Ch’ngai tơợ thành phố Huế k’dâng 70km n’đăh Tây, Zr’lụ du lịch A Nôr coh chr’val Hồng Kim năc zr’lụ du lịch cruung k’tiếc vêy bấc ta mooi coh k’tiếc k’ruung lâng tơợ k’tiếc k’ruung n’lơơng tước la lêy bêl tước ooy chr’hoong da ding k’coong A Lưới. Tước ooy đâu, lâh lêy đợ râu la liêm âng tran đác lâng họm đhị tọm đác ch’ngaách, ta mooi năc dzợ bơơn cha đăh đợ chr’na đha năh a yêm âng đhanuôr Tà Ôi, Pa Cô. Coh ha dum, ha dang đhêy ắt coh pazêng Homsmetay coh Cr’noon A Nôr - Việt Tiến, ta mooi năc dzợ bơơn ắt, prá xay lâng đhanuôr, ộm buah arong, xâng bhr’ươl cha châp, k’lới pr’hay căh dzợ cơnh lâng xâng xa nul âng chiing, ch’gâr âng apêê pân juyh, pân đil Tà Ôi, Pa Cô. Amoó Hồ Thị Lan, manuyh pa bhrợ coh Tổ du lịch bhươl cr’noon A Tia, chr’val Hồng Kim prá xay, c’lâng tước ooy Zr’lụ du lịch tran A Nôr vêy chr’hoong bhrợ. Đươi vêy cơnh đêếc, ting t’ngay vêy bấc ta mooi tước ooy tran A Nôr, zooi apêê pa bhrợ coh tổ du lịch bhươl cr’noon vêy p’xoọng râu bơơn pay pa chô đoọng pa dưr pr’ắt tr’mông: “Du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon Anor đương hơnh deh bấc pa bhlâng ta mooi tước la lêy, họm đác ch’ngaách. Hân noo ch’noọng ta mooi tước bấc lâh mơ. Azi ra văng đớc bấc râu pr’đươi đoọng zêệ bhrợ đợ chr’na đha năh cơnh ty đanh ahay đoọng ha ta mooi du lịch cha đăh. Ha dang ta mooi đơơng chr’na đha năh kiêng zêệ coh đong đh’rơơng năc azi đoọng apêê ta mooi đươi t’pêêh oih. Ađhi amoó zi bhui har bêl bơơn ting pâh pa bhrợ coh Tổ du lịch bhươl cr’noon. L’lăm ahay bêl tr’lum prá xay lâng ta mooi acu k’chít bhlâng năc nâu cơy ơy pa bhrợ liêm choom, zập ngai công bhui har đương hơnh deh ta mooi.”
Lâh tran A Nôr, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năc dzợ vêy bấc zr’lụ du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon vêy ta đoọng đươi cơnh crâng g’mrâng A Roàng, tọm A Lin, tọm Par Le đh’rưah lâng đong đh’rơơng vêy ta bhrợ ting cơnh đong xang ty đanh âng đhanuôr pazêng Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô… Đoọng pa dưr râu liêm choom, c’rơ ooy du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon, chr’hoong A Lưới ơy p’loon đươi zên tơợ pazêng xa nay bh’rợ dự án bhrợ pa liêm c’lâng p’rang, bhrợ đợ c’lâng lướt tước ooy pazêng zr’lụ du lịch, bhrợ bấc lớp pa choom đhanuôr bhrợ du lịch. Chr’hoong công bhrợ bh’rợ dư lêy lâng pa dưr râu chr’năp văn hoá âng pazêng đhanuôr acoon coh, bhrợ pa dưr cớ pazêng râu bhiệc bhan vêy đhr’năng choom bil, bhrợ t’vaih zr’lụ p’căh đợ pr’đươi t’taanh, taanh Zèng, ta đang moon đhanuôr zư lêy văn hoá ty đanh âng acoon coh đay. T’cooh Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong A Lưới, prá xay, vel đong ơy pazum đh’rưah lâng 15 công ty đơơng âng ta mooi ta luôn đơơng ta mooi tước ooy A Lưới, ting n’năc, pa têệt đh’rưah lâng pazêng chr’hoong n’đăh Tây tỉnh Quảng Nam cơnh Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang đoọng đh’rưah pa dưr bh’rợ du lịch. “Xoọc đâu, chr’hoong A Lưới xoọc t’bhlâng pa dưr du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon. Azi công ta luôn bhrợ pazêng bhiệc bhan văn hoá zr’lụ da ding k’coong, phiên chợ coh zr’lụ da ding k’coong… lâng pazêng bh’rợ văn hoá chr’năp pr’hay âng đhanuôr pazêng acoon coh đoọng tơợ đêêc ta mooi tước ooy A Lưới bấc lâh mơ. Chr’hoong A Lưới công tước ooy du lịch t’viêng, k’đơơng t’pâh ta mooi du lịch lướt lêy crâng g’mrâng, pazêng bh’rợ du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon.”
Đhị chr’hoong da ding k’coong Nam Đông, zr’lụ vêy 45% acoon manuyh năc đhanuôr Cơ Tu, vel đong xay moon du lịch năc ngành kinh tế bha lâng, tơợ đêêc bhrợ pa dưr cơ chế, chính sách k’đơơng t’pâh lâng zooi pa dưr pazêng bh’rợ du lịch cruung k’tiếc, du lịch bhươl cr’noon. Lâh bh’rợ bhrợ têng pazêng c’lâng lướt tước ooy zr’lụ du lịch tran Mơ coh chr’val Hương Phú lâng tran Kazan coh chr’val Thượng Lộ, chr’hoong Nam Đông năc ơy vêy đoọng đươi zr’lụ du lịch bhươl cr’noon Dỗi, k’rong pazêng manuyh Cơ Tu coh cr’noon đh’rưah bhrợ du lịch đoọng pa dưr du lịch. Đươi vêy cơnh đêêc, tơợ c’moo 2022 tước c’xêê 6 c’moo đâu, năc vêy k’nặ 23 r’bhâu chu ta mooi du lịch coh k’tiếc k’ruung lâng tơợ k’tiếc k’ruung n’lơơng tước ooy Nam Đông, coh đêêc k’nặ 7 r’bhâu ta mooi ắt đhêy, đợ zên bơơn pay pa chô lâh 5 tỷ 500 ức đồng. T’cooh Lê Như Sửu, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin chr’hoong Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế prá xay: “C’moo 2023 lâng pazêng c’moo t’tun, tơợ zên âng xa nay bh’rợ pa dưr pr’ắt tr’mông zr’lụ đhanuôr acoon coh, azi t’bhlâng zooi cr’noon Dỗi zư lêy pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá anag đhanuôr Cơ Tu đh’rưah lâng pa dưr du lịch, coh đêêc vêy văn hoá vật thể, phi vật thể, zư lêy pazêng bhươl cr’noon bhrợ bh’rợ t’taanh, taanh Zèng. Tơợ đêêc, bhrợ pa dưr cr’noon Dỗi dưr vaih zr’lụ du lịch bhươl cr’noon năc zr’lụ tước la lêy chr’năp âng chr’bhoong Nam Đông. Azi công xay moon k’rong bhrợ k’rơ lâh mơ đoọng du lịch dưr vaih ngành kinh tế bha lâng, pa dưr râu bơơn pay pa chô lâng pr’ắt tr’mông âng đhanuôr.”
Ting cơnh prá xay âng t’cooh xa nay ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 chr’hoong da ding k’coong Nam Đông lâng A Lưới năc zr’lụ k’tiếc vêy plêệng k’tiếc bhrợ t’vaih bấc cruung k’tiếc liêm pr’hay đh’rưah lâng bấc c’kir lịch sử, cách mạng. Nâu đoo công năc zr’lụ dzơ zư đớc cơnh ty đanh pazêng râu chr’năp pr’hay văn hoá ty đanh âng đhanuôr pazêng acoon coh Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Vân Kiều… Tỉnh Thừa Thiên Huế xoọc pa dưr pazêng râu liêm choom n’nâu, t’bhlâng pa dưr du lịch cruung k’tiếc bhươl cr’noon, t’bhlâng pa dưr kinh tế xã hội coh zr’lụ da ding k’coong, pa dưr pr’ắt tr’mông đoọng ha đhanuôr./.
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở miền núi Thừa Thiên Huế
Phát triển du lịch sinh thái cộng đồng dựa vào thế mạnh về cảnh đẹp tự nhiên và nét đặc sắc trong văn hóa bản địa đang được nhiều địa phương miền núi lựa chọn. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng không chỉ làm đa dạng các sản phẩm du lịch mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây, Khu du lịch thác A Nôr ở xã Hồng Kim là điểm du lịch sinh thái được nhiều du khách trong và ngoài nước lựa chọn khi đến với huyện vùng cao A Lưới. Đến đây, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của dòng thác đổ và ngâm mình trong dòng nước mát, du khách còn được thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào Tà Ôi, Pa Cô. Buổi tối, nếu nghỉ lại các Homsmetay ở Làng A Nôr - Việt Tiến, du khách có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng cùng bà con, ngất ngây với men rượu cần, hòa mình vào những làn điệu cha chấp, k’lới và đắm chìm trong tiếng chiêng, tiếng trống của các chàng trai, cô gái Tà Ôi, Pa Cô. Chị Hồ Thị Lan, thành viên Tổ du lịch cộng đồng thôn A Tia, xã Hồng Kim cho biết, đường vào Khu du lịch thác A Nôr đã được huyện đầu tư xây dựng. Nhờ đó, ngày càng có nhiều du khách đến với thác A Nôr, giúp các thành viên tổ du lịch cộng đồng có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. “Du lịch sinh thái cộng đồng Anor đón tiếp rất nhiều du khách đến tham quan, tắm suối. Mùa hè thì lượng khách càng đông. Chúng tôi phải chuẩn bị nguyên liệu để chế biến những món ăn truyền thống phục vụ khách du lịch. Nếu khách đem đồ ăn theo muốn tự nướng ở sạp thì chúng tôi cho thuê bếp để khách nướng. Chị em chúng tôi rất vui khi được tham gia Tổ du lịch cộng đồng. Trước đây khi tiếp xúc với khách mình rất ngại chứ bây giờ đã thuần thục rồi, ai cũng vui vẻ, niềm nở tiếp đón du khách.”
Ngoài thác A Nôr, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng đã được đưa vào khai thác như rừng nguyên sinh A Roàng, suối A Lin, suối Pâr Le cùng những ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng truyền thống của đồng bào các dân Cơ Tu, Tà Ôi, Pa Cô… Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái cộng đồng, huyện A Lưới đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các điểm du lịch, mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn người dân làm du lịch. Huyện cũng xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số, phục dựng lại các lễ hội có nguy cơ mai một, tạo không gian trung bày nghề đan lát, dệt Zèng, vận động người dân giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ông Nguyễn Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, địa phương đã liên kết với 15 công ty lữ hành thường xuyên đưa khách đến A Lưới, đồng thời, liên kết cùng các huyện phía Tây tỉnh Quảng Nam như Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang để cùng phát triển du lịch. “Hiện nay, huyện A Lưới đang tập trung phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức các lễ hội văn hóa vùng cao, phiên chợ vùng cao… với các hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc đồng bào các dân tộc thiểu số để từ đó thu hút du khách đến với A Lưới nhiều hơn. Huyện A Lưới cũng hướng tới du lịch xanh, thu hút khách du lịch trải nghiệm rừng nguyên sinh, các hoạt động trải nghiệm du lịch sinh thái cộng đồng.”
Tại huyện miền núi Nam Đông, nơi có gần 45% dân số là đồng bào Cơ Tu, địa phương xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó xây dựng cơ chế, chính sách thu hút và hỗ trợ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Ngoài việc đầu tư xây dựng các tuyến đường vào khu du lịch thác Mơ ở xã Hương Phú và thác Kazan ở xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông đã đưa vào khai thác điểm du lịch cộng đồng thôn Dỗi, huy động cộng đồng người Cơ Tu trong thôn cùng làm du dịch để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, từ năm 2022 đến tháng 6 năm nay, đã có gần 23 ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến với Nam Đông, trong đó gần 7 ngàn khách lưu trú, doanh thu đạt hơn 5 tỷ 500 triệu đồng. Ông Lê Nhữ Sửu, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Năm 2023 và những năm tiếp theo, từ nguồn vốn chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ thôn Dỗi bảo tồn các nét văn hóa của đồng bào Cơ Tu gắn với phát triển du lịch, trong đó có văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tồn các làng nghề đan lát, dệt Zèng. Từ đó, xây dựng thôn Dỗi thành điểm du lịch cộng đồng có thương hiệu của Nam Đông. Chúng tôi cũng xác định đầu tư mạnh để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, phấn đấu trong nhiệm kỳ này đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.”
Theo đánh giá của lãnh đạo ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp cùng nhiều di tích lịch sử, cách mạng. Đây cũng là nơi còn lưu giữ khá nguyên vẹn những bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tà Ôi, Pa Cô, Cơ Tu, Vân Kiều… Tỉnh Thừa Thiên Huế đang phát huy những lợi thế này, tập trung phát triển du lịch sinh thái cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi, nâng cao mức sống cho người dân./.
Viết bình luận