Đhanuôr Quảng Bình ắt mamông crêê cơnh lâng đhr’năng âng đhí boo, tuh bhlong
Thứ ba, 16:40, 26/09/2023 Thanh Hiếu-VOV Miền Trung Thanh Hiếu-VOV Miền Trung
Ắt mamông coh zr’lụ k’tiếc ta luôn vaih đhí boo ga măc, boo ngân năc đác tuh nong, tu cơnh đêêc đhanuôr tỉnh Quảng Bình vêy đợ bh’rợ crêê cơnh lâng đhr’năng âng đhí boo, tuh bhlong. Ơy z’lâh bấc g’luh tuh ga măc pa bhlâng căh cậ g’luh tuh k’tứi, đhanuôr coh zr’lụ ếp pa chô bấc pa bhlâng kinh nghiệm ắt mamông đh’rưah lâng đhr’năng đhí boo, tuh bhlong, nhâm mâng râu liêm crêê

Ắt mamông coh zr’lụ k’tiếc ta luôn vaih đhí boo ga măc, boo ngân năc đác tuh nong, tu cơnh đêêc đhanuôr tỉnh Quảng Bình vêy đợ bh’rợ crêê cơnh lâng đhr’năng âng đhí boo, tuh bhlong. Ơy z’lâh bấc g’luh tuh ga măc pa bhlâng căh cậ g’luh tuh k’tứi, đhanuôr coh zr’lụ ếp pa chô bấc pa bhlâng kinh nghiệm ắt mamông đh’rưah lâng đhr’năng đhí boo, tuh bhlong, nhâm mâng râu liêm crêê.

 

Chr’val da ding k’coong Tân Hoá, chr’hoong Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đhăm k’tiếc năc coh zr’lụ ếp, coh toor năc đợ da ding k’coong dal. Đoo bêl vaih boo ngân, coh đâu năc cơnh muy ch’đhung k’độ đác ga măc pa bhlâng. Coh cr’chăl boo ngân, đác nong ga măc, pazêng đong xang âng đhanuôr zêng clếch coh đác tuh. L’lăm ahay, vel đong vêy bấc bh’rợ bhr’lậ đhr’năng đác tuh nong ga măc đhị Tân Hoá, chính quyền vêy cr’noọ bh’rợ đươi mìn bhrợ t’vaih boọng coh da ding đoọng đác tuh choom hooi tơợ chr’val Tân Hoá. Hân đhơ cơnh đêếc, bh’rợ n’nâu căh liêm choom lâng căh vêy đhanuôr mr’cơnh cr’noọ xa nay.

Z’lâh bấc chu tuh bhlong, đhanuôr pa chô kinh nghiệm zâl, g’đéch lâng chêêc bh’rợ ắt mamông zazum, doọ dzợ vaih đhr’năng xó mút ha tuh. Xoọc đâu, đhanuôr Tân Hoá doọ dzợ vaih đhr’năng xó mút ha tú tước ắt coh bh’đưn đhâl dal, cha mì tôm đương tuh xrêệt. Đong phao năc bh’rợ liêm choom bhlâng đoọng g’đéch ha boo tuh.

Râu đêêc năc đợ đhr’nong đong bhưa tơợ 15m-30m, vêy ta bhrợ nhâm mâng pa bhlâng, pr’đơợ năc đợ thùng phuy nhựa. Đác tuh nong mơ ooy năc đong phảo dưr dzơng mơ đêêc. Cr’van, chr’na đha năh, bh’năn năc vêy đhanuôr đớc zêng ooy đêêc liêm crêê coh pazêng t’ngay boo tuh.

T’cooh Trương Quang Lương, ắt coh cr’noon Yên Hoá, chr’val Tân Hoá, chr’hoong Minh Hoá prá xay, bêl căh ơy vêy đong dzơng, năc xâng xa nay vêy boo năc đhanuôr pr’zớc tước ắt đhị da ding đhâl dal, bhrợ pợ g’đéch ha tuh. G’luh tuh c’moo 2010, đhanuôr ắt mamông coh da ding đhâl đanh tước 13 t’ngay, ắt lâng đhr’năng ha ul đharựt, jeh k’ăy, căh ma đong xang. Đhị đhăm k’tiếc tơơp mót ooy bhươl cr’noon vêy muy t’nâl đăng đợ đác tuh nong ga măc, cơnh p’too pa choom đhanuôr Tân Hoá ooy cr’chăl căh choom ha vil. T’cooh Trương Quang Lương xay moon nâu cơy vêy đong phao g’đéch tuh, đhanuôr doọ dzợ xó ha tuh, nắc ắt mamông đh’rưah lâng tuh:“Đhanuôr ơy looih lâng đhr’năng tuh bhlong, c’moo hân đoo công vêy, nâu cơy năc doọ dzợ lâh zr’năh k’đhap cơnh ahay. Vêy đong dzơng năc doọ dzợ lâh zr’năh k’đhap lâng đhr’năng tuh bhlong coh c’moo 2010, xoọc đêêc đhanuôr năc dzoóc ooy bha đưn da ding đhâl đoọng g’đéch ha tuh. Xoọc đâu zập pr’loọng đong zêng vêy đong dzơng, bè dzơng, zập pr’loọng đong ra văng đớc oih, bếp ga đoọng ch’zêệ coh cr’chăl boo tuh.”

Đong dzơng căh muy năc phao trôông dzấc âng đhanuôr chr’val Tân Hoá bêl vaih đhí boo, tuh bhlong ting n’năc nâu đoo công năc bh’rợ la lay đhị zr’lụ buôn vaih tuh bhlong đhị Quảng Bình. Căh mr’cơnh lâng pazêng zr’lụ buôn vaih tuh cơnh coh chr’hoong Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, đác tuh coh Tân Hoá nong vơr vai, doọ tân glươi k’rơ. Coh cr’chăl boo tuh, đhanuôr choom ắt mamông coh pazêng đhr’nong đong dzơng lâng lướt chô lâng bhuông k’tứi. Đhị Tân Hoá, pazêng đơn vị bhrợ du lịch công vêy cr’noọ năc đươi pazêng đhr’nong đong dzơng dưr vaih đợ homestay, đhr’năng đác tuh nong dưr vaih muy pr’đươi du lịch “chêêc n’năl pr’ắt tr’mông coh hân noo boo tuh”.

T’cooh Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chua Me Đất, tỉnh Quảng Bình prá xay, đơn vị ơy zooi đhanuôr pa liêm pazêng đhr’nong đong dzơng âng đhanuôr dưr vaih homestay lâng zập pazêng râu pr’đươi la liêm cơnh muy phòng ắt đhêy liêm pa bhlâng. Nâu đoo vêy ta moon năc bh’rợ hmestay ắt mamông liêm choom lâng đhr’năng plêệng k’tiếc coh vel đong vaih tuh:“Azi vêy cr’noọ bêl vaih tuh năc bhrợ bh’rợ lướt la lêy đoọng ha ta mooi, đoọng apêê đoo n’năl lâh mơ bh’rợ đhanuôr coh đâu ắt mamông đh’rưah lâng tuh năc h’cơnh ooy. Azi bhrợ têng lêy đợ đhr’nong đong dzơng dưr vaih phòng ắt đoọng ha ta mooi lâng nâu đoo năc râu liêm choom đoọng đhanuôr đh’rưah ting bhrợ du lịch.”

Xang g’luh boo tuh ga măc, đhanuôr pa chô bấc pa bhlâng pr’học lâng bh’rợ tr’nêng đoọng ắt zazum lâng tuh ba buôn lâng liêm choom, đâh loon, mâng loom lâh mơ coh bh’rợ g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong. Coh pazêng c’moo ahay, tỉnh Quảng Bình p’loon râu zooi đoọng âng Chính phủ, pazêng xa nay bh’rợ, dự án lâng âng bấc c’bhuh, doanh nghiệp năc zooi đhanuôr bhrợ đong ắt liêm mâng g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong.

Tơợ g’luh tuh ga măc pa bhlâng coh c’moo 2020 đoọng lêy, lâh đợ đong phao năc pazêng zơng g’đéch ha tuh năc chr’năp pa bhlâng lâng apêê pr’loọng đong coh zr’lụ ếp toor k’ruung. L’lăm hân noo đhí boo coh c’moo đâu, đhanuôr ơy ra văng đâh bhlâng, đâh loon bhrợ bh’rợ g’đéch. T’cooh Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình p’too pazêng vel đong, đơn vị đâh hân ra văng pazêng pr’đươi chr’năp, ch’neh ch’na, bh’rợ zâl, g’đéch ha đhí boo, tuh bhlong ting cơnh xa nay “4 đhị đêếc”:“Ra văng liêm zập pazêng xa nay bh’rợ ting cơnh xa nay 4 đhị đêêc, pazêng râu pr’đươi, chr’na đha năh ha đớc ha cr’chăl đhí boo, tuh bhlong. Năc ơy vêy đợ xa nay xay moon đớc, xa nay pa rơợt đhí boo, tuh bhlong năc ng’năl ghít đoọng đâh loon g’đéch. Bêl đhí boo, tuh bhlong ga măc dưr vaih bhrợ râu căh liêm crêê ooy pr’ắt tr’mông, cr’van âng đhanuôr, nhà nước năc zập cấp vêy trách nhiệm, lâng căh ơy ng’xay moon trách nhiệm ng’xay bhrợ coh đhr’năng hân đoo.”

Quảng Bình moon la lay lâng pazêng tỉnh miền Trung moon zazum năc zr’lụ ta luôn vaih râu căh liêm crêê âng đhí boo, tuh bhlong bhrợ t’vaih. Nắc z’lâh muy g’luh tuh bhlong năc đhanuôr vêy p’xoọng kinh nghiệm ắt mamông zazum lâng tuh bhlong. Coh g’luh lướt bhrợ bhiệc đhị tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon Lê Minh Hoan xay moon, k’tiếc k’bunh, zr’lụ tỉnh Quảng Bình công cơnh truih k’tiếc k’bunh k’tứi coh miền Trung buôn bhlâng vaih râu bil hư tu đhí boo, tuh bhlong bhrợ t’vaih. Ting cơnh Bộ trưởng, năc choom quy hoạch cớ k’tiếc ắt đoọng đhanuôr choom ắt mamông liêm crêê lâng đhr’năng tr’xăl căh liêm âng plêệng k’tiếc. Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon công vêy xa nay bh’rợ pa liêm pa crêê cớ đhị ắt mamông, zr’lụ pa bhrợ đoọng ha đhanuôr crêê cơnh lâng đhr’năng đhí boo, tuh bhlong âng đhanuôr miền Trung. T’cooh Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon prá xay ghít:“Năc pa dưr k’rơ lâh mơ bh’rợ ắt mamông crêê cơnh, bh’rợ tr’nêng lâng tr’béch g’lăng, kinh nghiệm ty đanh âng đhanuôr miền Trung bêl c’moo hân đoo công vaih đhí boo, tuh bhlong tơợ ahay tước nâu cơy. Pazêng kinh nghiệm, tr’béch g’lăng âng đhanuôr tơợ ahay công zooi ha hêê vêy đợ bh’rợ ắt mamông crêê liêm coh hân noo đhí boo ga măc k’nặ tước”./.

Người dân Quảng Bình sống thích ứng với thiên tai

Sống ở vùng đất thường xuyên xảy ra bão lớn, mưa to ngập lụt nên người dân tỉnh Quảng Bình có những giải pháp thích ứng với thiên tai. Trải qua những trận lũ lịch sử hay những trận lũ nhỏ, bà con vùng trũng rút ra được nhiều kinh nghiệm sống chung với thiên tai, đảm bảo an toàn.

Xã miền núi Tân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình có địa hình trũng thấp, vây quanh là những dãy núi cao. Khi mưa lớn, nơi đây như một túi đựng nước khổng lồ. Thời điểm mưa lớn, nước dâng cao, tất cả nhà dân đều bị ngập sâu. Trước đây, địa phương có nhiều giải pháp giải quyết tình trạng ngập sâu ở Tân Hoá, chính quyền đã nghĩ đến phương án nổ mìn, phá hang để tạo lối thoát nước cho xã Tân Hoá. Tuy nhiên, phương án này không khả thi và không được người dân đồng thuận.

Trải qua nhiều cơn lũ, người dân rút ra nhiều kinh nghiệm ứng phó và tìm cách sống chung, không còn cảnh chạy lũ. Ngày nay, người dân Tân Hóa không còn phải chạy lũ lên tá túc trên những lèn đá cao, ăn tạm mì tôm đợi ngày lũ rút. Nhà phao là giải pháp hữu hiệu trong ứng phó với mưa lũ.

Đó là những ngôi nhà rộng từ 15m-30m, được thiết kế chắc chắn, nằm trên hệ thống phao là những thùng phuy nhựa. Lũ dâng đến đâu thì nhà phao nổi lên đến đó. Tài sản, lương thực, vật nuôi được bà con đưa lên đó an toàn trong những ngày mưa lũ.

Ông Trương Quang Lương, ở thôn Yên Hóa, xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết, hồi chưa có nhà nổi, cứ nghe tin có mưa là bà con dắt nhau lên mấy lèn đá cao, làm lán để tránh lụt. Trận lụt năm 2010, người dân phải ở lèn đá suốt 13 ngày, chịu cảnh đói rét, ốm đau, màn trời, chiếu đất. Ngay phía đầu làng có một cột đo mức nước lũ ghi dấu những cơn đại hồng thủy như nhắc nhớ người Tân Hóa về ký ức không thể quên. Ông Trương Quang Lương cho rằng bây giờ có nhà phao chống lũ, dân không còn chạy lũ, cứ sống chung với lũ:“Bà con sống quen với cảnh lũ lụt, năm nào cũng có, nay thì đỡ vất vả hơn rồi. Có nhà nổi thì đỡ vất vả hơn cảnh lũ năm 2010, hồi đó bà con phải leo lên tận trên lèn đá để ở tránh lũ. Giờ đây nhà ai cũng có nhà nổi, bè nổi cả rồi, các gia đình đều chuẩn bị củi lửa, bếp ga để nấu ăn trong những ngày mưa lũ.”

Nhà nổi không chỉ là phao cứu sinh của người dân xã Tân Hóa trước thiên tai mà đây cũng là mô hình đặc trưng ở vùng rốn lũ Quảng Bình. Không giống như những vùng rốn lũ ở các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, nước lũ ở Tân Hóa khá yên, từ từ dâng lên, không gây sóng lớn. Trong mưa lũ, người dân có thể sống trong những căn nhà nổi và di chuyển an toàn bằng những chiếc thuyền nhỏ. Tại Tân Hóa, các đơn vị làm du lịch cũng nảy ra ý tưởng biến những ngôi nhà nổi trở thành các homestay, cảnh ngập lụt trở thành 1 sản phẩm du lịch “trải nghiệm cuộc sống mùa ngập lụt”.

Ông Nguyễn Châu Á, Giám đốc Công ty TNHH MTV Chua Me Đất, tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị hỗ trợ bà con cải tạo căn nhà nổi của người dân trở thành homestay với đầy ngủ tiện nghi như một phòng lưu trú cao cấp. Đây được coi là mô hình homestay thích ứng với thời tiết tại miền quê rốn lũ:“Chúng tôi có ý tưởng biến loại hình mưa lũ trở thành trải nghiệm du lịch cho khách để họ hiểu hơn cách người dân ở đây sống chung với lũ như thế nào. Chúng tôi xây dựng thí điểm những căn nhà nổi trở thành phòng nhỉ cho khách và đây là cơ hội để phát triển các mô hình cùng với người dân làm du lịch.”

Sau những trận lũ lớn, người dân rút ra nhiều bài học và nhiều cách để chung sống với lũ đơn giản và hiệu quả, chủ động hơn, bình tĩnh hơn trong cách ứng phó với mưa lũ. Những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ, các chương trình, dự án và nhiều tổ chức, doanh nghiệp để giúp người dân làm nhà an toàn chống chịu thiên tai.

Qua trận lũ lịch sử năm 2020 cho thấy, ngoài những ngôi nhà phao thì nhà chòi tránh lũ an toàn rất cần thiết đối với các hộ gia đình ở vùng thấp trũng ven sông. Trước mùa bão lũ năm nay, người dân đã chuẩn bị từ sớm, chủ động tìm cách ứng phó. Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương, đơn vị nhanh chóng chuẩn bị các phương tiện cần thiết, lương thực thực phẩm, phương án ứng phó bão, lũ với phương châm "4 tại chỗ":“Chuẩn bị tốt, chu đáo, sẵn sàng các phương án 4 tại chỗ, phương tiện, vật tư, lương thực thực phẩm dự phòng trong mùa mưa bão, lũ lụt. Đã có các dự báo, cảnh báo thiên tai rồi thì phải nắm chắc để chủ động. Khi mưa bão diễn biến phức tạp ảnh hưởng tính mạng, tài sản của người dân, nhà nước thì các cấp phải có trách nhiệm, và chưa nói trước trách nhiệm phải chịu ở mức nào.”

Quảng Bình nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung là vùng đất thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai. Cứ qua mỗi trận lũ thì bà con càng có thêm kinh nghiệm sống chung với lũ lụt. Trong chuyến làm việc tại tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, địa hình, vị trí tỉnh Quảng Bình cũng như dải đất hẹp miền Trung dễ tổn thương bởi thiên tai. Theo Bộ trưởng, cần quy hoạch lại không gian để người dân có thể chống chịu với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và thiên tai. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có chương trình cấu trúc lại không gian sống, không gian sản xuất cho bà con phù hợp, thích ứng với thiên tai của người miền Trung. Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh:“Phải nâng cao được sự thích ứng, năng lực và tri thức, kinh nghiệm truyền thống của người miền Trung khi năm nào cũng có bão lũ từ xưa tới nay. Những kinh nghiệm, tri thức dân gian cũng giúp chúng ta có định hình được giải pháp sống thích ứng trong mùa mưa bão sắp tới”./.

Thanh Hiếu-VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC