9 bha nơơc p’rang aloong, râu p’têêt văn hóa âng ma nưih Tày - Nùng
Thứ sáu, 10:14, 29/12/2023   Nông Diệp/VOV-Đông Bắc   Nông Diệp/VOV-Đông Bắc
Dhr’nong đong đh’rơơng lâng apêê bha nơơc p’rang aloong k’độ bâc chr’năp văn hóa lâng đợ dhr’niêng bh’rợ âng đha nuôr Tày, Nùng. Lang zâp ngai tơợ bêl tơơp pr’ang pa tươc bêl păt pr’hơơm năc zêng ăt lâng đhr’nong đong đh’rơơng lâng apêê bha nơơc p’rang aloong n’năc.

 

 

Ting apêê đong pa chăp ch’mêêt lêy văn hóa, đong đh’rơơng âng ma nưih Tày, Nùng dưr vaih tơợ lang ahay ahươn dzợ vêy bâc ađhăh dzăm grơơ, k’xanh k’hip tu cơnh đêêc acoon ma nưih bhrợ đong đh’rơơng dal n’jưah đoọng g’đach apêê a đhăh dzăm, k’xanh k’hip căp dzooh, n’jưah l’thai coh k’rum đong doó buôn nha nhự. L’lăm a hay, k’rum đong đh’rơơng buôn năc đhị băn croọl bh’năn n’đhang xooc đâu k’rum đong đh’rơơng năc đhị ha âu đơc pr’đươi pr’dua bhrợ ha rêê đhuôch… Dzooc p’rang aloong tươc tầng 2, gian tr’nơơp năc đhị c’la đong đương hơnh t’mooi, gian p’pâng năc đoọng bhuôih abhô dang, xang n’năc năc đong t’pêêh, n’đăh chêêl năc đhị bêch… T’cooh Giá Văn Vụ coh chr’hoong Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đọong năl, bêl bhrợ đong đh’rơơng, ma nưih Tày - Nùng p’ghit tươc bêệ p’rang aloong, tu nâu đoo năc đhị p’têêt bhlưa bơr n’đăh cr’loọng lâng n’đăh nguôi âng đhr’nong đong: “P’rang aloong dzooc ooy đong đh’rơơng âng ma nưih Tày, Nùng bơơn quy định tơợ lang aconh abhươp a hay, âi đong dh’rơơng năc choom vêy p’rang aloong ha dợ đợ bha nơơc  aloong năc choom vêy 7 căh câ 9 bha nơơc… ha dợ đợ bha nơơc ra rup năc điêng. Ting apêê t’cooh truih bha nơơc ra rup năc “p’rang aloong abhuy” tu cơnh đêêc ma nưih Tày, Nùng bhrợ p’rang aloong bhrợ la lêêh”.

Đhị ta bhrợ p’rang aloong vêy bêl n’đăh a toọm căh câ n’đăh a đai đong, năc ting pr’đơợ k’tiêc choh đong. Lâh cr’noọ bh’rợ luh dzooc, coh pr’ăt tr’mông âng ma nưih Tày - Nùng dzợ vaih bêệ p’rang aloong t’moot “khoăn” dzợ moon năc p’rang r’vai. Ting apêê đoo moon, acoon ma nưih năc vêy achăc lâng r’vai moon năc “khoăn”. A chăc lâng r’vai năc râu ma mông vaih đh’rưah n’đhang vêy bêl r’vaih đhâc coh a chăc căh câ xrang ooy ooy lơơng căh chô ăt lâng a chăc năc ma nưih n’năc buôn ca ay za rọ za rêệ, căh mă cha cha la lơơng. Kiêng t’đang r’vai chô năc k’đươi apêê ma dang bhrợ têng lâng apêê đhr’niêng n’nâu zâp bêl công vêy bêệ p’rang aloong t’moot r’vai. Năc ting đhr’niêng, apêê đoo đươi bêệ p’rang 7 bha nơơc, 9 bha nơơc, 13 bha nơơc…

Tơợ pr’ăt tr’mông zâp t’ngay  pa tươc pr’ăt tr’mông abhô dang,  bêệ p’rang aloong ăt vaih lâng dưr vaih c’leh ooy văn hóa âng ma nưih Tày, Nùng. Ma nưih Tày, ma nưih Nùng vêy chơơih bhrợ 9 bha nơơc p’rang lâng 9 bha nơơc p’rang năc đhị âng ma nưih ca căn, k’điêl dzooc luh bâc bhlâng coh muy t’ngay, muy c’xêê, muy c’moo lâng muy lang ma nưih. Tu cơnh đêêc, bêl lươt ch’ngai hay ooy đong, ma nưih Tày ta luôn hay tươc ca căn, k’điêl p’têêt lâng t’kiah bha nơơn aloong.

Choom moon 9 bha nơơc p’rang aloong năc râu pa căh âng têêm ngăn, râu k’đhap zr’năh, n’đhơ năc xr’dô zr’năh âng ma nưih pân đil. T’kiah p’rang aloong công năc râu zư lêy, k’đơơng k’âng lâng râu p’too moon, công năc đh’năng đăng ting bhr’dzang lươt âng p’niên k’tứi tươc bêl xrôông pâ. Muy cha năc p’niên choom c’la đay ta tơ dzooc ooy a loong, k’đhơợng xang năc dzoọng tih, năc đoo muy cr’chăl p’zay lưch c’rơ đoọng pâ banh… 9 bha nơơc p’rang aloong công năc đhị apêê ađhi tơt đương ca căn, da dich chô n’đăh ha rêê.

Đong pa chăp ch’mêêt lêy văn hóa lang a hay Dương Sách đoọng năl, pân đil Tày, Nùng bêl dzang luh ooy aloong p’rang chô ooy đong k’diic công t’nil coh lang muy cr’chăl t’mêê  năc tơơp tơợ apêê bha nơơc p’rang aloong tr’nơơp. Bhui har, zr’năh xr’dô năc vêy p’têêt lâng p’rang aloong âng đong k’diic toot lang. “P’rang aloong âng ma nưih Tày, Nùng coh t’ngay xay xơ tươc bêl ca coon n’đil luh tơợ đong chô ooy đong k’diic năc ma nưih tày, Nùng moon luh đh’rơơng, bơr tr’pang têy k’đhơợng ooy ga ning aloong bh’dzang luh bêl đêêc da dich bha bhươp, ca conh ca căn, c’bhuh xoọng vêy tươc k’đhơợng pa nhâm p’rang aloong đoọng ca coon n’đil bh’dzang luh, đơơng ca coon n’đil bh’dzang moot ooy đong k’diic. Tu cơnh đêêc, đợ bha nơơc p’rang aloong cơnh năc đợ bha nơơc loom luônh bơơn lêy năl đợ bhr’dzang dzung âng c’mâr Tày, Nùng luh tơợ đong caconh ca căn chô ooy đong k’diic”.

Pr’ăt tr’mông ting t’ngay ting tr’xăl la lay, đhr’nong đong âng ma nưih Tày - Nùng công ta bhrợ la lay a hay đoọng liêm glăp lâng pr’đơợ tr’mông xooc đâu, pa bhrợ ta têng n’đhang công dzợ bơơn zư đơc c’leh liêm âng lang a hay. Năc tu râu đâu âi bhrợ t’vaih râu la lay âng ma nưih Tày - Nùng pa căh coh bh’rợ bhrợ đong đh’rơơng, pa bhlâng năc 9 bha nơơc p’rang aloong. Đợ đong đh’rơơng dưr tân leh, đợ vel bhươl da doong chr’va xa nul then, n’jưl tính… năc đhị đoọng đợ ma nưih ca coon Tày - Nùng chô chơơc lêy đợ c’leh liêm pr’hay tơợ lang aconh a bhươp đơc đoọng./.

9 bậc cầu thang, cầu nối văn hóa của người Tày - Nùng

Ngôi nhà sàn và những bậc cầu thang ẩn chứa cả một bề dày văn hóa và những tập tục của đồng bào Tày, Nùng. Cuộc đời mỗi người từ khi mới có hình hài cho đến khi nhằm mắt xuôi tay về với tổ tiên đều gắn với mái nhà sàn và những bậc cầu thang ấy.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà sàn của người Tày, Nùng ra đời từ thuở xưa có nhiều thú dữ, rắn rết nên con người phải làm nhà cao vừa để tránh bị các loại thú ăn thịt, vừa thoáng mát hợp vệ sinh. Nhà sàn thường có ba gian chính và hai chái, mỗi gian có một chức năng riêng biệt. Trước đây, gầm nhà sàn thường là chỗ nuôi nhốt gia súc gia cầm nhưng hiện nay gầm nhà sản chỉ còn là nơi cất giữ nông cụ... Lên cầu thang đến tầng 2, gian đầu là nơi chủ nhà tiếp khách, gian giữa để thờ cúng tổ tiên, kế đó gian bếp chính còn các gian phụ là chỗ ngủ... Ông Giá Văn Vụ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi làm nhà sàn, người Tày - Nùng chú trọng chiếc cầu thang, vì đây là cầu nối giữa hai thế giới bên trong và bên ngoài của ngôi nhà: "Cầu thang lên nhà sàn của người Tày, Nùng được quy định từ thời cha ông xa xưa rồi, cứ nhà sàn là phải có cầu thang mà số bậc thang bắt buộc phải là số lẻ 7 bậc, 9 bậc... còn số bậc chẵn phải kiêng. Theo các cụ kể lại bậc thang chẵn là "thang ma" vì vậy người Tày, Nùng làm cầu thang phải làm số lẻ".

Vị trí cầu thang cũng có thể ở bên phải hoặc bên trái ngôi nhà, tùy thuộc thế đất và vị trí dựng nhà. Ngoài mục đích phục vụ việc đi lại, trong đời sống tâm linh của người Tày - Nùng còn xuất hiện chiếc thang đón "khoăn" hay còn gọi là thang vía. Họ quan niệm con người có phần xác và phần hồn vía gọi là “khoăn”. Phần xác và "khoăn" luôn tồn tại song song nhưng có thể một số phần khoăn rời cơ thể đi chơi hoặc siêu tán không về tập trung thì cơ thể người sẽ ăn uống kém, sinh ra ốm đau. Muốn gọi "khoăn" về phải mời thầy về làm lễ và các lễ này bao giờ cũng có chiếc thang đón “khoăn”. Tùy từng lễ mà người ta dùng chiếc thang 7 bậc, 9 bậc, 13 bậc... 

Từ đời sống sinh hoạt hằng ngày cho đến đời sống tâm linh, chiếc cầu thang gắn bó, trở thành biểu tượng về văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng. Thường người Tày, người Nùng sẽ chọn làm 9 bậc cầu thang và 9 bậc cầu thang là nơi mà người mẹ, người vợ lên xuống nhiều nhất trong cả một ngày, một tháng, một năm và một đời người. Chính vì thế, khi đi xa nhớ về nhà, người Tày luôn nhớ đến người mẹ, người vợ gắn với chín bậc cầu thang.

Có thể nói 9 bậc cầu thang là vật chứng kiến niềm hạnh phúc, sự khó khăn vất vả, thậm trí cả khổ đau của người phụ nữ. Chín bậc cầu thang cũng là vật che chở, dìu dắt và nguồn động viên, cũng là thước đo từng bước đi của trẻ nhỏ đến khi trưởng thành. Một đứa trẻ tự lên cầu thang bằng cách bò, vịn rồi đứng thẳng, đó là cả một quá trình vượt lên chính mình để làm người lớn... 9 bậc cầu thang cũng là nơi các em bé ngồi ngóng mẹ, ngóng bà đi làm về. 

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Dương Sách cho biết, người con gái Tày, Nùng khi bước xuống cầu thang về nhà chồng cũng đánh dấu một đoạn đời mới bắt đầu từ nấc thang đầu tiên. Sướng hay khổ sẽ phải gắn với cầu thang nhà chồng suốt đời. "Cầu thang của người Tày, Nùng, trong ngày cưới đến giờ phút người con gái ra cửa về nhà chồng thì người Tày, Nùng gọi là xuống sàn, hai tay vịn đầu cầu thang xuống sàn khi đó ông bà, bố mẹ, họ hàng sẽ đến giữ thang để con gái đi xuống, tiễn đưa con gái bước chân về nhà chồng. Vì vậy, những bậc cầu thang như những bậc tình yêu chứng kiến những bước của cô gái Tày, Nùng rời khỏi nhà bố mẹ đẻ đi làm dâu".

Cuộc sống ngày một hiện đại, ngôi nhà của người Tày - Nùng cũng cải tiến khác xưa cho phù hợp với điều kiện cuộc sống, lao động sản xuất nhưng vẫn gìn được nét đặc trưng truyền thống. Chính điều này đã tạo phong cách riêng của dân tộc Tày - Nùng thể hiện trong nghệ thuật kiến trúc nhà sàn, đặc biệt là 9 bậc cầu thang. Những mái nhà sàn thấp thoáng, những bản làng luôn vang vọng lời then, tiếng tính da diết… là nơi để những người con Tày - Nùng tìm về với những nét đẹp vốn có bao đời nay của cha ông./.

  Nông Diệp/VOV-Đông Bắc

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC