cung vêy bhrợ a’pướih ch’na bhuốih a’bhướp a’dích, lấh mơ nắc ooy j’niêng bh’rợ bhuốih đơơng apêê chô cắh choom cắh vêy bhoóh, cha nêếh, xa nập xập, pr’đươi pr’dua zâp râu..:“Moon zr’nưm, cóh thành phố Trà Vinh zêng lêy pr’loọng đông lêy bhrợ j’niêng bh’rợ bhuốih a’bhướp a’dích. Ting lêy ooy đhr’năng bh’rợ, vêy pr’loọng đông mưy bhuốih, vêy pr’loọng đông n’jứah k’đươi moon nhà sư n’jứah bhuốih. Lấh mơ nắc bhiệc bhan thứ 2, bhiệc bhuốih a’bhướp a’dích lâng ooy bhiệc âng đơơng a’dích a’bhướp chô vêy ngai dzợ bhuốih lâng xa nập xập, cha nêếh, zên”.

Ting cơnh Đại đức Thạch Sin, Trụ trì chùa Sóc Mới, chr’val Tân Hoà, chr’hoong Tiểu Cần nắc moon, bhiệc Sen đôn ta ty chr’nắp âng đhanuôr Khmer. Bhiệc Sen đôn ta cắh choom xay moon ooy bộ kinh Tam tạng cơnh zâp bhiệc bhan Phật giáo lơơng, cơnh bhiệc bhan Phật đản. Hân đhơ cơnh đêếc, xoọc đâu, zêng lêy j’niêng bh’rợ ty chr’nắp âng đhanuôr Khmer zêng ặt pa zưm lâng j’niêng bh’rợ Phật giáo. Lấh mơ, j’niêng bh’rợ k’đươi nhà sư đọc kinh zước râu pr’đoọng, têêm ngăn nắc cắh choom cắh váih. Ting cơnh Đại đức Thạch Sin, nắc lêy zư pa liêm j’niêng bh’rợ bhuốih a’dích a’bhướp đhị đông cơnh pr’đợc âng bhiệc bhan nâu: “Vêy bơr pêê apêê chùa nắc apêê mưy k’đươi nhà sư chô ooy đông bhuốih bhrợ. Ha dợ cóh chùa sư t’ngay 29 nắc t’ngay bhuốih, t’ngay 30 đhanuôr Phật tử pazưm bhrợ đhị chùa. Ahêê moon j’niêng bh’rợ nâu nắc sên (bhuốih) a’dích a’bhướp, nắc bhuốih đoọng ha pêê cóh đông lấh bil. Lấh mơ, j’niêng bh’rợ bhuốih nâu cắh vêy t’mêê váih, tơợ bêl Phật giáo cắh ơy moót ơy ặ váih. Tu cơnh đêếc, ting cơnh cr’noọ cr’niêng âng cu nắc j’niêng bhuốih bhrợ nâu lêy zư đợc”.

Sen đôn ta nắc mưy ooy đợ j’niêng bh’rợ chr’nắp ooy loom luônh chắp nhêr, hay k’noọ tước c’rơ g’lêếh n’niên t’váih, băn par, p’too pa choom âng k’coon cha châu pa gơi đoọng tước đợ apêê lấh bil nắc râu văn hoá ty chr’nắp ooy pr’ắt tr’mung âng đhanuôr Khmer Nam bộ. J’niêng bh’rợ nâu, xoọc vêy bấc râu tr’xăl ting lêy lâng ahay, hân đhơ đắh cr’chăl t’ngay lâng bhiệc lêy bhuốih bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, đợ j’niêng bh’rợ chr’nắp ting cơnh ty ahay dzợ zư đợc, lấh mơ nắc chr’nắp liêm lâng ga mắc lấh mơ./.

Nét mới trong lễ Sen đôn ta (cúng ông, bà) của đồng bào Khmer ngày nay

Hàng năm vào cao điểm mùa mưa (tháng Tám Âm lịch) khắp các phum sóc của đồng bào Khmer Nam bộ đều tổ chức lễ Sen đôn ta (cúng ông bà). Tùy điều kiện của từng gia đình, từng ngôi chùa mà Sen đôn ta được tiến hành từ 3 đến 15 ngày với mong muốn đền đáp công đức sinh thành, dưỡng dục.

Lễ Sen đôn ta của người Khmer được tiến hành từ ngày 16 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 Âm lịch (người Khmer gọi là tháng Pót trô bất), với các nghi lễ chính gồm: lễ đặt cơm vắt, lễ cúng tiếp đón ông bà, lễ tựu hội và lễ tiễn ông bà. Với các nghi lễ này thì nghi thức “cúng” ông bà quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nhiều người có quan niệm “cúng” không thể đến với người thân đã khuất mà phải dâng thức ăn để nhà sư đọc kinh mới tới được. 

Ông À cha Kim Sắc, ở xã Tân Sơn, huyện Trà Cú cho biết, lễ Sen đôn ta xưa kia được tiến hành trong 3 tháng mưa, nhưng nay được rút ngắn không quá 15 ngày, tùy theo điều kiện của từng chùa, bổn đạo: “Theo quan điểm của người Khmer hình thức cúng kiến không thể đến với người quá cố, chỉ qua nhà sư đọc kinh mới đến được. Do đó, rất nhiều bà con không còn tiến hành nghi thức cúng ông bà nữa. Tùy theo kinh tế gia đình và số lượng nhà sư trong chùa, nếu chùa ít sư thì thỉnh 1-2 vị, còn nhiều thì thỉnh 3-4 vị về độ cơm, đọc kinh hồi hướng cho ông bà”.

Ông Thạch Suông ở phường 7, thành phố Trà Vinh cho biết, mặc dù có thỉnh nhà sư đọc kinh hồi hướng nhưng gia đình vẫn làm mâm cơm cúng ông bà, đặc biệt trong nghi thức cúng tiễn không thể thiếu muối, gạo, quần áo, vật dụng...:“Nói chung, ở thành phố Trà Vinh hầu hết gia đình đều tiến hành nghi thức cúng ông bà. Tùy theo khả năng, có gia đình chỉ cúng, có gia đình vừa thỉnh nhà sư, vừa cúng. Nhất là lễ thứ 2 - lễ cúng ông bà và trong lễ tiễn đưa ông bà có người còn cúng cả quần áo, gạo, tiền”.

Theo Đại đức Thạch Sin, Trụ trì chùa Sóc Mới, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần lại cho rằng, lễ Sen đôn ta là lễ truyền thống của đồng bào Khmer. Lễ Sen đôn ta không được nêu trong bộ kinh Tam tạng như các lễ Phật giáo khác, như lễ Phật đản chẳng hạn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết nghi lễ truyền thống của đồng bào Khmer đều gắn với nghi lễ Phật giáo và ngược lại. Đặc biệt, nghi thức thỉnh nhà sư đọc kinh cầu an, cầu siêu là không thể thiếu. Theo Đại đức Thạch Sin, cần gìn giữ, bảo tồn nghi thức cúng ông bà tại gia như tên gọi của nghi lễ này: “Có một số bổn chùa người ta chỉ còn thỉnh nhà sư về nhà độ cơm. Còn ở chùa sư ngày 29 là ngày cúng, ngày 30 bà con Phật tử tập trung làm lễ tại chùa. Chúng ta gọi nghi lễ này là sên (cúng) ông bà, nghĩa là cúng cho người thân quá cố của mình. Đặc biệt, nghi thức cúng này không phải xuất hiện mới đây, từ trước khi Phật giáo chưa du nhập vào. Do đó, theo quan điểm cá nhân sư nghi thức cúng nên được gìn giữ”.

Sen đôn ta là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa về lòng hiếu kính, tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của con cháu đến những người quá cố là nét văn hóa truyền thống trong đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ. Nghi lễ này, hiện có nhiều thay đổi so với trước đây cả về thời gian lẫn cách thức thực hiện. Tuy vậy, những nghi thức quan trọng mang tính truyền thống vẫn được lưu giữ, thậm chí có phần thịnh soạn và hoành tráng hơn./.

Thạch Trà Vinh-TTĐBSCL

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC