LÂM ĐỒNG PA DƯR K’RƠ ĐẠI ĐOÀN KẾT BHRỢ PA DƯR VEL BHƯƠL DƯR K’RƠ K’VAN
Thứ hai, 09:55, 04/03/2024 PV Quang Sáng PV Quang Sáng
Xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đắh bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê ơy bhrợ clan bhứah k’rơ đhị zâp vel đông Tây Nguyên. Cắh mưy zooi đoọng pr’ắt tr’mung vel bhươl tr’xăl liêm, xa nay bh’rợ nâu dzợ chrooi pa xoọng bhrợ tr’xăl liêm choom đắh cr’noọ bh’rợ, bhiệc bhrợ âng đhanuôr cóh k’coong ch’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh. Đhị tỉnh Lâm Đồng, hân đhơ pr’ắt tr’mung âng đhanuôr dzợ bấc zr’nắh k’đhạp nắc tu vêy năl cơnh pa dưr c’rơ đại đoàn kết acoon manứih, bhiệc pa zưm têy bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê nắc ơy đơơng chô bấc râu bh’nơơn chr’nắp liêm.

 

 

Chr’val Gung Ré, chr’hoong Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bấc lêy đhanuôr nắc manứih acoon cóh. Đh’rứah lâng 2 râu tơơm chr’nóh bha lâng nắc cà phê lâng ha roo ruộng, đợ c’moo hanua, đhanuôr cóh đâu ơy pa dưr pa xớc k’ha riêng hécta ta tơơm cha p’lêê cơnh bơ, sầu riêng, mắc ca, chanh dây, dâu tằm lâng bấc đhị k’tiếc chóh bhơi r’véh zâp râu. Tu vêy p’ghít lêy tr’xăl tơơm chr’nóh ting c’lâng pa dưr dal chr’nắp hàng hoá, lâng đươi dua zâp c’lâng bh’rợ chóh bhrợ liêm choom, zên pa chô đhị k’tiếc chóh bhrợ âng Gung Ré vêy bơơn k’noọ 150 ực đồng đhị mưy hécta ooy mưy c’moo. Tợơ đếêc, đợ mơ pr’loọng đha rứt âng chr’val ơy xiêr dzợ 5%. Ting cơnh t’coóh K’Keo, Bí thư Chi bộ vel Hàng Làng, chr’val Gung Ré, bh’nơơn bh’rợ nâu nắc tu vêy râu k’rang lêy âng Đảng lâng Nhà nước zâp đắh, lấh mơ nắc đắh bhrợ xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung đắh bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê: “Vel Hàng Làng nắc vel pa bhlâng zr’nắh k’đhạp, bơơn Đảng, Nhà nước k’rang lêy k’rong bhrợ, k’rang đoọng pr’ắt tr’mung lâng pa dưr pa xớc bh’rợ tr’mung ha đhanuôr. Tợơ đhị bhrợ bấc lớp pa choom đắh bhrợ cha, ha cơnh chóh bhrợ zư lêy tơơm chr’nóh, bh’năn băn, zâp tiến bộ Khoa học kỹ thuật lêy đươi ooy bh’rợ tr’nêng... nắc ơy zooi đhanuôr tr’xăl cr’noọ bh’rợ đắh chóh bhrợ. Xang bêl đhanuôr đươi dua ooy đắh bhiệc chóh bhrợ ting bhr’dzang vêy pa chô bh’nơơn chr’nóh bấc, zên pa chô xoọc đâu cung pa dưr bấc lấh mơ ahay”.

Ha dợ lâng t’coóh vel Đơng Gur Ha Lơng, cóh vel Đam Pao, chr’val Đạ Đờn, chr’hoong Lâm Hà, tợơ t’ngay bơơn đươi zâp xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung, pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh Đạ Đờn ơy vêy tr’xăl liêm choom. Cắh mưy điện, c’lâng, trường, trạm ta k’rong bhrợ, cr’noọ bh’rợ t’bhlâng bhrợ cha âng đhanuôr cóh vel đông cung vêy tr’xăl liêm choom. Zâp ngai đông cung t’bhlâng bhrợ cha, pa dưr pr’ắt tr’mung pr’loọng đông lâng đh’rứah pa zưm têy bhrợ pa dưr vel bhươl ting t’ngay ting k’van k’bhộ. T’coóh vel Đơng Gur Lơng hơnh déh moon: “Vel Đam Pao vêy bấc acoon cóh đh’rứah ặt ma mung, cơnh manứih K’ho Cil, K’ho Sre, K’ho R’Yồng, apêê A’duôn... hân đhơ cơnh đêếc, đhanuôr zêng tr’cơnh loom, đoàn kết đoọng đh’rứah pa dưr pa xớc vel bhươl ting t’ngay ting liêm choom lấh mơ. Đhanuôr pazưm têy zooi bhrợ c’lâng, đác đươi dua, đèn pa ang. Acu nặc t’coóh vel, ting lêy k’đươi moon đhanuôr đh’rứah đoàn kết, tr’cơnh cr’noọ bh’rợ lêy bhrợ pa dưr vel bhươl, cung cơnh râu đoàn kết âng zâp tôn giáo cóh vel cơnh công giáo, tin lành lâng phật giáo”.

Đh’rứah lâng râu k’rang lêy âng Đảng lâng Nhà nước ooy đắh xay bhrợ bấc chính sách, xa nay bh’rợ, dự án k’rong bhrợ, nắc râu đoàn kết, pa zưm c’rơ, tr’cơnh loom âng pa zêng đắh bh’rợ chính trị lâng đhanuôr ơy bhrợ pa dưr c’rơ, zooi đoọng bấc zr’lụ đhanuôr acoon cóh ting bhr’dzang dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp, pa zưm pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung lâng têêm ngăn chính trị. Cơnh nắc chr’val Phú Hội, chr’hoong Đức Trọng, bơơn lêy bhiệc bhrợ p’têết pa zưm ting n’juông chr’nắp dal hàng hoá nắc đoo c’lâng bh’rợ bha lâng, chính quyền vel đông ơy k’đươi moon đhanuôr pấh bhrợ t’bhlâng ooy zâp đắh bh’rợ bhrợ cha lâng pa câl bh’nơơn pr’đươi bơơn bhrợ. Prang chr’val xoọc vêy k’noọ 800 pr’loọng pấh bhrợ ooy zâp bh’rợ p’têết pa zưm chóh bhrợ bhơi r’véh, p’lêê p’coo zâp râu lâng bấc công ty, doanh nghiệp lâng HTX, ooy đâu vêy 87% vêy ký gr’hoót hợp đồng bhrợ ting c’lâng nhâm mâng. Ting cơnh t’coóh Liêng Hót Ha Huyền, Bí thư Chi bộ vel Rchai 2, pr’ắt tr’mung pa dưr pa xớc, vel bhươl ting pa dưr, khối đại đoàn kết acoon manứih ting t’ngay ting nhâm mâng. Bh’rợ zr’nưm bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê cung bơơn đhanuôr lêy đươi bhrợ đh’rứah liêm: “Bấc lêy đhanuôr cóh Rchai 2 nắc manứih acoon cóh, đoọng đhanuôr t’bhlâng pa zưm têy bhrợ pa dưr vel bhươl t’mêê, đoọng k’tiếc bhrợ c’lâng nắc bh’rợ k’đươi moon chr’nắp bhlâng, apêê t’coóh vel, manứih bấc ngai chắp, hệ thống chính trị lêy moót zêng, bhrợ pa dưr c’rơ đại đoàn kết pa zêng acoon manứih. Xoọc đâu lâng c’lâng bê tông nắc lêy ơy bhrợ bhứah, liêm xang”.

Tước lứch c’moo 2023, tỉnh Lâm Đồng vêy 109/111 chr’val bơơn chuẩn vel bhươl t’mêê, ooy đâu 41 chr’val vel bhươl t’mêê pa dưr dal lâng 16 chr’val vel bhươl kiểu mẫu. Lâng râu moót bhrợ k’rơ âng pa zêng hệ thống chính trị, pa zưm lâng râu đoàn kết đh’rứah liêm ting bhrợ tơợ zâp đhanuôr, acu moon tỉnh Lâm Đồng nắc vêy đấh bơơn vel bhươl t’mêê lăm c’moo 2025 cơnh cr’noọ bh’rợ moon pa glúh./.

Lâm Đồng phát huy đại đoàn kết xây dựng buôn làng phát triển

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trên khắp các buôn làng Tây nguyên. Không chỉ giúp diện mạo nông thôn thay đổi, chương trình còn góp phần tạo chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tại tỉnh Lâm Đồng, mặc dù đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn nhưng nhờ biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, việc chung tay xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều kết quả ấn tượng.

Xã Gung Ré, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng có phần lớn dân cư là người dân tộc thiểu số. Cùng với 2 loại cây trồng chủ lực là cà phê và lúa nước, những năm qua, người dân nơi đây đã phát triển thêm hàng trăm héc ta cây ăn quả như bơ, sầu riêng, mắc ca, chanh dây, dâu tằm và nhiều diện tích rau màu các loại. Nhờ chú trọng chuyển đổi cơ cấu câu trồng theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa, đồng thời áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất, doanh thu trên cùng đơn vị diện tích canh tác của Gung Ré đã đạt bình quân gần 150 triệu đồng/héc ta/năm. Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo của xã đã giảm xuống còn 5%. Theo ông K’Keo, Bí thư Chi bộ thôn Hàng Làng, xã Gung Ré, kết quả này là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt, nhất là thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. “Thôn Hàng Làng là thôn đặc biệt khó khăn, được Đảng, Nhà nước, quan tâm trong đầu tư, chăm lo đời sống và phát triển kinh tế cho bà con. Từ chỗ tổ chức nhiều lớp tập huấn chỉ vẽ cách thức làm ăn, kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, các tiến bộ KHKT cần áp dụng vào sản xuất… đã giúp bà con thay đổi tư duy trong canh tác. Sau khi bà con áp dụng vào thâm canh đã từng bước đưa năng suất cây trồng tăng cao, nguồn thu nhập giờ đã được tăng lên rất nhiều so với trước."

Còn với già làng Đơng Gur Ha Lơng, ở thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, từ ngày được hưởng lợi các chương trình mục tiêu quốc gia, bộ mặt của vùng dân tộc thiểu số Đạ Đờn đã có sự thay đổi lớn. Không chỉ điện, đường, trường, trạm được đầu tư, ý thức tự lực vươn lên của bà con trong buôn làng cũng có sự đổi thay tích cực. Nhà nào cũng chịu khó làm ăn, nâng cao đời sống kinh tế gia đình và chung tay cùng cộng đồng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Già làng Đơng Gur Ha Lơng tự hào, nói: “Thôn Đam Pao có nhiều dân tộc cùng chung sống, như người K’ho Cil, K’ho Sre, K’ho R’Yồng, người Kinh... nhưng bà con luôn có sự đồng lòng, đoàn kết để cùng nhau phát triển buôn làng ngày một tốt hơn. Bà con chung tay góp sức làm đường, nước sinh hoạt, đèn chiếu sáng. Tôi là già làng nên càng phải đứng ra vận động bà con chung lòng đoàn kết, cùng chí hướng tiến lên xây dựng kinh tế của buôn làng, cũng như sự đoàn kết giữa các tôn giáo chính trong buôn như công giáo, tin lành và phật giáo”.

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư, chính sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân đã tạo nên sức mạnh, giúp nhiều vùng dân tộc thiểu số từng bước vượt qua khó khăn, tập trung phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Điển hình là xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, nhận thấy việc liên kết sản xuất theo chuỗi nâng cao giá trị hàng hóa là xu thế tất yếu, chính quyền địa phương đã vận động bà con tham gia tích cực vào các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Toàn xã hiện có gần 800 hộ tham gia vào các mô hình liên kết sản xuất rau, hoa, củ, quả các loại với nhiều công ty, doanh nghiệp và HTX, trong đó có 87% có ký kết hợp đồng sản xuất theo hướng bền vững. Theo ông Liêng Hót Ha Huyền, Bí thư Chi bộ thôn Rchai 2, kinh tế phát triển, tình làng nghĩa xóm được phát huy, khối đại đoàn kết dân tộc càng thêm bền chặt. Phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao cũng được bà con nhiệt tình hưởng ứng. “Phần lớn người dân ở Rchai 2 là dân tộc thiểu số, để người dân tích cực chung tay xây dựng nông thôn mới, hiến đất làm đường thì công tác vận động rất quan trọng, các già làng, người có uy tín, hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải tạo được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay đối với đường bê tông hóa thì gần như đã hoàn thành, khang trang”.

Đến hết năm 2023, tỉnh Lâm Đồng có 109/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 41 xã nông thôn mới nâng cao và 16 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, cộng với sự đoàn kết nhất trí và tham gia hưởng ứng tích cực từ phía người dân, tin chắc rằng tỉnh Lâm Đồng sẽ về đích nông thôn mới trước năm 2025 như mục tiêu đã đặt ra./.

PV Quang Sáng

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC