
Liêm choom tr’nơợp tơợ bh’rợ nâu, bâc đha đhâm c’moor manưih Cơ Tu, Ve, Tà Riềng coh vel đông ơy năl dưr t’bhlâng bhrợ têng cha, têêm ngăn pr’ăt tr’mung.

Bêl ahay, pr’ăt tr’mung pr’loọng đông anoo Zơ Râm Đa coh vel A Liêng, chr’val Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang lưm bâc zr’năh k’đhạp. C’moo 2015, anoo tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý dự án, Đại học Bách khoa Đà Nẵng hân đhơ cơnh đêếc căh bơơn zươc bhrợ bhiệc. Lâh mơ zooi k’căn k’conh, anoo ting bhrợ têng bâc râu bh’rợ cơnh bhrợ keo, phụ hồ, bhrợ công nhân, pr’ăt tr’mung zr’năh k’đhạp.
C’moo 2016, anoo Zơ Râm Đa lâng bâc đha đhâm c’moor Cơ Tu lơơng coh vel đông bơơn ting pa choom coh lớp băn pa dưah a’ọc tăm vel đông âng chr’hoong Nam Giang bhrợ. Đhị đâu, anoo vêy bơơn cán bộ khuyến nông pa choom đoọng bhrợ c’roọl bh’năn, lêy pay m’ma a’ọc, bhiệc băn zư lêy, tiêm cha groong pr’luh cr’ay... Anoo Zơ Râm Đa moon, bêl lăm ahay vặ 50 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội bhrợ c’roọl bh’năn lâng câl 10 p’nong a’ọc tăm. K’noọ 1 c’moo băn zư crêê cơnh ta pa choom đoọng, t’nooi a’ọc âng pr’loọng đông anoo dưr vaih liêm bâc. Anoo zư đợc 2 p’nong a’ọc căn buôn r’rưah, dzợ ha mơ năc pa câl bơơn lâh 50 ực đồng đoọng t’bơơn zên bhrợ pa dưr cớ. Ting ặt cơnh đêếc, anoo băn zư lâng bhrợ t’bhưah bh’rợ băn a’ọc tăm pa zưm lâng băn k’roóc, pr’loọng đông vêy pa chô zên lâh 100 ực đồng zâp c’moo. Anoo Zơ Râm Đa moon, pr’ăt tr’mung têêm ngăn bhrợ pr’đơợ đoọng ha đay ting pâh bhrợ zâp bh’rợ tr’nêng coh vel đông. Râu zay ta nih, bhriêl ta bach âng đay, năc anoo vêy ta k’đươi bhrợ Bí thư Chi đoàn vel A Liêng, xang nặc dzoọc bhrợ Trưởng vel. Xoọc đâu, anoo dzợ pa xoọng bhrợ Giám đốc Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp A Liêng lâng 12 pr’loọng ting pa zưm băn a’ọc tăm lâng choh zâp râu tơơm cha p’lêê:
“Cr’chăl hanua acu lâng bâc đha đhâm c’moor ta luôn vêy bơơn vel đông bhrợ pr’đơợ đoọng pa dưr pr’ăt tr’mung. T’mêê đâu, chr’val dzợ bhrợ pa dưr HTX Nông lâm nghiệp lâng đợ zên zooi đoọng k’tỷ đồng k’rong bhrợ pa dưr c’roọl bh’năn, câl m’ma a’ọc tăm. Tu vêy HTX, bâc pr’loọng đông đha rưt lâng đha đhâm c’moor vêy bh’rợ tr’nêng. G’luh Tết nâu ahay, HTX pa câl 75 p’nong a’ọc ruuh tr’nơợp, lâng zên pa câl 4 ực đồng đhị mưy p’nong, vêy pa chô zên lâh 300 ực đồng. Đhanuôr ting đươi lâng r’rơơm, bh’rợ nâu vêy ting pa dưr pa xớc lâh mơ đoọng đhanuôr vêy pa xoọng zên bơơn bhrợ, têêm ngăn pr’ăt tr’mung”.

Cr’chăl bhiệc pa choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ đhị đêếc, chr’hoong Nam Giang dzợ p’ghit lêy âng đơơng apêê lươt pa bhrợ coh k’tiêc k’ruung lơơng lâng zâp đhị thành phố ga măc. Nâu đoo ta lêy năc pr’đơợ đoọng dưr zi lâh đha rưt ha bâc pr’loọng đhanuôr đhị vel đông bâc c’moo đăn đâu. Cơnh đha đhâm Tơ Ngôl Như, 25 c’moo coh vel Công Tơ Rơn, chr’val k’noong k’tiêc La Dêê ơy bhrợ liêm xang bha ar pa tơ lâng đương lêy chô pa bhrợ cớ coh k’tiêc k’ruung Lào. Tơ Ngôl Như moon, tơợp c’moo 2022, a’đay lướt ooy Lào bhrợ bhiệc đhị mưy công ty nông nghiệp ooy cr’chăl 3 c’moo ting hợp đồng ký gr’hoot âng vel đông. Bh’rợ âng đoo năc zư lêy lâng pêêh bơơn prí lâng zên lương 12 ực đồng zâp c’xêê. Lâh mơ, công ty dzợ đoọng đhị ặt cha, zooi đoọng zên điện, đác lâng zư lêy c’rơ tr’mung. Tu cơnh đêêc, a’đhi vêy bơơn k’miah zên zăng bâc pa gơi chô ooy đông. Tơ Ngôl Như bhui har bêl bơơn zooi k’căn k’conh bhrợ đông xang nhâm mâng, câl pr’đươi pr’dua liêm zâp coh đông:
“Bh’rợ coh đêêc doọ lâh ga lêêh, zên pa chô cung têêm ngăn, acu vêy k’miah zên pa gơi ooy đông. Ting lêy lâng bhrợ bhiệc coh vel đông năc zên bơơn bhrợ đăh Lào bâc lâh mơ. Acu kiêng rạch chô pa bhrợ cớ đoọng vêy bơơn k’rong zên bhrợ têng cha ha y chroo”.
La Dêê năc mưy ooy 8 chr’val k’coong ch’ngai, k’noong k’tiêc zr’năh k’đhạp âng chr’hoong k’coong ch’ngai Nam Giang. Prang chr’val vêy 468 pr’loọng lâng lâh 1.770 manưih, lâh mơ năc manưih Cơ Tu lâng Gỉe Triêng. Pr’ăt tr’mung âng đhanuôr g’nưm bâc ooy ha rêê lâng bhrợ ruộng, pr’ăt tr’mung tự bơơn tự cha năc đợ mơ pr’loọng đông đha rưt dzợ bâc.

T’cooh Brao Tuân, Phó Chủ tịch chr’val La Dêê, chr’hoong Nam Giang đoọng năl, pa choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ đoọng ha pêê pa bhrợ coh vel đông năc đoo c’lâng xa nay liêm crêê, bơơn xay bhrợ tơợ đenh hân đhơ cơnh đêêc bh’nơơn pa chô căh bâc. Cr’chăl c’moo 2021-2025, vel đông vêy bơơn chr’hoong t’moot ooy c’lâng bh’rợ pa dưr chr’val bơơn vel bhươl t’mêê năc bhrợ bâc râu zr’năh k’đhạp lâng mưy chr’val k’noong k’tiêc zr’nặ k’đhạp cơnh La Dêê, lâh mơ năc cr’noọ bh’rợ pa xiêr đha rưt lâng thu nhập k’đhạp bhlâng. Tu cơnh đêếc, cấp uỷ Đảng lâng chính quyền vel đông t’bhlâng đăh bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng pa zưm lâng bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha pêê pa bhrợ đoọng pa dưr thu nhập, pa xiêr đha rưt nhâm mâng. T’cooh Brao Tuân bhui har, xang bâc râu t’bhlâng xay moon, k’đươi đh’rưah lâng chính sách zooi đoọng âng Nhà nước, apêê pa bhrợ p’niên ơy năl lêy bhrợ têng cha, t’bhlâng pa dưr pr’ăt tr’mung. Ha dợ lươt pa bhrợ ooy k’tiêc k’ruung lơơng, tơợ c’moo 2023 tươc đâu vêy 27 đha đhâm c’moor lươt ooy k’tiêc k’ruung pr’zợc Lào pa bhrợ lâng pa gơi zên zooi pr’loọng đông:
“Đhị râu châc lêy năl lâng ting prá xay lâng pr’loọng đông vêy đha đhâm c’moor lươt pa bhrợ đhị Lào, c’xêê n’đoo apêê a’đhi cung vêy pa gơi zên ooy đông mơ 5-7 ực đồng. Pr’ăt tr’mung zâp pr’loọng đông nâu vêy pa dưr bâc lâh, cơnh bhr’lậ đông xang, câl pr’đươi pr’dua coh đông. Đăh chính quyền hơnh deh, p’too p’zương lâng lươt đh’rưah lâng zâp pr’loọng đhanuôr lâng đợ zên prặ âng xa nay bh’rợ, dự án zooi đoọng m’ma chr’noh, bh’năn băn, pa choom đoọng đăh bhrợ têng bhrợ pr’đơợ ha đhanuôr pa dưr pr’ăt tr’mung, pa xiêr đha rưt nhâm mâng”.

Nam Giang năc mưy ooy 6 chr’hoong đha rưt ting cr’noọ bh’rợ bâc đăh âng tỉnh Quảng Nam lâng lâh 80% đhanuôr năc acoon coh Cơ Tu, Ve, Tà Riềng. T’cooh Bùi Đông Hà, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp lâng Môi trường chr’hoong Nam Giang đoọng năl, pa choom bh’rợ tr’nêng, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha pêê pa bhrợ coh vel đông vêy bơơn chr’hoong moon ghit năc đoo c’lâng bh’rợ chr’năp đoọng pa xiêr đha rưt nhâm mâng. Cr’chăl c’moo 2019-2024, lâh 1.850 apêê pa bhrợ đhị vel đông bơơn pa choom zâp lớp dứp 3 c’xêê, trình độ sơ cấp, trung cấp lâng cao đẳng. Zâp bh’rợ pa choom đoọng lâh mơ năc đăh ơ’ih công nghiệp, bhrợ têng ch’na đh’năh, taanh dzặc c’xêê cram, đăh b’băn, ch’choh... lâng pa zêng zên pa choom lâh 4,3 tỷ đồng. Ting cơnh t’cooh Bùi Đông Hà, liêm choom tơợ bh’rợ nâu chrooi pa xoọng bhrợ pa xiêr đợ mơ pr’loọng đha rưt âng chr’hoong tơợ 35,58% c’moo 2023 xiêr dzợ 25,6% c’moo 2024:
“Năc đơn vị k’đhơợng bhrợ đăh bh’rợ pa choom bh’rợ tr’nêng ha pêê pa bhrợ coh vel đông, azi ơy t’bhlâng p’têêt pa zưm lâng bâc đhị apêê pa bhrợ bh’rợ tr’nêng, châc lêy đhị bhrợ bhiệc coh zâp doanh nghiệp. Ooy c’moo 2024, azi ơy pa zưm bhrợ 14 lớp pa choom bh’rợ tr’nêng đoọng ha 470 apêê pa bhrợ đhị vel đông, âng đơơng 53 cha nặc lươt pa bhrợ coh zâp k’tiêc k’ruung lơơng. Lêy tơợ c’moo 2022 tươc đâu, prang chr’hoong vêy k’dâng 200 đha đhâm c’moor lươt pa bhrợ đhị zâp k’tiêc k’ruung Lào, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út... Ooy đâu, bâc bhlâng năc đhị Lào lâng đợ zên bơơn bhrợ mơ 12-17 ực đồng đhị mưy cha nặc ooy mưy c’xêê, chrooi pa xoọng pa xiêr đha rưt nhâm mâng đhị vel đông”./.
NAM GIANG: ĐÀO TẠO NGHỀ, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động miền núi, nhất là thanh niên DTTS được huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xem là giải pháp nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Hiệu quả bước đầu từ công tác này, nhiều thanh niên Cơ Tu, Ve, Tà Riềng trên địa bàn đã biết nắm bắt cơ hội để nỗ lực phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trước đây, cuộc sống gia đình anh Zơ Râm Đa ở thôn A Liêng, xã Tà Bhing, huyện Nam Giang gặp nhiều khó khăn. Năm 2015, anh tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý dự án, Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhưng không xin được việc làm. Ngoài phụ giúp bố mẹ, anh nhận làm các công việc khác, như thu hoạch keo, phụ hồ, làm công nhân, cuộc sống bấp bênh.
Năm 2016, anh Zơ Râm Đa và nhiều thanh niên Cơ Tu trong vùng được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi heo cỏ địa phương do huyện Nam Giang tổ chức. Tại đây, anh được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cách xây dựng chuồng trại, chọn con giống, kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh,… Anh Zơ Râm Đa cho biết, ban đầu, anh vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH làm chuồng, trại và mua 10 con heo giống cỏ. Gần 1 năm chăm sóc theo đúng kỹ thuật, đàn heo của gia đình anh phát triển rất tốt. Anh giữ lại 2 con heo nái để sinh sản, còn lại bán thịt được hơn 50 triệu đồng để xoay vòng vốn. Cứ thế, anh duy trì và mở rộng quy mô nuôi heo cỏ kết hợp nuôi bò, gia đình thu về hơn 100 triệu đồng lợi nhuận mỗi năm. Anh Zơ Râm Đa chia sẻ, cuộc sống ổn định tạo điều kiện cho anh tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương. Sự nhiệt tình, năng nỗ vì cộng đồng, anh được bà con tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi đoàn thôn A Liêng, rồi Trưởng thôn. Hiện, anh còn kiêm thêm vai trò Giám đốc Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp A Liêng với 12 hộ liên kết chăn nuôi heo cỏ và trồng các loại cây ăn quả.
“Thời gian qua, tôi và nhiều thanh niên luôn được địa phương tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Vừa qua, xã còn thành lập HTX Nông lâm nghiệp với nguồn hỗ trợ lớn cả tỷ đồng đầu tư xây dựng chuồng, trại và mua heo cỏ giống. Nhờ có HTX, nhiều hộ nghèo và thanh niên tìm được việc làm. Dịp Tết vừa qua, HTX xuất bán 75 con lứa heo đầu tiên, với giá bán 4 triệu/con thu về hơn 300 triệu đồng. Bà con tin tưởng và rất kỳ vọng, mô hình này tiếp tục phát triển hơn để bà con có thu nhập, ổn định cuộc sống”.
Bên cạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, huyện Nam Giang còn chú trọng đưa lao động xuất khẩu ra nước ngoài và các thành phố lớn. Đây được coi là “đòn bẩy” thoát nghèo cho nhiều hộ đồng bào trên địa bàn những năm gần đây. Điển hình như chàng trai Tơ Ngôl Như, 25 tuổi, ở thôn Công Tơ Rơn, xã biên giới La Dêê đã hoàn tất thủ tục và chờ kết quả sớm trở lại nước bạn Lào làm việc. Tơ Ngôl Như cho biết, đầu năm 2022, em sang Lào làm việc tại một công ty nông nghiệp trong thời hạn 3 năm theo hợp đồng ký kết của địa phương. Công việc chính của em là chăm sóc và thu hoạch chuối với mức lương 12 triệu đồng mỗi tháng. Ngoài ra, công ty còn bố trí chỗ ăn ở, hỗ trợ kinh phí điện, nước và chăm sóc sức khỏe. Nhờ vậy, em tiết kiệm số tiền khá lớn gửi về gia đình cải thiện cuộc sống. Tơ Ngôl Như rất mừng khi giúp bố mẹ làm được căn nhà kiên cố, sắm sửa vật dụng gia đình đầy đủ.
“Công việc bên đó vừa sức, nhẹ nhàng, thu nhập ổn định nên em tiết kiệm được số tiền khá lớn gửi về gia đình cải thiện cuộc sống. So với làm việc tại địa phương thì thu nhập ở bên Lào cao hơn nhiều. Em muốn quay lại làm thêm một thời gian nữa để tích góp số vốn về làm kinh tế sau này”.

La Dêê là 1 trong 8 xã vùng cao, biên giới khó khăn của huyện miền núi Nam Giang. Toàn xã có 468 hộ với hơn 1.770 nhân khẩu, chủ yếu là người Cơ Tu và Giẻ Triêng. Kinh tế của người dân dựa vào nương rẫy và làm ruộng, cuộc sống mang nặng phương thức tự cung, tự cấp nên tỷ lệ hộ nghèo cao.
Ông Brao Tuân, Phó Chủ tịch xã La Dêê, huyện Nam Giang cho biết, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, được triển khai từ lâu nhưng hiệu quả thấp. Giai đoạn 2021-2025, địa phương được huyện đưa vào lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới đặt ra thách thức lớn với một xã biên giới khó khăn như La Dêê, nhất là tiêu chí giảm nghèo và thu nhập. Do vậy, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương rất quyết liệt trong công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động để nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Ông Brao Tuân phấn khởi, sau nhiều nỗ lực tuyên truyền, vận động cùng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lao động trẻ đã nắm bắt cơ hội làm việc, nỗ lực phát triển kinh tế. Riêng xuất khẩu lao động, từ năm 2023 đến nay có 27 thanh niên sang nước bạn Lào làm việc và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.
“Qua tìm hiểu và trao đổi với gia đình có thanh niên xuất khẩu lao động tại Lào, tháng nào các em cũng gửi tiền về từ 5-7 triệu đồng. Cuộc sống các hộ này được cải thiện lên nhiều, như sửa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng, trang trải cuộc sống. Về phía chính quyền rất là khuyến khích và đồng hành với các hộ dân thông qua nguồn vốn chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế cây, con vật nuôi, tập huấn kỹ thuật tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

Nam Giang là 1 trong 6 huyện nghèo theo tiêu chí đa chiều của tỉnh Quảng Nam với hơn 80% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số Cơ Tu, Ve, Tà Riêng. Ông Bùi Đông Hà, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Nam Giang cho biết, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được huyện xác định là giải pháp quan trọng để giảm nghèo bền vững. Giai đoạn 2019 - 2024, hơn 1.850 lao động tại địa phương được đào tạo nghề các lớp dưới 3 tháng, trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Các nghề đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, chế biến thức ăn, đan lát mây tre, kỹ thuật nuôi, trồng… với tổng kinh phí đào tạo hơn 4,3 tỷ đồng. Theo ông Bùi Đông Hà, hiệu quả từ công tác này góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 35,58% năm 2023 xuống còn 25,6% năm 2024.
“Là đơn vị phụ trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi đã tăng cường liên kết với nhiều cơ sở đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường việc làm tại các doanh nghiệp. Riêng năm 2024, chúng tôi đã phối hợp mở 14 lớp đào tạo nghề cho 470 lao động tại địa phương, đưa 53 người xuất khẩu lao động tại các nước. Tính từ năm 2022 đến nay, cả huyện có khoảng 200 thanh niên đi lao động hợp đồng tại các nước Lào, Hàn Quốc, Ả Rập Xê Út... Trong đó, đông nhất là thị trường Lào với mức lương từ 12-17 triệu đồng người/tháng, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương”./.
Viết bình luận