BH’RỢ ÂNG HỢP TÁC XÃ COH BH’RỢ PA TÊỆT, PA CÂL PR’ĐƯƠI COH ZR’LỤ DA DING K’COONG
Thứ ba, 07:46, 22/10/2024 Kim Thu Kim Thu
Tỉnh Quảng Nam vêy 9 chr’hoong da ding k’coong, pr’ắt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlâng năc đhanuôr acoon coh dzợ bấc râu zr’năh k’đhap. Đoong r’dợ t’bil lơi ha ul đharựt nhâm mâng, pa dưr pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr, coh pazêng c’moo ahay, tỉnh ơy bhrợ bấc cơ chế, chính sách, bhrợ t’vaih bh’rợ bhrợ cha, bhrợ t’vaih bh’rợ tr’nêng, pa dưr t’bấc râu bơơn pay pa chô đoọng ha đhanuôr.

 

 

 

“C’moo 2017 acu ting pâh ooy c’bhuh taanh n’đooh a’dooh, đh’rưah ting t’taanh lâng apêê ađhi amoó coh c’bhuh. Tơợ bêl ting pâh tổ hợp tác, pr’đươi âng zi bhrợ năc vêy apêê n’năl bấc lâh mơ, acu vêy p’xoọng râu bơơn pay pa chô đoọng ha pr’loọng đong, pr’ắt tr’mông doọ dzợ lâh zr’năh k’đhap cơnh l’lăm ahay, pr’ắt tr’mông âng pr’loọng đong công z’zăng lâh mơ”.

“Tơợ bêl bhrợ t’vaih Tổ hợp tác, đhanuôr băn a ọc, ch’choh năc lêy têêm loom tu zr’lụ pa câl công nhâm mâng. Tu bêl ting pâh bh’rợ kinh tế zazum, đhanuôr vêy ta pa choom ooy bh’rợ b’băn, ch’choh, bhrợ pr’đươi crêê cơnh xa nay bh’rợ, nhâm mâng râu liêm choom bấc lâh mơ. Đhanuôr bơơn lêy râu liêm choom tơợ bh’rợ ting pâh bh’rợ n’nâu, tu cơnh đêêc năc zay ting pâh bhrợ.”

Năc đoo năc cr’noọ âng amoó Blúp Thị Tép, manuyh coh Hợp tác xã taanh n’đooh a’dooh Đhơrôông, chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang lâng amoó A Lăng Thị Oang, Tổ trưởng Tổ hợp tác chr’val Tà Pơơ, chr’hoong Nam Giang bêl ting pâh ooy Tổ hợp tác.

Râu la lua đoọng lêy, đhị pazêng chr’hoong da ding k’coong âng tỉnh Quảng Nam, bh’rợ Tổ hợp tác, Hợp tác xã vêy ta bhrợ t’vaih năc dưr vaih manuyh đương zooi đoọng ha đhanuôr coh bh’rợ pa dưr bh’rợ ch’choh b’băn. Tơợ muy n’năl bhrợ bhrợ, tr’câl tr’bhlêy la leh ma muúch, bơơn mơ ooy năc choom mơ đêêc, đhanuôr năc vêy ta pa choom đoọng pa dưr dal râu liêm choom âng pr’đươi, pa bhrợ ting c’lâng bh’rợ hàng hoá.

Amoó Hốih Thị Lía, Phó Giám đốc HTX nông lâm nghiệp Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang prá xay: HTX vêy ta bhrợ t’vaih tơợ c’moo 2015 lâng 10 cha năc ting xay bhrợ năc nâu cơy dưr bấc tước 41 cha năc. Lâng bh’rợ choh bêệt, tr’câl tr’bhlêy pazêng râu chr’noh chr’bêệt âng vel đong cơnh prớ A riêu ta lúc lâng bhooh, a băng crâng, bhooh prớ…, coh đêêc, pr’đươi prớ A riêu ta lúc bhooh năc vêy ta moon năc pr’đươi OCOP, zạp c’moo đợ zên bơơn pay pa chô âng HTX bơơn lâh 300 ức đồng. Amoó Hốih Thị Lía prá xay, ting pâh ooy HTX, đhanuôr Cơ Tu coh chr’val Ma Cooih, chr’hoong Đông Giang căh muy vêy râu bơơn pay pa chô nhâm mang, ting n’năc năc bơơn n’năl ooy cr’noọ bh’rợ t’mêê: “Tr’nơớp acu lêy ng’mót ooy HTX năc acu prá xay ooy bh’nơơn bh’rợ k’rơ lâh mơ, bơơn tr’lum lâng bấc manuyh, bơơn prá xay, pr’choom. Râu 2 cậ năc bơơn đơơng âng đợ pr’đươi âng đay bhrợ têng tơợ crâng k’coong đơơng pa câl đoọng vêy bấc ngai n’năl. Cơnh prớ A Riêu n’nâu bêl ahay pa câl mơ 5, 10 r’bhâu a năm năc tơợ bêl vaih pr’đươi OCOP pa câl lâh 70 r’bhâu đồng, vêy bấc ngai kiêng câl đươi năc azi căh vêy zập hàng đoọng pa câl. Tơợ đêêc, pazêng apêê coh HTX vêy râu bơơn pay pa chô bấc lâh mơ đoọng đươi dua coh pr’ắt tr’mông.”

Ng’dáp tước m’pâng c’moo đâu, tỉnh Quảng Nam vêy 652 HTX lâng 01 Liên hiệp HTX xoọc pa bhrợ coh zập bh’rợ tr’nêng la lay râu. Coh đêêc, bấc HTX coh zr’lụ da ding k’coong đươi ooy pr’đươi OCOP năc ơy pa dưr râu dưr vaih la lay âng pr’đươi, c’rơ âng vel đong, ting pa dưr râu bơơn pay pa chô đoọng ha apêê coh HTX. Ting cơnh t’cooh A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, zr’lụ da ding k’coong âng tỉnh vêy bấc râu liêm choom đoỌng bhrợ t’vaih HTX, pa bhlâng năc coh bh’rợ nông lâm nghiệp: “Râu liêm choom bấc bhlâng coh zr’lụ da ding k’coong ng’moon zazum lâng chr’hoong Đông Giang moon la lay năc k’tiếc k’bunh lâng apêê pa bhrợ. Cơnh đêêc, pa dưr pazêng HTX coh bh’rợ lâm nghiệp năc liêm choom bhlâng. Lâng xoọc đâu, cơ chế chính sách âng tỉnh Quảng Nam xoọc zooi bấc pa bhlâng ha pazêng doanh nghiệp, HTX k’rong bhrợ ooy bh’rợ nông nghiệp lâng pa dưr bhươl cr’noon. Râu đêêc năc râu liêm buôn. Nâu cơy, kiêng pa dưr năc pazêng doanh nghiệp, HTX năc đơơh loon, t’bhlâng k’rong bhrợ, ting pâh ooy râu đơ chr’năp pa dưr nông lâm nghiệp.”

Tỉnh Quảng Nam xay moon tước c’moo 2030 râu dưr vaih âng kinh tế zazum âng pazêng chr’hoong da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh bơơn tơợ 6,0 tước 6,5%/ c’moo; thu nhập âng mnauyh acoon coh mơ 1/2 râu zazum coh prang k’tiếc k’ruung; pa xiêr đợ pr’loọng đong đharựt dzợ mơ 10%; năc doọ dzợ vêy chr’val, bhươl cr’noon pa bhlâng zr’năh k’đhap. Đoọng xay bhrợ cơnh cr’noọ xa nay n’nâu, lâh k’rong c’rơ k’rong bhrợ tơợ pazêng xa nay dự án, pa bhlâng năc tơợ pazêng xa nay bh’rợ cr’noọ cr’niêng âng k’tiếc k’ruung, tỉnh vêy bấc cơ chế, chính sách p’zương pa dưr bh’rợ kinh tế zazum. T’cooh Lê Ngọc Trung, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam prá xay: Tỉnh t’bhlâng tơợ nâu cơy tước c’moo 2025, bhrợ t’vaih t’mêê tơợ 300 tước 500 tổ hợp tác; 180 tước 200 HTX. Ting n’năc, zập chr’hoong, thị xã bhrợ tơợ 2 tước 3 bh’rợ HTX cơnh t’mêê k’rong bhrợ đh’rưah t’đui ooy râu chr’năp âng hàng hoá: Tr’nơơp năc bh’rợ prá xay, ta luôn prá xay đhậu bhưah đoọng đhanuôr n’năl ooy xa nay kinh tế zazum, xa nay âng bh’rợ k’rong bhrợ đh’rưah. Râu bơr cậ năc bhrợ t’vaih ooy cơ chế, chính sách, coh đêêc vêy k’tiếc k’bunh, zên lâng cơ chế ooy bh’rợ ting pâh thị trường. Bhrợ têng cơnh ooy đoọng muy thị trường la lua liêm choom đoọng zooi bh’rợ pa bhrợ ha pazêng HTX. Bh’rợ xay truih n’nâu xay moon prang hệ thống chính trị ting bhrợ têng đoọng bhrợ pr’đơợ ha pazêng HTX liên doanh liên kết, k’rong bhrợ đh’rưah lâng bhrợ t’bhưah bh’rợ tr’nêng./.

VAI TRÒ HỢP TÁC XÃ TRONG KẾT NỐI, TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở VÙNG CAO

Tỉnh Quảng Nam có 9 huyện miền núi, vùng cao, đời sống người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Để từng bước xóa nghèo bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, xây dựng mô hình sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con. Tại nhiều vùng đồng bào Cơ Tu, bà con còn tham gia vào các Tổ hợp tác, Hợp tác xã để được kết nối tiêu thụ, nâng tầm chất lượng sản phẩm.

 “Năm 2017 tôi tham gia vào tổ dệt thổ cẩm, cùng dệt với các chị em trong tổ. Từ khi tham gia tổ hợp tác, sản phẩm của chúng tôi được biết đến nhiều hơn, tôi cũng có thêm thu nhập cho gia đình, kinh tế không còn khó khăn như trước đây nữa, cuộc sống gia đình cũng khá hơn nhiều.”

 “Từ khi thành lập Tổ hợp tác, bà con chăn nuôi heo, trồng trọt cảm thấy an tâm vì đầu ra ổn định. Bởi khi tham gia mô hình kinh tế tập thể, bà con được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chế biến sản phẩm đúng quy trình, đảm bảo chất lượng hơn. Bà con thấy được lợi ích từ việc tham gia mô hình này nên rất hào hứng tham gia.”                                                                                                                                 

Đó là suy nghĩ của chị Blúp Thị Tép, thành viên Tổ Hợp tác dệt thổ cẩm DhơRoồng, xã Tà Lu, huyện Đông Giang và chị A Lăng Thị Oang, Tổ trưởng Tổ hợp tác xã Tà Pơơ, huyện Nam Giang khi được tham gia vào Tổ hợp tác.

Thực tế cho thấy, tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, mô hình Tổ hợp tác, Hợp tác xã ra đời đã trở thành “bà đỡ” cho nông dân trong phát triển sản xuất. Từ chỗ chỉ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, ‘được chăng hay chớ”, bà con đã được hướng dẫn, tập huấn để nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa.

Chị Hốih Thị Lía, Phó Giám đốc HTX nông lâm nghiệp Mà Cooih, huyện Đông Giang chia sẻ: HTX thành lập từ năm 2015 với 10 xã viên tham gia nhưng nay đã tăng lên 41 xã viên. Với việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản đặc trưng của địa phương như ớt A Riêu muối, măng rừng, muối ớt…, trong đó, sản phẩm ớt A Riêu muối đã được công nhận là sản phẩm OCOP, mỗi năm doanh thu của HTX đạt hơn 300 triệu đồng. Chị Hốih Thị Lía cho rằng, tham gia HTX, đồng bào Cơ Tu ở xã Mà Cooih, huyện Đông Giang không chỉ có thu nhập ổn định, mà còn được làm quen với tư duy sản xuất mới: “Đầu tiên tôi thấy vào HTX thì mình mạnh dạn hơn trong việc quảng bá sản phẩm, được tiếp xúc rất nhiều người, được giao lưu, học hỏi. Thứ 2 là có thể mang sản phẩm của mình từ núi rừng, không có giá trị cao ra bán để nhiều người biết đến. Như sản phẩm ớt A Riêu trước đây bán chỉ 5, 10 ngàn thôi mà từ khi trở thành sản phẩm OCOP bán được 70 ngàn, được nhiều người yêu thích mà không có đủ hàng để bán. Từ đó, các thành viên HTX có nguồn thu nhập tốt hơn để trang trải cuộc sống.”

Tính đến giữa năm nay, tỉnh Quảng Nam có 652 HTX và 01 Liên hiệp HTX đang hoạt động ở các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nhiều HTX ở khu vực miền núi thông qua sản phẩm OCOP đã thúc đẩy phát triển các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên. Theo ông A Vô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, khu vực miền núi của tỉnh có tiềm năng rất lớn trong việc thành lập các HTX, nhất là ở lĩnh vực nông lâm nghiệp: “Tiềm năng lớn nhất ở khu vực miền núi nói chung và huyện Đông Giang nói riêng là tài nguyên đất đai và lực lượng lao động. Như vậy, phát triển các HTX trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là rất tốt. Và hiện nay, cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Nam đang hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đó là sự thuận lợi. Bây giờ, muốn phát triển thì các doanh nghiệp, HTX phải chủ động, mạnh dạn đầu tư, tham gia vào các chuỗi liên kết phát triển nông lâm nghiệp.”

Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 tăng trưởng kinh tế bình quân của các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt từ 6,0 đến 6,5%/năm; thu nhập bình quân người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%; cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Để thực hiện mục tiêu này, ngoài huy động nguồn lực đầu tư từ các chương trình dự án, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển lĩnh vực kinh tế tập thể. Ông Lê Ngọc Trung, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Quảng Nam cho biết: Tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2025, thành lập mới từ 300 đến 500 tổ hợp tác; 180 đến 200 HTX. Đồng thời, mỗi huyện, thị xã xây dựng từ 2 đến 3 mô hình HTX kiểu mới liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị hàng hóa: “Thứ nhất là công tác tuyên truyền, phải tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được vấn đề của kinh tế tập thể, vấn đề của liên doanh liên kết trong sản xuất. Thứ 2 là tạo hành lang về cơ chế, chính sách, trong đó có đất đai, nguồn vốn và cơ chế về tham gia thị trường. Làm sao để tạo một thị trường thật sự thông thoáng để hỗ trợ sản xuất cho các HTX. Việc tuyên truyền này đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc để tạo điều kiện cho các HTX liên doanh liên kết, hợp tác để mở rộng quy mô hoạt động./.

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC