TÓ MÁ LẸ - CHR’ỚH BH’LÊÊ BH’LA MR’HAL HA PRUỐT HƠNH DÉH TẾT ÂNG MANỨIH THÁI TÂY BẮC
Thứ bảy, 09:53, 24/02/2024 Cà Thành Cà Thành
Ooy đắh văn hoá chr’nắp liêm âng đhanuôr Thái nắc cắh choom cắh xay moon tước zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la âng acoon cóh vêy bấc râu đoàn kết, liêm ta níh. Ooy đâu vêy tó má lẹ nắc mưy ooy đợ chr’ớh bh’lêê bh’la cắh choom cắh váih zâp g’lúh tết tước ha pruốt chô.

 

 

Tơợ ahay a’hươn, chr’ớh tó má lẹ bơơn đhanuôr acoon cóh Thái zư đợc, pa choom pa dưr cơnh mưy râu văn hoá lalay lâng bơơn zâp ngai chắp kiêng. Tó apêê acoon cóh Thái moon nắc đoo chr’ớh... Má lẹ nắc đh’nớc âng mưy râu p’lêê đoọng a’ngoọn buôn chặt váih cóh crâng. Hân đhơ vêy bhrợ chi ớh đhị zâp g’lúh bhiệc bhan, tết tọc lâng vêy t’pấh bấc ngai ting pấh chi ớh, lấh mơ nắc apêê pân đil, nắc lêy tước đâu cắh vêy bấc ngai năl tước chr’ớh tó má lẹ vêy tơợp váih ha bêl. Lêy cha mêết ooy zâp bài thơ ty ahay dzợ zư đợc lâng ting bấc apêê t’coóh vel xay moon chr’ớh tó má lẹ ơy váih tơợ đenh cóh xa nay t’ruíh bh’lêê bh’la âng acoon cóh Thái. T’coóh Tòng Văn Xôm, vel Mòng, chr’val Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đoọng năl: “Tơợ ahay, mưy chu lướt cóh crâng pay óih, xang bêl bơơn óih bịng zong, đợ apêê pân đil Thái pr’zước đh’rứah tớt ặt đhị mưy tơơm n’loong ga mắc xang nặc vêy chô ooy vel đông. Đợ đhí tr’xin chô đhí bhrợ zroọ 2, 3 cr’liêng má lẹ. Đợ cr’liêng má lẹ zroọ tước ooy nắc đhị đêếc vêy xưl đợ xa nưl pr’hay, nắc apêê chơớih đơơng cóh vel đợ cr’liêng má lẹ nâu. Xang nặc, zâp bêl bhrợ ha rêê đhuốch liêm xang, apêê ting pr’zước âng đơơng đợ cr’liêng má lẹ đoọng chi ớh t’bil đợ râu ga lêếh k’bao. Ting c’moo c’xêê chr’ớh nâu ting chi ớh zâp đhị vel đông lâng váih nắc mưy chr’ớh chr’nắp pr’hay âng acoon cóh Thái cóh Sơn La moon lalay lâng zr’lụ Tây Bắc moon zr’nưm”.

Nắc mưy râu chr’ớh bh’lêê bh’la glúh váih đhị bêl pa bhrợ ta têng, nắc zâp râu k’đươi moon đắh bhiệc chi ớh tó má lẹ doọ vêy k’đhạp. Zâp ngai, đhị zâp ruúh c’moo zêng choom chi ớh, hân đhơ cơnh đêếc, bấc lêy apêê a’đhi amoó chi ớh.

Đhị chi ớh tó má lẹ nâu nắc đhị tang đông văn hoá âng vel, mưy đhị tang ga mắc cóh đông cắh cậ mưy đhị clung k’tiếc bhứah liêm. Cr’chăl lêy chi ớh nắc lêy ooy đợ manứih ting pấh chi ớh lâng đợ mơ liêm choom âng zâp c’bhúh chi ớh. Râu chr’nắp lalay âng tó má lẹ ting lêy lâng bấc râu chr’ớh bh’lêê bh’la lơơng âng acoon cóh Thái nắc bêl chi ớh, manứih chi ớh lêy pác bhrợ 2 c’bhúh. Đợ apêê chi ớh ting bấc nắc chi ớh ting pr’hay lấh. Buôn lêy, zâp c’bhúh chi ớh vêy mơ 5-7 cha nặc. Lâng ooy cr’chăl chi ớh, đoọng bơơn thắng nắc k’đươi moon zâp ngai lêy bhrợ chi ớh liêm choom, đoàn kết đhị zâp g’lúh chi ớh, zâp n’juông chi ớh.

Đhị zr’lụ chi ớh tó má lẹ ơy năl ghít liêm, manứih chi ớh lêy gặt bhrợ 4 ga nặt ma mơ đh’rứah. Ga nặt tr’nơợp dzợ ta moon nắc đhị lêy tơợp chi ớh ta gặt bhrợ đhị tr’nơợp, nắc đhị ặt dzoọng lăm âng apêê chi ớh (p’rá Thái moon nắc lèn). Ga nặt 2 nắc vêy ta gặt bhrợ tr’nơợp mơ 2m, ta moon nắc ga nặt k’noong (p’rá Thái moon hong lột) lâng ga nặt nâu cắh lấh ta đươi. Ga nặt 3 ta gặt bhrợ tơợ ga nặt 2 mơ 20 phân, nắc ta moon ga nặt đoọng đợc má lẹ (p’rá Thái moon hong bò). Ga nặt pr’lứch nắc ta gặt bhrợ tơợ ga nặt 3 mơ 50 phân, ta moon nắc ga nặt chô tước (p’rá Thái moon hong oi). P’căn Cà Thị Thịnh, cóh vel Co Pục, chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La nắc manứih ta luôn ting pấh chi ớh tó má lẹ cóh vel đoọng năl ooy zâp bhr’dzang bh’rợ chi ớh tó má lẹ: “Tr’nơợp, manứih chi ớh dzoọng đhị ga nặt tơợp chi ớh đợc tó má lẹ đhị tr’col, xang nặc lêy bhrợ pa dưr má lẹ lướt ha cơnh đoọng crêê má lẹ âng đội n’mưy lâng păr chô tước đhị ga nắt pr’lứch (ta moon nắc kháu luồng). Râu 2 nắc manứih chi ớh dzoọng đhị ga nặt tr’nơợp glâm má lẹ chô đhị má lẹ ơy ta đợc lăm, má lẹ đhêy đhị ooy nắc pay đhị đêếc đoọng penh, bêl penh apêê chi ớh lêy tớt dza dzon đợc má lẹ đhị tr’col lâng glam má lẹ lướt đoọng crêê má lẹ âng đội apêê lơơng lâng păr chô tước đhị ga nắt pr’lứch (ta moon kháu nọi). Râu 3, manứih chi ớh đợc má lẹ đhị tr’pang dzung, n’jứah ha luông n’jứah đợc dzung đá má lẹ crêê đhị hàng má lẹ âng đội pr’zợc ơy đợc (ta moon tựp phak); đhị pr’lứch, manứih chi ớh cung dzoọng đhị ga nặt tr’nơợp lâng glâm má lẹ bhrợ c’năl ga nặt, xang nặc tơợ ga năt n’nắc lêy pay má lẹ âng đay đợc đhị k’tiếc lâng glâm má lẹ lướt crêê đhị má lẹ đội pr’zợc (ta moon lai lìn)”.

Zêng đợ apêê cóh đội lêy zi lấh 4 bhr’dzang chi ớh nắc vêy bơơn thắng. Ha dang vêy ngai cóh đội đay cắh mặ zi lấh liêm choom nắc vêy apêê lơơng ting zooi lâng bhiệc penh đoọng, nắc đoo cung nặc râu đoàn kết ooy chr’ớh nâu. Ha dang bơơn trông dấc dưr zi lấh nắc đội n’nắc vêy bơơn thắng. Apêê ting ặt chi ớh cơnh đêếc đenh đươnh, cắh vêy xay moon t’coóh p’niên, zâp ngai zêng ma g’roóh hơnh déh đhị xa nưl cha gâr bhui har, r’rộ r’răm.

Xoọc đâu, chr’ớh bh’lêê bh’la tó má lẹ âng đhanuôr acoon cóh Thái ơy lâng xoọc ta zư đợc, pa dưr lâng vêy bấc ngai kiêng chi ớh. Amoó Vì Thị Dung, cóh vel Co Pục, chr’val Chiềng Ngần, thành phố Sơn La nắc manứih chắp kiêng lâng ta luôn pấh chi ớh tó má lẹ cóh vel đoọng năl: Zâp bêl cóh vel vêy bhrợ chi ớh tó má lẹ nắc bêl đêếc lalua dưr váih g’lúh thi r’rộ r’răm, lấh mơ nắc bêl g’lúh Tết: “Acu ta luôn pấh chi ớh tó má lẹ lâng zâp apêê a’đhi amoó cóh vel zâp bêl g’lúh tết, t’ngay bhiệc bhan. Bêl chi ớh tó má lẹ zai vêy bơơn tr’lưm prá xay, bơơn đh’rứah ặt chi ớh, tr’thi, tơợ đêếc doọ dzợ bơơn xơợng râu ga lêếh k’bao ooy pr’ắt tr’mung zâp t’ngay”.

Chô đhị zâp vel đông đhanuôr acoon cóh Thái cóh k’coong ch’ngai Tây Bắc ooy đợ t’ngay tơợp ha pruốt, ta mooi zâp đắh nắc vêy g’lúh bơơn ặt pa zưm đhị pr’ắt bh’rợ pr’hay, r’rộ r’răm âng bấc râu chr’ớh bh’lêê bh’la ty chr’nắp, lấh mơ nắc chr’ớh tó má lẹ. Nâu đoo cung nặc râu k’đươi moon ta mooi chô ooy đâu bấc chu dzợ./

Tó má lẹ - Trò chơi dân gian vui xuân đón Tết của người Thái Tây Bắc

                                                                     Cà Thành

Trong kho tàng văn hóa phong phú, đặc sắc của đồng bào Thái phải kể đến các trò chơi dân gian của dân tộc giàu tính đoàn kết, nhân văn. Trong đó có tó má lẹ là một trong những trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến xuân về.

Từ bao đời nay trò chơi tó má lẹ được đồng bào dân tộc Thái lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hoá riêng và được mọi người yêu thích. Tó - trong tiếng Thái có nghĩa là chọi, chơi… Má lẹ - là tên của một loại quả thuộc họ dây leo thường mọc trong rừng. Tuy khá phổ biến trong các dịp lễ, tết và thu hút được sự tham gia của rất nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, song đến nay ít ai biết rõ trò chơi tó má lẹ có từ khi nào. Căn cứ vào các bài thơ cổ còn được lưu truyền và theo nhiều già làng kể lại thì trò chơi tó má lẹ xuất hiện khá sớm trong chuyện dân gian của dân tộc Thái. Ông Tòng Văn Xôm, bản Mòng, xã Hua La, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La cho biết: “Từ xa xưa, trong một lần đi rừng lấy củi, sau khi gánh củi đã đầy, những thiếu nữ Thái rủ nhau cùng ngồi nghỉ dưới một tán cây lớn trước khi về bản. Những làn gió nhẹ bất ngờ thổi đến vô tình làm rơi một số hạt của quả má lẹ ở trên cây cao xuống đất. Những hạt má lẹ rơi đến đâu thì ở đó vang lên những âm thanh lách cách nghe rất lạ và vui tai, nên đã cùng nhặt những hạt má lẹ đó và mang về bản. Sau đó, cứ mỗi khi  làm xong công việc nương rẫy, họ lại rủ nhau mang những hạt má lẹ ra chơi để xua tan những vất vả, mệt mỏi. Lâu dần, trò chơi tó má lẹ được nhân rộng ra các bản xung quanh và trở thành một trò chơi khá phổ biến trong cộng đồng dân tộc Thái ở Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung”.

Là một trò chơi dân gian ra đời trong lao động sản xuất nên các quy định về cách chơi tó má lẹ không phức tạp. Mọi người, ở mọi lứa tuổi đều có thể tham gia chơi, nhưng phần lớn người chơi là chị em phụ nữ do trò chơi đòi hỏi sự khéo léo.

Địa điểm chơi tó má lẹ  khá linh hoạt, có thể là sân nhà văn hoá bản, một khoảng sân trước nhà hay một khoảng đất trống. Thời gian chơi không bị khống chế mà chủ yếu phụ thuộc vào số người tham gia trò chơi và mức độ khéo léo của từng đội, của mỗi người chơi. Điểm riêng của tó má lẹ so với nhiều trò chơi dân gian truyền thống khác của cộng đồng người Thái đó là khi chơi, bắt buộc người chơi phải chia thành 2 đội. Số người chơi càng đông thì trò chơi sẽ càng sôi nổi. Thông thường, mỗi đội chơi sẽ có từ 5 - 7 thành viên. Và quá trình chơi, để giành được phần thắng, đòi hỏi thành viên mỗi đội phải thực sự khéo léo, đoàn kết trong từng lượt chơi, từng phần chơi.

Trên khu vực chơi tó má lẹ đã xác định trước, người chơi sẽ tiến hành kẻ 4 vạch ngang song song với nhau. Vạch thứ nhất còn gọi là vạch xuất phát được kẻ ở đầu sân, là vị trí đứng ban đầu của người chơi (tiếng Thái gọi là lèn). Vạch thứ hai được kẻ cách vạch đầu tiên khoảng 2 m được xác định là vạch giới hạn (tiếng Thái gọi là hong lột) với vạch này chỉ áp dụng trong một số trường hợp riêng. Vạch thứ 3 được kẻ cách vạch thứ 2 khoảng 20 phân được xác định là vạch để đặt má lẹ (tiếng Thái gọi là hong bò). Vạch còn lại được kẻ cách vạch thứ 3 khoảng 50 phân, được gọi là vạch đích (tiếng Thái gọi là hong oi). Bà Cà Thị Thịnh, bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La là người thường xuyên tham gia tó má lẹ ở bản cho biết về các bước chơi tó má lẹ: “Bước thứ nhất, người chơi đứng ở vạch xuất phát đặt má lẹ lên đầu gối, dùng ngón cái bật má lẹ đi sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay qua đích (gọi là lang kháu luồng). Bước thứ hai, người chơi đứng ở vạch xuất phát tung má lẹ về phía hàng má lẹ được đặt sẵn, má lẹ dừng ở điểm nào, lấy điểm đó làm điểm để bắn, lúc bắn người chơi sẽ ngồi xổm xuống đặt má lẹ lên gối và dùng ngón cái bật má lẹ đi sao cho trúng má lẹ đội bạn và bay qua đích (gọi là lang kháu nọi). Bước thứ ba, người chơi đặt má lẹ lên mu bàn chân, vừa chạy vừa dùng chân đá má lẹ đi để má lẹ trúng vào hàng má lẹ đội bạn đã được đặt sẵn (gọi là lang tựp phák); Bước cuối cùng, người chơi cũng đứng tại vạch xuất phát và tung má lẹ đánh dấu vạch đánh, rồi từ vạch đánh dùng má lẹ của mình đặt xuống dưới đất và dùng ngón cái bật má lẹ đi cho trúng má lẹ đội bạn (gọi là lang lai lìn)".

Tất cả thành viên trong đội phải vượt qua cả bốn bước trên thì sẽ là đội thắng cuộc. Nếu có thành viên nào trong đội không vượt qua ở bước nào thì sẽ có thành viên khác cứu bằng cách bắn hộ, đó cũng là chính là tinh thần đoàn kết trong trò chơi này. Nếu cứu được thành viên để qua được tất cả các bước thì đội đó sẽ thắng cuộc. Cuộc chơi cứ như vậy kéo dài, không phân biệt già trẻ, hò reo cổ vũ trong tiếng trống  vui tươi, rộn ràng.

Hiện nay, trò chơi dân gian tó má lẹ của đồng bào dân tộc Thái đã và đang được gìn giữ, phát huy và được nhiều người ưa thích. Chị Vì Thị Dung, ở bản Co Pục, xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La là người yêu thích và thường xuyên tham gia các buổi tó má lẹ trong bản cho biết: Mỗi khi bản có tổ chức trò chơi tó má lẹ thì khi đó thực sự trở thành cuộc thi tài tưng bừng, náo nhiệt, nhất là trong những dịp lễ tết: “Tôi thường xuyên tham gia tó má lẹ cùng các chị em trong bản vào các dịp lễ tết.  Khi chơi tó má lẹ chúng tôi sẽ được gặp gỡ nói chuyện, được cùng nhau vui chơi, cùng nhau thi tài, từ đó quên đi những khó khăn, vất vả trong cuộc sống hàng ngày”.

Đến với các bản làng đồng bào Thái ở miền núi Tây Bắc trong những ngày đầu xuân, du khách bốn phương chắc chắn sẽ có dịp được hòa mình trong không khí sôi nổi của hàng loạt những trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc, nhất là trò chơi tó má lẹ. Đó cũng là lời mời hẹn du khách đến đây không chỉ một lần./.

Cà Thành

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC