Cr’ăy đhó gluh đường, muy đhr’năng cr’ăy k’đhap u dưah tu đợ đường coh aham dưr bấc lâh mơ, vêy cơnh choom n’leh vaih bấc cơnh coh cr’chăl la lay cơnh coh muy t’ngay. Pa bhlâng, muy bơr râu n’leh vaih xay p’căh ghít bhlâng năc coh ra diu. N’năl ghít đợ đhr’năng n’leh vaih n’nâu năc choom zooi đơơh bơơn lêy lâng cha groong cr’ăy n’nâu. Nâu cơy năc pazêng râu cơnh n’leh vaih ghít bhlâng coh ha ra diu âng cr’ăy đhó gluh đường.
Huyết áp dal coh ra diu:
Huyết áp dal coh ra diu u vaih bêl đợ đường coh aham dưr bấc lâh mơ coh cr’chăl ra diu, buôn năc tơợ 4 giờ ra diu tước 8 giờ ra diu. Râu đâu u vaih năc tu bh’rợ sinh học âng achăc azân, bhrợ bấc g’lucose lâng muy bơr chất cơnh hormone cortisol lâng hormone pa dưr achăc azân. Pazêng hormone n’nâu vêy cơnh u zâl insulin, bhrợ t’vaih đợ đường coh aham u bấc lâh mơ bêl dưr n’đăh bếch.
Ra hal pa bhlâng đác năc râu n’leh vaih âng cr’ăy đhó gluh đường
Muy râu n’leh vaih bấc bhlâng âng cr’ăy đhó gluh đường năc ra hal pa bhlâng đác, y học đớc năc đhr’năng ra hal bấc. Bấc manuyh crêê cr’ăy đhó gluh đường buôn dưr lâng đhr’năng ra hal pa bhlâng đác, tu achăc azân âng apêê đoo xoọc zâl cha groong đợ đường coh aham dưr vaih bấc. Tu ch’chiêl hoọng pa bhrợ k’rơ lâh mơ đoọng ra lóc lâng pay đươi đơ xưa âng glucose, bh’rợ n’nâu đươi dua bấc chất đa đác, bhrợ đhr’năng bil bấc đác lâng t’vaih đhr’năng ra hal đác.
Ta luôn lướt ta đhó
Ta luôn lướt ta đhó năc muy râu n’leh vaih n’lơơng âng cr’ăy đhó gluh đường, pa bhlâng buôn ng’năl bhlâng năc coh ha dum lâng đơơh ra diu ra dzương. Đợ đường coh aham bấc năc bhrợ ha c’chiêl ra lóc bấc glucose lâh mơ, ting n’năl đươi bác đác, bhrợ t’vaih bấc đác đhó. Đợ apêê crêê cr’ăy đhó gluh đường năc dưr n’đăh bếch bấc chu coh ha dum lướt ta đhó, bhrợ bấc đác coh pa bhlom bêl ra diu.
Ra diu ra dzương k’bao achăc azân
K’bao achăc azân đanh đươnh bêl dưr n’đăh bếch vêy cơnh năc râu n’leh âng cr’ăy đhó gluh đường. Đợ đường coh aham bấc zâl achăc azân đươi glucose. Lâh n’năc, lướt ta đhó ta luôn coh ha dum bhrợ bếch căh yêm, năc công bhrợ ha râu nhưh nhêện coh ra diu lâng đhur ooy c’rơ ng’moon zazum.
K’ăy acọ
K’ăy acọ coh ra diu vêy cơnh năc n’leh vaih âng pr’luh cr’ăy đhó gluh đường. Pazêng g’luh k’ăy acọ n’nâu vêy cơnh năc tu đợ đường coh aham bấc (bhrợ dal huyết áp) căh cậ đợ đường coh aham m’bứi (bhrợ huyết áp xiêr) dưr vaih ha dum. Tu cơnh đêêc, k’đhơợng liêm đợ đường coh aham crêê cơnh năc zooi pa xiêr đhr’năng n’nâu.
Gooh boóp
Dưr n’đăh bếch lâng đhr’năng gooh boóp năc muy râu n’leh vaih cơnh lơơng âng pr’luh cr’ăy đhó gluh đường. Đợ đường coh aham bấc buôn bhrợ bil bấc đác, tu achăc azân đươi bấc chất đa đác lâh mơ đoọng t’bil lơi glucose đơ xưa. Râu đâu vêy cơnh bhrợ t’vaih đhr’năng goóh boóp, pa bhlâng năc coh ra diu.
Đhr’năng ha ul cha bấc
Hân đhơ ơy cha cha a ộm zập coh t’ngay l’lăm năc đợ manuyh crêê cr’ăy đhó gluh đường năc dưr n’đăh bếch xơợng ha ul pa bhlâng. Đhr’năng ha ul cha n’nâu, vêy ta moon năc đhr’năng cha cha bấc, dưr vaih tu pazêng tế bào âng achăc azân căh bơơn đươi zập glucose tu zâl insulin căh cậ ta bhúch insulin. Tu cơnh đêêc, abục xay p’căh achăc azân năc cha cha bấc lâh mơ đoọng p’xoọng c’rơ.
K’cướt pa bhlâng căh cậ pa pun coh c’bhroo têy dzung
Đhr’năng xơợng k’cướt pa bhlâng căh cậ pa pun coh dzung bêl ra diu năc râu n’leh vaih đơơh âng cr’ăy thầnh kinh đhó gluh đường, muy đhr’năng tu đợ đường coh aham bấc vaih đanh đươnh bhrợ râu k’ăy ooy x’xêê coh acọ abục. Đhr’năng n’nâu n’leh vaih ghít bhlâng bêl dưr n’đăh bếch tu râu zr’năh k’đk’ăy ta bhrợ ooy muy bơr c’xêê coh acọ abục bêl bếch.
Cha groong pazêng râu n’leh vaih cr’ăy coh ra diu
N’năl pazêng râu n’leh vaih xay p’căh ghít coh ra diu n’nâu năc chr’năp pa bhlâng đoọng bơơn lêy lâng cha groong cr’ăy đhó gluh đường. Nâu cơy năc muy bơr bh’rợ đoọng cha groong râu n’leh vaih cr’ăy n’nâu liêm choom lâh mơ:
Ta luôn bơơn n’năl: Ta luôn bơơn n’năl đợ đường coh aham, pa bhlâng năc coh ra diu, đoọng n’năl đhr’năng achăc azân âng pr’zớc lâng bhrợ đợ bh’rợ crêê cơnh đoọng cha groong đợ đường coh aham choom vaih bấc.
Chế độ cha cha crêê cơnh: Cha đăh đợ chr’na đha năh ma mơ pazêng vêy chr’na đha năh vêy bấc chất xơ, protein m’béch lâng chất n’xiêng crêê cơnh. G’đéch đợ chr’na đha năh lâng pr’ộm vêy đường vêy cơnh bhrợ bấc đợ đường coh aham.
Hydrat hoá: Ôm đác mơ glặp coh prang t’ngay đoọng zooi achăc azân doọ ra hal đác lâng zâl đhr’năng bil bấc đác.
K’đhơợng lêy zơ nươu: Ộm zơ nươu ting cơnh pa choom âng bác sĩ. Ha dang pr’zớc crêê huyết áp dzoóc dal coh ra diu, bác sĩ năc bhr’lậ zơ nươu ng’ộm căh cậ chế độ đươi insulin âng pr’zớc.
Tập thể dục: Ta luôn ting pâh ooy bh’rợ p’gớt achăc azân đoọng zooi bhr’lậ đợ đường coh aham lâng pa dưr c’rơ. Hân đhơ cơnh đêêc, năc ta mooh bác sĩ l’lăm bêl bhrợ bh’rợ tập thể dục t’mêê hân đoo.
Bếch yêm: Nhâm mâng đhr’năng bếch yêm lâng căh choom blơớc pa bhlâng đanh, bếch crêê cơnh. Bếch căh yêm năc bhrợ t’bấc đợ đường coh aham lâng bhrợ nhưh nhêện achăc azân./.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường mà bạn chỉ có thể nhìn thấy vào buổi sáng
Bệnh tiểu đường, một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi lượng đường trong máu tăng cao, có thể biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Đáng chú ý, một số dấu hiệu cảnh báo đặc biệt rõ ràng vào buổi sáng. Hiểu được những triệu chứng này có thể giúp phát hiện sớm và kiểm soát tình trạng này. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cụ thể vào buổi sáng của bệnh tiểu đường.
Tăng đường huyết buổi sáng
Tăng đường huyết buổi sáng xảy ra khi lượng đường trong máu tăng đáng kể vào sáng sớm, thường là từ 4 đến 8 giờ sáng. Điều này xảy ra do nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, làm tăng sản xuất glucose và một số chất nhất định như hormone cortisol và hormone tăng trưởng. Những hormone này có thể gây kháng insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn khi thức dậy.
Khát nước quá mức là biểu hiện của bệnh tiểu đường
Một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là khát nước quá mức, y học gọi là chứng khát nhiều. Những người mắc bệnh tiểu đường thường thức dậy với cảm giác cực kỳ khát nước vì cơ thể họ đang cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu cao. Bởi thận làm việc nhiều hơn để lọc và hấp thụ lượng glucose dư thừa, quá trình này đòi hỏi nhiều chất lỏng, dẫn đến mất nước và tăng cảm giác khát.
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường, đặc biệt dễ nhận thấy vào ban đêm và sáng sớm. Lượng đường trong máu cao khiến thận lọc ra nhiều glucose hơn, kéo nước theo, dẫn đến tăng sản xuất nước tiểu. Những người mắc bệnh tiểu đường phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, khiến bàng quang đầy nước vào buổi sáng.
Buổi sáng mệt mỏi
Mệt mỏi dai dẳng khi thức dậy có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao ngăn cơ thể sử dụng glucose làm năng lượng một cách hiệu quả. Ngoài ra, đi tiểu thường xuyên vào ban đêm làm gián đoạn giấc ngủ, góp phần gây mệt mỏi vào buổi sáng và cảm giác kiệt sức nói chung.
Đau đầu
Đau đầu vào buổi sáng có thể là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Những cơn đau đầu này có thể là do lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) xảy ra qua đêm. Do đó quản lý lượng đường trong máu hợp lý sẽ giúp giảm bớt vấn đề này.
Khô miệng
Thức dậy với tình trạng khô miệng là một dấu hiệu tiềm ẩn khác của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao dễ dẫn đến mất nước vì cơ thể sử dụng nhiều chất lỏng hơn để loại bỏ lượng glucose dư thừa. Điều này có thể dẫn đến khô miệng, đặc biệt đáng chú ý vào buổi sáng.
Cơn đói gia tăng
Mặc dù đã ăn uống đầy đủ vào ngày hôm trước nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể thức dậy với cảm giác cực kỳ đói. Cơn đói gia tăng này, được gọi là chứng ăn nhiều, xảy ra do các tế bào của cơ thể không nhận đủ glucose do kháng insulin hoặc thiếu insulin. Do đó, não báo hiệu cơ thể ăn nhiều hơn để cố gắng cung cấp năng lượng cần thiết.
Ngứa ran hoặc tê ở tứ chi
Cảm giác ngứa ran hoặc tê ở tay hoặc chân vào buổi sáng là dấu hiệu sớm của bệnh thần kinh tiểu đường, một tình trạng do lượng đường trong máu cao kéo dài làm tổn thương dây thần kinh. Triệu chứng này dễ nhận thấy hơn khi thức dậy do áp lực kéo dài lên một số dây thần kinh trong khi ngủ.
Kiểm soát các triệu chứng buổi sáng
Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo cụ thể vào buổi sáng này là rất quan trọng để phát hiện và quản lý bệnh tiểu đường sớm. Dưới đây là một số bước để quản lý các triệu chứng này một cách hiệu quả:
Theo dõi thường xuyên: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, đặc biệt là vào buổi sáng, để hiểu diễn biến của bạn và đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho kế hoạch quản lý của bạn.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng bao gồm thực phẩm giàu chất xơ, protein nạc và chất béo lành mạnh. Tránh các thực phẩm và đồ uống có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Hydrat hóa: Giữ đủ nước suốt cả ngày để giúp kiểm soát cơn khát và ngăn ngừa mất nước.
Quản lý thuốc: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang bị tăng đường huyết vào buổi sáng, bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc hoặc chế độ dùng insulin của bạn.
Tập thể dục: Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục mới nào.
Ngủ đủ giấc: Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc và duy trì lịch trình ngủ đều đặn. Giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sức khỏe tổng thể./.
Viết bình luận