Muy coh bâc bh’nơơn du lịch t’mêê t’đang t’pâh t’mooi tươc lâng da ding ca coong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năc đoo Chợ phiên Nam Đông. X’ría c’xêê 3 c’moo đâu, chợ phiên Nam Đông năc tơơp moot bhrợ têng đhị Đong Văn hóa âng chr’hoong. Tơợ đêêc tươc đâu, chợ phiên bơơn bhrợ têng 2 chu zâp c’xêê moot x’ría tuần t’đang t’pâh râu k’rang âng bâc ơl đha nuôr lâng t’mooi ch’ngai đăn. Tươc lâng chợ phiên Nam Đông, t’mooi bơơn cha ộm đợ ch’na a yêm âng k’tiêc Nam Đông, cơnh avị hor, avị đhooh g’ur a rong, lêệ boh… apêê ch’na dhd’năh bơơn bhrợ têng tơợ bh’nơơn âng đha nuôr vel đong ma choh bơơn. Xang bêl cha đợ ch’na a yêm n’năc, t’mooi năc choom lươt đhiêr prang chợ đoọng chơơc câl lêy bh’nơơn râu lơơng âng Nam Đông cơnh: Pih ngam, prí, chứa, akiêl… Amoó Lê Hồng Hạnh, t’mooi coh thành phố Đà Nẵng xay moon, n’đhơ tươc chợ bâc chi n’đhang zâp chu tươc ađoo zêng lêy bâc râu t’mêê t’mô: “Nâu đoo năc g’luh 3 acu tươc chợ phiên. Acu lêy pr’đươi coh đâu pa bhlâng bâc râu, doó k’pân vêy z’nươu căh liêm ha c’rơ, câl apêê bh’nơơn coh đâu pa bhlâng k’rêêm loom, zên câl công doó lâh bâc”.
Đh’rưah lâng chợ phiên Nam Đông, tươc lâng da ding ca coong n’nâu, t’mooi dzợ bơơn ăt hr’luc a đay lâng c’leh văn hóa liêm pr’hay âng đha nuôr Cơ Tu, bơơn năl Gươl, ping xal, xa nâp acoon coh, hr’luc a đay lâng xa nul chiing cha gâr ca dzriing tân tung da dă dr’dêêc…
Coh đâu dzợ vêy bâc c’bhuh toọm đac, k’ruung đac liêm pr’hay, cơnh: Tran đac Mơ, tran đac Kazan, tran đac Phướng, … đh’rưah lâng apêê boọng gợp, crâng ca coong n’loong n’cuông ma bhuy z’nghit lâng c’bhuh clong đac cơnh Tả Trạch, Thượng Lộ lâng Thượng Nhật. Nam Đông công bơơn năl tươc năc vel đong grơơ nhool coh zêl pruh a râp a bhuy zư lêy k’tiêc k’ruung cơnh lâng bâc zr’lụ c’kir cách mạng cơnh Đồn Nam Đông, Đồn Khe Tre, boọng hầm Ka Tư… T’mooi Bạch Văn Quang coh thành phố Huế xay moon: “Nam Đông năc đhăm k’tiêc liêm pr’hay bhlâng. Vel đong pr’hay, acoon ma nưih liêm! N’đhơ acu tươc đâu bâc chu âi n’đhang zâp bêl rach chô ooy đâu, coh loom luônh cu công xơợng bâc râu kiêng chơơc bơơn năl, crâng ca coong dzợ bâc đhị kiêng châc la lêy. Azi vêy rach chô cớ ooy đâu bâc chu dzợ”.
Năl ghit đơơng du lịch dưr vaih c’lâng bhrợ cha bha lâng đoọng pa dưr tr’mông tr’meh - pr’ăt tr’nơt, xay bhrợ bh’rợ tr’nêng, ha dưr dal rau pa chô ha đha nuôr, chr’hoong Nam Đông âi xră pa gluh Nghị quyết ooy pa dưr du lịch cr’chăl 2017-2020 lâng chr’năp tươc c’moo 2030. Lâh đợ zên âng tỉnh lâng chr’hoong, vel đong p’loon đợ pr’đơợ tơợ apêê bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung k’rong bhrợ pa xang cơ sở hạ tầng, bhrợ pa dưr apêê c’lâng moot ooy zr’lụ du lịch đoọng p’têêt pa zum c’lâng liêm buôn. Chr’hoong Nam Đông công t’đang moon apêê doanh nghiệp, đong k’rong bhrợ ting pâh pa dưr du lịch coh vel đong cơnh lâng bâc cơ chế, chính sách liêm choom. Đh’rưah lâng n’năc, t’bhlâng bh’rợ pa choom đoọng ha đha nuôr, apêê đong bhrợ du lịch. C’moo 2023, apêê đhị du lịch coh vel đong chr’hoong đương hơnh k’noọ 12.500 c’bhuh t’mooi, coh đêêc, k’noọ 4.300 t’mooi đhêy bêch, pa chô zên k’noọ 4 tỷ đồng. Amoó Trần Thị Hồng Nhạt coh chr’val Thượng Lộ đoọng năl, đhị apêê lớp pa choom đoọng âng chr’hoong lâng ngành chức năng bhrợ têng, amoó doó dzợ lâh k’chit bêl lum prá lâng t’mooi: “Xang bêl bơơn ting pâh lơp pa choom đoọng, azi âi r’dợ năl bhrợ bh’rợ hơnh t’mooi, doó dzợ lâh k’chit bêl xay prá lâng pa câl bh’nơơn âng đha nuôr ma bhrợ t’vaih. Nâu đoo năc bêl liêm đoọng azi ting pa choom z’hai g’lăng, pr’đơợ liêm đoọng xay pa căh vel đong, acoon ma nưih lâng văn hóa Nam Đông tươc zâp ngai”.
N’đhơ âi vêy bâc râu t’bhlâng, n’đhang du lịch coh chr’hoong Nam Đông công căh âi pa dưr liêm mơ pr’đơợ âi vaih. Xooc đâu, prang chr’hông năc đhêêng vêy 5 đong đhêy, bâc năc đong đhêy ăt k’tứi. Apêê đhị bhrợ têng du lịch dzợ căh âi k’rong bhrợ pa liêm. Apêê đhị bhui har, cha ơh, đong đhêy ăt, dịch vụ cha ộm năc âng đha nuôr ma bhrợ pa dưr căh âi ting quy hoạch liêm ghit đoọng ha bh’rợ pa dưr du lịch đanh mâng… Ting p’căn Alăng Bé, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng vel Dỗi, chr’val Thượng Lộ, du lịch Nam Đông căh âi pa dưr liêm mơ pr’đơợ năc tu căh zâp ma nưih pa bhrợ; bh’rợ ăt bhrợ căh âi liêm choom; bh’rợ bhrợ pa dưr k’tá, pa căh du lịch căh âi mr’cơnh liêm: “Cr’chăl ha nua chr’hoong công âi bhrợ lớp pa choom đoọng ha ngai ting pâh HTX ng’cơnh bhrợ têng, lum prá lâng t’mooi liêm choom lâh, chuyên nghiệp lâh. N’dhơ cơnh đêêc, đha nuôr Cơ Tu tơợ đanh a hay căh âi looih bool lum prá lâng t’mooi, pa bhlâng năc ăt prá lâng k’tiêc k’ruung n’lơơng, trình độ p’rá k’tiêc k’ruung n’lơơng dzợ căh lâh choom. Rơơm kiêng chr’hoong k’rang k’rong bhrợ cơ sở hạ tầng, bhrợ t’vaih pr’đơợ ting pâh pa choom kinh nghiệm đhị lơơng đoọng đha nuôr bhrợ du lịch liêm choom lâh, xay pa căh văn hóa vel đong k’rơ lâh”.
Bhrợ bhr’lâ râu zr’năh k’đhap coh bhrợ têng du lịch, l’lăm chr’hoong Nam Đông năc p’loon đợ zên k’rong bhrợ pa liêm cơ sở hạ tầng. Ooy đanh mâng, vel đong vêy t’bhlâng apêê bh’rợ pa dưr du lịch, bhrợ k’rơ bh’rợ ting pâh chroi k’rong bhrợ dịch vụ, du lịch. T’cooh Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, đoọng năl, vel đong xooc k’rong bâc c’lâng bh’rợ đoọng pa dưr du lịch crâng đac, du lịch vel bhươl. “Cr’chăl tươc, azi năc t’bhlâng t’đang moon k’rong bhrợ pa dưr đợ bh’rợ dzợ xooc la lơ ooy cơ sở hạ tầng đoọng choom bhrợ pa dưr pr’đơợ toọm đac, crâng ca coong lâng pa dưr du lịch crâng đac coh vel đong chr’hoong. Azi công p’rơơm, xang bêl Dự án “Vel Văn hóa Cơ Tu” bhrợ têng xang vêy chroi đoọng bhrợ pa dưr du lịch, bhrợ t’vaih râu bha lâng bêl t’mooi tươc lâng Nam Đông vêy p’xoọng bh’nơơn du lịch choom ting la lêy, pa choom pa chăp ch’mêêt lêy”./.
Nam Đông: Đánh thức tiềm năng phát triển du lịch
Cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong thung lũng được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao. Vùng núi này có điều kiện tự nhiên phong phú, khí hậu trong lành, đa dạng về văn hóa đồng bào các dân tộc Cơ Tu, Pa Cô… và có phong cảnh nên thơ hữu tình… Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Nam Đông đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng.
Một trong những sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách đến với miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế đó chính là Chợ phiên Nam Đông. Cuối tháng 3 năm nay, chợ phiên Nam Đông bắt đầu hoạt động tại Nhà Văn hóa dân tộc huyện. Từ đó đến nay, chợ phiên được duy trì 2 lần mỗi tháng vào dịp cuối tuần thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách gần xa. Đến với chợ phiên Nam Đông, du khách có thể thưởng thức những món ăn truyền thống mang đậm dấu ấn đất và người Nam Đông, như cơm lam, xôi sắn, thịt nướng… Các món ẩm thực được chế biến từ sản vật do chính tay người dân dịa phương nuôi trồng. Sau khi thưởng thức các món ăn truyền thống, du khách có thể dạo một vòng quanh chợ để chọn mua những sản phẩm đặc trưng của vùng đất Nam Đông, như: cam, chuối, dứa, dưa lê… Chị Lê Hồng Hạnh, du khách ở thành phố Đà Nẵng chia sẻ, dù đã đến chợ phiên nhiều lần nhưng mỗi lần đến chị đều cảm nhận nhiều điều mới mẻ: “Đây là lần thứ 3 tôi đến tham chợ phiên. Tôi thấy hàng hóa ở đây rất đa dạng, hàng nông sản sạch không có thuốc hóa học, trừ sâu, mua các mặt hàng nông sản rất yên tâm, giá cả cũng phải chăng”.
Cùng với chợ phiên Nam Đông, đến với vùng núi này, du khách còn được đắm chìm trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ Tu, khám phá kiến trúc Gươl, nhà mồ, trang phục truyền thống, hòa mình cùng tiếng trống chiêng rộn ràng với điệu múa tân tung da dă dập dìu…
Nơi đây còn có hệ thống suối, thác tuyệt đẹp, như: thác Mơ, thác Kazan, thác Phướng, thác Trời, đập Tràn… cùng các hang động, thảm thực vật, rừng nguyên sinh và hệ thống hồ chứa lớn như Tả Trạch, Thượng Lộ và Thượng Nhật. Nam Đông cũng được biết đến là địa phương anh hùng trong chiến đấu bảo vệ đất nước với nhiều khu chiến tích cách mạng như Đồn Nam Đông, Đồn Khe tre, địa đạo Ka tư… Du khách Bạch Văn Quang ở thành phố Huế cảm nhận: “Nam Đông vùng đất sơn thủy hữu tình. Đất đẹp, người đẹp! Dù tôi đến đây rất nhiều lần nhưng mỗi lần quay lại đây, trong tôi vẫn luôn cảm thấy thú vị, quang cảnh núi rừng như chốn bồng lai tiên cảnh. Khi nào có dịp, chúng tôi tranh thủ quay trở lại nơi này”.
Xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế - xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Nam Đông đã ban hành Nghị quyết về phát triển du lịch giai đoạn 2017 - 2020 định hướng đến năm 2030. Ngoài nguồn vốn từ ngân sách tỉnh và huyện, địa phương tranh thủ nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến đường vào khu du lịch để kết nối giao thông thuận lợi. Huyện Nam Đông cũng kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia phát triển du lịch tại địa phương với những cơ chế, chính sách thông thoáng. Đồng thời, tăng cường tập huấn cho người dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch. Năm 2023, các điểm du lịch trên địa bàn huyện đón gần 12.500 lượt khách, trong đó, gần 4.300 khách lưu trú, doanh thu gần 4 tỷ đồng. Chị Trần Thị Hồng Nhạt ở xã Thượng Lộ cho biết, qua các lớp tập huấn do huyện và ngành chức năng tổ chức, chị đã tự tin hơn trong việc tiếp đón du khách. “Sau khi được tham gia lớp tập huấn, chúng tôi đã dần làm quen với việc tiếp đón khách, mạnh dạn giới thiệu và bán các nông sản do chính bà con mình làm ra. Đây là dịp tốt để chúng tôi học học kinh nghiệm, cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh quê hương, con người và văn hóa Nam Đông đến với nhiều người”.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song du lịch ở huyện Nam Đông vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Hiện nay, cả huyện chỉ có 5 cơ sở lưu trú, chủ yếu là nhà nghỉ quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu công vụ và thăm người thân. Các cơ sở, địa điểm tổ chức khai thác du lịch còn thiếu đầu tư, nâng cấp. Các điểm vui chơi, giải trí, nhà nghỉ, dịch vụ nhà hàng phát triển tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể cho mục đích phát triển du lịch lâu dài… Theo bà Alăng Bé, Giám đốc HTX Du lịch cộng đồng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ, du lịch Nam Đông nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn lao động; thái độ, phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch thiếu đồng bộ: “Thời gian qua huyện cũng đã tổ chức tập huấn cho thành viên HTX cách tiếp đón khách du lịch chu đáo hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, bà con Cơ Tu lâu nay vẫn chưa quen với việc giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn rất hạn chế. Rất mong huyện quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tham gia học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi khác để bà con làm du lịch tốt hơn, quảng bá được hình ảnh, văn hóa địa phương mạnh hơn”.
Khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động du lịch, trước mắt, huyện Nam Đông tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Về lâu dài, địa phương sẽ tăng cường các biện pháp kích cầu du lịch, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa, Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, địa phương đang tập trung nhiều giải pháp để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: “Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại về cơ sở hạ tầng để có thể khai thác tiềm năng suối, thác và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng, sau khi Đề án “Làng Văn hóa Cơ Tu” hoàn thành sẽ góp phần phục vụ việc phát triển du lịch, tạo nên điểm nhấn khi du khách đến với Nam Đông có thêm sản phẩm du lịch để tham quan, học tập, nghiên cứu”./.
Viết bình luận