T’cooh bhươl Hồ Văn Hạnh: Manuyh zư lêy văn hoá coh zr’lụ da ding k’coong
Thứ năm, 16:26, 07/12/2023 PV VOV-Miền Trung PV VOV-Miền Trung
Năc glặp 75 c’moo, bêl bấc ngai năc ắt mamông đh’rưah lâng k’coon ch’chau năc t’cooh bhươl Hồ Văn Hạnh coh chr’val Trung Sơn, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế dzợ t’bhlâng pa choom râu chr’năp pr’hay văn hoá âng đhanuôr Pa Cô đoọng ha lang ta đhâm c’mor. T’ngay công cơnh ha dum, bhr’dang lướt âng đoo prang bhươl cr’noon đoọng đợ văn hoá chr’năp âng đhanuôr dzợ vêy ta pa dưr.

 

 

C’xêê x’rịa c’moo, plêệng k’tiếc coh da ding k’coong A Lưới bấc ơl đh’lúc coh c’lâng p’rang, boo ngân năc t’cooh bhươl Hồ Văn Hạnh công tước lớp học coóch boóc n’loong âng đhanuôr Pa Cô. T’ngay năc pa choom đoọng ha apêê học ooy bh’rợ c’coóch b’boọc, ha dum, đhị đong đoo, t’cooh Hạn năc pa choom hát pazêng pr’hát, t’nơớt ty đanh ha k’coon ch’chau lâng pazêng apêê ta đhâm c’mor coh bhươl cr’noon. Coh đhr’nong đong k’tứi âng đoo, đợ bhr’ươl Cha Cấph, Ba booch, Ka lới âng manuyh Pa Cô năc chr’va tước ha dum k’năm. T’bhlâng pa choom đoọng ha lang ta đhama c’mor năc t’cooh Hạnh dzợ bấc râu k’rang bêl văn hoá ty đanh âng đhanuôr đay ting t’ngay vêy cơnh choom bil. Tu cơnh đêêc, ađoo xay moon, ađay năc t’bhlâng pa choom đoọng lâng p’too pa choom lang ta đhâm c’mor ooy pazêng râu đơ chr’năp văn hoá k’conh pa bhướp: “Lâng xa nay bh’rợ âng muy cha năc manuyh g’lăng z’hai, acu ta luôn pa choom đoọng ha lang k’coon ch’chau đợ chr’năp văn hoá ty đanh âng k’conh pa bhướp đớc đoọng. Acu ting pâh bấc lớp âng chr’hoong bhrợ cơnh pa choom ooy bh’rợ c’coóch b’boọc, pr’hát xa nul, pazêng râu bhiệc bhan… Xoọc đâu bh’rợ pa choom năc k’đhap pa bhlâng tu k’coon ch’chau đay xoọc trơ vâng lướt học lâng bhrợ têng bấc bh’rợ râu lơơng, tu cơnh đêêc năc vêy bh’rợ xay moon p’too pa choom, ta đang moon k’coon ch’chau t’bhlâng ting pa choom. Bêl apêê đoo t’bhlâng học năc ađay bơơn zư đớc văn hoá ty đanh”.

Ta mooh t’cooh bhươl Hồ Văn Hạnh ooy văn hoá đhanuôr Pa Cô coh zr’lụ da ding k’coong A Lưới, năc ađoo prá xay bấc bhlâng. Tơợ pazêng bhr’ươl Cha Chấp, Ba booch, Ka lới tước ooy bh’rợ prá pr’ma, pazêng bh’rợ bhuôih coh pazêng râu bhiệc bhan ga măc cơnh Aza koonh (cha ha roo t’mêê), Ariêu ping (bh’rợ lướt lêy ping), Ariêu căn (bhiệc bhan zazum âng pazêng acoon coh), t’cooh Hạnh zêng dzợ hay. Tu, tơợ lang ta đhâm c’mor, ađoo ơy t’bhlâng chêêc n’nă, chêêc n’năl tơợ apêê t’cooh ta ha xang n’nắc xrặ đớc, ha âu đớc ghít liêm đoọng pa chăp ch’mêệt lêy cơnh ng’hat, pr’múa bhrợ cơnh ooy năc ghít cơnh ty đanh. Căh muy cơnh đêêc, t’cooh Hạnh năc đớc bấc t’ngay c’xêê bhrợ têng pazêng râu tr’coọ xa nul âng manuyh Pa Cô cơnh Câr dool, A bel, khèn, a luốt. Coh đong đoo, pazêng râu tr’coọ xa nul acoon coh ta luôn vêy k’coon ch’chau ha âu đớc liêm ghít, lêy cơnh pr’đươi chr’năp căh mặ ng’xay cơnh pr’đươi chr’năp. T’cooh Hồ Văn Hạnh prá xay, văn hoá ty đanh năc râu đơ chr’năp âng muy acoon coh, ađay dzợ vêy c’rơ năc dzợ t’bhlâng zư đớc: “Hân đhơ t’cooh đhur acu năc dzợ t’bhlâng pa choom đoọng ha đhanuôr zư đớc lâng zư lêy râu chr’năp pr’hay âng manuyh Pa Cô. Tơợ pazêng râu pr’hát, t’nơớt, tước ooy bhiệc bhan Aza koonh, Ariêu ping, Ariêu căn… Acu công buôn prá xay lâng apêê t’cooh xa nay vel đong lâng lang apêê ta đhâm c’mor văn hoá chr’năp pr’hay năc căh choom t’bil, năc t’bhlâng zư đớc, vêy cơnh đêêc năc ađoo choom ắt vaih tật lang. Tu cơnh đêếc, lâng xa nay bh’rợ âng muy cha năc Đảng viên, t’cooh bhươl, acu ta luôn ting pâh pazêng lớp pa choom, ắt coh đong công pa choom đoọng ha c’bhuh văn nghệ âng chr’val đoọng apêê đoo năc choom ting pâh biểu diễn coh pazêng bhiệc bhan âng chr’hoong bhrợ têng”.

Tơợ râu pa choom âng t’cooh bhươl, manuyh g’lăng z’hai Hồ Văn Hạnh, bấc apêê pr’zớc ta đhâm c’mor Tà Ôi, Pa Cô ơy choom hát pazêng râu pr’hát âng đhanuôr Pa Cô, manuyh t’cooh ta ha lâh mơ năc n’năl prá pr’ma, bh’noóch. Pazêng bh’rợ ty đanh âng đhanuôr cơnh c’coóch boọc n’loong, t’taanh, bhrợ k’ool công vêy ađoo pa choom đoọng ha lang ta đhâm c’mor coh pazêng lớp pa choom âng Phòng Văn hoá Thông tin chr’hoong A Lưới bhrợ. Anoo Hồ Văn Ăm Phưa coh chr’val Hồng Thuỷ, chr’hoong A Lưới prá xay, đươi apêê g’lăng z’hai cơnh t’cooh Hồ Văn Hạnh năc ađay choom bhrợ đợ pr’đươi coóch boọc n’lơơng Pa Cô: “Ava Hạnh năc t’cooh bhươl vêy bấc ngai chăp, ta luôn vêy k’coon ch’chau lâng lang ta đhâm c’mor coh A Lưới chăp hơnh. Acu xoọc ting học coh lớp pa choom coóch boọc n’lơơng lâng bhrợ k’ool âng t’cooh Hạnh lâng bấc apêê g’lăng hai n’lơơng pa choom. Apêê ava zay pa choom, p’too pa choom ghít pa bhlâng đoọng apêê học n’năl ghít kỹ thuật coh bh’rợ coóch boọc n’loong. Acu lêy bh’rợ n’nâu học k’đhap bhlâng năc tơợ râu pa choom âng ava Hạnh acu công ơy bhrợ đợ pr’đươi doọ lâh k’đhap”.

Xang bêl k’tiếc k’ruung vêy ta pa chô, t’cooh Hồ Văn Hạnh k’đhâng bhrợ bấc bh’rợ tr’nêng đhị vel đong, coh đêếc vêy 5 nhiệm kỳ năc bhrợ Bí thư Đảng uỷ chr’val Hồng Trung, (nâu cơy năc chr’val Trung Sơn), chr’hoong A Lưới. Trơ vâng lâng bh’rợ n’năc năc ađoo bơơn lướt bấc ooy, tr’lum lâng bấc apêê t’cooh bhươl, manuyh vêy bấc ngai chăp đoọng chêêc n’năl, xrặ đớc râu chr’năp pr’hay âng văn hoá ty đanh âng đhanuôr đay. Tước c’moo 2010, ađoo bơơn chô đhêy hưu ting cơnh chế độ, ađoo năc đớc bấc t’ngay c’xêê ha bh’rợ pa chăp ch’mêệt lêy, ha âu đớc lâng pa choom pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá n’năc tước ooy đhanuôr. Coh chr’hoong da ding k’coong A Lươi, bhiệc bhan ga măc k’tứi hân đoo t’cooh Hồ Văn Hạnh công vêy ta k’dua ting pâh. Ađoo năc dzợ vêy ta k’dua tước pâh bấc xa nay bh’rợ, bhiệc bhan văn hoá âng đhanuôr pazêng acoon coh cấp tỉnh, zr’lụ miền Trung lâng prang k’tiếc k’ruung. Lâng pazêng râu chroi đoọng âng đay ha xa nay bh’rợ văn hoá, văn nghệ âng vel đong, c’moo 2019, t’cooh Hồ Văn Hạnh vêy Chủ tịch nước cher đoọng ch’ner Nghệ nhân ưu tú. P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hoá - Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế prá xay: Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh năc “manuyh n’năl bấc pa bhlâng văn hoá” âng đhanuôr Pa Cô coh zr’lụ A Lưới: “Ava Hồ Văn Hạnh năc manuyh n’năl bấc pa bhlâng văn hoá âng đhanuôr Pa Cô, pa bhlâng năc ooy pr’hát, t’nơớt lâng pazêng râu bhiệc bhan. Coh cr’chăl ahay, ava năc manuyh bha lâng coh bh’rợ pa choom đoọng ha lang t’tun râu chr’năp pr’hay văn hhoá n’nâu. Ava công t’bhlâng ting pâh ooy pazêng râu bhiệc bhan âng chr’hoong, tỉnh lâng zr’lụ bhrợ têng. Đh’rưah lâng bh’rợ pa choom đoọng ha lang t’tun coh bhươl cr’noon năc ava công ta luôn prá xay đoọng lang ta đhâm c’mor chăp hơnh lâh mơ văn hoá âng acoon coh đay”./.

Già làng Hồ Văn Hạnh: Người giữ lửa văn hóa vùng cao

Bước qua tuổi 75, trong khi nhiều người chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu thì già làng Hồ Văn Hạnh ở xã Trung Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn miệt mài trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Pa Cô cho lớp trẻ. Ngày cũng như đêm, bước chân ông in dấu khắp các bản làng để những nét văn hóa quý báu của đồng bào vùng cao mãi được lưu truyền.

Tháng cuối năm, trời vùng cao A Lưới mây mù giăng kín lối đi, mưa tuôn xối xả nhưng vẫn không ngăn được bước chân già làng Hồ Văn Hạnh đến với lớp học điêu khắc gỗ của đồng bào Pa Cô. Ngày đứng lớp truyền dạy cho các học viên về kỹ thuật điêu khắc gỗ, tối đến, ngay tại nhà mình, già Hạnh lại mở lớp dạy dân ca, dân vũ cho con cháu và những thanh niên trong làng. Trong căn nhà nhỏ của ông, những làn điệu Cha chấp, Ba booch, Ka lới của người Pa Cô cứ thế cất lên đến tận khuya. Say mê trao truyền cho lớp trẻ nhưng già Hạnh vẫn còn nhiều trăn trở khi văn hóa truyền thống của đồng bào mình ngày càng có nguy cơ mai một. Vì vậy, ông bảo rằng, bản thân mình phải luôn nỗ lực để truyền dạy và nhắc nhớ lớp trẻ về những giá trị văn hóa quý báu của cha ông: “Với trách nhiệm của một Nghệ nhân, tôi luôn tìm hiểu để truyền dạy cho con cháu những giá trị văn hóa truyền thống cha ông để lại. Tôi tham gia nhiều lớp do huyện tổ chức như dạy về điêu khắc, dân ca dân vũ, các lễ hội… Hiện nay vấn đề truyền dạy rất khó vì con cháu mình bận học hành và làm nhiều việc khác, vì vậy mình phải có cách tuyên truyền, vận động để con cháu có ý thức mà theo học. Khi họ tích cực theo học thì mình mới truyền lại được văn hóa truyền thống”.

Hỏi già làng Hồ Văn Hạnh về văn hóa đồng bào Pa Cô ở vùng cao A Lưới, ông có thể nói say sưa không dứt. Từ những làn điệu Cha chấp, Ba booch, Ka lới đến những bài hát lý, nói lý, những nghi thức trong các lễ hội lớn như Aza koonh (Lễ mừng lúa mới), Ariêu ping (Lễ cải táng), Ariêu car (Lễ hội chung các dân tộc), già Hạnh đều nhớ như in. Bởi, từ thời trai trẻ, ông đã cất công tìm hiểu, sưu tầm từ các già làng rồi ghi chép, lưu giữ cẩn thận để nghiên cứu cách hát, cách múa làm sao cho đúng với nguồn gốc. Không chỉ vậy, già Hạnh còn dành thời gian chế tác các nhạc cụ của người Pa Cô như Câr dóc Adoll, A bel, khèn, sáo. Trong nhà ông, bộ sưu tập nhạc cụ dân tộc luôn được con cháu giữ gìn cẩn thận, xem là báu vật không thể đo đếm bằng vật chất. Già Hồ Văn Hạnh trải lòng, văn hóa truyền thống là vốn quý của một dân tộc, mình còn sức là còn phải gìn giữ, bảo tồn: “Tuy tuổi già sức yếu tôi vẫn tích cực tuyên truyền bà con gìn giữ và bảo tồn truyền thống tốt đẹp của người Pa Cô. Từ những làn điệu dân ca, dân vũ, đến các lễ hội Aza koonh, Ariêu ping, Ariêu car… Tôi vẫn thường nói với lãnh đạo địa phương và lớp trẻ rằng, văn hóa truyền thống tốt đẹp là không thể bỏ được, mà phải gìn giữ, bảo tồn thì nó mới còn mãi với thời gian. Vì vậy, với trách nhiệm của một Đảng viên, già làng, tôi thường xuyên tham gia các lớp truyền dạy, lúc ở nhà cũng dạy cho đội văn nghệ của xã để các cháu có thể tham gia biểu diễn tại các lễ hội do huyện tổ chức”.

Từ sự truyền dạy của già làng, nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, nhiều bạn trẻ Tà Ôi, Pa Cô đã có thể hát được các làn điệu dân ca Pa Cô, người lớn tuổi hơn thì biết nói lý, hát lý. Các nghề truyền thống của đồng bào như điêu khắc gỗ, đan lát, làm gốm cũng được ông trao truyền cho thế hệ trẻ thông qua các lớp do Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới tổ chức. Anh Hồ Văn Ăm Phưa ở xã Hồng Thủy, huyện A Lưới bày tỏ, nhờ các nghệ nhân như ông Hồ Văn Hạnh mà mình có thể chế tác được các tác phẩm điêu khắc gỗ Pa Cô: “Bác Hạnh là già làng uy tín luôn được con cháu và thế hệ trẻ ở A Lưới kính trọng. Tôi đang tham gia lớp học điêu khắc gỗ và làm gốm do già Hạnh và nhiều nghệ nhân khác đứng lớp. Các bác rất nhiệt tình truyền dạy, chỉ bảo từng li từng tí để các học viên năm được quy tình, kỹ thuật trong điêu khắc gỗ. Tối thấy nghề này học rất khó nhưng qua sự truyền dạy của bác Hạnh tôi cũng đã có thể chế tác được những tác phẩm đơn giản”.

Sau ngày quê hương giải phóng, ông Hồ Văn Hạnh giữ nhiều cương vị ở địa phương, trong đó có 5 nhiệm kỳ là Bí thư Đảng ủy xã Hồng Trung, (nay là xã Trung Sơn), huyện A Lưới. Bận bịu công tác nhưng ông lại có điều kiện đi nhiều, gặp gỡ nhiều già làng, người có uy tín để tìm hiểu, ghi chép lại những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào mình. Đến năm 2010, được nghỉ hưu theo chế độ, ông lại càng dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, sưu tầm và truyền bá những giá trị văn hóa đó đến bà con. Ở huyện vùng cao A Lưới, lễ hội lớn nhỏ nào cũng có sự tham gia của nghệ nhân Hồ Văn Hạnh. Ông còn được mời dự nhiều chương trình, lễ hội văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, khu vực miền Trung và cả nước. Với những cống hiến của mình cho phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương, năm 2019, già Hồ Văn Hạnh được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh là “kho tàng văn hóa sống” của đồng bào Pa Cô vùng cao A Lưới: “Bác Hồ Văn Hạnh là người am hiểu khá nhiều về văn hóa của đồng bào Pa Cô, đặc biệt là dân ca dân vũ và các lễ hội tiêu biểu. Thời gian qua, bác là người tiên phong trong việc trao truyền cho thế hệ trẻ những nét văn hóa này. Bác cũng hăng hái tham gia các lễ hội do huyện, tỉnh và khu vực tổ chức. Cùng với việc trao truyền, hướng dẫn cho lớp trẻ trong làng bản, cộng đồng thì bác cùng thường xuyên tuyên truyền, vận động để lớp trẻ thêm yêu văn hóa dân tộc mình”./.

 

 

PV VOV-Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC