BH’RỢ NĂC VÊY MUY COH MIỀN TRUNG
Thứ hai, 11:21, 08/04/2024 Long Phi Long Phi
Hải Vân quan vêy pr’đơợ pa bhlâng chr’năp coh bh’rợ p’têêt pa zum bhlưa bơr zr’lụ văn hóa năc Nam Trung Bộ lâng Bắc Trung Bộ.

Hải Vân quan bơơn bhrợ pa dưr đhị lang bhua Minh Mạng moot c’moo 1826, vêy chr’năp ooy c’lâng p’rang, quân sự, xã hội, văn hóa…. Nâu đoo năc bh’rợ đương cha groong ha kinh đô Huế, ch’mêêt lêy acoon c’lâng Bắc - Nam, bhrợ t’vaih râu ch’mêêt lêy cơnh lâng Joọm Đà Nẵng.

N'đhơ cơnh đêêc, coh muy cr'chăl đanh, Hải Vân quan hư zơch bâc, dưr vaih râu ta lơi. Xang bêl thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế đh'rưah tơơp "Bhrợ pa liêm ga măc", C'kir k'tiêc k'ruung Hải Vân quan dưr vaih râu bha lâng coh bản đồ du lịch. Ooy bh'rợ 2 vel đong đh'rưah bhrợ pa liêm, k'đhơợng lêy c'kir Hải Vân quan - bh'rợ năc muy vêy coh miền Trung a năm, phóng viên Long Phi vêy g'luh t'mooh Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Văn hóa - Thể thao thành phố Đà Nẵng, ma nưih đơc đoọng bâc c'rơ bh'riêl xay moon c'lâng bh'rợ thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế pa zum bhrợ pa liêm c'kir n'nâu.

 

PV: Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao thành phố Đà Nẵng l’lăm a hay, chăp nhêr. Hải Vân quan năc muy c’kir chr’năp liêm, ăt đhị zr’lụ k’noong bhlưa thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế. Hâu tu c’kir n’nâu năc crêê ta ha vil lơi coh muy cr’chăl đanh cơnh đêêc?

Nghệ sĩ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Hải Vân quan ăt đhị muy đhăm năc k’noong đhăm k’tiêc bhlưa thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế căh lâh ghit t’lăng. Pa tươc t’ngay đâu, xa nay ooy pac k’noong hành chính bhlưa bơr vel đong n’nâu công căh âi xang. Hải Vân quan ăt đhị m’pâng bôl a ral Hải Vân, căh âi bơơn xay moon zr’lụ n’nâu năc âng thành phố Đà Nẵng hay âng tỉnh Thừa Thiên Huế.

PV: Đợ apêê bhrợ văn hóa ng’cơnh ăt bhrợ lâng c’kir n’nâu?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: C’moo 2017, đợ apêê coh ngành văn hóa thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế tr’lum lâng mr’cơnh muy xa nay: Văn hóa năc c’kir za zum âng bơr vel đong. Tơơp c’moo 2017, thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế năc âi đơơh bhrợ bha ar.

Tươc m’pâng c’moo 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch âi ha lỵ lêy lâng xay moon Hải Vân quan năc C’kir văn hóa, lịch sử, bh’rợ tr’nêng za zum âng tỉnh Thừa Thiên Huế lâng thành phố Đà Nẵng. Năc đoo pr’đơợ pháp lý pa bhlâng chr’năp đoọng 2 vel đong pa zum têy “trôông dâc” Hải Vân quan. Tơợ đêêc, ngành Văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế lâng thành phố Đà Nẵng năc tơơp bhrợ đợ bh’rợ khảo cổ. Bh’nơơn khảo cổ pa zum lâng bha ar pa tơ lang Pháp lâng bha ar pa tơ lịch sử Việt Nam âi zooi azi bơơn năl ghit pr’đhang bh’rợ âng Hải Vân quan, tơợ đêêc năc vêy bhrợ pa dưr muy đề án, kế hoạch đoọng zư lêy, bhrợ pa liêm Hải Vân quan.

Azi pa bhlâng hâng hơnh, n’dhơ pa liêm vêy cơnh u z’lưa n’đhang tươc đâu bh’rợ pa liêm cớ năc âi bhrợ têng xang. C’kir Hải Vân quan bơơn bhrợ pa dưr cớ đăn cơnh l’lăm a hay lang bhua Minh Mạng.

 

PV:Ting a nhi, thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế đh’rưah bhrợ pa liêm muy c’kir lịch sử vêy đhr’năng lum k’đhap n’hâu n’đăh pháp lý doó?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Bơr vel đong năc tơơp bhrợ pa liêm Hải Vân quan, cr’chăl t’mêê tơơp bhrợ công lum bâc zr’năh k’đhap ooy pháp lý. Ting quy định ooy bhrợ pa dưr năc căh choom vêy tươc 2 ban k’đhơợng lêy, 2 đơn vị bhrợ têng đh’rưah choom. Azi k’noọ, tỉnh Thừa Thiên Huế vêy thành phố Huế năc thành phố âng c’kir, Trung tâm zư đơc c’kir cố đô Huế vêy bâc z’hai c’năl coh k’đhơợng lêy, bhrợ pa liêm cớ c’kir.

Thành phố Đà Nẵng âi đơơh k’đươi tỉnh Thừa Thiên Huế k’đhơợng bh’rợ c’la bhrợ coh bh’rợ pa liêm cớ Hải Vân quan lâng k’đươi muy bh’cộ Sở Văn hóa - Thể thao thành phố ting pâh moot ooy Ban K’đhơợng xay C’kir Hải Vân quan âng tỉnh Thừa Thiên Huế k’đhơợng bhrợ. Ooy bh’rợ chroi đoọng zên năc 2 vel đong chroi đoọng ma mơ.

 

 PV: Bh’nơơn bhrợ pa liêm c’kir Hải Vân quan t’mêê ha nua vêy choom pa chô cr’liêng xa nay n’hâu coh bh’rợ bhrợ pa dưr pa liêm cớ apêê c’kir za zum xooc đâu?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Bộ Văn hóa, Thể thao lâng Du lịch xay moon dal bh’rợ pa liêm cớ Hải Vân quan lâng moon nâu đoo năc bh’rợ liêm crêê đoọng apêê vel đong vêy c’kir za zum choom ting bhrợ têng cơnh thành phố Đà Nẵng lâng tỉnh Thừa Thiên Huế âi bhrợ coh pa zum bhrợ bha ar pa tơ ra pă hạng c’kir, đh’rưah bhrợ pa liêm lâng zư lêy c’kir.

Z’hai c’năl tr’nơơp coh pa zum bhrợ pa liêm c’kir, l’lăm 2 vel đong choom tơt đh’rưah, choom pay chr’năp văn hóa xay moon l’lăm. Vêy cơnh đêêc năc bh’rợ dh’rưah bhrợ pa liêm, zư lêy c’kir vêy liêm choom. Bh’rợ pa dưr du lịch, pa dưr tr’mông tr’meh căh choom xay moon dal lâh chr’năp văn hóa. Xa nay xay moon nâu câi năc k’đhơợng lêy c’kir ng’cơnh đoọng liêm choom. Ting acu, xang bêl bhrợ têng xang dự án bhrợ pa liêm Hải Vân quan năc pa đơp đoọng ooy vel đong câp chr’hoong, câp chr’val k’đhơợng lêy. Coh tỉnh Thừa Thiên Huế năc pa đơp đoọng ooy chr’hoong Phú Lộc, ha dợ thành phố Đà Nẵng năc pa đơp ha quận Liên Chiểu.

Ha dợ muy xa nay ta xay moon cớ năc đoo choom bhrợ têng, pa câl vé ng’cơnh đoọng liêm glăp. Bh’rợ pay zên pa câl vé năc râu chr’năp đoọng vêy zên ha bh’rợ k’đhơợng zư lêy c’kir. N’đhơ cơnh đêêc, ahêê năc muy choom pay zên mơ đêêc a tôh, zâp đươi ha bh’rợ chr’năp a năm.

Băng phỏng vấn:

 

Bơơn lêy năc đhị liêm pr’hay bhlâng n’đhang l’lăm c’moo 2017, Hải Vân quan căh âi xay moon năc c’kir. Đà Nẵng lâng Thừa Thiên Huế vêy lâh 20 c’moo prá xay k’đhơợng lêy, bhrợ pa liêm Hải Vân quan .

T’cooh Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa lâng Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế l’lăm a hay hay cớ râu t’bhlâng chơơc lêy “p’rá mr’cơnh”: “Azi công mr’cơnh xay moon, bêl âi bơơn Nhà nước xay moon c’kir cấp k’tiêc k’ruung năc ahêê vêy quy hoạch đơơng xa nay chr’năp k’tiêc k’ruung. Quy hoạch n’nâu n’jưah năc bhrợ têng ha bh’rợ la lêy cha ơh n’đhang n’jưah đoọng bhrợ pa dưr apêê chr’năp pa bhlâng âng Hải Vân quan”.

Tơợ muy c’kir ta lơi, Hải Vân xang bêl bhrợ pa liêm âi t’đang t’pâh pa bhlâng bâc t’mooi coh cr’loọng k’tiêc  lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng tươc la lêy. G’luh tr’nơơp tươc Hải Vân quan, diic điêl t’cooh Ventosa, t’mooi tươc tơợ Tây Ban Nha xay moon: “C’kir lịch sử n’nâu lêy pa bhlâng liêm ma bhuy, pa bhlâng căh bhr’nêy. Tơợ đhăm n’nâu choom ch’lang lêy crâng ca coong liêm pr’hay bha lâng”.

P’căn Trần Thị Ngọc Yên coh thành phố Đà Nẵng c’jệ lêy đhị râu liêm pr’hay âng Hải Vân quan: “Bêl căh âi bhrợ pa liêm, zâp c’moo acu công tươc đâu, lêy năc môp map ta lơi ta jợ, moon ta nih năc pa bhlâng ta u loom. T’ngay đâu, Hải Vân quan âi liêm pr’hay, ma bhuy chr’năp”.

Anoo Nguyễn Văn Hiền vêy k’noọ 30 c’moo pa câl coh zr’lụ c’riing Hải Vân quan xay moon: “Xooc đâu C’kir Hải Vân quan âi bhrợ pa liêm t’mêê 90% t’piing lâng l’lăm a hay. Đợ t’mooi đâc ooy đâu ting t’ngay ting bâc”.

PV: Anhi chăp nhêr! T’mêê năc ki năc đợ râu xay moon âng t’mooi ooy Hải Vân quan. Cơnh đêêc, ting anhi, choom bhrợ pa dưr chr’năp apêê c’kir coh du lịch moon la lay, pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt moon pa zum ng’cơnh đoọng liêm choom?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Cơnh lâng c’kir văn hóa năc choom xay moon năc đoo pr’đơợ cr’van chr’năp coh bh’rợ du lịch lâng du lịch năc choom vêy trách nhiệm lâng c’kir. C’kir moon pa zum lâng Hải Vân quan moon la lay năc cr’van đoọng bhrợ pa dưr du lịch n’đhang bh’rợ du lịch năc choom k’đhơợng nhâm bh’rợ c’kir bơơn zư đơc liêm, cơnh đêêc năc vêy pa dưr nhâm mâng choom.

PV:Nhăn chăp hơnh anhi!

Hai địa phương cùng trùng tu, quản lý Hải Vân Quan:

CHUYỆN CHỈ CÓ Ở MIỀN TRUNG

Hải Vân quan có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc kết nối giữa hai vùng văn hóa là Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Hải Vân quan được xây dựng dưới thời Minh Mạng vào năm 1826, có ý nghĩa quan trọng về giao thông, quân sự, xã hội, văn hóa… Đây là công trình phòng thủ cho kinh đô Huế, kiểm soát con đường thiên lý Bắc – Nam, thiết lập sự kiểm soát đối với Vịnh Đà Nẵng.

Tuy nhiên, trong một thời gian dài, Hải Vân quan xuống cấp, hư hỏng, biến thành phế tích. Sau khi thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng bắt tay “đại trùng tu”, Di tích quốc gia Hải Vân quan trở thành điểm nhấn nổi bật trên bản đồ du lịch. Xung quanh việc 2 địa phương cùng trùng tu, quản lý di tích Hải Vân quan- chuyện chỉ có ở miền Trung, phóng viên Long Phi có cuộc phỏng vấn Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng, nguyên Giám đốc Sở Văn hoá – Thể thao thành phố Đà Nẵng, người dành nhiều tâm huyết đề xuất phương án thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác trùng tu, phục dựng di tích này.

PV: Thưa ông Huỳnh Văn Hùng, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao thành phố Đà Nẵng. Hải Vân quan là một di tích độc đáo, nằm ở vùng giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì sao di tích này lại bị bỏ quên trong một thời gian dài như vậy?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Hải Vân quan tọa lạc ở một địa điểm mà ranh giới về hành chính giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế không rõ ràng. Cho đến hôm nay, vấn đề phân định địa giới hành chính giữa 2 địa phương này vẫn chưa xong. Hải Vân quan nằm chính giữa đỉnh đèo Hải Vân, chưa xác định được khu vực này thuộc thành phố Đà Nẵng hay thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

PV: Những người làm văn hóa ứng xử với di tích này như thế nào, thưa ông?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Năm 2017, những người trong ngành văn hóa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhau và thống nhất một điều: Văn hóa là di sản chung của hai địa phương. Đầu năm 2017, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế xúc tiến làm hồ sơ.

Đến giữa năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xem xét và công nhận Hải Vân quan là Di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc chung của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Đó là cơ sở pháp lý rất quan trọng để 2 địa phương chung tay “cứu” Hải Vân quan. Từ đó, ngành Văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng bắt tay làm những công việc khảo cổ. Kết quả khảo cổ kết hợp với tư liệu thời Pháp và tư liệu lịch sử Việt Nam đã giúp chúng tôi hình dung rõ được cấu trúc, hình hài của Hải Vân quan, từ đó mới xây dựng một cái đề án, kế hoạch để bảo tồn, phục hồi, tôn tạo Hải Vân quan.

Chúng tôi rất mừng, dù việc trùng tu tuy có muộn nhưng đến nay việc trùng tu cơ bản đã hoàn thành, Di tích Hải Vân quan cơ bản được phục hồi trở lại gần như bản gốc dưới thời Minh Mạng.

PV: Theo ông, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng trùng tu một di tích lịch sử liệu có những vướng mắc gì về yếu tố pháp lý?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Hai địa phương bắt tay trùng tu Hải Vân quan, thời điểm mới bắt đầu cũng gặp nhiều vướng mắc về mặt pháp lý. Theo quy định về xây dựng thì không thể nào có tới 2 ban quản lý, 2 đơn vị thi công cùng trùng tu một di tích được. Chúng tôi nghĩ rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế là thành phố của di sản, Trung tâm bảo tồn di sản cố đô Huế có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích.

Thành phố Đà Nẵng đã chủ động đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế đảm nhận vai trò chủ công trong công tác trùng tu Hải Vân quan và cử một lãnh đạo Sở Văn hoá – Thể thao thành phố tham gia vào Ban quản lý Di tích Hải Vân quan mà do tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì. Về nghĩa vụ đóng góp kinh phí thì 2 địa phương ngang nhau.

PV: Kết quả trùng tu di tích Hải Vân Quan vừa qua có thể rút ra bài học nào trong công tác phục dựng các di sản chung hiện nay?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao việc trùng tu Hải Vân quan và cho rằng đây là hình mẫu để các địa phương có di tích chung nên làm theo cách mà thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm trong phối hợp làm hồ sơ xếp hạng di tích, cùng nhau tôn tạo, trùng tu và khai thác di tích.

Kinh nghiệm đầu tiên trong phối hợp trùng tu di tích, trước hết 2 địa phương phải ngồi lại với nhau, phải lấy giá trị văn hóa đặt lên hàng đầu. Có như thế thì việc cùng nhau trùng tu, khai thác, quản lý di tích mới đạt hiệu quả cao. Việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế không được đặt cao hơn giá trị văn hoá. Vấn đề đặt ra bây giờ là quản lý di tích như thế nào cho hiệu quả. Theo tôi, sau khi hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân quan thì nên bàn giao cho địa phương cấp huyện, cấp xã quản lý. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế thì bàn giao cho huyện Phú Lộc, còn phía thành phố Đà Nẵng thì bàn giao cho quận Liên Chiểu.

Còn một vấn đề đặt ra đó là nên khai thác, bán vé như thế nào cho hợp lý. Việc thu phí từ bán vé là cần thiết để có nguồn lực trang trải cho việc bảo quản, giữ gìn di tích. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên thu phí ở mức độ vừa phải, đủ trang trải cho những hoạt động cần thiết.

 

Được xem là đệ nhất hùng quan nhưng trước năm 2017, Hải Vân quan chưa được công nhận là di tích. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế có hơn 20 năm bàn chuyện quản lý, trùng tu Hải Vân quan.

Ông Phan Tiến Dũng, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhớ lại nỗ lực tìm “tiếng nói chung”: “Chúng tôi cũng thống nhất, khi đã được Nhà nước công nhận di tích cấp quốc gia thì chúng ta phải có quy hoạch mang tính chiến lược quốc gia. Quy hoạch này vừa là phục vụ cho tham quan nhưng mà vừa để khai thác, để phát huy các giá trị đặc biệt của Hải Vân quan”.

Từ một di tích hoang phế, Hải Vân sau khi trùng tu đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Lần đầu đến Hải Vân quan, vợ chồng ông Ventosa, du khách đền từ Tây Ban Nha chia sẻ: “Di tích lịch sử này trông thật hùng vĩ, thật đáng kinh ngạc. Từ vị trí này có thể chiêm ngưỡng được cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, thực sự rất ấn tượng”.

Bà Trần Thị Ngọc Yến ở thành phố Đà Nẵng ngạc nhiên trước vẻ đẹp độc đáo của Hải Vân quan: “Khi chưa trùng tu, hàng năm tôi vẫn lên đây tham quan, thấy khi đó rất rêu phong, nhếch nhác, nói thật là cảm thấy rất là buồn. Hôm nay, Hải Vân quan đã rất sạch sẽ, nguy nga và đi vào lòng người”.

Anh Nguyễn Văn Hiền có gần 30 năm buôn bán ở khu vực trước cổng Hải Vân quan bày tỏ vui mừng: “Hiện nay Di tích Hải Vân quan đã trùng tu mới 90% so với trước khi trùng tu. Lượng khách lên đây ngày càng đông”.

 

PV: Thưa ông! Vừa rồi là những nhận xét của du khách về Hải Vân Quan. Vậy theo ông, nên khai thác giá trị các di sản trong du lịch nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung như thế nào cho hiệu quả?

Nghệ sỹ Nhân dân Huỳnh Văn Hùng: Đối với di sản văn hóa thì phải xác định đó là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động du lịch và du lịch phải có trách nhiệm với di sản. Di sản nói chung và Hải Vân quan nói riêng là tài nguyên để khai thác du lịch nhưng hoạt động du lịch phải đảm bảo việc di sản được bảo vệ, giữ gìn, như vậy mới phát triển bền vững được.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Long Phi

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC