TẾT TY ÂNG ĐHANUÔR HRE - QUẢNG NGÃI
Thứ hai, 08:30, 19/02/2024 CTV Xuân Yến CTV Xuân Yến
Muy hân noo ha pruốt năc dzợ chô. Pa zưm lâng rau bhui har âng đhanuôr prang k’tiếc k’kruung, đhanuôr zập k’bhuh acoon coh tỉnh Quảng Ngãi moon za zưm lâng ma nuyh Hre moon lalay bhui har cha Tết, rơơm đoọng muy c’moo t’mêê tệêm ngăn lâng bhui har.

 

 

Xa nưl chiing goong dưr chr’va xưl cóh zâp prang da ding k’coong, p’cắh moon hân noo ha pruốt t’mêê ơy chô đhị zâp vel bhươl, zâp đhr’nông đông âng đhanuôr Hre chr’hoong k’coong ch’ngai Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Đợ c’moo l’lăm ahay, Tết ty âng manứih Hre ta bhrợ bêl cr’chăl hân noo pô crool (nắc c’xêê 3 zâp c’moo) lâng buôn bhrợ đenh ooy cr’chăl 20 t’ngay. Hân đhơ cơnh đêếc, đợ c’moo đăn đâu, manứih Hre bhrợ bhiệc bhan hơnh déh ha pruốt, hơnh déh Tết đh’rứah lâng Tết âng prang k’tiếc k’ruung.

Cóh chr’hoong Ba Tơ, đhr’nông đông t’coóh Phạm Văn Lên, Tổ trưởng Tổ dân phố Kon Dung, thị trấn Ba Tơ ta moon cơnh nắc đhị “bảo tàng” âng manứih Hre. T’coóh Lên ơy chấc lêy, zư đợc bấc chiing goong lâng tr’coọ xa nưl âng đhanuôr đay. G’lúh Tết nâu, đợ apêê đha đhâm c’moor cóh vel đh’rứah chô pa zưm ting ặt chi ớh đh’rứah lâng xa nưl chiing goong, ting hát pr’hát Ka lêu, Ka choi... ting hát chi ớh bhui har. T’coóh Phạm Văn Lên, Tổ trưởng Tổ dân phố Kon Dung, thị trấn Ba Tơ, chr’hoong Ba Tơ moon: “Xoọc đâu ting c’lâng xa nay âng Đảng âng Nhà nước cung pa bhlâng k’rang lêy, bhrợ pr’đơợ, đhanuôr cha tết đh’rứah lâng Tết âng apêê a’duôn. Đhanuôr Hre vêy đợ j’niêng bh’rợ bêl ahay ta zư đợc, lấh mơ nắc t’ngay tôm bánh, t’ngay bhuốih ta rí, k’roóc, cung rơơm kiêng pr’loọng đông bhui har, têêm ngăn. Cóh vel đông, đhanuôr bhrợ bhiệc hơnh déh moót c’moo t’mêê, tr’lưm lâng pr’ắt bh’rợ đoàn kết, tr’zooi đh’rứah. Nắc c’moo đâu đhanuôr yêm loom, hơnh déh Tết”.

Ting cơnh j’niêng bh’rợ âng manứih Hre, t’ngay Tết, zâp pr’loọng đông ra văng mưy a’pướih ch’na lêy bhuốih bhrợ lâng đợ râu bh’năn băn cóh đông cơnh a’tứch, a’đha, a’ọc cắh cậ a’xiu bơơn tơợ k’ruung lâng cr’noọ cr’niêng moót c’moo t’mêê bhrợ cha liêm choom. Đhị đh’rông óih cát liêm, lêy zâp ngai bhui har, ặt chi ớh đhị đợ xa nưl âng chiing goong, pa zưm đh’rứah lâng pr’hát Ka lêu, Ka choi priêng grơm. Anoo Phạm Văn Phiên, cóh vel Làng Măng, chr’val Ba Dinh, chr’hoong Ba Tơ bhui har moon: “Đợ c’moo đăn đâu, vel bhươl Ba Tơ ơy vêy đợ bhr’dzang pa dưr pa xớc liêm choom. Mưy hân noo ha pruốt t’mêê ơy chô, mưy manứih dzợ p’niên, acu cung rơơm mưy c’moo t’mêê têêm ngăn, liêm zâp tước lâng đhanuôr Hre, lâng vel bhươl Ba Tơ ting t’ngay ting pa dưr pa xớc lấh mơ dzợ”.

Ooy đợ t’ngay Tết, zợ búah n’dza đha hưm yêm vêy bơơn c’la đông pay đoọng ta mooi ôộm. Apêê n’jứah ôộm n’jứah prá xay, tr’pác đh’rứah đợ râu bhui har, râu cắh liêm choom ooy pr’ắt tr’mung. Đh’rứah lâng n’dza, mưy râu ch’na đh’nắh cắh choom cắh váih bêl t’ngay Tết âng manứih Hre nắc a’vị đêệp tôm bhrợ lâng hi la a’jâu. Bánh nâu vêy 2 cơnh, bánh đôi lâng bánh la lêếh. Bánh đôi buôn bhrợ p’cắh đoọng ha râu ặt pa zưm vel bhươl, liêm nhâm âng apêê tr’kiêng. Bánh đơn ta bhrợ ga mắc lấh mơ, buôn đoọng ha đhi noo bhúh xoọng. Bánh a’vị đêệp tôm lâng hi la a’jâu vêy bơơn manứih Hre đoọng ha tô bhúh, a’dích a’bhướp ahay, xay moon bh’nơơn bh’rợ ơy bơơn xang mưy c’moo pa bhrợ; lâng zước mưy c’moo t’mêê vêy bấc c’rơ, lưm pr’đoọng pr’đhooi lâng mưy hân noo bơơn bhrợ bấc. T’coóh Phạm Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND chr’val Ba Dinh, chr’hoong Ba Tơ đoọng năl: “Lấh mơ cha Tết cơnh apêê a’duôn, đhanuôr Hre dzợ zư đợc j’niêng bh’rợ chr’nắp cơnh: N’toong đhưng chiing goong, hát Ka lêu, Ka choi, tôm bánh lâng hi la a’jâu, bhrợ p’cắh pr’ắt bh’rợ đoàn kết, pa zưm đh’rứah nhâm mâng âng manứih Hre. Azi t’bhlâng pa dưr đợ râu chr’nắp văn hoá âng đhanuôr đay”.

Hơnh déh Tết Giáp Thìn c’moo đâu, bấc bh’rợ chi ớh ha pruốt ta bhrợ đhị zâp vel bhươl. Đợ hun pr’hêl Tết chr’nắp liêm bơơn ta đoọng tước têy đhanuôr ơy bhrợ p’cắh râu k’rang lêy âng zâp cấp uỷ Đảng lâng chính quyền vel đông, bhrợ pr’đơợ bh’rợ bhui har bêl k’noọ moót c’moo t’mêê.

T’coóh Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi moon, bêl xã hội ting t’ngay ting pa dưr pa xớc, zâp j’niêng bh’rợ cắh liêm crêê âng manứih Hre cung bơơn lơi jợ. Mưy đợ râu văn hoá chr’nắp liêm, đợ bhiệc bhan ty chr’nắp âng đhanuôr Hre dzợ ta zư đợc tước bêl đâu: “Lâng đhanuôr Hre cóh chr’hoong Ba Tơ nắc vêy mưy truyền thống chr’nắp nâu đoo nắc đợ bh’rợ ooy t’ngay Tết. Zâp bh’rợ l’lăm tết, bêl tết lâng xang tết âng đhanuôr dzợ âng đơơng bấc râu ty chr’nắp. 19 chr’val thị trấn cóh vel đông chr’hoong Ba Tơ, đhị zâp vel bhươl, tổ dân phố zêng bhrợ đợ bh’rợ pr’hay chr’nắp bhlâng. Nâu đoo nắc mưy râu truyền thống âng zi cung moon nắc lêy zư, pa dưr lâng bhrợ pr’đơợ liêm choom bhlâng đoọng manứih Hre pa dưr đợ chr’nắp liêm ahay lâng đợ râu văn hoá chr’nắp âng đhanuôr hêê”.

Đhị truíh c’lâng văn hoá lướt moót k’rơ, hân đhơ cơnh đêếc, đợ râu chr’nắp liêm văn hoá ty moon zr’nưm lâng đợ j’niêng bh’rợ pr’hay chr’nắp âng t’ngay Tết Nguyên đán moon lalay dzợ bơơn đhanuôr Hre cóh chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi zư đợc. Ooy đâu, cắh mưy pa gơi đợ cr’noọ cr’niêng ooy mưy c’moo t’mêê têêm ngăn, liêm zâp, nắc dzợ bh’rợ đoọng hay k’noọ tước c’rơ g’lêếh âng tô bhúh, a’dích a’bhướp ahay, moon p’too k’coon cha châu ooy đắh trách nhiệm zư lêy, pa dưr đợ văn hoá chr’nắp liêm âng acoon cóh đay./.

Đón Tết cổ truyền cùng đồng bào Hre- Quảng Ngãi

Một mùa xuân nữa lại về. Hòa mình vào niềm vui chung của đồng bào cả nước, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi nói chung và người Hre nói riêng rất hồ hởi, phấn khởi đón Tết cổ truyền, cầu mong một năm mới bình an và hạnh phúc.      

Tiếng cồng chiêng ngân vang khắp núi rừng, báo hiệu mùa xuân mới đã về trên những ngôi làng, nếp nhà của đồng bào Hre huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Những năm trước đây, Tết truyền thống của người Hre diễn ra vào thời điểm mùa hoa gạo nở rộ ( tức tháng 3 hàng năm) và thường kéo dài trong khoảng 20 ngày. Tuy nhiên, những năm gần đây, người Hre tổ chức vui xuân, đón Tết cùng thời điểm với Tết cổ truyền của dân tộc.

Ở huyện Ba Tơ, căn nhà của ông Phạm Văn Lên, Tổ trưởng Tổ dân phố Kon Dung, thị Trấn Ba Tơ được ví như “bảo tàng" của người Hre. Ông Lên đã sưu tầm, gìn giữ rất nhiều cồng chiêng và nhạc cụ của đồng bào mình. Dịp Tết này, những chàng trai, cô gái trong làng cùng tụ hội về đây say sưa trong tiếng cồng chiêng, ngân nga điệu Ka lêu, Ka choi… thả hồn theo những thanh âm giữa đại ngàn. Ông Phạm Văn Lên, Tổ trưởng Tổ dân phố Kon Dung, Thị Trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ chia sẻ: “Ngày nay là theo chủ trương của Đảng của Nhà nước cũng rất quan tâm và tạo điều kiện, bà con ăn tết cùng với Tết truyền thống của người Kinh mình. Đồng bào Hre thì những phong tục tập quán ngày xưa vẫn còn giữ, nhất là ngày gói bánh, ngày cúng trâu, cúng bò, cũng mong muốn gia đình vui, khỏe, hạnh phúc. Trong làng, trong xóm, bà con tổ chức đón giao thừa, gặp mặt với tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Nên năm ni là bà con rất là phấn khởi, vui mừng đón Tết.”

Theo tập quán của người Hre, ngày Tết, mỗi gia đình chuẩn bị một mâm cúng đơn sơ với những con vật được nuôi trong nhà như gà, vịt, heo hay cá được bắt từ sông suối với mong muốn bước sang năm mới làm ăn thuận lợi. Ngày cuối năm, khi nắng chiều vừa tắt cũng là lúc các cụ, các mế, các chàng trai, cô gái trong làng xúng xính váy áo cùng nhau đốt lửa trại mừng năm mới. Dưới ánh lửa bập bùng, khuôn mặt ai cũng hồng hào, rạng rỡ, chìm đắm trong những điệu cồng chiêng, hòa cùng tiếng hát ka lêu, ka choi du dương, trầm bổng. Anh Phạm Văn Phiên, ở thôn Làng Măng, xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ phấn khởi, bà con ai cũng mong muốn một năm mới bình an và hạnh phúc. “Những năm gần đây, quê hương Ba Tơ đã có những bước phát triển và khởi sắc. Một mùa xuân mới đã về rồi, là ng trẻ ở địa phương, em cũng mong một năm mới bình an và đủ đầy sẽ đến với đồng bào Hre, và quê hương Ba Tơ ngày càng khởi sắc hơn nữa.”

 Rượu cần là thức uống không thể thiếu trong ngày Tết của đồng bào Hre. Vào những ngày Tết, ché rượu cần thơm ngon nhất sẽ được gia chủ đem ra mời khách. Trong men say nồng, họ vừa uống vừa tâm sự, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Cùng với rượu cần, một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Hre là bánh nếp lá dong. Bánh có hai loại, gồm bánh đôi và bánh đơn. Bánh đôi tượng trưng cho sự gắn kết cộng đồng, lòng chung thủy lứa đôi. Bánh đơn được làm to hơn để biếu họ hàng, người thân. Bánh nếp lá dong được người Hre dâng lên tổ tiên, báo cáo thành quả sau một năm lao động sản xuất; đồng thời cầu mong một năm mới với nhiều sức khỏe, may mắn và vụ mùa bội thu. Ông Phạm Văn Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Ba Dinh, huyện Ba Tơ cho hay: “Ngoài ăn Tết giống như Kinh, thì đồng bào Hre vẫn giữu được phong tục tập quán như: đánh cồng chiêng, hát Ka leu, Ka choi, gói bánh lá dong, thể hiện tình thần đoàn kết, gắn bó của người Hre. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của người đồng bào mình.”

Đón Tết Giáp Thìn năm nay, nhiều hoạt động lễ hội vui xuân diễn ra tại khắp các thôn, xóm. Những phần quà Tết ý nghĩa được trao tận tay bà con đã thể hiện sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, tạo không khí vui tươi trước thềm năm mới. Ông Phạm Văn Nía, thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ khoe, năm nay bà con ăn Tết đầy đủ hơn: “Năm nay, bà con trong thôn ăn Tết rất là vui và đầy đủ, vì được Đảng và Nhà nước quan tâm, tặng quà cho bà con các mặt hàng thiết yếu, nên bà con ở đây ăn Tết rất vui tưới, đầm ấm.”

Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi khẳng định, khi xã hội ngày càng phát triển, các lễ nghi và hủ tục lạc lậu của người Hre cũng dần được đẩy lùi. Chỉ có những nét văn hóa độc đáo, những lễ hội truyền thống của đồng bào Hre vẫn được lưu giữ đến tận hôm nay. “Đối với đồng bào Hre ở huyện Ba Tơ thì có một nét truyền thống rất là đặc biệt đó là những hoạt động trong ngày Tết. Các hoạt động trước trong và sau Tết của bà con vẫn mang nét truyền thống tốt đẹp . 19 xã thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tơ, khắp các thôn, tổ dân phố đều tổ chức những hoạt động rất sôi nổi và hào hứng. Đây là 1 nét đẹp truyền thống mà chúng tôi cũng xác định là phải bảo tồn, phát huy và tạo điều kiện tốt nhất để người Hre phát huy những giá trị truyền thống và những cái nét văn hóa đặc biệt của đồng bào mình.”

Trong dòng chảy văn hóa hội nhập mạnh mẽ nhưng những giá trị văn hóa truyền thống nói chung và những phong tục độc đáo, ý nghĩa của ngày Tết Nguyên đán nói riêng vẫn được đồng bào dân tộc Hre ở huyện ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi gìn giữ. Qua đó, không chỉ gửi gắm mong ước về một năm mới an lành, hạnh phúc, đủ đầy mà còn là cách để khắc ghi công lao của tổ tiên, cội nguồn và nhắc nhở, giáo dục con cháu về trách nhiệm gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình./.                                                    

CTV Xuân Yến

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC