A’PƯƠIH BHUÔIH LÂNG CH’NA CHA T’NGAY TƠỢP C’MOO T’MÊÊ ÂNG MANƯIH XÊ ĐĂNG
Thứ sáu, 16:34, 17/01/2025 Nam Trang Nam Trang
Ooy đợ t’ngay tr’nơợp âng c’moo t’mêê 2025, đhanuôr Xê Đăng đhị vel Kon H’ring, chr’val Ea H’Đing, chr’hoong Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk bhrợ cậ mưy bhiệc bhan chr’năp - Hơnh deh ha roo t’mêê.

Bêl đâu căh nặc mưy g’luh đoọng đhanuôr lêy k’noọ pa chăp tươc đợ râu a’bhô dang ơy đoọng mưy hân noo bơơn chroor, năc dzợ bêl đoọng pa dưr pr’ăt bh’rợ đoàn kết đhị đợ a’pươih ch’na têêm ngăn, a’yêm âng đhanuôr.

 

 

Tơợ ta rựp brương, amoó Ngân trơ vâng ra văng đợ cr’liêng cha nêêh đêệp đha hưm yêm âng pr’loọng đông choh bhrợ coh ha rêê đoọng bhrợ a’vị hor. Amoó moon, nâu đoo năc mưy j’niêng bh’rợ chr’năp âng vel đông, lêy ra văng bhrợ liêm ghit. Cha nêêh vêy ta lai pa liêm, chong đợc, xang nặc vêy tul ooy n’coo am, hor đhị oih:

“Acu cung bhui har vêy bơơn đh’rưah lâng đhanuôr zêệ bhrợ đợ ch’na a’yêm âng acoon coh, zâp ngai đh’rưah ặt bhrợ bhui har. C’moo t’mêê nâu cung rơơm đhanuôr ma mung k’rơ đoọng bhrợ cha lâng đh’rưah hơnh deh c’moo t’mêê. C’moo đâu bơơn bhrợ bâc đhanuôr bhui har bhlâng”.

Pr’loọng đông pr’căn Tah cung cơnh zâp pr’loọng đông lơơng, căh mưy ra văng a’vị hor lâng lêệ boh, năc dzợ vêy mưy râu ch’na đh’năh chr’năp yêm: nắc đoo lêệ a’mọ. Pr’căn Tah moon, ting cơnh cr’noọ âng manứih Xê Đăng, a’mọ năc râu xong buôn bhrợ pa hư chr’noh chr’bêêt. Tu cơnh đêếc, lêy bơơn a’mọ đoọng bhuôih ha bhô dang, zươc đăh a’bhô dang đoọng lêy zooi, zư pa liêm chr’noh chr’bêêt, oó đoọng pa hư:

“Vêy a’tưch pay a’tưch, vêy a’xiu pay a’xiu, vêy a’mọ pay a’mọ, tu c’moo t’mêê đăh a’xiu vêy bấc râu pr’đoọng pr’đhooi, tu a’xiu ặt ma mung coh đac liêm cha ngaách, moot c’moo t’mêê vêy pr’đoọng pr’đhooi. Ha dợ a’mọ năc bhrợ pa hư, lêy bơơn đăh đoọng c’moo n’tôh doọ dzợ a’đoo pân bhrợ pa hư”.

Xang bêl bhrợ liêm xang bhiệc ra văng zâp pr’đươi pr’dua lêy bhuôih bhrợ, năc bhiệc bhan vêy ta bhrợ liêm ta nih đhị đông zr’nưm âng vel bhươl, lâng vêy zâp apêê t’cooh vel, trưởng vel ting pâh. Đợ ch’na đh’năh cơnh a’vị hor, lêệ boh, buah n’dza... vêy ta bhrợ đoọng ha bhô dang. T’cooh Vi Voan, trưởng vel Kon H’ring đoọng năl:

“C’moo t’mêê bhui har bhlâng, đhanuôr mr’hal hơnh deh t’ngay đâu xang mưy c’moo pa bhrợ zr’năh k’đhạp, bêl đâu ặt đhêy chô pa zưm ặt đh’rưah, ngai vêy n’hâu năc đoọng n’nặc, bhiệc bhan nâu năc lêy âng đay, ooy đâu zư lêy đợ râu liêm chr’năp văn hoá âng manưih Xê Đăng tơợ lang a’conh a’bhướp ahay đợc đoọng”.

Xang bêl j’niêng bh’rợ bhuôih bhrợ, zâp ngai coh vel bhươl ăt đhị đông zr’nưm âng vel bhươl, đhị a’pươih ch’na vêy ta đoọng tơợ t’cooh vel tươc p’niên k’tứi. A’pươih ch’na đoọng ha bhô dang xoọc đâu vaih đợ ch’na cha zr’nưm âng đhanuôr, lâng đợ râu ch’na đh’năh a’yêm âng đhanuôr coh vel đông cơnh: a’vị hor, lêệ boh, x’roọng bhơi r’veh bơơn coh crâng, zêng ta bhrợ tơợ ha roo t’mêê lâng đợ bh’nơơn bơơn bhrợ đăh crâng k’coong Tây Nguyên. Pr’căn Phạm Kerstin, manưih Đức c’jựch lêy đhị j’niêng bh’rợ pr’hay chr’năp nâu:

“Bhiệc bhan nâu chr’năp pr’hay bhlâng, bhrợ ha cu mr’hal lêy. Acu kiêng châc lêy năl pr’ăt tr’mung âng đhanuôr coh đâu. Lêy bhui har, pr’ăt tr’mung coh đâu liêm pr’hay bhlâng”.

Bhiệc bhan hơnh deh ha roo t’mêê đhị vel Kon H’ring căh nặc mưy bêl ặt cha, nắc dzợ g’luh đoọng zâp ngai đhanuôr bhrợ p’căh loom luônh chăp hơnh ta mooi, ăt ma mung đh’rưah têêm ngăn lâng ting tr’pac đh’rưah liêm. Đợ ch’na đh’năh nâu bhrợ p’căh đoọng ha hêê lêy năl râu zay ta bách lâng đợ râu chr’năp liêm văn hoá đenh đươnh âng đhanuôr. Amoó Nguyễn Thị Yên, coh Buôn Sang, chr’val Ea H’Đing moon:

“Đông zi đăn đhị đâu, hân đhơ cơnh đêếc, bêl đâu năc g’luh tr’nơợp ting pâh bhiệc bhan. Vêy bâc râu chr’ơh lâng bhiệc bhan pr’hay chr’năp coh vel đông ting pâh ặt bhrợ chi ơh đh’rưah liêm pr’hay”.

Pr’căn H’Lúi Niê, Phó Bí thư Đảng uỷ chr’val Ea H’Đing moon, bhiệc bhan hơnh deh ha roo t’mêê căh nặc mưy bhiệc bhan âng đhanuôr, năc dzợ bêl đoọng p’căh moon đăh văn hoá ty chr’năp âng manưih Xê Đăng tươc lâng ta mooi lâng zâp zr’lụ lơơng. Chính quyền chr’val ta luôn p’ghit lêy tươc bhiệc zư lêy đợ bhiệc bhan nâu, tu nâu đoo năc đợ râu chr’năp bha lâng zooi đoọng đhanuôr ặt pa zưm đh’rưah, bhrợ pa dưr văn hoá chr’năp liêm âng zr’lụ k’tiêc Tây Nguyên:

“Bhiệc bhan nâu lâh mơ năc âng đhanuôr Xê Đăng, hân đhơ cơnh đêêc t’pâh bâc ơl đhanuôr coh zâp vel đông đăn đâu ting pâh ặt đh’rưah lâng đhanuôr. Nâu đoo cung nặc bhiệc bhan ta bhrợ zâp c’moo vêy bơơn ủy ban nhân dân chr’hoong, chr’val k’rang lêy zooi đoọng, đoọng đhanuôr bhrợ bhiệc bhan liêm choom. Đọong pa dưr liêm choom lâh mơ đợ râu chr’năp liêm đăh văn hoá ty âng đhanuôr, ooy c’moo 2025 nâu vêy ta bhrợ pa dưr cớ zâp bhiệc bhan ty chr’năp ahay”./.

       MÂM CÚNG VÀ BỮA CƠM CỘNG ĐỒNG TRONG NGÀY               ĐẦU  NĂM MỚI CỦA NGƯỜI XÊ ĐĂNG TẠI ĐẮK LẮK        

Vào đúng ngày đầu tiên của năm mới 2025, bà con Xê Đăng tại buôn Kon H’ring, xã Ea H’Đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk lại tổ chức một lễ hội đặc biệt – Lễ mừng lúa mới. Đây không chỉ là dịp để cộng đồng tạ ơn thần linh đã ban cho mùa màng bội thu, mà còn là cơ hội để kết nối tình đoàn kết qua những mâm cơm ấm áp, đậm đà hương vị truyền thống.  

                                                    

Ngay từ sáng sớm, chị Ngân đã tất bật chuẩn bị những hạt nếp rẫy thơm ngon do gia đình gieo hạt, để làm món cơm lam. Chị chia sẻ, đây là một nghi lễ quan trọng của cả buôn, nên phải chuẩn bị thật chu đáo. Gạo nếp được đãi sạch, ngâm kỹ cho đến khi hạt nếp ngậm đủ nước, rồi nhồi vào ống tre, gác lên bếp than.

“Tôi cũng rất vui mừng được cùng với bà con nấu những món ăn truyền thống để cùng nhau chung vui. Năm mới tới cũng mong bà con có sức khỏe để làm ăn rồi sang năm lại tiếp tục đồng hành cùng nhau mừng năm mới nữa. Năm nay mùa màng có giá nên bà con rất vui”.

Gia đình bà Tah, cũng như bao gia đình khác, không chỉ chuẩn bị cơm lam và thịt nướng, mà còn có một món đặc biệt: Thịt chuột rừng. Bà Tah cho biết, theo quan niệm của người Xê Đăng, chuột là kẻ thù của lúa, thường xuyên phá hoại mùa màng. Vì vậy, chuột phải được bắt và tế Giàng để cầu xin thần linh bảo vệ mùa màng không bị phá hoại.

“Có gà thì lấy gà, có cá thì lấy cá, có chuột thì lấy chuột vì năm mới ăn cá thì may mắn vì cá hiền ở trong nước nên mát mẻ, sang năm được may mắn. Con chuột thì phá hoại, mình ăn thì sang năm để nó không phá nữa”.

Sau khi hoàn tất công việc chuẩn bị lễ vật, lễ cúng được tổ chức trang nghiêm tại nhà cộng đồng, với sự tham gia của già làng và trưởng buôn. Những món ăn như cơm lam, thịt nướng, rượu cần… được dâng lên thần linh. Ông Vi Voan, buôn trưởng buôn Kon H'ring, cho biết:

“Năm mới rất là phấn khởi, bà con rất là háo hức chào đón ngày hôm nay sau một năm lao động vất vả, hôm nay gác lại để cùng nhau về đây, ai có gì thì góp nấy trên tinh thần lễ hội là ngày của mình qua đó giữ gìn bản sắc văn hóa của người Xê Đăng từ ông cha ta để lại”.

Ngay sau nghi thức cúng, cả buôn sẽ quây quần tại nhà cộng đồng, nơi mâm cơm được chia sẻ từ già làng đến trẻ em. Mâm cơm dâng thần linh giờ đây trở thành bữa ăn chung của cộng đồng, với những món ăn truyền thống: cơm lam, thịt nướng, canh rau rừng, tất cả đều được chế biến từ lúa mới và sản vật núi rừng Tây Nguyên. Du khách như bà Phạm Kerstin, người Đức, cũng không khỏi ngạc nhiên trước không khí lễ hội đặc sắc:

"Lễ hội rất độc đáo, khiến tôi cảm thấy rất hứng thú. Tôi muốn trải nghiệm cuộc sống của người dân tộc nơi đây. Không khí rất vui vẻ, cuộc sống ở đây thật sự tốt đẹp".             

Lễ mừng lúa mới tại buôn Kon H'ring không chỉ là một bữa cơm, mà còn là dịp để mỗi người dân thể hiện lòng hiếu khách, tình đoàn kết và sự sẻ chia. Những món ăn không chỉ là sản vật của mùa màng, mà còn là minh chứng cho sự kiên trì, bền bỉ, và những giá trị văn hóa lâu đời của cộng đồng. Chị Nguyễn Thị Yên, ở Buôn Sang, xã Ea H’Đing chia sẻ:

“Nhà mình cách đây không xa, nhưng đây là lần đầu tiên tham gia lễ hội. Có rất nhiều trò chơi và lễ cũng rất đặc sắc nên cũng rất háo hức khi được hòa mình vào lễ hội của một buôn làng như vậy”.

Bà H’Lúi Niê, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ea H’Ding cho biết, lễ mừng lúa mới không chỉ là một lễ hội của cộng đồng, mà còn là cơ hội để giới thiệu văn hóa truyền thống của người Xê Đăng đến với du khách và các vùng miền khác. Chính quyền xã rất chú trọng đến việc bảo tồn những lễ hội này, bởi đây là những giá trị cốt lõi giúp kết nối cộng đồng và tạo nên một nền văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.

“Lễ hội này chủ yếu là của người đồng bào Sê đăng nhưng thu hút rất đông bà con nhân dân các buôn lân cận về tham dự lễ hội này. Đây cũng là lễ hội tổ chức hàng năm được ủy ban nhân dân huyện, xã quan tâm hỗ trợ để bà con tổ chức lễ hội thành công. Để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trong năm 2025 này tiếp tục phục hồi các lễ hội”./.

Nam Trang

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC