Thừa Thiên Huế: Zư lêy, pa dưr râu chr’nắp văn hoá âng đhanuôr k’coong ch’ngai A Lưới
Thứ năm, 09:09, 23/11/2023 Lê Hiếu-Vinh Thông-VOV MT Lê Hiếu-Vinh Thông-VOV MT
Chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy bấc k’cir lịch sử văn hoá, cách mạng chr’nắp đh’rứah lâng bấc râu chr’nắp liêm đắh văn hoá. Lấh mơ, zr’lụ k’tiếc nâu k’rong pazưm bấc pr’hoọm văn hoá âng đhanuôr zâp acoon cóh Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru - Vân kiều... Đợ c’moo hanua, chr’hoong A Lưới pa bhlâng k’rang lêy, zư pa dưr văn hoá ty chr’nắp đhanuôr cóh vel đông pazưm lâng pa dưr pa xớc du lịch vel bhươl, pa dưr pr’ắt tr’mung văn hoá ha đhanuôr cóh đâu.

 

 

Bêl plêệng cha kêết ra ngoóh, đhị phiên chợ k’coong ch’ngai A Lưới, tiết mục bhrợ p’cắh cớ bhiệc bhan ty chr’nắp âng manứih Pa Cô t’pấh bấc đhanuôr lâng ta mooi lêy. Amoó Nguyễn Thị Mỹ Duyên, mưy ta mooi cóh tỉnh Thái Bình t’mêê chô ooy đâu moon: “Acu lêy bhui har, r’rộ r’răm bhlâng. Cắh ơy bool ặt pa zưm đh’rứah lâng đợ pr’hoọm chr’nắp liêm âng bhiệc bhan cơnh đâu. Bhiệc xay xơ âng manứih Pa Cô lâng zâp bhiệc bhan cóh k’coong ch’ngai đắh Bắc lalay cơnh. Bhiệc bhan cóh đâu vêy bấc cơnh j’niêng bh’rợ lalay”.

Vel bhươl du lịch A Nôr, chr’val Hồng Kim bơơn chr’hoong A Lưới k’rong bhrợ liêm pr’hay, ting bhrợ pa dưr râu c’rơ chr’nắp ơy váih đắh crâng k’coong, toọm k’ruung lâng văn hoá chr’nắp liêm âng đhanuôr Pa Cô. Bh’rợ p’cắh, pa dưr, p’têết pa zưm bơơn vel đông k’rang lêy, bấc doanh nghiệp âng đơơng bấc ta mooi chô tước A Nôr ting t’ngay ting bấc. Ooy zâp g’lúh đhêy lễ, lứch tuần, đợ c’bhúh ta mooi ting lêy pr’zước chô đhị vel bhươl du lịch A Nôr. Đhị đâu, zâp râu ch’na đh’nắh a’yêm, bh’rợ tr’nêng ty chr’nắp ta luôn bhrợ ta mooi kiêng lấh mơ. Zâp ngai đhanuôr cóh đâu năl liêm ghít a’đay cơnh mưy manứih moon pa choom, k’âng k’đơơng, mưy manứih ting prá xay đắh văn hoá... Amoó Trần Thị Vỹ, cóh vel A Tia 2, chr’val Hồng Kim, chr’hoong A Lưới đoọng năl: “Bêl ta mooi chô chi ớh ooy vel du lịch A Nôr acu xay moon đợ râu văn hoá âng đhanuôr Pa Cô. Ta mooi vêy g’lúh chô ặt mưy t’ngay bhrợ bhươn tước lâng đhanuôr Pa Cô. Ta mooi ting por taanh dzặc, bhrợ a’vị cuốt. Ta mooi ôộm cha đợ pr’ôộm ch’na ty chr’nắp cơnh a’tứch bóh, a’vị đêệp, lêệ a’ọc ta hor... đh’hấc boọp, pra a’cọ lâng tơơm zanươu đhị toọm k’ruung, ting pấh lêy đông đh’rơơng âng acoon cóh Pa Cô”.

C’moo 2020, chr’hoong A Lưới bhrợ pa dưr bh’rợ “Zư lêy, pa dưr râu chr’nắp văn hoá zâp acoon cóh chr’hoong A Lưới”, cr’chăl c’moo 2021 - 2025. Lấh mưy c’moo chô ooy đâu, chr’hoong A Lưới bhrợ phiên chợ k’coong ch’ngai bêl g’lúh lứch tuần đoọng ha ta mooi pấh lêy chi ớh. Đhị phiên chợ, đhanuôr zâp acoon cóh âng đơơng bấc râu pr’đươi pr’dua vêy váih cóh vel đông, lấh mơ nắc đợ bh’nơơn pr’đươi bơơn bhrợ đắh ha rêê đhuốch, râu chr’nắp a’yêm âng A Lưới... lêy pa câl. Ta mooi bơơn ôộm cha bấc râu ch’na đh’nắh a’yêm cóh k’coong ch’ngai cơnh: lêệ a’ọc ta bóh, a’tứch, lêệ a’đhắh bóh lâng hi la bha đang, a’xiu bơơn cóh toọm k’ruung... Đhị chợ phiên dzợ vêy chi ớh bấc bh’rợ chr’ớh ty chr’nắp, chi ớh p’cắh pr’hát xa nưl... Anoo Pe Rung Giáp, cóh chr’val Hồng Vân, chr’hoong A Lưới, manứih vêy bấc chu pấh bhrợ pa dưr cớ bhiệc bhan xay xơ âng manứih Pa Cô đoọng năl: “Acu nắc mưy manứih dzợ p’niên p’cắh đoọng ha manứih Pa Cô ting pấh bhrợ pa dưr cớ bhiệc bhan xay xơ ty chr’nắp âng manứih Pa Cô. Ooy đâu, chrooi pa xoọng bhrợ p’cắh c’léh cha nụp, j’niêng bh’rợ âng manứih Pa Cô tước ta mooi pấh lêy chi ớh đoọng zâp ngai năl bấc lấh mơ ooy chr’hoong A Lưới”.

Bhiệc bhan âng manứih Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy... cóh k’coong ch’ngai A Lưới ta luôn pr’hay chr’nắp lâng đợ pr’hát xa nưl, pr’múa, xa nưl chiing cha gâr. Nâu đoo ta lêy nắc râu chr’nắp liêm đắh văn hoá âng đhanuôr k’coong ch’ngai tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghệ nhân khèn Hồ Pa Cô A Ting, cóh chr’val Hồng Bắc, chr’hoong A Lưới xay moon: “Khèn nắc mưy ooy đợ râu tr’coọ xa nưl ty chr’nắp âng manứih Pa Cô. Lấh mơ, xa nưl khèn nắc đoo cắh choom cắh váih ooy t’ngay bhiệc bhan, bêl hơnh déh ta mooi, Aza Koonh, xay xơ... Xa nưl khèn cắh choom cắh váih ooy zâp pr’hát xa nưl, ba boóch pa zưm đh’rứah lâng zâp tr’coọ xa nưl lơơng. Khèn vêy ta zư lêy pa dưr tơợ đenh, tơợ lang a’conh a’bhướp tước xoọc đâu, lâng rơơm k’coon cha châu lêy zư pa dưr cớ. Zâp xa nưl khèn dzợ zư đợc cơnh ahay, đoọng dưr chr’val xưl liêm pr’hay. Ha đhị vêy râu bhui har nắc đhị đêếc vêy xa nưl khèn”.

Tước đâu, zâp bhiệc bhan ty chr’nắp âng đhanuôr A Lưới cơnh: Ariêu Caar, Ariêu Piing, Ariêu Aza bơơn bhrợ pa dưr liêm choom. zâp râu pr’hát xa nưl âng zâp acoon cóh bơơn ta chấc lêy k’rong đợc, zư lêy lâng pa dưr. Anoo Hồ Lâm Tuấn, cóh chr’val Hồng Hạ, chr’hoong A Lưới moon, đhị zâp vel đông cóh chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, lang p’niên xoọc đâu bơơn ta pa choom đoọng zâp pr’hát xa nưl âng acoon cóh đay đoọng zư lêy pa dưr râu chr’nắp văn hoá âng acoon cóh: “Đhanuôr zi pa bhlâng chắp kiêng đợ pr’hát xa nưl âng đhanuôr A Lưới. Rơơm kiêng âng lang p’niên zi nắc vêy bơơn pa choom đợ pr’hát xa nưl âng đhanuôr zâp acoon cóh chr’hoong A Lưới”.

Chr’hoong A Lưới ơy lêy cha mêết bhrợ pa dưr đhị lêy chô chi ớh pr’hay chr’nắp lâng ta mooi ch’ngai đăn. Vel đông bhrợ pa dưr zâp tour xay moon đhị lêy chô chi ớh homestay đhị zr’lụ du lịch toọm Pârle, zr’lụ du lịch toọm đác pứih A Roàng, vel bhươl du lịch A Nôr, chr’val Hồng Kim, chr’hoong A Lưới. Nghệ nhân Hồ Văn Hêng, coh vel A Nôr, chr’val Hồng Kim, chr’hoong A Lưới đoọng năl: Zâp tour du lịch zêng xay moon đợ râu chr’nắp liêm đắh văn hoá vêy váih lalay âng zâp đhanuôr acoon cóh zr’lụ k’coong ch’ngai A Lưới: “Zêng đhanuôr tơợ ga rựa t’ha tước p’niên k’tứi xoọc đâu zêng ặt pa zưm liêm đh’rứah lâng văn hoá ty chr’nắp. Lấh mơ, đợ apêê t’coóh t’ha pa choom đoọng đợ râu văn hoá ty âng acoon cóh Pa Cô lâng zâp acoon cóh lơơng đoọng doọ choom bil pất. Bơơn râu k’rang lêy âng Đảng, Nhà nước, zâp Chi hội, vel bhươl zêng pa zưm têy đh’rứah zư lêy văn hoá zâp acoon cóh”.

Zâp bêl g’lúh bhiệc bhan, chính quyền vel đông pazưm lâng ngành Văn hoá chr’hoong A Lưới bhrợ pa dưr zâp j’niêng bh’rợ ty chr’nắp âng đhanuôr đhị vel A Nôr, đhị phiên chợ k’coong ch’ngai A Lưới. Nâu đoo nắc bhiệc bhan Aza, xay xơ ty chr’nắp, zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la cơnh dzoọc truíh t’noọl, tr’glụ, đhơợc đhr’lơợc... P’căn Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hoá lâng Thông tin chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: “Ooy cr’chăl nâu a’tốh, lêy ooy đợ râu chr’nắp liêm âng đhanuôr acoon cóh, lấh mơ nắc đợ bh’rợ văn hoá tơợ đenh ahay bơơn lêy pa choom đoọng, zư lêy, azu t’bhlâng zư lêy đợ râu chr’nắp liêm văn hoá. Ooy zâp g’lúh bhiệc bhan, zâp bhiệc bhan ga mắc âng vel bhươl, azi t’bhlâng bhrợ pa dưr zâp bh’rợ bhiệc bhan. Zâp bh’rợ văn hoá ty lơơng, pr’hát xa nưl nắc vêy bơơn t’moót ooy zâp bh’rợ pấh lêy chi ớh âng ta mooi. Nâu đoo nắc mưy râu chr’nắp liêm đắh bhiệc pa dưr pa xớc du lịch vel bhươl xoọc đâu cóh vel đông chr’hoong A Lưới”.

Bhiệc zư lêy lâng pa dưr râu chr’nắp văn hoá, c’năl bh’rợ đắh truyền thống zâp acoon cóh chr’hoong A Lưới chrooi pa xoọng bhrợ chr’nắp liêm lấh mơ pr’ắt tr’mung văn hoá, đhanuôr zâp acoon cóh tỉnh Thừa Thiên Huế. T’coóh Lê Xuân Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, ooy đợ c’moo hanua tỉnh ơy đợc bấc zên prặ lâng vêy chính sách chr’nắp liêm đoọng ha đhanuôr acoon cóh, lấh mơ nắc đhị zâp chr’val k’coong ch’ngai, zr’lụ pa bhlâng zr’nắh k’đhạp, nắc pr’ắt tr’mung văn hoá tinh thần âng đhanuôr ơy tr’xăl bấc liêm: “Pr’ắt tr’mung âng đhanuôr chr’hoong A Lưới ơy tr’xăl liêm ghít. Zâp dịch vụ chr’nắp liêm, pr’ắt tr’mung tinh thần cung cơnh đêếc. Zâp vel bhươl văn hoá, zâp hi dưm chi ớh bhui har, zâp zr’lụ du lịch cung tơợp pr’hay, bhrợ đoọng ha du lịch cóh tỉnh cung cơnh tỉnh lơơng. Ta la tranh ooy pr’ắt tr’mung văn hoá tinh thần, pr’đươi cr’van âng đhanuôr acoon cóh xoọc đâu ting lêy lâng ahay vêy tr’xăl liêm ghít”./.

Thừa Thiên Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đồng bào vùng cao A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu cùng nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đặc biệt, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Bru- Vân Kiều… Những năm qua, huyện A Lưới đặc biệt quan tâm bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống đồng bào địa phương gắn phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân nơi đây.

Trong tiết trời se lạnh, tại phiên chợ vùng cao A Lưới, tiết mục tái hiện lễ hội truyền thống của người Pa Cô thu hút đông đảo người dân và du khách. Chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, một du khách ở tỉnh Thái Bình vừa đến đây cảm nhận: “Tôi thấy rất vui, không khí rất rộn ràng. Tôi chưa bao giờ được hoà mình vao khung cảnh tràn ngập sắc màu lễ hội như thế này. Lễ cưới của người Pa Cô và các lễ hội ở miền Bắc khác nhau rất nhiều. Lễ hội ở đây mang nhiều phong tục tập quán khác nhau”.

Làng du lịch làng A Nôr, xã Hồng Kim được huyện A Lưới đầu tư xây dựng bài bản dựa trên khai thác các thế mạnh về thiên nhiên, cảnh quan núi rừng, suối thác và văn hóa đặc trưng của đồng bào Pa Cô. Công tác quảng bá, xúc tiến, kết nối được địa phương quan tâm, nhiều doanh nghiệp đưa nhiều đoàn khách đến A Nôr ngày một tăng. Trong các dịp nghỉ lễ, cuối tuần, những dòng khách nườm nượp đến với làng du lịch sinh thái A Nôr. Tại đây, các món ăn dân dã, nghề truyền thống luôn hấp dẫn du khách. Mỗi người dân nơi đây luôn ý thức mình như là một hướng dẫn viên, một sứ giả văn hoá… Chị Trần Thị Vỹ, ở thôn A Tia 2, xã Hồng Kim, huyện A Lưới cho hay: “Khi du khách đến tham quan làng du lịch A Nôr tôi giới thiệu những nét văn hoá của đồng bào Pa Cô. Du khách có dịp trải nghiệm một ngày làm đồng bào Pa Cô. Du khách tham gia đan lát, làm bánh a quát (bánh sừng trâu). Du khách thưởng thức các món ăn truyền thống như gà nướng, xôi nếp than, thịt heo nướng ống,… Thưởng thức các dịch vụ như xông răng, gội đầu thảo dược bên dòng suối, tham quan kiến trúc nhà sàn của đồng bào Pa Cô…”.

Năm 2020, huyện A Lưới xây dựng Đề án “Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”, giai đoạn 2021 - 2025.  Hơn một năm trở lại đây, huyện A Lưới tổ chức phiên chợ vùng cao vào dịp cuối tuần để phục vụ khách du lịch. Tại phiên chợ, bà con các dân tộc mang nhiều mặt hàng, sản phẩm chủ lực của địa phương, nhất là nông sản, đặc sản A Lưới... ra bày bán. Du khách được thưởng thức nhiều đặc sản vùng cao như: thịt heo bản nướng, gà kiến, thịt heo rừng xiên lá lốt, cá suối... Tại chợ phiên còn diễn ra nhiều hoạt động thao diễn nghề truyền thống, biểu diễn dân ca, dân vũ… Anh Pe Prung Giáp, ở xã Hồng Vân, huyện A Lưới, người nhiều lần tham gia tái hiện Lễ cưới người Pa Cô cho biết: “Tôi là một người trẻ được đại diện người Pa Cô tham gia tái hiện Lễ cưới truyền thống của người Pa Cô. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, phong tục tập quán của người Pa Cô đến khách du lịch để mọi người biết đến nhiều hơn về huyện A Lưới”.

Lễ hội của người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu, Pa Hy… ở vùng cao A Lưới luôn sôi động những lời ca, điệu múa, tiếng cồng, tiếng chiêng. Đây được xem là bản sắc văn hóa đặc sắc của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghệ nhân khèn Hồ Pa Cô A Ting ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới bộc bạch: “Cây khèn là một trong những loại nhạc cụ truyền thống của người Pa Cô. Đặc biệt, tiếng khèn là làn điệu không thể thiếu trong ngày lễ hội, tiếp khách, Aza Koonh, cưới hỏi… Tiếng khèn không thể thiếu trong các làn điệu dân ca, dân vũ, hát giao duyên cùng hoà quyện với các nhạc cụ khác. Khèn được bảo tồn, lưu giữ từ bao đời nay, từ đời ông cha đến hiện tại và hy vọng được con cháu kế tiếp. Các làn điệu khèn được giữ gìn bản sắc, để tiếng khèn luôn luôn được vang vọng. Ở đâu vui là có tiếng khèn bè”.

Đến nay, các lễ hội truyền thống của đồng bào A Lưới như: Ariêu Caar, Ariêu Piing , Ariêu Aza được khôi phục, phục dựng khá nguyên vẹn. Các thể loại dân ca, dân vũ, nhạc cụ của các dân tộc thiểu số được sưu tầm, bảo tồn, phát huy. Anh Hồ Lâm Tuấn, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới nói rằng, tại các bản làng ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, thế hệ trẻ ngày nay được tiếp nhận và truyền dạy các điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ của dân tộc mình nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số: “Đồng bào chúng tôi rất thích thú những làn điệu dân ca của người dân A Lưới. Mong muốn của lớp trẻ chúng tôi là được học những làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện A Lưới”.

Huyện A Lưới đã chủ động xây dựng điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa. Địa phương xây dựng các tour giới thiệu điểm du lịch homestay tại khu du lịch sinh thái suối Pârle, khu du lịch suối nước nóng A Roàng, làng du lịch A Nôr, xã Hồng Kim huyện A Lưới. Nghệ nhân Hồ Văn Hêng, làng A Nôr, xã Hồng Kim, huyện A Lưới cho biết: Các tour du lịch đều giới thiệu những nét văn hóa riêng có của đồng bào các dân tộc vùng cao A Lưới: “Tất cả bà con từ người cao tuổi đến lớp trẻ bây giờ đều gắn bó với văn hoá truyền thống. Đặc biệt, những người cao tuổi truyền lại những nét văn hoá truyền thống của dân tộc Pa Cô và các dân tộc khác để tránh bị mai một. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Chi hội, thôn bản đều chung tay bảo tồn văn hoá các dân tộc”.

Vào các dịp lễ hội, chính quyền địa phương phối hợp với ngành Văn hóa huyện A Lưới tổ chức tái hiện các nghi lễ truyền thống của đồng bào tại làng A Nôr, tại phiên chợ vùng cao A Lưới. Đó là lễ hội Aza, đám cưới truyền thống, các trò chơi dân gian leo cột, kéo co, cà kheo… Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trong thời gian tới, dựa vào những nét đặc trung của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là những hoạt động văn hoá lâu nay được trao truyền, bảo tồn trong cộng đồng, chúng tôi tiếp tục bảo tồn những giá trị văn hoá đặc sắc. Trong các dịp lễ hội, các sự kiện lớn của địa phương, chúng tôi tiếp tục tái hiện các hoạt động lễ hội. Các hoạt động văn hoá truyền thống khác, dân ca, dân vũ sẽ được đưa vào trong các hoạt động trải nghiệm của khách du lịch. Đây là một lợi thế trong việc phát triển du lịch cộng đồng hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới”.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, kiến trúc truyền thống các dân tộc ở huyện A Lưới góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa, tinh thần đồng bào các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Lê Xuân Hải, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong những năm qua, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực và có chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn nên đời sống văn hóa tinh thần của người dân đã thay đổi nhiều: “Đời sống của đồng bào huyện A Lưới đã thay đổi rõ rệt. Các dịch vụ thiết yếu, đời sống tinh thần cũng vậy. Các làng văn hoá, các điểm vui chơi, các khu du lịch cũng bắt đầu sôi động và phục vụ cho du lịch trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Bức tranh về đời sống văn hóa tinh thần, vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay so với trước  thay đổi rất cơ bản”./.

Lê Hiếu-Vinh Thông-VOV MT

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC