7h30 hi dưm, anoo Đào Văn Giang, vel 6, chr’val Quảng Tâm, chr’hoong k’noong k’tiếc Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông pr’hân lướt tước ooy lớp học lâng xa nập nha nhự t’mêê chô đắh pa bhrợ. Nắc lớp trưởng âng 1 ooy 2 lớp pa choom chữ đhị Trường Tiểu học lâng Trung học Cơ sở Nguyễn Du, chr’val Quảng Tâm, anoo Giang ta luôn t’bhlâng lướt ooy lớp crêê giờ hân đhơ trơ vâng. Lớp vêy lấh 30 cha nặc, rúh 40 -50 c’moo, manứih t’ha bhlâng nắc lấh 70 c’moo lâng zêng nặc đhanuôr cóh zâp vel ooy chr’val Quảng Tâm. Đợ t’ngay pa bhrợ, trơ vâng nắc zâp ngai zêng t’bhlâng lướt pa choom. Râu cr’noọ cr’niêng pa choom năl chữ đh’rứah râu râu t’bhlâng âng đợ apêê thầy cô ặt pa choom cóh lớp nắc ơy bhrợ pa dưr đoọng ha zâp apêê học sinh ga rựa t’ha cơnh anoo Giang tước ooy lớp: “Bêl ahay acu ặt cóh k’coong ch’ngai nắc cắh vêy pr’đơợ lướt học. Xoọc đâu nhà nước bhrợ lớp pa choom chữ nắc acu t’bhlâng lướt pa choom. Thầy giáo, cô giáo pa choom liêm ghít, apêê học viên bơơn pa choom cung cắh năl cơnh moon, chắp hơnh apêê thầy cô pa choom đoọng liêm ta níh ha zi. Nâu cơy pa choom đoọng ha đay nắc a’đay lêy t’bhlâng”.
Lấh 40 c’moo vêy choom đọc, choom xrặ bhrợ amoó Thị Nương, acoon cóh M’Nông, cóh vel Bu Nor, chr’val Quảng Tâm bhui har bhlâng. Amoó Nương moon, bơơn năl chữ nắc vêy zooi đoọng bấc râu ooy pr’ắt tr’mung âng đay. L’lăm, amoó nắc ting pấh lớp pa choom bằng lái xe máy đoọng lướt xe crêê luật. Năl chữ cung zooi đoọng ha moóh liêm buôn đắh bhiệc pa câl bh’nơơn pr’đươi cr’liêng mắc ca âng pr’loọng đông chóh, lêy pa câl ooy mạng xã hội cóh điện thoại. Amoó moon, lớp pa choom chữ nâu pa choom đoọng k’goóh, bha ar pa tơ, pr’đươi pr’dua học tập zêng apêê thầy cô đoọng. Chắp hơnh loom luônh apêê thầy cô giáo toong t’ngay r’dưm t’bhlâng lướt truíh c’lâng zr’nắh k’đhạp đoọng pa choom chữ ha đhanuôr, k’noọ 3 c’xêê ting pấh pa choom chữ, amoó Nương zâp bêl cung tước ooy lớp liêm zâp: “Bơơn lướt pa choom cơnh đâu acu bhui har bhlâng. Acu cung xoọc t’bhlâng pa choom, đoọng ha cơnh choom đọc, choom xrặ. C’lâng c’tốch zr’nắh k’đhạp hân đhơ cơnh đêếc thầy cô liêm ta níh lướt pa choom, chắp nhêr bhlâng apêê thầy cô. Lướt học acu cung năl tước t’ngay Nhà giáo Việt Nam, rơơm apêê thầy cô ma mung k’rơ”.
Thầy giáo Hoàng Văn Trường, Trường Tiểu học lâng Trung học Cơ sở Nguyễn Du, chr’val zr’lụ 3 Quảng Tâm ơy pa choom tiểu học cóh chr’hoong k’noong k’tiếc zr’lụ k’coong ch’ngai Tuy Đức tơợ đợ c’moo 1990. Ting cơnh thầy Trường, bêl ahay, tu pr’đơợ tr’mung zr’nắh k’đhạp, bấc ngai ặt cóh crâng k’coong, cắh bơơn học nắc cắh năl chữ lâng buôn k’chít bêl lưm prá lâng apêê lơơng. Xoọc đâu, pr’đơợ tr’mung pr’loọng đông ơy têêm ngăn, ting t’ngay ting pa dưr pa xớc, bấc ngai kiêng pa choom chữ. Bêl nhà trường, thầy cô giáo chô tước vel bhươl k’đươi moon, bấc ngai nắc p’zay ting pa choom. Thầy Trường đoọng năl, pa choom đoọng ha pêê ga rựa t’ha cắh vêy cơnh pa choom đoọng ha pêê p’niên, k’đươi moon giáo viên ặt tr’đăn đh’rứah, năl liêm ghít lâng ting tr’pác đh’rứah lâng apêê đoo ooy đắh bhiệc học lâng ooy pr’ắt tr’mung đoọng apêê doọ k’chít k’pân, yêm têêm tước cóh lớp pa choom chữ: “L’lăm nắc lêy năl liêm ghít cr’noọ cr’niêng âng đợ apêê ting pa choom chữ, lấh mơ pa choom nắc dzợ lướt pa bhrợ. C’năl âng apêê cắh đấh, tây dzung apêê cung ma griing, tu cơnh đêếc k’đươi moon giáo viên lêy liêm ta níh, p’zay lấh mơ. Lấh mơ dzợ, nắc lêy ặt tớt đh’rứah lâng apêê, ting ặt prá xay ta luôn lâng apêê”.
Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường Tiểu học lâng Trung học Cơ sở Nguyễn Du moon, đông đay cóh vel nắc vêy pr’đơợ ặt tr’đăn, năl ghít pr’ắt tr’mung âng zâp apêê học nâu. Bhiệc nâu liêm buôn đoọng cô k’đươi moon đhanuôr, lấh mơ nắc apêê pân đil ting pa choom. Đợ bêl doọ râu trơ vâng, t’ngay đhêy lứch tuần, apêê học viên nắc choom p’loon lêy tước ooy đông cô đoọng pa choom chữ. Tu cơnh đêếc, bấc ngai đấh liêm choom, năl ghít. Cô Nguyễn Thị Phượng bhui har bêl lêy apêê ga rựa t’ha ting t’ngay ting choom đọc, xrặ, đươi dua điện thoại bhriêl ta bách đoọng nhắn tin, lêy cr’liêng xa nay, đươi dua ooy pr’ắt tr’mung. Nâu đoo nắc pr’đơợ đoọng đợ apêê bhrợ bh’rợ “pa choom chữ” cơnh cô bhui har, tước pấh cóh lớp liêm zâp 5 chu đhị mưy tuần pa choom chữ ha đhanuôr: “Âng đơơng cr’liêng chữ chô ooy vel đông đay, zooi đoỌng đợ apêê cắh choom chữ năl liêm ghít, lâng bêl zâp ngai choom chữ nắc acu lêy bhui har bhlâng. Nâu đoo cung nặc pr’đơợ đoọng đhi noo zi t’bhlâng pa choom lấh mơ”.
P’căn Vương Thị Thu Trúc, Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên, chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Đắk Nông đoọng năl, nắc vel đông vêy bấc đhanuôr acoon cóh, bấc ngai lướt moót ặt nắc đợ apêê cắh năl chữ cóh vel đông bấc bhlâng. Đoọng zooi đhanuôr, c’moo n’nắc ahay, tỉnh bhrợ 50 lớp pa choom chữ lâng k’dâng 1.300 học viên ting pa choom, lấh mơ nắc zâp chr’hoong đha rứt cơnh Đắk Glong lâng Tuy Đức. Zâp lớp pa choom bêl hi dưm, đợ apêê pa choom nâu nắc vêy ta pa choom đoọng zâp đắh c’năl bh’rợ ting 2 cr’chăl. Cr’chăl 1 nắc đợ c’năl bh’rợ ma mơ lâng lớp 1 tước lớp 3. Cr’chăl 2 nắc ma mơ lâng trình độ lớp 4 lâng lớp 5. Ting cơnh p’căn Vương Thị Thu Trúc, thầy cô giáo pa choom chữ zêng lướt pa choom đoọng zooi đhanuôr, vel bhươl năl chữ: “Lâng giáo viên pa choom chữ nắc đợ apêê zước moon pấh pa choom vêy ta zooi đoọng zên ặt cha, lướt vốch ha dợ cắh pa choom nắc cắh váih. Azi chắp nhêr bhlâng apêê pa choom chữ nâu, tu apêê cắh năl chữ lâng cr’noọ cr’niêng âng apêê nắc kiêng pa choom chữ, tu apêê bơơn lêy râu chr’nắp liêm âng bhiệc năl chữ. Vêy bấc ngai moon, nâu cơy năl chữ nắc yêm têêm glúh ặt prá cóh ngoai. Apêê học cung bhui har ha dợ apêê dạy cung k’rêệm loom, hơnh déh vêy bơơn zooi đoọng ha pêê”./.
Những người thầy thầm lặng gieo chữ cho bon, làng
Do điều kiện khó khăn, nhiều bà con ở các bon làng vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông vẫn chưa biết chữ hoặc quên mặt chữ. Vượt qua tự ti và dành thời gian đi học để biết chữ là điều không dễ dàng với những người đã lớn tuổi. Nhưng với những cống hiến thầm lặng của những thầy cô giáo bám bon, bám làng, nhiều học viên lớn tuổi đã tự tin đến lớp học chữ.
7h30 tối, anh Đào Văn Giang, thôn 6, xã Quảng Tâm, huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông vội vã đến lớp học trong bộ đồ lao động còn lấm lem bùn đất. Là lớp trưởng của 1 trong 2 lớp xoá mù chữ tại Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Nguyễn Du, xã Quảng Tâm, anh Giang luôn cố gắng đến lớp đúng giờ dù bận rộn. Lớp có hơn 30 học viên, bình quân 40-50 tuổi, người cao tuổi nhất đã ngoài 70 và đều là bà con ở các thôn, bon trong xã Quảng Tâm. Những ngày mùa, bận rộn với cộng việc nhưng mọi người đều cố gắng đến lớp học. Niềm khao khát muốn biết con chữ cùng nỗ lực của những thầy, cô đứng lớp đã thôi thúc các học sinh lớn tuổi như anh Giang đến lớp: “Trước là mình ở vùng sâu, vùng xa thì không có điều kiện đi học. Giờ nhà nước mở lớp xoá mù chữ thì mình cố gắng đi học. Thầy giáo, cô giáo dạy rất là tốt, các học viên được học tập cũng không biết nói gì hơn, rất là cảm ơn các thầy cô giáo nhiệt tình dạy cho bọn mình. Bây giờ học cho mình thì mình phải cố gắng học”.
Đã hơn 40 tuổi mới biết đọc, biết viết khiến chị Thị Nương, dân tộc M’Nông, bon Bu Nơr, xã Quảng Tâm rất vui. Chị Nương chia sẻ, thoát mù chữ giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chị. Trước tiên, chị sẽ tham gia lớp học bằng lái xe máy để đi xe cho đúng luật. Biết chữ cũng sẽ giúp chị thuận lợi trong việc đăng bán sản phẩm hạt mắc ca của nhà trồng thông qua mạng xã hội trên điện thoại thông minh. Chị cho biết, lớp học xoá mù chữ mở ra hoàn toàn miễn phí, sách vở, đồ dùng học tập cũng được thầy cô cấp không. Cảm động tấm lòng của thầy cô giáo lặn lội đêm hôm, đường sá khó khăn đến lớp để dạy chữ cho bà con, gần 3 tháng tham gia lớp xoá mù chữ, chị Nương đều đặn đến lớp: “Được đi học thế này tôi rất vui. Tôi cũng đang cố gắng học cho tốt, làm sao để biết đọc, biết viết. Đường sá khó khăn nhưng thầy cô rất nhiệt tình đi dạy học, mình rất là thương thầy cô. Đi học rồi tôi cũng biết đến ngày Nhà giáo Việt Nam, chúc tất cả các thầy cô nhiều sức khoẻ”.
Thầy giáo Hoàng Văn Trường, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Nguyễn Du, xã vùng 3 Quảng Tâm đã dạy tiểu học ở huyện biên giới vùng sâu, vùng xa Tuy Đức từ những năm 1990. Theo thầy Trường, trước đây, do điều kiện khó khăn, địa hình cách trở, nhiều người ở sâu trong rừng, không được học hành dẫn đến mù chữ và thiếu tự tin khi tiếp xúc. Nay, điều kiện kinh tế gia đình đã ổn định, xã hội ngày càng phát triển, nhiều người khát khao muốn biết cái chữ. Khi nhà trường, thầy cô giáo đến bon, làng vận động, nhiều người đã hăng hái đăng ký đi học. Thầy Trường cho biết, dạy học cho những người lớn tuổi không giống với dạy trẻ em, yêu cầu giáo viên có sự gần gũi, thấu hiểu và chia sẻ cả trong việc học và trong cuộc sống để bà con tự tin, vui vẻ đến lớp tiếp thu con chữ: “Trước hết là phải hiểu được tâm lý của những người theo học lớp xoá mù, ngoài việc học ra họ còn đi làm. Nhận thức họ chậm hơn, tay chân họ cũng cứng hơn, chính vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết. Ngoài nhiệt tình, tâm huyết trong chuyên môn ra thì có tình cảm đặc biệt, gần gũi với họ, chia sẻ với họ”.
Cô Nguyễn Thị Phượng, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Nguyễn Du chia sẻ, nhà cô ở trong bon nên có điều kiện gần gũi, thấu hiểu hoàn cảnh của từng học viên. Điều này rất thuận lợi để cô vận động bà con, nhất là phụ nữ đi học. Những lúc rảnh rỗi, ngày nghỉ cuối tuần, học viên có thể tranh thủ đến nhà cô để ôn bài. Nhờ vậy, nhiều học viên tiến bộ rất nhanh. Cô Nguyễn Thị Phượng phấn khởi khi thấy các học viên lớn tuổi ngày càng biết đọc, biết viết, sử dụng điện thoại thông minh nhắn tin, xem tin tức, ứng dụng thiết thực vào cuộc sống. Đây chính là động lực mà những người làm nghề “gieo chữ” như cô vui vẻ, đến lớp đều đặn 5 buổi mỗi tuần dạy chữ cho bà con: “Mang con chữ về xóm làng của mình, giúp những người chưa biết chữ mở mang kiến thức, và khi mà mọi người biết chữ thì tôi cảm thấy rất vui. Đó cũng là động lực để anh em cố gắng dạy cho tốt.”
Bà Vương Thị Thu Trúc, Trưởng Phòng Giáo dục thường xuyên, chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông cho biết, là địa phương có đông người dân tộc thiểu số, nhiều người di cư tự do nên số người mù chữ và tái mù chữ trên địa bàn tỉnh khá đông. Nhằm hỗ trợ bà con, năm ngoái, tỉnh mở được 50 lớp xóa mù chữ với khoảng 1.300 học viên theo học, chủ yếu là các huyện nghèo như Đắk Glong và Tuy Đức. Các lớp học chủ yếu diễn ra vào buổi tối, học viên được truyền đạt các kiến thức theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là những kiến thức tương đương từ lớp 1 đến lớp 3. Giai đoạn 2 tương đương với trình độ lớp 4 và lớp 5. Theo bà Vương Thị Thu Trúc, thầy cô giáo đứng các lớp xoá mù chữ đều tình nguyện dạy để giúp bà con bon, làng thoát cảnh mù chữ: “Đối với giáo viên dạy xoá mù chữ với tư cách là tình nguyện viên thì được hỗ trợ kinh phí ăn ở, đi lại thôi chứ công dạy thì không có. Tinh thần anh em dạy xoá mù chữ thì đầu tiên họ rất là thương người học, vì họ mù chữ và nguyện vọng rất muốn biết chữ, vì họ thấy lợi ích của việc biết chữ. Có nhiều người tâm sự, bây giờ biết chữ rồi rất tự tin đi ra ngoài. Người học cũng vui mà người dạy cũng cảm thấy giúp ích được cho người dân”./.
Viết bình luận