K’noọ 15 c’moo ahay, dự án vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ têng cha âng Trung ương Đoàn đha đhâm c’moor Cộng sản Hồ Chí Minh ơy t’đang k’đươi t’pấh bấc pr’loọng đông p’niên chô đhị zr’lụ k’tiếc t’mêê lâng cr’noọ cr’niêng bhrợ cha, dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp ooy pr’ắt tr’mung. Hân đhơ cơnh đêếc, lalay lâng râu đương r’rơơm bêl tr’nơợp, đhị bấc vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ têng cha, zâp pr’loọng đhanuôr chô ặt đhị đếêc lưm bấc zr’nắh k’đhạp, ta bhứch bấc râu. Vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha cóh zr’lụ k’noong k’tiếc A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nắc mưy ooy đợ đhị cơnh đêếc.
Dự án vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha k’noong k’tiếc A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nắc mưy ooy 18 vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha ting truíh c’lâng Hồ Chí Minh, zr’lụ k’noong k’tiếc lâng zâp chr’val pa bhlâng zr’nắh k’đhạp ơy bơơn Chính phủ đoọng bhrợ pa dưr. Vel bhươl bh’rợ tr’nêng đha đhâm c’moor bhrợ cha k’noong k’tiếc A Lưới bơơn k’rong bhrợ pa dưr lâng zên lấh 30 tỷ đồng, bhrợ bêl c’moo 2009, t’pấh 45 pr’loọng đha đhâm c’moor tước pấh ặt bhrợ. Vel bhươl bơơn bhrợ pa dưr lâng bấc bh’rợ đắh giáo dục, văn hoá, c’lâng c’tốch, điện, đác đươi, bha nậ chrooi đác... đhị pa zêng k’tiếc bhứah 4.260 hécta, cóh 3 chr’val Hương Phong, Hồng Thượng lâng Phú Vinh, chr’hoong A Lưới.
Dự án vel bhươl đha đhâm c’moor k’noong k’tiếc A Lưới bơơn xay bhrợ đoọng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, zư nhâm mâng an ninh quốc phòng cóh zr’lụ k’noong k’tiếc; bhrợ lêy, đươi dua liêm choom đắh k’tiếc k’bunh, pr’đươi cr’van, pa dưr pa xớc kinh tế hàng hoá, bhrợ pa dưr kinh tế pr’loọng nhâm mâng. Lâng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, pa dưr dal pr’ắt tr’mung ha đha đhâm c’moor lâng đhanuôr đhị vel đông... Ting cơnh cr’noọ bh’rợ, vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha k’noong k’tiếc A Lưới vêy t’pấh k’dâng 100 pr’loọng đha đhâm c’moor chô pấh bhrợ cha. Hân đhơ cơnh đêếc, Dự án ơy bơơn xay bhrợ bấc c’moo, hân đhơ cơnh đêếc, tước đâu bấc pr’loọng đhanuôr cắh ơy bơơn liêm zâp zâp đắh zooi đoọng cơnh ta moon l’lăm.
Acoon c’lâng moót ooy vel hân đhơ ơy ta bhrợ lâng bê tông nắc cung ma hư zớch bấc. P’loọng moót dal ga mắc lâng cr’liêng chữ “Vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha k’noong k’tiếc A Lưới” lêy cóh cr’loọng ngoọp doong, cắh váih n’léh manứih lướt vốch. Ch’ngai lấh, lêy đợ đhr’nông đông ặt nga ngoọp đhị truíh bha đưn. Bấc pr’loọng đhanuôr ma lơi jợ cắh dzợ rạch chô ặt, vêy đoo pr’loọng đenh đenh vêy chô đoọng lêy đông xang xang nặc lướt bhrợ cha cớ cóh lơơng. Đợ râu bơơn ta zooi đoọng cắh dzợ cơnh l’lăm ahay, lấh mơ nắc cắh zâp k’tiếc bhrợ cha, pr’ắt tr’mung đhanuôr cóh đâu lưm bấc zr’nắh k’đhạp. Xoọc, vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha A Lưới dzợ 28 pr’loọng đhanuôr, zêng lêy lưm zr’nắh k’đhạp tu zên pa chô cắh têêm ngăn. Anoo Hồ Văn Lân, mưy pr’loọng đhanuôr cóh vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha A Lưới nâu moon: “Tu cắh bơơn bhrợ sổ đỏ nắc kiêng thế chấp k’tiếc đoọng vặ ngân hàng, cắh cậ lêy bhrợ zâp râu bhiệc đắh vặ zên k’đhạp bhlâng. Tu cơnh đêếc, xang k’noọ 6 c’moo chô ặt cóh đâu, pr’ắt tr’mung âng diịc điêl mưy g’nưm ooy bhiệc băn a’tứch a’đha, chóh bhơi r’véh, pr’ắt tr’mung zr’nắh k’đhạp bhlâng...”
Anoo Nguyễn Sỹ Dức cóh chr’val Hồng Thượng, chr’hoong A Lưới chô ặt bhrợ cha đhị vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha nâu tơợ lứch c’moo 2011 đoọng năl: “Hân đhơ zâp pr’loọng đông zêng t’bhlâng ch’chóh, b’băn đoọng pa dưr pr’ắt tr’mung nắc cung cắh zâp ma mung, xoọc bấc apêê pa bhrợ cóh vel nâu zêng ma lướt bhrợ thuê. Rơơm bh’cộ zâp cấp bhrợ đoọng bhiệc bhrợ đoọng ha đhanuôr têêm ngăn pr’ắt tr’mung.”
Lướt cung cắh choom, ặt cung cắh têêm ngăn nắc đoo đhr’năng bh’rợ xoọc k’zệt pr’loọng đhanuôr cóh vel đha đhâm c’moor bhrợ cha chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế xoọc ặt zâng. La lay lâng cr’noọ bh’rợ tr’nơợp âng dự án, đhanuôr cóh đâu nắc lêy xoọc cắh váih bhiệc bhrợ, đhr’năng ta bhứch ha ul tu cắh bơơn đoọng zâp k’tiếc bhrợ cha, cắh váih zên bhrợ cha, cắh váih sổ đỏ đoọng thế chấp vặ zên ngân hàng.
Hân đhơ cơnh đêếc, đhị vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha A Lưới, dzợ vêy 2, 3 pr’loọng đhanuôr xoọc t’bhlâng, lêy pay k’tiếc bhrợ cha bơơn đoọng chóh, băn pa dưr pr’ắt tr’mung. Cơnh pr’loọng đông anoo Trần Văn Dương chóh k’ha riêng t’nơơm thanh long lâng lấh 1.200 tơơm cao su. Diịc điêl anoo Dương cung grơơ nhool vặ zên ngân hàng k’rong bhrợ băn k’roóc lâng băn pa xoọng a’tứch... đoọng pa dưr pr’ắt tr’mung. Ting lêy zên pa chô zâp c’moo âng pr’loọng đông anoo Dương lấh 200 ực đồng. Cắh cậ pr’loọng đông anoo Nguyễn Văn Ai nắc pr’loọng đhanuôr acoon cóh cung grơơ nhool lêy chóh keo lai, tơơm cha p’lêê lâng zên pa chô k’noọ 80 ực đồng zâp c’moo.
T’coóh Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl: “Dự án vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha ơy bơơn Tỉnh Đoàn đoọng ooy vel đông k’đhơợng zư tơợ c’moo 2016. XoỌc đhị đâu lưm 2 râu bhiệc zr’nắh bhlâng nắc cắh ơy đoọng zâp k’tiếc bhrợ cha lâng ta bhứch 2 hécta đhị mưy pr’loọng ting cơnh cr’noọ tr’nơợp lâng bấc pr’loọng cắh ơy bơơn đoọng sổ đỏ. Bh’cộ tỉnh k’rang bhlâng tước đợ râu lưm zr’nắh k’đhạp âng Dự án. Đh’rứah lâng nâu, UBND chr’hoong lâng UBBD chr’val cung xoọc t’bhlâng chấc lêy c’lâng bh’rợ lêy bhrợ đoọng ha zâp pr’loọng đhanuôr nâu.”
Tu vêy bấc râu tu bhiệc dưr váih nắc cr’chăl bhrợ dự án vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha nâu ting ặt váih đợ râu zr’nắh k’đhạp cắh bơơn bhrợ pa liêm. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ơy k’đươi moon UBND chr’hoong A Lưới đấh hân lêy cha mêết cớ pr’đơợ pr’đươi, chính sách pr’ắt tr’mung, zên pa chô âng đhanuôr... chấc lêy c’lâng bh’rợ đoọng 28 pr’loọng đhanuôr dzợ ặt cóh vel bhươl đha đhâm c’moor bhrợ cha bơơn đoọng zâp k’tiếc bhrợ cha. Tỉnh cung k’đươi moon zâp sở, ngành crêê tước bhrợ pa liêm zâp bh’rợ lêy đoọng bha ar quyền đươi dua k’tiếc, bhrợ pa dưr zâp bh’rợ pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung liêm glặp, bhrợ liêm choom zâp bh’rợ zooi zâp pr’loọng đhanuôr đấh dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp, têêm ngăn pr’ắt tr’mung./.
Giải quyết khó khăn cho làng thanh niên lập nghiệp A Lưới
Gần 15 năm trước, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã kêu gọi thu hút nhiều gia đình trẻ đến với vùng đất mới mang theo khát vọng lập nghiệp, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, khác với kỳ vọng ban đầu, tại nhiều Làng Thanh niên lập nghiệp, các hộ dân đến định cư gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Làng thanh niên lập nghiệp (TNLN) ở vùng cao biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là một điển hình như vậy.
Dự án Làng TNLN biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 18 làng TNLN dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, khu vực biên giới và các xã đặc biệt khó khăn đã được Chính phủ phê duyệt xây dựng. Làng TNLN biên giới A Lưới được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 30 tỷ đồng, khởi công vào năm 2009, thu hút 45 hộ thanh niên đến định cư. Làng được xây dựng với nhiều hạng mục công trình về giáo dục, văn hóa, giao thông, điện, nước sinh hoạt, đập thủy lợi... trên tổng diện tích 4.260 héc ta, thuộc địa phận 3 xã Hương Phong, Hồng Thượng và Phú Vinh, huyện A Lưới.
Dự án Làng TNLN biên giới A Lưới được triển khai nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở vùng khó khăn biên giới; khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, tài nguyên, phát triển kinh tế hàng hóa, xây dựng kinh tế hộ bền vững. Đồng thời, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thanh niên và nhân dân tại làng... Theo dự kiến Làng TNLT biên giới A Lưới sẽ thu hút khoảng 100 hộ thanh niên đến lập nghiệp. Tuy nhiên, Dự án đã triển khai nhiều năm, nhưng đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được đầy đủ các khoản hỗ trợ như phê duyệt ban đầu.
Con đường vào làng dù đã được bê tông hóa nhưng đã xuống cấp trầm trọng. Cổng chào cao to với dòng chữ “Làng TNLN biên giới A Lưới” lọt thỏm buồn hiu hắt không một bóng người qua lại. Xa hơn một chút, thấp thoáng những ngôi nhà lặng lẽ giữa núi đồi điệp trùng. Nhiều hộ dân đã bỏ đi không quay lại, một số hộ thi thoảng mới trở về để xem lại nhà cửa rồi sau đó tiếp tục đi nơi khác làm thuê kiếm sống. Các khoản hỗ trợ được nhận không như ban đầu, đặc biệt là thiếu đất canh tác nên đời sống người dân ở đây đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện tại, làng TNLN A Lưới chỉ còn 28 hộ dân, hầu hết đều gặp khó khăn do thu nhập bấp bênh. Anh Hồ Văn Lân, một hộ dân ở làng TNLN A Lưới bày tỏ:
Anh Nguyễn Sỹ Dức, ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới đến định cư tại Làng TNLN từ cuối 2011 cho biết: “Dù các hộ gia đình đều cố gắng trồng trọt, chăn nuôi để tăng gia kinh tế nhưng không đủ sống, hiện tại phần lớn lao động trong làng đều đi làm thuê. Mong lãnh đạo các cấp tạo công ăn việc làm cho người dân ổn định cuộc sống.”
Đi chẳng được, ở chẳng xong là tình cảnh mà hàng chục hộ dân ở làng TNLN huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang phải đối mặt. Trái với mục tiêu ban đầu của dự án, người dân ở đây lại rơi vào cảnh thiếu việc làm, nguy cơ thiếu đói vì không được cấp đủ đất sản xuất, không có vốn làm ăn, không có sổ đỏ để thế chấp vay vốn ngân hàng.
Tuy nhiên, tại Làng TNLN A Lưới, vẫn có một số hộ dân đang nỗ lực, tận dụng tốt đất sản xuất được cấp để trồng trọt, chăn nuôi phát triển kinh tế. Đơn cử như gia đình anh Trần Văn Dương trồng hàng trăm trụ thanh long và hơn 1.200 gốc cao su. Vợ chồng anh Dương cũng mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi bò và nuôi thêm gà... để cải thiện đời sống. Trung bình thu nhập mỗi năm của gia đình anh Dương hơn 200 triệu đồng. Hay trường hợp gia đình anh Nguyễn Văn Ai là hộ đồng bào dân tộc thiểu số cũng mạnh dạn trồng keo lai, cây ăn quả với thu nhập gần 80 triệu đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Dự án Làng TNLN đã được Tỉnh Đoàn chuyển về địa phương quản lý từ năm 2016. Hiện nơi đây đang gặp hai vấn đề lớn, đó là chưa cấp đủ đất canh tác tối thiểu 2 héc ta/hộ theo dự kiến ban đầu và nhiều hộ dân chưa được cấp sổ đỏ. Lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến những vướng mắc tại Dự án. Cùng với đó, UBND huyện và UBND xã cũng đang rốt ráo tìm cách giải quyết cho các hộ dân này”.
Do nhiều lý do nên quá trình thực hiện dự án làng TNLN đã tồn tại những khó khăn chưa được giải quyết. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu UBND huyện A Lưới khẩn trương kiểm tra, rà soát lại điều kiện cơ sở vật chất, chính sách an sinh, thu nhập của người dân… tìm giải pháp để 28 hộ dân còn bám trụ ở làng TNLN được cấp đủ đất sản xuất. Tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan giải quyết các thủ tục cấp giấy chuyển quyền sử dụng đất, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện tốt các giải pháp giúp các hộ dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống./.
Viết bình luận