Thừa Thiên Huế zư đơc văn hóa lang a hay zr’lụ đha nuôr acoon coh
Thứ tư, 17:20, 28/02/2024 Thanh Hà-TTMT Thanh Hà-TTMT
Chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năc đhăm k’tiêc bhrợ cách mạng. A Lưới ta luôn zư đơc bâc c’kir lịch sử văn hóa, c’kir chiến tranh cách mạng tr’haanh tân đôr. Xơợng bhrợ Bh’rợ xa nay Cr’noọ cr’niêng K’tiêc k’ruung Pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh (Bh’rợ xa nay 1719), chr’hoong A Lưới âi vêy bâc râu t’bhlâng zư đơc, pa dưr apêê chr’năp văn hóa lang a hay liêm pr’hay.

 

 

Coh đhr’nong đong k’tứi âng a va Kăn Hà coh chr’val Lâm Đớt, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, bâc bhr’ươr Cha châp, Ba booch, Ka lới âng ma nưih Pa Cô zâp t’ngay công dzợ dưr chr’va tân đôr. Chăp kiêng pa choom đoọng ha lang p’niên n’đhang a va Kăn Hà công dzợ bâc râu k’đhap loom bêl văn hóa lang a hay âng đha nuôr đay ting t’ngay ting vêy đhr’năng bil pât. Ava Kăn Hà ăt pa chăp ooy bh’rợ pa choom đoọng lâng p’too moon pr’châc p’niên zư đơc đợ cr’chăp văn hóa âng aconh abhươp.

Tơợ tứi, ava Kăn Hà âi chăp kiêng văn nghệ. Dưr pâ ting pâh bhrợ cách mạng, ava ting pâh c’bhuh văn công bhrợ têng đoọng ha bộ đội. Rach chô lâng vel đong, a va Kăn Hà t’bhlâng k’rong zư đơc apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa âng đha nuôr Cơ Tu. Nâu câi bêl t’cooh đhur, a va Kăn Hà công dzợ đơc đoọng cr’chăl đoọng pa choom đoong ha lang t’tun đợ bhr’ươr pr’hat, pr’múa âng apêê acoon coh Pa Cô lâng Cơ Tu: “Acu t’bhlâng pa choom đoọng ha lang t’tun apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa âng ma nưih Cơ Tu, Pa Cô. Acu t’bhlâng bhrợ ng’cơnh choom, apêê c’leh văn hóa âng đha nuôr đay doó choom bil pât. Brương tr’nu acu lươt a dhuôc t’mooi năc apêê a chau công dzợ bơơn zư đơc apêê bhr’ươr pr’hat liêm pr’hay âng ma nưih đay”.

Ha dang cơnh ava Kăn Hà t’bhlâng pa choom đoọng ha ca coon cha chau apêê bhr’ươr pr’hat, pr’múa năc nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, coh chr’val Hồng Trung, chr’hoong A Lưới t’bhlâng pa choom đoọng bh’rợ cooch booc n’loong. T’cooh Hạnh moon, đha nuôr Pa Cô zâp bêl bhrợ têng bhuôih abhô dang căh câ bhrợ ping zêng cooch booc n’loong đoọng pa căh ha r’vai ma nưih căh dzợ. Năc ting pr’loọng đong, tô gộ, kiêng bhrợ đợ cr’nooch n’hâu ma nưih căh câ t’rí, c’rooc đoọng ha bhô dang. Lâh n’năc. Ma nưih Pa Cô dzợ cooch booc đợ cr’nooch ma nưih k’đhơợng cooih căh câ đợ acoon bh’năn looih lâng pr’ăt tr’mông âng đha nuôr cơnh ruôih, c’rooc, bé, a tưch… đoọng pa chăm đong. N’đhơ cơnh đêêc, ting nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, xooc đợ t’cooh vel, nghệ nhân năl lâng choom cooch booc dzợ ma mông pa bhlâng hăt, muy bơr ngai đhur t’cooh bhlâng căh choom lươt ra vach dzợ. Tu cơnh đêêc, c’la t’cooh, dzợ mă t’ngay n’đoo năc t’bhlâng tươc lâng apêê lơp pa choom cooch booc, pa choom đoọng đợ râu c’leh liêm văn hóa aconh abhươp ha pr’châc p’niên lâng ca coon cha chau đay: “Xang g’luh zên Mỹ lâng tươc đâu năc bh’rợ cooch booc âi lâh k’noọ bil pât. Năc đhêêng hăt apêê nghệ nhân, apêê t’cooh t’ha dzợ choom bhrợ. Acu năc công t’bhlâng chơơc pa choom đoọng ha pêê lang t’tun đoọng p’zay zư đơc bh’rợ cooch booc. Aci bơơn bhrợ bâc lớp học đoọng bhrợ pa dưr cớ bh’rợ cooch booc. C’la cu bhui har tu bh’rợ cooch booc vêy pr’đơợ bơơn ma mông cớ”.

Đoọng zư đơc apêê chr’năp văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr apêê acoon coh, Huyện ủy A lưới âi xră pa gluh Nghị quyết ooy “Zư đơc lâng pa dưr c’leh văn hóa apêê acoon coh chr’hoong A Lưới, cr’chăl 2021-2023, chr’năp tươc c’moo 2030”. Nghị quyết n’nâu xay moon cr’noọ xa nay t’bhlâng zư đơc, pa dưr chr’năp văn hóa apêê acoon coh. Coh đêêc, t’đui zư đơc apêê c’kir văn hóa phi vật thể âng c’bhuh c’kir văn hóa phi vật thể cấp k’tiêc k’ruung; apêê c’kir lịch sử - văn hóa bơơn ra pă hạng cấp k’tiêc k’ruung chr’năp, cấp k’tiêc k’ruung, cấp tỉnh xooc vêy đhr’năng bil pât. T’cooh Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: Đoọng zư đơc apêê chr’năp văn hóa lang a hay âng đha nuôr apêê acoon coh A Lưới, chr’hoong âi k’đhơợng xay apêê phòng, ban crêê tươc bhrợ t’vaih apêê lớp pa choom đoọng, p’loon râu zooi đoọng âng apêê t’cooh vel, nghệ nhân bêl apêê đoo dzợ kiêng lâng dzợ vêy mă: “ Đoọng zư đơc lâng pa dưr chr’năp văn hóa đha nuôr apêê acoon coh năc coh xa nay quy hoạch, bhrợ t’vaih apêê dự án, pa bhlâng năc đợ dự án đơơng c’leh pa căh âng vel ma nang dal năc chr’hoong p’ghit tươc apêê zr’lụ đha nuôr ăt ma mông vêy bâc ma nưih acoon coh. Chr’hoong công bơơn xơợng bhrợ liêm apêê chính sách zooi đoọng cơnh lâng nghệ nhân, t’cooh vel lâng ma nưih vêy bâc ngai chăp đoọng apêê đoo k’rêêm loom lâh, pa bhlâng năc vêy pr’đơợ đoọng pa choom đoọng ha pr’châc p’niên lâng apêê c’năl zư đơc, pa dưr văn hóa âng đha nuôr acoon coh”.

Đh’rưah lâng bh’rợ pa căh cớ apêê bhiêc bhan, bhrợ pa dưr apêê pr’đươi văn hóa, chr’hoong A Lưới công bhrợ pa dưr cớ apêê bh’rợ ty đanh âng đha nuôr acoon coh. T’cooh Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp apêê Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, coh cr’chăl ha nua, Hội âi vêy bâc cơnh bhrợ đoọng ăt lum lâng đha nuôr. Hội âi zooi đoọng chr’hoong zư đơc đợ chr’năp c’kir âng đha nuôr A Lưới. T’mêê đâu bhlâng, Hội âi zooi đha nuôr xuất bản muy ta la sách ooy ch’na đh’năh 100 ch’na yêm âng da ding ca coon A Lưới. T’cooh Hồ Đăng Thanh Ngọc âi pa zum liêm lâng Phòng Văn hóa  Thông tin chr’hoong A Lưới tr’xin bhrợ pa dưr cớ bh’rợ k’ool ty đanh âi lâh bil pât đhị đâu 50 c’moo: “Chr’hoong A lưới âi bhrợ pa dưr cớ bâc bhiêc bhan p’têêt lâng apêê đhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr acoon coh coh đâu cơnh năc cha ha roo t’mêê, cơnh hoọm toọm đac, cơnh năc lươt zơng, bhuôih zèng. Apêê đhr’niêng bh’rợ n’năc bơơn pa dưr cớ cơnh lâng muy bh’rợ pa bhlâng liêm pr’hay. Đợ ngai vêy bơơn ting pâh, bơơn lêy apêê bhiêc bhan n’năc vêy lêy năc muy râu liêm pr’hay âng apêê dhr’niêng bh’rợ a hay xooc pa căh cớ coh da ding ca coong A Lưới. Tơợ đêêc ahêê bơơn năl ghit lâh mơ ooy văn hóa âng đhăm k’tiêc A Lưới. Apêê ngai pa chăp ch’mêêt lêy văn hóa năc choom k’rang lâh mơ, pa chăp ch’mêêt lêy đhộ ghit lâh mơ lâng n’jưah zư đơc c’kir chr’năp lang a hay âng đha nuôr apêê acoon coh da ding ca coong A Lưới”.

Chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năc đhị k’rong pa zum đợ pr’hoọm văn hóa âng c’bhuh đha nuôr apêê acoon coh Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy, Cơ Tu… Dự án 6 âng Bh’rợ xa nay Cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung Pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt zr’lụ đha nuôr acoon coh âi chroi đoọng bhrợ ap dưr đợ chr’năp lịch sử văn hóa pa bhlâng chr’năp pr’hăt n’năc. Nâu đoo công năc bảo tàng ma mông ooy đhr’niêng bhrợ đong xang, đhr’niêng bh’rợ ăt ma mông, văn hóa ch’na đh’năh lâng bâc c’leh liêm ăt ma mông zâp t’ngay âng đha nuôr đhị bâc lang, apêê bhiêc bhan liêm pr’hay đh’rưah lâng apêê vel bh’rợ lang ahay./.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. A Lưới luôn giữ trong mình nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình 1719), huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Trong căn nhà nhỏ của bà Kăn Hà ở xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, những làn điệu Cha chấp, Ba booch, Ka lới của người Pa Cô ngày ngày vẫn cất lên cao vút. Say mê trao truyền cho lớp trẻ nhưng bà Kăn Hà vẫn còn nhiều trăn trở khi văn hóa truyền thống của đồng bào mình ngày càng có nguy cơ mai một. Bà Kăn Hà luôn tâm niệm về việc truyền dạy và nhắc nhớ lớp trẻ gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu của cha ông.

Từ nhỏ, bà Kăn Hà đã đam mê văn hóa văn nghệ. Lớn lên tham gia cách mạng, bà tham gia đoàn văn công phục vụ bộ đội. Trở về địa phương, bà Kăn Hà nỗ lực sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Bây giờ khi tuổi cao sức yếu, bà Kăn Hà vẫn dành thời gian để trao truyền cho thế hệ sau các làn điệu dân ca, dân vũ của các dân tộc Pa Cô và Cơ Tu: “Tôi cố gắng truyền lại cho thế hệ sau các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Cơ Tu, Pa Cô cho thế hệ con cháu. Tôi nỗ lực làm sao đó, các bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc mình không bị mai một. Sau này tôi có mất đi rồi thì các con các cháu vẫn duy trì được các làn điệu dân ca độc đáo của dân tộc mình”.

 Nếu như bà Kăn Hà nỗ lực truyền dạy cho co cháu các làn dân ca, điệu múa truyền thống thì nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới tích cực truyền dạy nghề điêu khắc gỗ. Ông Hạnh cho biết, đồng bào Pa Cô mỗi khi tổ chức lễ tạ ơn tổ tiên hay làm nhà mồ đều phải thực hiện các tác phẩm điêu khắc gỗ để tượng trưng cho linh hồn người đã khuất. Tùy theo mỗi gia đình, dòng họ, có thể làm những tác phẩm điêu khắc hình người hay trâu, bò, dâng tặng ông bà tổ tiên. Ngoài ra, người Pa Cô còn điêu khắc những bức tượng gỗ người cầm giáo hay là những con vật quen thuộc với đời sống của bà con như voi, bò, dê, gà… để trang trí trong nhà. Tuy nhiên, theo nghệ nhân Hồ Văn Hạnh, hiện số già làng, nghệ nhân biết và giỏi nghề còn lại quá ít, một số người sức khỏe yếu không thể đi lại được. Vì vậy, bản thân ông, còn khỏe ngày nào là cố gắng đến với các lớp học điêu khắc, trao truyền nét đẹp văn hóa cha ông cho thế hệ trẻ và con cháu của mình: “Sau kháng chiến chống Mỹ và đến hiện nay thì nghề điêu khắc gỗ đã bị mai một rất là nhiều. Chỉ còn ít các nghệ nhân, các bác lớn tuổi biết làm thôi. Thì tôi cũng cố gắng tìm hiểu để mà truyền nghề cho lớp trẻ để tiếp tục sự nghiệp điêu khắc. Tôi tổ chức được những lớp học để khôi phục nghề điêu khắc thì bản thân tôi rất vui vì nghề điêu khắc có cơ hội được sống lại”.

Để bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, Huyện ủy A Lưới đã ban hành Nghị quyết về "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, giai đoạn 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2030". Nghị quyết này xác định mục tiêu tăng cường bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, ưu tiên bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia, cấp tỉnh đang có nguy cơ mai một. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: để bảo tồn  các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan mở các lớp truyền dạy, tranh thủ sự giúp đỡ của các già làng, nghệ nhân khi họ còn nhiệt huyết huyết và sức khỏe: “Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các DTTS thì trong vấn đề quy hoạch, lập các dự án, đặc biệt là những dự án mang tính chất biểu tượng và tính chất cộng đồng cao thì huyện chú ý đến các khu vực khu dân cư có đông đồng bào người dân tộc thiểu số sinh sống. Huyện cũng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, già làng và người có uy tín để họ an tâm hơn, đặc biệt là có điều kiện để mà truyền dạy cho thế hệ trẻ về các kiến thức bảo tồn, phát huy văn hóa của người dân tộc thiểu số”.

Cùng với việc tái hiện các lễ hội, xây dựng các thiết chế văn hóa, huyện A Lưới cũng phục dựng các nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong thời gian vừa qua, Hội đã có nhiều cách thức tiếp cận đồng bào khác nhau. Hội đã hỗ trợ huyện lưu lại những giá trị di sản của đồng bào A Lưới. Mới đây nhất, Hội đã giúp đồng bào xuất bản một cuốn sách về ẩm thực 100 món ăn độc đáo của miền cao A Lưới. Ông Hồ Đăng Thanh Ngọc đã phối hợp chặt chẽ với Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới từng bước khôi phục nghề gốm cổ truyền đã thất truyền cách đây 50 năm: “Huyện A Lưới đã phục hồi rất nhiều lễ hội gắn với các nghi lễ của đồng bào dân tộc ở đây như là cúng cơm mới, như là tắm suối, như là tục đi sim, dâng Zèng. Các nghi lễ cổ truyền đó được tái hiện với một hình thức rất sống động, rất đẹp. Những ai có dịp tham dự, chứng kiến các lễ hội đó sẽ thấy là một sinh khí của các nghi lễ ngày xưa đang tái hiện trên vùng cao A Lưới vốn có rất là nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc. Từ đó chúng ta hiểu hơn về trầm tích văn hóa của miền đất A Lưới là rất giàu có. Những người nghiên cứu văn hóa cần phải quan tâm hơn, nghiên cứu sâu hơn và vừa gìn giữ di sản truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao A Lưới”.

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ những sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy, Cơ Tu… Dự án 6 của Chương trình Mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần khơi dậy những giá trị lịch sử văn hóa vô cùng quý báu đó. Đây cũng là bảo tàng sống về kiến trúc, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực và nhiều nét đẹp sinh hoạt hàng ngày của đồng bào qua nhiều thế hệ, các lễ hội đặc sắc cùng các làng nghề truyền thống./.

Thanh Hà-TTMT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC