Đhị tỉnh Quảng Nam, đhr’năng giáo viên lơi bh’rợ xooc vêy cr’đơơng dưr bâc coh apêê c’moo đăn đâu. Bh’rợ thầy cô giáo đhêy bh’rợ căh câ zươc chô ooy xuôi pa bhrợ bh’nhăn bhrợ ha c’bhuh giáo viên da ding ca coong căh zâp bâc, cr’đơơng tươc chất lượng dạy lâng học coh da ding ca coong. C’lâng bh’rợ n’đoo bhrợ bhr’lâ đhr’năng căh zâp giáo viên xooc đâu công năc xa nay k’đhap cơnh lâng chính quyền lâng ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam.
C’moo học t’mêê âi lâh k’noọ 1 c’xêê n’đhang xa nay căh zâp giáo viên công năc bh’rợ bhrơợng cơnh lâng bâc trường học coh da ding ca coong tỉnh Quảng Nam. Coh bêl đương kía bh’nơơn tơợ g’luh thi tuyến viên chức giáo dục, apêê vel đong xooc p’zay bhrợ hợp đồng giáo viên k’đhơợng nhâm ha c’moo học. N’đhơ cơnh đêêc, bh’rợ t’moot đươi công lum bâc zr’năh k’đhap tu căh vêy pr’đơợ:
- “Zr’năh k’đhap bhlâng năc ooy c’bhuh giáo viên. Xooc đâu azi công xooc t’bhlâng bhrợ hợp đồng k’đhơợng nhâm đợ giáo viên dạy n’đhang chơơc ma nưih hợp đồng công pa bhlâng k’đhap. Bâc ngai ăt coh ch’ngai đhị đâu tươc 50 km n’đhang lương năc đhiêp 2,3 ưc đồng a năm, cơnh đêêc pa bhlâng zr’năh k’đhap, căh ngai tộ moot.”
- “Trường căh zâp giáo viên n’đhơ cơh bậc Mầm non, Tiểu học lâng Trung học cơ sở n’đhang căh vêy ma nưih đoọng hợp đồng. C’la cu lâng bâc apêê giáo viên n’lơơng năc lươt tươc Kon Tum đoọng zươc pa bhrợ công căh vêy. Bâc bêl bơơn tuyển n’đhang apêê đoo dạy bơr pêê c’xêê đhêy. A đay căh vêy cơ chế k’đươi apêê ăt, tu cơnh đêêc ha dang apêê căh kiêng năc apêê đhêy.”
Râu k’đhap loom âng thầy giáo Nguyễn ThanhTú, Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Bắc Trà My lâng thầy Đoàn Lê Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học - Trung học cơ sở Kim Đồng, chr’hoong Phước Sơn công năc râu k’rang k’uôl za zum âng apêê bhrợ bh’rợ giáo dục coh da ding ca coong Quảng Nam. Căh vêy ma nưih t’moot pa bhrợ, coh bêl ting t’ngay ting vêy bâc giáo viên coh da ding ca coong lơi bh’rợ căh câ zươc chô ooy xuôi pa bhrợ, bhrợ ha bh’rợ căh zâp giáo viên coh da ding ca coong Quảng Nam bh’nhăn bhrơợng lâh.
Ting cơnh xay truih âng UBND tỉnh Quảng Nam, đhêêng tơợ c’moo 2020 tươc đâu, âi vêy lâh 200 giáo viên, cán bộ k’đhơợng lêy âng apêê cơ sở mầm non, phổ thông coh vel đong tỉnh đhêy bh’rợ, coh đêêc k’rong bâc bhlâng coh zr’lụ da ding ca coong, zr’lụ đha nuôr acoon coh. P’căn Võ Thị Lệ, Trưởng phòng Giáo dục lâng Đào tạo chr’hoong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, đhêêng coh c’moo học năc a hay chr’hoong Phước Sơn vêy 17 giáo viên lơi bh’rợ: “Giáo viên lơi bh’rợ bâc năc giáo viên coh 5 chr’val ch’ngai bha dăh, zr’năh k’đhap, hr’lang hr’câh, lươt ra vach k’đhap, pa bhlâng năc coh hân noo boo đhí tu cơnh đêêc apêê a đhi căh têêm loom pa bhrợ.Veye a đhi pa bhrợ 6 c’moo, vêy a đhi pa bhrợ 9 c’moo, n’đhơ năc 10 c’moo công lơi chô thi tuyển viên chức coh apêê chr’hoong n’lơơng căh câ lơi đoọng bhrợ bh’rợ n’lơơng.”
Căh zâp giáo viên năc xa nay zr’năh k’đhap cơnh lâng apêê chr’hoong da ding ca coong âng tỉnh Quảng Nam tơợ bâc c’moo đâu. T’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang đoọng năl, c’moo học n’nâu, chr’hoong năc cớ căh zâp 94 giáo viên, k’rong coh apêê môn học Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Toán, Sinh học…: “Đhị pr’đơợ pa chăp ch’mêêt lêy lâng học tập cơnh bhrợ âng Điện Bàn, Nam Trà My coh bêl tuyển viên chức giáo dục, azi vêy đơơng t’moot ooy c’lâng xa nay âng c’moo 2024 đoọng vêy c’lâng bh’rợ bhrợ 1 căh câ 2 g’luh thi tuyển đoọng ng’cơnh choom k’đhơợng vêy c’bhuh giáo viên vêy chất lượng, lưch loom p’têêt lâng giáo viên da ding ca coong.”
Coh bêl đương kía pr’đơợ tơợ tỉnh đoọng, l’lăm apêê chr’hoong da ding ca coong cơnh Nam Giang, Bắc Trà My… âi ma p’zay bhrợ hợp đồng giáo viên đơp dạy, ra pă giáo viên dạy apêê trường, pa dzooc tiết… đoọng k’đhơợng nhâm học sinh doó đhêy học tu căh zâp giáo viên:
“Ooy c’bhuh giáo viên, pa zêng biên chế bơơn moon năc 667 thầy, cô giáo, nhân viên, dzợ căh zâp 39 thầy cô. Tu căh zâp thầy cô năc zươc chô pa bhrợ ooy đồng bằng tu pa zêng thầy cô pa bhrợ coh da ding ca coong Nam Giang công z’zăng đanh, pr’đơợ k’đhap k’ra ooy pr’loọng đong tu cơnh đêêc zươc chô. Xooc đâu, chr’hoong xooc ch’mêêt lêy cớ đợ sinh viên âi tốt nghiệp đoọng xay moon chr’hoong t’moot tuyển, p’xoọng ooy căh zâp. L’lăm, chr’hoong vêy zươc cơ chế hợp đồng giáo viên đoọng k’đhơợng nhâm ha c’moo học.”
-“Xooc đâu Nam Giang azi căh zâp dâng 70 giáo viên. A zi công âi chơơc lêy cơnh ra pă bhrợ têng. A zi k’đươi giáo viên dạy bâc trường, choom năc a noo xooc dạy trường n’nâu n’đhang choom dzang dạy p’xoọng coh trường đăn đêêc. Năc đoo cơnh âng zi xooc bhrợ đoọng bhrợ bhr’lâ đhr’năng căh zâp giáo viên xooc đâu.”
C’lâng bh’rợ âng t’cooh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch chr’hoong Nam Giang lâng t’cooh Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Bắc Trà My t’mêê xay moon năc đợ c’lâng bh’rợ xooc đêêc, bhrợ bhr’lâ đhr’năng căh zâp giao viên xooc đâu. Ooy đanh đươnh, apêê vel đong công dzợ đương g’nưm ooy c’lâng bh’rợ liêm choom âng tỉnh lâng ngành Giáo dục Quảng Nam. Ting dap lêy tơợ apêê phòng Giáo dục - Đào tạo lâng apêê cơ sở giáo dục trực thuộc, ting quy định mơ giáo viên, c’moo học 2023-2024, tỉnh Quảng Nam dzợ căh zâp lâh 2.000 giáo viên, nhân viên k’dhơợng lêy n’đhang bh’rợ tuyển pa bhrợ xooc dzợ lum bâc zr’năh k’đhap.
Bơơn năl, bâc c’moo đăn đâu, tỉnh Quảng Nam ta luôn bhrợ apêê g’luh thi tuyển viên chức giáo dục n’đhang đhị đhr’năng la lua công căh t’đang t’pâh bâc ngai ting pâh. Pa ghit, coh g’luh thi tuyển viên chức giáo dục c’moo a hay, tiỉnh Quảng Nam năc muy bơơn tuyển lâh 50% giáo viên, nhân viên t’piing lâng cr’noọ xa nay, ha dợ u xưa k’noọ 800 cr’noọ xa nay căh bơơn tuyển. Coh đêêc, k’đhap tuyển bhlâng công năc giáo viên bậc Mầm non lâng Tiểu học. T’cooh Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục lâng Đào tạo tỉnh Quảng Nam đoọng năl, k’đhap bhlâng coh tuyển giáo viên năc căh zâp ma nưih. Pa bhlâng coh apêê chr’hoong da ding ca coong cr’noọ xa nay tuyển dụng bâc bhlâng n’đhang hồ sơ ứng tuyền năc pa bhlâng hăt. Tu vêy bâc n’đhang pa zum năc pr’đơợ tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’mông coh da ding ca coong , pa bhlâng năc c’lâng p’rang, pr’đươi pr’dua lươt ra vạch coh zr’lụ ch’ngai bha dăh dzợ bâc k’đhap k’ra; coh bêl đêêc đợ lương giáo viên la lâh hăt căh zâp ma mông, bhrợ bâc thầy cô căh lâh kiêng pa bhrợ coh da ding ca coong.
T’cooh Thái Viết Tường đoọng năl p’xoọng, t’mêê năc a hay ngành Giáo dục công t’mêê bhrợ thi tuyển giáo viên năc ma nưih đhị đêêc đoọng doó lâh ăt g’nưm ooy apêê giáo viên coh xuôi đâc. Đh’rưah lâng k’đươi muy bơr chính sách zooi giáo viên pa bhrợ coh zr’lụ zr’năh k’đhap, bhrợ t’vaih pr’đơợ đoọng apêê k’rêêm loom ăt bhrợ lâng da ding ca coong.
“Azi xơợng bhrợ muy bơr chính sách âng Nhà nước, pa đhang moon cơnh chính sách ooy k’noong k’tiêc lâng muy bơr chính sách n’lơơng tơợ Bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng pa dưr tr’mông tr’meh pr’ăt tr’nơt zr’lụ da ding ca coong, zr’lụ đha nuôr acoon coh đoọng zooi đoọng ha ngành Giáo dục moon pa zum lâng zr’lụ da ding ca coong moon la lay. Acu vêy trách nhiệm xay moon lâng bh’cộ tỉnh lâng apêê cơ quan vêy trách nhiệm âng tỉnh t’bhlâng pa chăp ch’mêêt lêy đoọng vêy chính sách n’hâu liêm glăp đoọng zooi pr’ăt tr’mông giáo viên, pa bhlâng năc apêê thầy cô coh đồng bằng đâc pa bhrợ coh da ding cacoong, zrlụ đha nuôr acoon coh.” - ông Tường đoọng năl.
P’rơơm đợ chính sách t’đui đoọng liêm glăp ha giáo viên da ding ca coong cơnh t’cooh Thái Viết Tường xay moon đơơh bơơn đươi dua đoọng da ding ca coong Quảng Nam doó dzợ k’rang căh zâp giáo viên đanh cơnh xooc đâu./.
Bao giờ vùng cao Quảng Nam hết nỗi lo thiếu giáo viên?
Tại tỉnh Quảng Nam, tình trạng giáo viên bỏ việc đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc thầy cô giáo nghỉ việc hay xin chuyển về xuôi công tác càng làm cho đội ngũ giáo viên miền núi thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở vùng cao. Giải pháp nào khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay vẫn còn là bài toán khó đối với chính quyền và ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam
Năm học mới đã trôi qua gần 1 tháng nhưng bài toán thiếu giáo viên vẫn là đề tài nóng đối với nhiều trường học ở miền núi tỉnh Quảng Nam. Trong khi chờ đợi kết quả từ kỳ thi tuyển viên chức giáo dục của tỉnh, các địa phương đang tự xoay xở để hợp đồng giáo viên đảm bảo phục vụ năm học. Tuy nhiên, việc tuyển dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại do không có nguồn:
- “Khó khăn nhất là vấn đề đội ngũ. Hiện nay chúng tôi cũng đang cố gắng hợp đồng đảm bảo số giáo viên đứng lớp nhưng tìm người hợp đồng cũng rất khó. Nhiều người ở cách xa đây cả 50 km nhưng lương chỉ 2, 3 triệu đồng thì quá khó khăn, không tuyển được”
- “Trường thiếu giáo viên ở cả bậc học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở nhưng không có nguồn để hợp đồng. Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp khác phải sang tận Kon Tum để tuyển mà cũng không có. Đôi khi tuyển được rồi nhưng họ chỉ dạy được mấy tháng lại nghỉ giữa chừng. Mình không có cơ chế ràng buộc nên nếu không thích họ sẽ nghỉ ”
Trăn trở của thầy giáo Nguyễn Thanh Tú, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My và thầy Đoàn Lê Thanh Tuấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học - Trung học cơ sở Kim Đồng, huyện Phước Sơn cũng là nỗi niềm chung của những người làm công tác giáo dục ở miền núi Quảng Nam. Không có nguồn tuyển dụng, trong khi ngày càng có nhiều giáo viên ở miền núi bỏ việc hoặc xin chuyển về xuôi công tác khiến cho bài toán thiếu giáo viên ở vùng cao Quảng Nam cứ lặp đi, lặp lại và ngày càng trở nên căng thẳng. Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, tính riêng từ năm 2020 đến nay, đã có hơn 200 giáo viên, cán bộ quản lý thuộc các cơ sở mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh nghỉ việc, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bà Võ Thị Lệ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, riêng năm học vừa rồi huyện Phước Sơn, có 17 giáo viên bỏ việc: “Giáo viên bỏ việc chủ yếu là giáo viên ở 5 xã vùng cao, vùng khó khăn, sạt lở, điều kiện đi lại rất khó khăn nhất là trong mùa mưa bão cho nên các em không an tâm công tác. Có em công tác 6 năm, có em công tác 9 năm, thậm chí 10 năm cũng bỏ ngang về thi tuyển viên chức ở các huyện khác hoặc bỏ qua làm những công việc khác”
Thiếu giáo viên là bài toán nan giải đối với các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam từ nhiều năm nay. Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết, năm học này, huyện tiếp tục thiếu 94 giáo viên, tập trung ở các bộ môn Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Ngữ Văn, Toán, Sinh học…:“Trên cơ sở nghiên cứu và học tập cách làm của Điện Bàn, huyện Nam Trà My trong thi tuyển viên chức giáo dục, chúng tôi sẽ đưa vào định hướng của năm 2024 để có lộ trình tổ chức 1 hoặc 2 đợt thi tuyển để làm sao đảm bảo có đội ngũ giáo viên có chất lượng, tâm huyết gắn với giáo dục miền núi”
Trong khi chờ nguồn từ tỉnh phân bổ về, trước mắt các huyện miền núi như Nam Giang, Bắc Trà My ...đã tự xoay xở bằng cách hợp đồng giáo viên đứng lớp, bố trí giáo viên dạy liên trường, tăng tiết ...để đảm bảo học sinh không phải nghỉ học vì thiếu thầy cô:
- “Về đội ngũ giáo viên, tổng biên chế được giao là 667 thầy, cô giáo, nhân viên, còn thiếu 39 thầy, cô. Nguyên nhân thiếu là thầy cô xin chuyển công tác vê đồng bằng do hầu hết thầy cô công tác ở miền núi Nam Giang cũng khá lâu, điều kiện khó khăn về gia đình nên xin về. Hiện nay, huyện đang rà soát lại lực lượng sinh viên đã tốt nghiệp ra trường để đề xuất huyện thi tuyển, bổ sung vào chỗ thiếu. Trước mắt, huyện sẽ xin cơ chế hợp đồng giáo viên để đảm bảo phục vụ năm học.”
- “Hiện nay Bắc Trà My chúng tôi thiếu khoảng 70 giáo viên. Chúng tôi cũng đã tìm cách xoay xở, bố trí. Chúng tôi phân công giáo viên dạy liên trường, tức là anh đang dạy trường này nhưng mà có thể sang dạy thêm ở trường bên cạnh. Đó là cách mà chúng tôi đang làm để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên hiện nay”
Giải pháp mà ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch huyện Nam Giang và ông Lê Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My vừa nêu chỉ là những giải pháp tình thế, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước mắt. Về lâu dài, các địa phương vẫn trông cậy giải pháp căn cơ của tỉnh và ngành Giáo dục Quảng Nam. Theo thống kê từ các phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc, theo quy định định mức giáo viên, năm học 2023-2024, tỉnh Quảng Nam còn thiếu hơn 2.000 giáo viên, nhân viên quản lý nhưng việc tuyển dụng hiện còn gặp nhiều khó khăn.
Những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam liên tục tổ chức các cuộc thi tuyển viên chức giáo dục tuy nhiên vẫn không thu hút nhiều người tham gia. Cụ thể, trong cuộc thi tuyển viên chức giáo dục năm ngoái, tỉnh Quảng Nam chỉ tuyển được hơn 50% giáo viên, nhân viên so với chỉ tiêu, còn dư gần 800 chỉ tiêu không tuyển được. Trong đó, khó tuyển nhất vẫn là giáo viên bậc học Mầm non và Tiểu học. Ông Thái Viết Tường, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, khó khăn lớn nhất trong tuyển dụng giáo viên là thiếu nguồn. Đặc biệt ở các huyện miền núi chỉ tiêu tuyển dụng rất nhiều nhưng hồ sơ ứng tuyển lại rất ít. Nguyên nhân có nhiều nhưng chung quy là điều kiện kinh tế-xã hội ở miền núi, đặc biệt là đường sá, phương tiện đi lại ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, trở ngại; trong khi đó mức lương giáo viên quá thấp không đủ trang trải cuộc sống, khiến nhiều thầy cô không mặn mà với giáo dục vùng cao.
Ông Thái Viết Tường cho biết thêm, vừa rồi ngành Giáo dục cũng vừa tổ chức thi tuyển giáo viên là người đồng bào tại chỗ để không phụ thuộc nhiều vào nguồn giáo viên ở xuôi lên. Đồng thời đề xuất một số chính sách hỗ trợ giáo viên công tác ở vùng khó khăn, tạo điều kiện để họ yên tâm gắn bó với giáo dục vùng cao.
“Chúng tôi thực hiện một số chính sách của Nhà nước, ví dụ chính sách về biên giới và một số chính sách khác từ Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để hộ trợ cho ngành Giáo dục nói chung và khu vực miền núi nói riêng. Tôi sẽ có trách nhiệm đề nghị với lãnh đạo tỉnh với các cơ quan có trách nhiệm của tỉnh tiếp tục nghiên cứu để có chính sách gì đó nó phù hợp để hỗ trợ đời sống giáo viên, đặc biệt là các thầy cô ở đồng bằng lên công tác ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”- ông Tường cho biết như vậy.
Hy vọng những chính sách đãi ngộ phù hợp cho giáo viên miền núi như ông Thái Viết Tường đưa ra sẽ sớm được thực thi để vùng cao Quảng Nam không còn nỗi lo thiếu giáo viên kéo dài như hiện nay./.
Viết bình luận