Bêl tr’zêl tr’penh ahay, đợ đhăm crâng k’coong cha groong pluum đoọng ha quân đhanuôr lâng c’bhúh du kích Ba Tơ bhrợ pa dưr chiến công ga mắc chr’nắp. Bêl đâu, đợ đhị đhăm crâng ting t’viêng liêm ơy bhrợ đoọng ha chr’hoong Ba Tơ đợ pr’đơợ gung dưr ga mắc đắh pr’ắt tr’mung. Cắh mưy đợ đhị đhăm chóh keo bhứah bhlâng cóh tỉnh Quảng Ngãi, Ba Tơ ơy chóh crâng n’loong ga mắc pa zưm lâng bhrợ têng đoọng pa dưr chr’nắp bh’rợ n’loong n’cuông. Tơợ Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ - đơn vị k’đơơng a’cọ đắh bhiệc xăl zêng 2.400 hécta zr’lụ pr’đươi pr’dua đoọng chóh crâng n’loong ga mắc, tước đâu, bấc pr’loọng đông Hre ơy ting lêy zooi bhrợ. Anoo Phạm Văn Tùng, cóh chr’val Ba Vinh, chr’hoong Ba Tơ đoọng năl: “Ooy cr’chăl chóh azi lêy bón phân đoọng ha tơơm chr’nóh đoọng dưr váih liêm. Lêy đợc mơ 5 tước 6 c’moo nắc vêy choom bơơn bhrợ, tu bêl đêếc đợ mơ n’loong ga mắc liêm, choom pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung”.
Chr’nắp tơợ đợ đhăm crâng âng đơơng ơy k’chứt t’bil râu ha ul đha rứt, đơơng chô pr’ắt tr’mung z’zăng lấh mơ đoọng ha đhanuôr chr’hoong k’coong ch’ngai Ba Tơ. Bấc zr’lụ đhanuôr ắt ma mung ch’ngai cóh đô thị ơy dưr váih. Trung tâm bha nụ chr’val Ba Vì xoọc đâu nắc đhị giao lưu, tr’câl tr’bhlêy âng đhanuôr zâp chr’val đắh Tây, chr’hoong Ba Tơ lâng chr’hoong Sơn Hà. T’coóh Lê Hữu Trinh, Chủ tịch UBND chr’val Ba Vì, chr’hoong Ba Tơ moon: “Vêy râu k’rang lêy đoọng âng tỉnh nắc ơy đoọng zên ha chr’val Ba Vì bhrợ bh’rợ pa liêm đô thị Ba Vì lâng zên nắc 30 tỷ. Xoọc đâu nắc UBND chr’val xoọc pa zưm lâng zâp phòng, ban chuyên môn âng chr’hoong đoọng xay bhrợ pa liêm đô thị t’mêê Ba Vì”.
Đhị Ba Tơ, xoọc đâu lấh mơ bha nụ công nghiệp Ba Động, bha nụ công nghiệp Ba Dinh k’noọ bhrợ pa dưr đhị k’tiếc bhứah 18 hécta lâng pa zêng zên 250 tỷ đồng bơơn đương rơơm nắc đhị pr’đơợ bhrợ pa dưr pr’ắt tr’mung Ba Tơ gung dưr k’rơ. Đh’rứah lâng đươi dua tiến bộ khoa học kỹ thuật, pa xiêr nha nhự môi trường, zâp doanh nghiệp ơy bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha pêê pa bhrợ cóh vel đông. K’rang moon lấh mơ, lâng bha nụ k’cir Khởi nghĩa Ba Tơ ơy ta moon nắc zr’lụ k’cir chr’nắp k’tiếc k’ruung, 5 chr’val, thị trấn bơơn ta moon năc zr’lụ têêm ngăn âng prang k’tiếc k’ruung, đh’rứah lâng crâng k’coong Bùi Hùi, tran đác Cao Muôn lâng đợ vel bhươl bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh chr’nắp liêm âng acoon cóh Hre ơy bhrợ pr’đơợ đoọng du lịch Ba Tơ pa dưr pa xớc. Bấc pr’zợc p’niên ơy grơơ nhool k’rong bhrợ ooy zâp bh’nơơn bh’rợ ty chr’nắp đoọng bhrợ ha ta mooi. Amoó Phạm Thị Sung, cóh chr’val Ba Thành, chr’hoong Ba Tơ - c’la “Shop Hre” đương pa câl zâp râu pr’đươi lưu niệm tơợ n’đoóh a’doóh Làng Teng moon: “Lâng râu pa dưr pa xớc đắh du lịch cơnh xoọc đâu nắc c’la cu lêy đắh bh’nơơn pr’đươi âng manứih Hre, ooy đắh bh’rợ taanh n’đoóh a’doóh ting vêy râu tr’xăl đắh bh’rợ cung cơnh pr’chăm pa liêm đoọng liêm crêê cơnh cr’noọ đắh du lịch”.
Trung tâm chr’hoong Ba Tơ xoọc đâu nắc mưy “phố da ding” ắt truíh toor k’ruung Liên. Bơr pêê đhị c’nắt c’lâng ga mắc ơy váih đh’nớc. Quảng trường, zr’lụ ặt chi ớh vêy ta bhrợ pa dưr liêm zâp, đông xang bhứah liêm. C’lâng nhựa, bê tông p’têết tước zâp đhị zr’lụ đhanuôr ắt. Cr’noọ cr’niêng tr’xăl pr’ắt tr’mung âng đợ apêê ặt ma mung đhị zr’lụ k’tiếc nâu nắc ơy dưr váih lalua. T’coóh Trương Lẫm, cóh thị trấn Ba Tơ, chr’hoong Ba Tơ hơnh déh bêl đhị zr’lụ k’tiếc nâu vêy bấc râu tr’xăl liêm choom: “Acu chô ooy đâu c’moo 1976. Bêl đêếc, cóh đâu nắc zr’lụ k’tiếc ta lơi. Acu lêy tơợ c’moo 1982 tước đâu nắc đhị đâu tr’xăl bấc bhlâng”.
Đhị râu k’đhơợng bhrợ âng Đảng, quân đhanuôr lâng c’bhúh du kích Ba Tơ ơy bhrợ pa dưr g’lúh gung dưr chr’nắp ma bhưy tơợ “crâng ma bhưy chr’nắp, đác độc”. Ba Tơ bêl đâu doọ dzợ ha ul đha rứt, ting lêy bấc pr’hoọm t’viêng liêm âng đợ đhị đhăm crâng. Ch’ner Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân lâng Anh hùng Lao động cr’chăl xăl t’mêê nắc râu chr’nắp liêm lâng chr’hoong k’coong ch’ngai Ba Tơ. Nâu đoo nắc pr’đơợ nhâm mâng đoọng Ba Tơ t’bhlâng xrặ pa dưr đợ trang sử t’mêê đhị vel đông anh hùng. T’coóh Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đoọng năl: “Tr’mung tr’méh, quốc phòng, an ninh vel đông vêy đợ bh’nơơn liêm choom. Dưr n’léh váih nắc râu chr’nắp bh’rợ lâng pa dưr pa xớc. Cơnh ooy c’moo 2023, pr’lướt pa dưr pa xớc k’noọ 11%, dưr bấc lấh mơ lâng Nghị quyết đại hội Đảng bộ chr’hoong nắc 6-7%. Pa zêng chr’nắp bh’rợ tr’nêng đhị vel đông chr’hoong tước c’moo 2023 bơơn lấh 2.000 tỷ đồng. Ting lêy lâng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ chr’hoong nắc tước c’moo 2025 bơơn 2.100 tỷ đồng nắc azi vêy mặ bơơn lâng zi lấh mơ cr’noọ bh’rợ nâu tước lứch nhiệm kỳ”.
Zr’lụ k’tiếc lâng acoon manứih Ba Tơ ơy bhrợ mưy g’lúh bhrợ pa dưr cắh ha mơ đhêy tơợ ahay tước đâu. Pr’hoọm t’viêng k’bhộ ngăn ơy n’léh váih đhị zâp đông đh’rơơng âng đhanuôr Hre. Ha y chroo, chr’hoong Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nắc vêy bhrợ đợ đhị chr’nắp liêm lâng đợ đhăm crâng bhứah t’viêng./.
Sức sống mới trên quê hương Ba Tơ anh hùng
Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945) đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. 79 năm trôi qua, núi rừng Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn vang mãi khúc tráng ca hào hùng, thôi thúc người dân vươn lên xây dựng cuộc sống mới.
Trong kháng chiến, những cánh rừng bao bọc, che chở cho quân dân và đội du kích Ba Tơ lập nên chiến công vang dội. Thời bình, những cánh rừng thêm xanh đã mang lại cho huyện Ba Tơ những bước đột phá lớn về kinh tế. Không chỉ là vựa keo lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, Ba Tơ đã trồng rừng gỗ lớn kết hợp với chế biến để nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp. Từ Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ - đơn vị tiên phong chuyển toàn bộ 2.400 héc ta vùng nguyên liệu sang trồng rừng gỗ lớn, đến nay, nhiều hộ gia đình Hre đã học hỏi làm theo. Anh Phạm Văn Tùng, ở xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ cho biết: “Trong quá trình trồng chúng tôi phải bón phân cho cây để phát triển tốt. Nó phát triển thì tôi phải để đến 5 năm 6 năm mới khai thác vì lúc đó sản lượng gỗ, chất lượng gỗ nó mới tốt để mà phát triển kinh tế”.
Giá trị từ những cánh rừng đã đẩy lùi nghèo đói, mang lại cuộc sống khấm khá hơn cho người dân huyện miền núi Ba Tơ. Nhiều khu dân cư mang vẻ sầm uất của đô thị đã hình thành. Trung tâm cụm xã Ba Vì giờ là điểm giao lưu, mua bán của người dân các xã phía Tây, huyện Ba Tơ và huyện Sơn Hà. Ông Lê Hữu Trinh, Chủ tịch UBND xã Ba Vì, huyện Ba Tơ nói: “Được sự quan tâm của tỉnh thì đã bố trí kinh phí cho xã Ba Vì thực hiện công tác chỉnh trang đô thị Ba Vì với nguồn kinh phí là 30 tỷ. Hiện nay thì UBND xã đang phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện để triển khai chỉnh trang đô thị mới Ba Vì”.
Tại Ba Tơ, hiện nay ngoài Cụm công nghiệp Ba Động, Cụm công nghiệp Ba Dinh sắp được hình thành trên diện tích 18 héc ta với số vốn hơn 250 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ là hạt nhân, tạo đòn bẩy cho kinh tế Ba Tơ bứt tốc. Cùng với áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đáng chú ý, với quần thể di tích cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, 5 xã, thị trấn được công nhận là Vùng an toàn khu của cả nước, cùng với thảo nguyên Bùi Hui, thác Cao Muôn và những làng nghề dệt thổ cẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hre đã tạo lực đẩy để du lịch Ba Tơ cất cánh. Nhiều bạn trẻ đã mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm truyền thống để phục vụ du khách. Chị Phạm Thị Sung, ở xã Ba Thành, huyện Ba Tơ - chủ “Shop Hre” chuyên các mặt hàng lưu niệm từ thổ cẩm Làng Teng chia sẻ: “Với sự phát triển về du lịch như hiện nay thì bản thân tôi cảm thấy rằng về sản phẩm của người Hre, về cái nghề dệt thổ cẩm thì càng có sự thay đổi về kiểu cách cũng như là mẫu mã để mà đáp ứng nhu cầu về du lịch”.
Trung tâm huyện lỵ Ba Tơ giờ là một “phố núi” soi bóng bên dòng sông Liên. Một số tuyến đường lớn đã có tên. Quảng trường, khu vui chơi được xây dựng bài bản, nhà cửa khang trang. Đường nhựa, đường bê tông nối dài đến từng khu dân cư. Giấc mơ “đổi đời” của những người bám trụ trên vùng đất này đã thành hiện thực. Ông Trương Lẫm, ở thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ rất phấn khởi khi vùng đất này đã có nhiều thay đổi: “Tôi về đây là năm 1976. Khi ấy, nơi này là vùng đất hoang vu. Tôi thấy là từ năm 1982 đến nay thì nơi đây đã thay đổi rất là nhiều rồi”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân và đội du kích Ba Tơ đã làm nên cuộc khởi nghĩa thần kỳ từ nơi “rừng thiêng, nước độc”. Ba Tơ hôm nay đã rũ bỏ chiếc áo đói nghèo, phía trước là màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng. Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới chính là sự ghi nhận xứng đáng nhất với huyện vùng cao Ba Tơ. Đấy chính là bệ phóng vững chắc để Ba Tơ tiếp tục viết tiếp những trang sử mới trên quê hương anh hùng. Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh địa phương có những thành quả rất là đáng khích lệ. Nó nổi lên là cái giá trị sản xuất và tăng trưởng. Như trong năm 2023, tốc độ tăng trưởng gần 11%, tăng cao hơn so với Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện là 6-7%. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đến năm 2023 đạt hơn 2.000 tỷ đồng. So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là đến năm 2025 thì đạt là 2.100 tỷ đồng thì chắc chắn là chúng tôi sẽ đạt và vượt cái chỉ tiêu đó đến cuối nhiệm kỳ”.
Vùng đất và con người Ba Tơ đã làm một cuộc trường chinh không ngừng nghỉ từ thời trận mạc đến tận hôm nay. Màu xanh ấm no đã hiện hữu trong mỗi nếp nhà sàn của đồng bào Hre. Tương lai, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi sẽ tạo ra những điểm nhấn từ những cánh rừng bạt ngàn màu xanh./.
Viết bình luận