Đh’rưah lâng đêêc, đhị bấc zr’lụ pr’ặt tr’mông âng đhanuôr dzợ k’đhap k’ra, c’năl căh lâh…. Nâu nắc pazêng pr’đơợ liêm buôn đoọng ha pêê huông lết pa câl ma nuyh pa bhrợ. Xay bhrợ xa nay Dự án 8, Hội Liên hiệp đha đhâm c’mor tỉnh Cao Bằng ơy pa ghit bhrợ apêê cr’noọ bh’rợ xay moon zêl, cha groong đhr’năng tr’câl tr’bhlêy coon ma nuyh.
C’xêê 2/2023, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng ơy bhrợ liêm choom chuyên án CB223p đăh bh’rợ pa câl coon ma nuyh, apêê pa câl nắc p’niên k’tứi tơợp prang. K’bhuh chức năng ơy coọp zư Lê Thị Mỹ Lệ lâng Phạm Thành Sinh (zêng ặt đhị chr’hoong K’rông Pắc, tỉnh Đắk Lắk). Apêê nâu crêê ta cọop xoọc đơơng p’niên z’lâh ca noong k’tiếc (đhị zr’lụ Tềnh Quốc, chr’val Cần Nông, chr’hoong Hà Quảng).
C’xêê 7/2023, Công an tỉnh Cao Bằng nắc ơy bhrợ liêm choom chuyên án 623M, ơy trôông dấc 2 cha nắc c’mor nắc apêê pa câl ma nuyh tơợ Myanmar chô ooy Việt Nam.
Xay oon đăh đhr’năng pa câl coon ma nuyh ơy dưr vaih đhị vel đong, amoó Hứa Thị Thạch, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val Cần Nông, thị trấn Thông Nông, chr’hoong Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đoọng năl: “Cần Nông nắc chr’val ca noong k’tiếc. Đăh đhr’năng pa câl ma nuyh ooy ca noong k’tiếc nắc dzợ dưr vaih đhị vel đong, pa bhlầng nắc coh pazêng c’moo đăn đâu năc cung dưr vaih 1, 2 tu đhr’năng. T’mêê bhlầng nắc bêl c’xêê 2/2023 nắc muy p’niên n’jưih 16 t’ngay crêê apêê huông lết k’nặ đơơng pa câl ooy Trung Quốc ha dợ crêê k’bhuh chức năng bơơn lêy đhị t’nil 614 chr’val Cần Nông. Tơợ apêê ngành chức năng bơơn lêy lâng bọop zư mắc c’la cu nắc Chủ tịch Hội pân đil chr’val ơy trực tiếp xiêr k’rang a chau đhị Đồn Biên phòng lâng t’pâh apêê pr’loọng vêy coon k’tứi nắc zooi đoọng tả lót lâng t’măm đoọng, xang nắc t’pâh zên khuyến học âng chr’hoong cher 2 ức đồng câl sửa ha p’niên. Xang đêêc, a cu đơơng p’niên tước pa đớp đoọng ha Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đoọng k’rang zư lêng băn par”.
Đoọng cha groong apêê huông lết nâu, lâh mơ ting moọt bhrợ bhrơợng k’rơ âng k’bhuh chức năng cơnh Công an, Bộ đội Biên phòng, coh apêê xa nay Dự án 8 “Bhrợ têng rau liêm ma mơ lâng bhlêh lơi pazêng rau pr’hân cơnh lâng pân đil lâng p’niên k’tứi”, Hội Liên hiệp Pân đil tỉnh Cao Bằng ơy vêy bấc cr’noọ bh’rợ xay moon liêm choom lâng bh’nơơn dal. Amoó Hứa Thị Thạch, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil chr’val Cần Nông đoọng năl: “Coh c’năl âng đhanuôr đhị đâu nắc bhiệc pa câl acoon a nại đoọng lướt ooy tốh pa bhrợ thuê, pay k’diic ma nuyh k’tiếc k’ruung lơơng… nắc dzợ ặt vaih lâng xoọc dưr vaih. Azi ta luôn xay moon tước đhanuôr, tước apêê ặt đhị đhr’năng pa câl ma nuyh, a zi xay moon ghit pazêng bh’rợ lết bêl pa câl coon ma nuyh lâng cung pa dưr dal c’năl pa xoọng trách nhiệm âng đhanuôr coh bhiệc xay moon đoọng ha dang lêy apêê huông lết. Bêl a đay năc ma nuyh ặt đhị ca noong k’tiếc nắc a đay bơơn lêy ngai huông lết nắc đâh xay moon đoọng chính quyền căh cợ k’bhuh chức năng đoọng bhrợ têng đâh loon”.
Ting cơnh amoó Hoàng Trang Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp pân đil thị trấn Thông Nông, chr’hoong Hà Quảng, lâng c’rơ chr’năp nắc ma nuyh xay moon, t’pâh đhanuôr lâng zooi pân đil, p’niên k’tứi crêê ta pa câl chô ooy vel bhươl, zập hội viên pân đil nắc muy cha nắc xay moon đhị cơ sở. Rau đâu nắc zooi ma nuyh bhrợ bh’rợ xay moon t’pâh đhị cơ sở t’pâh xay moon tước k’bhuh pân đil lêy bơơn zooi: “Đăh bh’rợ xay moon zêl, cha groong pa câl ma nuyh năc coh cr’chăl hay cung bơơn cấp ủy đảng, chính quyền k’rang pa bhlầng. Coh pazêng c’moo lalăm nắc cung vêy 1 hội viên crêê pa câl ooy Trung Quốc. Tơợ ơy chô ooy vel đong, pân đil nâu nắc cung k’chit, t’tun đâu nắc apêê ngành đoàn thể cung cơnh apêê cấp Hội k’rang t’vaih pr’đơợ lâng pa ghit năl cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng, xay moon rau chr’năp liêm oọ đoọng apêê k’chut, r’dợ ặt ma mông đh’rưah lâng apêê lơơng, tng pâh apêê k’bhuh ặt bhrợ cha đhị vel đong”.
Cr’chăl hay, Hội Liên hiệp pân đil tỉnh Cao Bằng lêy bhiệc xay moon zêl, cha groong pa câl ma nuyh nắc muy coh pazêng xa nay bha lầng coh bhrợ têng rau liêm ma mơ lâng bhlêh lơi pazêng bh’rợ pr’hân crêê tước pân đil lâng p’niên k’tứi đhị tỉnh. Ting cơnh p’căn Nông Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp Pân đil tỉnh Cao Bằng, đoọng bhrợ têng liêm choom apêê xa nay âng Dự án 8, pa bhlầng nắc xay moon zêl cha groong pa câl ma nuyh, lêy k’đươi cơnh xay moon cơnh liêm t’mêê bơơn bh’nơơn dal dăh zêl, cha groong pa câl pân đil, p’niên k’tứi; pa dưr dal c’năl coh hội viên, pân đil đoọng lơi rau cr’noọ chăp pân jưih lâng pân đil, pa câl pân đil, p’niên k’tứi.
Cung ting Chủ tịch Hội Liên hiệp Pân đil tỉnh Cao Bằng, cr’chăl hay, Hội ơy k’đươi apêê tổ truyền thông lêy xay moon ghit đăh đhr’năng, bh’rợ, rau căh liêm âng bhiệc pa câl ma nuyh; quy định pháp luật bhrợ têng, bhlêh lơi đhr’năng pa câl ma nuyh lâng cơnh bhrợ têng bêl bơơn lêy đhr’năng pa câl ma nuyh pân đil, p’niên k’tứi choom dưr vaih coh đhr’năng lalua; bơr pêê chính sách lâng dịch vụ âng hội pân đil apêê cấp coh zooi, zư lêy apêê crêê ta pa câl ơy chô…
Apêê cr’noọ bh’rợ xay moon đhị Cao Bằng đoọng lêy rau xăl t’mêê, rau liêm choom âng apêê cấp hội, c’rơ trách nhiệm âng cán bộ, hội viên pân đil, tổ xay moon coh vel bhươl đăh zêl, cha groong pa câl ma nuyh, pa zưm têy bhrợ dưr môi trường tệêm ngănn đoong ha pân đil lâng p’niên n’đil./.
ĐỂ NẠN MUA BÁN NGƯỜI KHÔNG CÒN LÀ NỖI ÁM ẢNH TẠI CÁC BẢN LÀNG VÙNG CAO
Cao Bằng là tỉnh miền núi có đường biên giới dài, địa hình hiểm trở với tình hình xuất nhập cảnh trái phép diễn ra phức tạp. Bên cạnh đó, tại một số khu vực cuộc sống của người dân còn khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế... đây là những điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm mua bán người hoạt động. Triển khai Dự án 8, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng đã chú trọng tổ chức các mô hình truyền thông phòng, chống mua bán người.
Tháng 2/2023, Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng đã phá thành công chuyên án CB223p về hành vi mua bán người, nạn nhân là cháu bé chưa tròn tháng tuổi. Lực lượng chức năng đã bắt giữ Lê Thị Mỹ Lệ và Phạm Thành Sinh (cùng trú tại huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk). Các đối tượng này bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi đưa cháu bé qua biên giới (thuộc địa phận xóm Tềnh Quốc, xã Cần Nông, huyện Hà Quảng).
Tháng 7/2023, Công an tỉnh Cao Bằng tiếp tục triệt phá thành công chuyên án số 623M, giải cứu 2 thiếu nữ là nạn nhân của tội phạm mua bán người từ Myanmar về Việt Nam.
Chia sẻ về tình trạng mua bán người đã từng xảy ra ở địa phương, chị Hứa Thị Thạch, Chủ tịch Hội LHPN xã Cần Nông, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cho biết: “Cần Nông là xã biên giới. Về tình trạng mua bán người qua biên giới thì vẫn còn xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là trong những năm vừa rồi cũng đã xảy ra 1,2 trường hợp. Mới nhất là vào tháng 2 năm 2023 là một vụ em bé trai 16 ngày tuổi bị bọn buôn bán người để ý và có ý đồ đưa em sang Trung Quốc nhưng đã bị lực lượng chức năng phát hiện tại mốc 614 xã Cần Nông. Sau khi các ngành chức năng phát hiện và bắt giữ thì bản thân tôi là Chủ tịch Hội phụ nữ xã đã trực tiếp đến chăm sóc em bé tại đồn biên phòng và vận động các hộ có con nhỏ ủng hộ tã lót và sữa, rồi vận động quỹ khuyến học của huyện tặng 2 triệu đồng để mua sữa cho bé. Sau đó, tôi đưa em bé ra bàn giao cho Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh để tiếp tục chăm sóc và nuôi dưỡng bé”.
Để ngăn ngừa loại tội phạm nguy hiểm này, ngoài sự vào cuộc đấu tranh quyết liệt của lực lượng chức năng như Công an, Bộ đội Biên phòng, trong khuôn khổ các nội dung Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng đã có nhiều mô hình truyền thông sáng tạo và hiệu quả. Chị Hứa Thị Thạch, Chủ tịch Hội LHPN xã Cần Nông cho biết thêm: “Trong vấn đề nhận thức của bà con nơi đây, thì việc mua bán con cái để sang bên kia biên giới làm thuê, để lấy chồng nước ngoài… thì nó cũng rất là tiềm ẩn và cũng đang còn xảy ra. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền đến bà con nhân dân, đến đối tượng có nguy cơ bán người, chúng tôi phân tích rõ những hành vi sai trái khi thực hiện hành động mua bán người và cũng nâng cao nhận thức thêm trách nhiệm của cộng đồng trong việc tố giác các loại tội phạm. Khi mà mình là dân biên giới mà mình phát hiện những đối tượng lạ mà thấy hiện tượng như thế thì phải báo cáo ngay với chính quyền hoặc là lực lượng chức năng để xử lý kịp thời.”
Theo chị Hoàng Trang Định, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, với vai trò là người tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị mua bán trở về với cộng đồng, mỗi hội viên phụ nữ là một tuyên truyền viên tại cơ sở. Điều này sẽ giúp người làm công tác tuyên truyền vận động tại cơ sở mở rộng tuyên truyền đến nhóm phụ nữ cần hỗ trợ: “Về công tác tuyên truyền phòng chống mua bán người thì trong thời gian qua cũng được cấp ủy đảng, chính quyền rất là quan tâm. Trong những năm trước thì cũng có 1 hội viên bị bán sang Trung Quốc. Sau khi trở về địa phương, phụ nữ này cũng mặc cảm, về sau được các ngành đoàn thể cũng như các cấp Hội quan tâm tạo điều kiện và chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nói chuyện đúng hướng và có những cái lời động viên thì chị ấy bỏ qua được cái mặc cảm của bản thân và dần dần hòa nhập vào cộng đồng và chị ấy cũng đã mạnh dạn hơn, chủ động tham gia các hội nhóm ở địa phương”.
Thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Cao Bằng coi việc truyền thông phòng, chống mua bán người là một trong những nội dung cốt lõi trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em ở tỉnh. Theo bà Nông Thị Tuyết, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cao Bằng, để thực hiện thành công các nội dung của Dự án 8, đặc biệt là truyền thông phòng, chống mua bán người đòi hỏi cách tiếp cận, tổ chức thực hiện mới hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả thực chất công tác phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em; nâng cao nhận thức trong hội viên, phụ nữ nhằm xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ, trẻ em.
Cũng theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cao Bằng, thời gian qua, Hội đã chỉ đạo các tổ truyền thông cần nhấn mạnh tuyên truyền về nguy cơ, thủ đoạn, hậu quả mua bán người; quy định pháp luật xử lý hành vi mua bán người và cách thức xử lý tình huống khi phát hiện vụ việc mua bán phụ nữ, trẻ em có thể xảy ra trong thực tế; một số chính sách và dịch vụ của hội phụ nữ các cấp trong hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bị mua bán trở về...
Các mô hình truyền thông tại Cao Bằng cho thấy sự đổi mới, sáng tạo của các cấp hội, vai trò, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ, tổ truyền thông cộng đồng trong việc phòng, chống mua bán người, chung tay xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái./.
Viết bình luận