PA CHOOM CHỮ ĐOỌNG Z’LÂH DHA RƯT
Thứ ba, 08:02, 19/03/2024 Thừa Xuân Thừa Xuân
Bêl măt t’ngay tơơp lơơp đhị da ding công năc bêl tr’ang điện đhị apêê lớp học pa choom chữ coh zr’lụ da ding ca coong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái dưr ang clá. Ađhi amoó ma nưih Mông pr’zươc tươc lớp, zâp ngai zêng bhui har tu zâp ngai zêng năl ghit, năc muy năc chữ vêy mă z’lâh đha rưt, pr’ăt tr’mông vêy choom dưr ta clơ.

 

 

Ha dưr đơc bh’rợ ha rêê đhuôch, ađhi amoó ma nưih Mông coh chr’val Nậm Có, chr’hoong Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái năc pr’hân chô ooy đong z’zêệ cha cha đoọng loon k’têêp bha ar x’ră tươc lớp pa choom chữ bơơn bhrợ têng đhị đong ăt bhrợ za zum vel Thào Xa Chải.

Z’lâh loom cha kit ga bu, lâh 20 ađhi amoó đh’rưah pa choom đánh vần ting cr’liêng chữ. Bhr’ươr dzợ cr’bool, cr’liêng đọc căh âi la lua crêê, ghit chữ, n’dhang apêê học viên zêng đọc k’rơ, đọc mr’cơnh đhị râu pa choom đoọng âng thầy giáo. Đợ tr’pang têy zêng t’râl âi looih k’đhơợng toong achị, anuôih, choot abhoo, ha roo nâu câi năc k’đhơợng bút đoọng xră ting cr’liêng chữ, căh câ bha lương têy pa choom bhrợ toán. Amoó Hàng Thị Dí, vel Thào Xa Chải, chr’val Nậm Có, chr’hoong Mù Cang Chải xay moon: “Tơợ đong cu tươc lớp học năc bil dâng 40 phút, n’đhang acu doó t’ơơh tu acu năl choom đọc choom xră đoọng bêl lươt ooy chợ c’câl bh’bhlêy, đoọng choom đọc apêê bha ar pa tơ dh’rưah lâng apêê ca coon. Acu vêy t’bhlâng đọc choom, bhrợ toán choom”.

Lâh 40 c’moo, amoó Sùng Thị Chù, ăt coh vel Thào Xa Chỉ, chr’val Nậm Có năc ha dợ tơơp pâh pa choom chữ. Amoó Chù đoọng năl, muy râu năc tu pr’đơợ pr’loọng đong zr’năh k’đhap, muy râu cớ năc tu amoó đơơh pay k’diic tu cơnh đêêc âi cha groong c’lâng tươc trường âng đay. Nâu câi, đhị râu xay truih p’too moon âng chính quyền vel đong, năc cớ bơơn k’diic p’too moon lâng c’la đay công kiêng pa choom chữ, bơơn năl năl xa nay z’hai pa dưr tr’mông tr’meh tu cơnh đêêc a moó tươc lớp pa choom chữ. N’đhơ doó ghlêh lơi học muy chu a ôt, n’dhơ plêêng cha kêêt z’nghit, boo pit năc tu z’zăng ga riing ga rứa tu cơnh đêêc amoó Chù căh lâh buôn hay apêê pa choom. Đoọng bhrợ bhr’lâ râu đâu, lâh mơ đâc ooy lơp, amoó dzợ p’loon pa choom zâp bêl doó tr’vâng: “Acu ga rứa ga riing ă, lươt học công zr’năh k’đhap bhlâng, ăt học hơớ công căh mă hay, n’đhang tươc lơp năc mr’hal tu vêy bâc ađhi amoó công lươt học cơnh a cu. Bơơn pa choom chữ năc a đay choom đọc sách báo, bơơn năl ng’cơnh apêê n’lơơng choh bêêt, băn aoc a châr, a tưch a đha đoọng bhrợ cha”.

Thầy giáo Vàng A Lù, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tà Ghênh, chr’val Nậm Có, chr’hoong Mù Cang Chải, năc ma nưih dzoọng lơp pa choom đoọng chữ hađhi amoó, xay moon: “Acu lêy apêê học viên lươt học z’zăng zâp. C’la cu kiêng pa choom đợ c’năl, z’hai tươc apêê học viên đoọng brương tr’nu apêê amoó vêy năl cơnh lêy lâh bêl căh âi năl chữ”.

Ting p’căn Vũ Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tà Ghênh, đoọng ha dưr  dal chất lượng dạy học, apêê giáo viên bơơn ra pă đâc ooy lớp năc choom đợ ngai vêy bâc kinh nghiệm, ta luôn ga bọ vel, pa bhlâng năc choom prá p’rá Mông đoọng bh’rợ pa choom đoọng liêm choom lâh: “Apêê giáo viên vêy kinh nghiệm pa choom đoọng tươc học viên, p’too moon học viên lươt học ta luôn, pa choom đoọng p’xoọng ha pêê học viên lươt học căh ta luôn đoọng k’đhơợng nhâm bh’rợ học”.

T’cooh Sùng A Dinh, Phó Chủ tịch UBND chr’val Nậm Có, chr’hoong Mù Cang Chải đoọng năl: Chr’val vêy lâh 1.000 cha năc căh năl chữ, coh đêêc bâc năc ađhi amoó, ruuh c’moo tơợ 15 tươc 60. Xơợng bhrợ bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung, cấp ủy, chính quyền vel đong âi pa zum lâng apêê cơ quan chuyên môn, apêê nhà trường bhrợ t’vaih lơp học pa choom chữ. Muy c’moo ha nua, chr’val âi bơơn bhrợ têng 4 lớp cơnh lâng 120 cha năc ting pâh. Xang ting pâh lơp pa choom chữ, bâc  ađhi amoó âi ma ting pâh pa choom cr’liêng xa nay tiểu học: “Apêê ngành, đoàn thể âng chr’val ta luôn pa zum bhrợ têng tu Phòng giáo dục chr’hoong, apêê nhà trường ch’mêêt lêy đợ ngai căh âi năl chữ đhị bh’rợ ch’mêêt lêy phổ cập giáo dục zâp c’moo. Tơợ đêêc, dap lêy, bhrợ t’vaih apêê lớp pa choom đoọng chữ coh apêê c’moo t’tun, đoọng cr’chăl tươc coh vel đong chr’val doó dzợ ngai căh năl chữ”.

T’bhlâng âng cấp ủy, chính quyền coh Mù Cang Chải lâng râu t’bhlâng âng zâp a đhi amoó Mông xooc bhrợ t’vaih muy râu p’rơơm coh brương tr’nu liêm crêê lâh cơnh lâng pân đil da ding ca coong tỵ dzợ bâc râu zr’năh ta bhuch coh pr’ăt tr’mông./.

Học chữ để thoát nghèo, quyết tâm của Phụ nữ Mông vùng cao

Khi mặt trời xuống núi cũng là lúc ánh điện tại các lớp học xóa mù chữ ở vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái bừng sáng. Chị em dân tộc Mông tất tả đến lớp, ai nấy đều hồ hởi vì mỗi người đều đã hiểu, biết chữ mới có thể thoát nghèo, cuộc sống khấm khá hơn.  

Gác lại công việc ruộng nương, chị em phụ nữ dân tộc Mông ở xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái lại vội vàng về nhà lo cơm nước để kịp mang sách vở đến lớp học xóa mù chữ được tổ chức tại nhà cộng đồng bản Thào Xa Chải.

Vượt qua những ngại ngùng, e dè, hơn 20 chị em đồng thanh đánh vần từng con chữ. Giọng còn ngọng nghịu, âm phát ra chưa tròn vành, rõ chữ, nhưng các học viên đều mạnh dạn đọc to, đọc đều dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Những đôi tay chai sạn vốn chỉ quen cầm cuốc, tra ngô, cấy lúa nay cầm bút để tô từng nét chữ hay xòe ra để làm từng phép tính đơn giản. Chị Hàng Thị Dí, bản Thào Xa Chải, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: “Nhà mình đến lớp học phải mất 40 phút đấy, nhưng mình không ngại vì mình muốn biết chữ để còn đi chợ mua bán, để đọc được sách báo cùng các con. Mình sẽ quyết tâm đọc được nhanh và làm tính được.”

Hơn 40 tuổi, chị Sùng Thị Chù, ở bản Thào Xa Chỉ, xã Nậm Có mới bắt đầu tham gia lớp xóa mù chữ. Chị Chù cho biết, một phần vì điều kiện gia đình khó khăn, phần khác do chị lấy chồng sớm nên đã ngăn bước con đường đến trường của mình. Bây giờ, qua tuyên truyền của chính quyền địa phương, lại được chồng ủng hộ và bản thân cũng muốn biết chữ, nắm được kiến thức phát triển kinh tế nên chị tìm đến lớp học xóa mù chữ. Mặc dù không vắng mặt buổi học nào dù trời rét hay mưa nhưng do tuổi khá cao nên chị Chù còn khó khăn trong việc ghi nhớ các bài học. Để khắc phục điều này, ngoài giờ lên lớp, chị còn tranh thủ học bài mỗi khi có thời gian rảnh rỗi: “Mình lớn tuổi rồi, đi học cũng vất vả lắm, học mãi mới nhớ, nhưng mà đến lớp vui vì có nhiều chị em cũng đi học như mình. Học được chữ thì mình đọc được sách báo, biết được cách mọi người trồng cây, nuôi con lợn, gà để phát triển kinh tế.”

Thầy giáo Vàng A Lù, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Ghênh, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, trực tiếp đứng lớp dạy chị em học chữ cho biết: “Tôi thấy các học viên đi học tương đối thường xuyên. Bản thân tôi muốn truyền đạt những kiến thức, kĩ năng đến được cho các học viên để sau này các chị sẽ có những nhìn nhận khác hơn lúc chưa biết chữ.”

Theo bà Vũ Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Tà Ghênh, để nâng cao chất lượng dạy học, các giáo viên được bố trí lên lớp phải là những người có nhiều kinh nghiệm, thường xuyên bám bản, đặc biệt là phải biết tiếng Mông để việc truyền đạt có hiệu quả cao: “Các giáo viên có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức đến học viên, tuyên truyền học viên đi học đều đặn, dạy bù thêm cho những học viên đi học thiếu buổi để đảm bảo chương trình học.”

Ông Sùng A Dinh, Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải cho biết: Xã có trên 1.000 người không biết chữ, trong đó phần lớn là chị em phụ nữ, độ tuổi từ 15 đến 60. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các nhà trường mở các lớp học xóa mù chữ. Một năm qua, xã đã thực hiện được 4 lớp với 120 học viên. Sau xóa mù nhiều chị em đã  mạnh dan tham gia học chương trình tiểu học: “Các ngành, đoàn thể của xã thường xuyên phối hợp phòng giáo dục huyện, các nhà trường rà soát những trường hợp chưa biết chữ thông qua công tác điều tra phổ cập giáo dục hàng năm. Từ đó thống kê, mở các lớp xoá mù chữ trong những năm tiếp theo, để thời gian tới trên địa bàn xã không còn người mù chữ.”

Nỗ lực của cấp ủy, chính quyền ở Mù Cang Chải và sự cố gắng của mỗi chị em phụ nữ Mông đang mở ra một tương lai tươi sáng hơn đối với phụ nữ vùng cao vốn còn chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống./.

Thừa Xuân

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC