P’RÁ MIỀN NAM COH CR’CHĂL ZÊL PRUH ARÂP
Thứ ba, 17:31, 08/04/2025 VOV VOV
Coh bâc c’moo c’xêê zêl pruh a râp Pháp, Mỹ, apêê bh’rợ phát thanh âng quân giải phóng âi dưr vaih pr’zơc liêm ta nih âng quân lâng đha nuôr hêê.

Làn sóng phát thanh âi đơơh xay truih đợ xa nay âng Trung ương tươc ting đơn vị, vêêl đong, cán bộ chiến sĩ lâng dha nuôr. N’đhơ crêê arâp tuh, năc ta luôn tơơi đhâc bâc ooy n’đhang p’rá miền Nam công dzợ dưr đơơr chr’va ch’ngai, pa dưr t’mâng loom lâng p’too moon quân lâng đha nuôr hêê gung dưr pay pa chô miền Nam, pa zum k’tiêc k’ruung.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Coh apêê c’moo 1947-1948, máy thu thanh coh Sài Gòn dưr vaih bâc ơl, zâp ngai ma moon năc vêy muy đài phát thanh zêl a râp đh’nơc năc “ P’rá Nam bộ”. Đha nuôr công ma nha nhac moon: “Vêy đài năc vêy chính phủ coh vêêl”, mă bhrợ muy đài phát thanh cơnh đêêc, tu cơnh đêêc năc apêê bhrợ têng pa bhlâng z’hai g’lăng, bhreh k’rơ vêy mă bhrợ…” Hăt ngai ngoọ, Đài n’nâu bơơn ta bhrợ coh muy bêệ grăng k’tứi ta đơc đhị bhuông n’loong, coh chr’val Nhơn Hòa Lập, chr’hoong Mộc Hóa (nâu câi năc chr’val Hậu Thạnh Đông, chr’hoong Tân Thạnh, tỉnh Long An).

T’ruih xa nay n’nâu bơơn amoó Lê Thị Hồng Diễm, Trường Ban k’đhơợng lêy zr’lụ c’kir Xứ ủy Nam bộ đhị chr’hoong Tân Thạnh, tỉnh Long An, năc ma nưih xay truih lâng apêê c’bhuh t’mooi tươc la lêy chơơc bơơn năl. Coh cr’chăk lịch sử zêl a râp bơơn ra pă pa căh coh zr’lụ c’kir n’nâu, vêêl đong ra pă muy đhị chr’năp đoọng xay moon ooy Đài Phát thanh P’rá Nam bộ.

Amoó Diễm đoọng năl: T’ngay 1/12/1947, Đài P’rá Nam bộ năc âi pa xul, t’đang moon đha nuôr zêl a râp Pháp. Cr’chăl tr’nơơp Đài năc đhêêng vêy 10 cha năc, pa xul 2 chu/tuần, muy chu 15 phút moot thứ 7 lâng Chủ nhật. Xang bêl tơơi chô ooy Cà Mau, c’bhuh pa bhrợ âng Đài dưr bâc 60-70 cha năc, cr’chăl pa xul dzooc 30 phút zâp t’ngay, t’ruih pa xul bâc râu n’đhơ p’rá Pháp lâng bâc râu p’rá n’lơơng…

“Đhị ăt bhrợ âng Đài P’rá Nam bộ cr’chăl tr’nơơp bâc năc coh vêêl đong Hậu Thạnh Đông, Tân Thạnh, tỉnh long An. N’đhơ coh cr’chăl pa bhlâng zr’năh k’đhap n’đang bâc g’luh pa xul zêng vêy zâp apêê xa nay cơnh, xa nul t’nil, xa nay coh cr’loọng k’tiêc, xa nay ooy pr’ăt tr’mông, lâng ca kịch công vêy… Đợ nâu a hay bêl Đài chô ooy U Minh, Cà Mau năc bh’nhăn k’rơ, pa xul p’xoọng bâc p;rá cơnh Quảng Đông, Khmer… đoọng zâp ngai đha nuôr Nam bộ vêy choom năl p’rá âng crêê xa nay âng g’luh zêl tuh”.

Crêê Pháp ta luôn tuh zêl, c’moo 1948, Đài năc tơơi đhâc bâc ooy, tươc c’moo 1949 chô cớ ooy U Minh. Crêê t’ngay 1/12/1954, xang Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đài năc âi bhrợ xang bh’rợ chr’năp Cách mạng, pa xul g’luh x’ría bhlâng dhị thị xã Cà Mau”. Amoó Diễm xay moon p’xoọng.

Xang n’năc, coh zêl pruh Mỹ, tơợ râu k’dhơợng xay âng Trung ương Cục miền Nam, c’xêê 11/1961 đhị Tây Ninh, Đài Phát thanh Giải phóng bơơn bhrợ t’vaih.

T’ngay 1/2/1962, đhị Chiên khu Đ - Đồng Nai, Đài Phát thanh Giải phòng  pa xul g’luh tr’nơơp. N’đhơ ăt bhrợ căh mơ đhị đhị Mã Đà, Đồng Nai n’dhang bh’rợ, chr’năp xa nay lịch sử âng Đài Phát thanh Giải phóng coh đâu bơơn moon năc pa bhlâng chr’năp. Amoó Nguyễn Thị Thủy - ma nưih xay prá đoọng ha t’mooi đhị Chiến khu Mã Đà, tỉnh Đồng Nai đoọng năl:

“Bêl đài phát thanh pa xul đợ p’rá coh cr’chăl zêl pruh a râp vêy bh’rợ pa bhlâng chr’năp, n’đhang câ năc pr’đơợ đoọng a râp bơơn năl đhị bh’cộ bh’rôt âng hêê dzoọng ăt đhị ooy đoọng glâm bom. Pa bhlâng năc, cr’chăl n’năc n’đăh a râp vêy bhuông păr OV-10 năc bhuông păr trinh sát, bơơn năl ghit tần số âng Đài Phát thanh Giải phóng hêê đoọng glâm bom, tuh t’bil lơi đhị cơ quan chr’năp bha lâng âng hêê. Tu cơnh đêêc bêl Đài phát thanh giải phóng bơơn bhrợ t’vaih đhị Mã Đà năc tơơi đhâc bâc ooy”.

Coh prang bơr g’luh zêl arâp Pháp, Mỹ, P’rá tơợ đài phát thanh âng quân giải phóng chr’va prang đhăm k’tiêc n’đăh Nam, xay truih đợ xa nay ooy g’luh gung dưr liêm crêê âng đha nuôr hêê, k’tiêc k’ruung Việt Nam. Pa bhlâng năc coh cr’chăl gung dưr zêl Mỹ - ngụy, zâp bêl “cánh sóng” dưr đơơr p’rá âi bhrợ t’mâng loom mâng, p’too moon đha nuôr prang k’tiêc chroi đoọng  lưch c’rơ đay ooy g’luh pa chô miền Nam, pa zum k’tiêc k’ruung.

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), c’moo đâu âi 98 c’moo, xay truih: T’cooh vêy looih xơợng đài tơợ bêl chiến tranh. Năc ma nưih k’đhơợng xay, t’cooh buôn ch’mêêt xơợng xa nay tơợ Đài P’rá Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng lâng n’dhơ đài a râp đoọng bơơn năl đhr’năng chiến trường. Đợ xa nay tơợ Đài pa xul âi chroi bâc đoọng quân lâng đha nuôr bhrợ t’mâng p’xoọng loom coh zêl pruh arâp.

Nâu câi, coh đhr’nong đong đhị p’lêêh clâng k’tứi âng quận Bình Thạnh, n’đhơ t’cooh đhur n’đhang zâp t’ngay t’cooh Tư Cang công dzợ buôn xơợng Đài đoọng bơơn năl apêê xa nay chính trị, xã hội chr’năp coh k’tiêc hêê lâng bha lang k’tiêc.

“Zâp t’ngay công xơợng Đài pa tươc 10h ha dum vêy bêch. Xơợng đài đoọng năl đhr’năng bha lang k’tiêc ng’cơnh, xơợng đhr’năng cr’chăl dưr k’rơ lâh mơ âng k’tiêc k’ruung, nâu câi xay moon cơnh đêêc năc dưr lươt bhrợ ng’cơnh ooy? Cr’noọ xa nay c’moo đây pa dưr 8% xang năc dưr k’rơ liêm mă bơơn 2 acoon số cợ. Acu mâng loom năc vêy mă bhrợ. Đha nuôr đhị râu k’đhơợng xay âng Đảng năc mă z’lâh lơi zr’năh k’đhap. Tu Đảng k’đhơợng xay zêl pruh arâp bhriêl g’lăng, nâu câi k’đhơợng xay pa dưr tr’mông tr’meh, prang ahêê zâp ngai công hơnh deh. Tu cơnh đêêc, acu mâng loom”.

Zêl pruh a râp âi z’lâh đanh, n’đhang đợ xa nay ooy đài phát thanh coh ting cr’chăl zêl pruh lịch sử ta luôn bơơn apêê vêêl đong ra pă zư đơc đhị apêê zr’lụ c’kir coh Tây Ninh, Đồng Nai căh câ Long An lâng ta luôn bhrợ pa liêm đoọng p’too moon lang t’tun.

Pr’căn Nguyễn Thị Mỹ Miều, Chủ tịch UBND chr’val Hậu Thạnh Đông, chr’hoong Tân Thạnh, tỉnh Long An đoọng năl, c’moo 1992, vêêl đong bhrợ pa dưr bia hay chơớ đhị đhăm bhrợ t’vaih Đài P’rá Nam bộ zêl a râp n’đăh toor Kinh Nông nghiệp, chr’hoong Tân Thạnh. N’đhang tu crêê hr’lang hr’câh, zir hư, chính quyền vêêl đong pa tơơi lâng bhrợ pa liêm bia hay chơớ t’mêê, ta bhrợ đhị UBND chr’val Hậu Thạnh Đông, pa lưih t’ngay 13/7/2006. G’luh bhrợ bhr’lâ t’mêê đâu bhlâng năc moot c’moo 2019.

Nâu đoo năc đhị c’kir coh bha nụ c’kir Căn cứ Xứ ủy lâng Ủy ban Hành Chính Khánh chiến Nam bộ bơơn quy hoạch bhrợ pa dưr lâng pa luih, moot đươi dua coh cr’chăl ha nua. Đhị đâu ta luôn bơơn râu k’rang âng bâc c’bhuh t’mooi kiêng chô chơơc bơơn năl. Pr’căn Miều đoọng năl p’xoọng:

“Zâp tuần UBND chr’val k’đươi đoàn viên đha đhâm c’mọor lâng c’bhuh dân quân đương prih dooh pa liêm bia lâng zr’lụ c’kir lâng bhrợ bhr’lâ pa liêm apêê c’kir crêê tươc bh’rợ âng đài phát thanh coh vêêl đong”.

Coh cr’chăl zêl pruh arâp công cơnh cr’chăl xooc đâu, bh’rợ phát thanh ta luôn năc p’rá choom đươi choom xơợng, bhrợ pa liêm t’mâng loom xơợng đươi âng quân lâng đha nuôr. Coh cr’chăl xooc đâu, Đài công ănc đhị đoọng zâp ngai ma chroi p’rá, xay moon ooy xa nay chr’năp la lua coh pr’ăt tr’mông vêêl ma nang, dưr vaih đhị poong p’têêt nhâm mâng bhlưa apêê đha nuôr lâng Đảng, chính quyền./.

TIẾNG NÓI MIỀN NAM TRONG KHÓI LỬA CHIẾN TRANH

Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, Mỹ, các hoạt động phát thanh của quân giải phóng đã trở thành người bạn đồng hành của quân và dân ta. Làn sóng phát thanh nhanh chóng truyền tải tin tức của Trung ương đến từng đơn vị, địa phương, cán bộ chiến sĩ và người dân. Dù bị địch càn quét, phải liên tục di chuyển nhiều nơi nhưng tiếng nói miền Nam vẫn cất cao cánh sóng, củng cố niềm tin và động viên quân dân ta đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong những năm 1947-1948, máy thu thanh ở Sài Gòn trở nên phổ biến, mọi người kháo nhau rằng có một đài phát thanh kháng chiến tên là “Tiếng nói Nam bộ”. Bà con cũng bàn tán xôn xao: “Có đài là có chánh phủ trong bưng”, “dựng nổi một cái đài phát thanh như thế, bên kháng chiến phải giỏi lắm, phải mạnh lắm mới làm được...”. Ít ai ngờ rằng, Đài này được đặt trong một cái rương nhỏ trên chiếc xuồng, ở xã Nhơn Hòa Lập, huyện Mộc Hóa (nay là xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An).

Câu chuyện này được chị Lê Thị Hồng Diễm, Trưởng Ban Quản lý khu di tích Xứ ủy Nam bộ tại huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, trực tiếp giới thiệu với các đoàn khách tham quan. Trong chuỗi lịch sử kháng chiến được trưng bày trong khu di tích này, địa phương bố trí một góc trang trọng để nói về Đài Phát thanh Tiếng nói Nam bộ.

Chị Diễm cho biết: Ngày 1/12/1947, Đài Tiếng nói Nam bộ chính thức phát sóng, kêu gọi đồng bào kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian đầu Đài chỉ có 10 nhân sự, phát 2 buổi/tuần, mỗi buổi 15 phút vào thứ Bảy và Chủ nhật. Sau khi dời về Cà Mau, đội ngũ nhân sự của Đài phát triển khoảng 60-70 người, thời lượng phát sóng tăng lên 30 phút mỗi ngày, chương trình phong phú phát cả tiếng Pháp và nhiều thứ tiếng khác...

“ Nơi neo đậu của Đài Tiếng nói Nam bộ thời gian đầu chủ yếu là ở địa bàn Hậu Thạnh Đông, Tân Thạnh, tỉnh Long An. Dù trong giai đoạn rất khó nhưng những buổi phát sóng đều có đầy đủ các thành phần như, nhạc hiệu, tin trong nước, xã luận, bình luận và có cả nhạc kịch… Sau này khi Đài chuyển về U Minh, Cà Mau thì càng phát triển, phát sóng thêm nhiều thứ tiếng như Quảng Đông, Khơ me… để tất cả người dân Nam bộ có thể hiểu được tiếng nói chính nghĩa của cuộc kháng chiến”.

Bị Pháp thường xuyên đánh phá, năm 1948, Đài phải di chuyển đến nhiều nơi, đến năm 1949 về lại U Minh. Đúng ngày 1/12/1954, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đài hoàn thành sứ mệnh Cách mạng, phát thanh buổi cuối cùng tại thị xã Cà Mau” . Chị Diễm thông tin thêm.

Tiếp đó, trong kháng chiến chống Mỹ, từ chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam, tháng 11/1961 tại Tây Ninh, Đài Phát thanh Giải phóng được thành lập.

Ngày 1/2/1962, tại Chiến khu Đ - Đồng Nai, Đài Phát thanh Giải phóng phát thanh buổi đầu tiên.Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn tại Mã Đà, Đồng Nai nhưng vai trò, ý nghĩa lịch sử của Đài Phát thanh Giải phóng tại đây được đánh giá là rất quan trọng. Chị Nguyễn Thị Thuỷ - hướng dẫn viên Chiến khu Mã Đà, tỉnh Đồng Nai cho biết:

“ Khi đài phát thanh phát đi những tiếng nói trong thời kỳ kháng chiến có vai trò quan trọng, nhưng lại là cơ sở để kẻ thù xác định được vị trí đầu não của ta đứng chân ở đâu để ném bom. Đặc biệt, thời điểm đó phía địch có máy bay OV-10 là máy bay trinh sát, xác định được tần số của Đài Phát thanh Giải phóng của mình để rà soát, ném bom tiêu diệt cơ quan đầu não của mình. Cho nên khi Đài phát thanh giải phóng được hình thành tại Mã Đà phải di chuyển nhiều nơi”.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, tiếng nói từ đài phát thanh của quân giải phóng vang lên trên khắp vùng trời phía Nam, truyền đi những thông điệp về cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt ở giai đoạn đấu tranh chống Mỹ-ngụy, mỗi khi “cánh sóng” cất lên tiếng nói đã củng cố niềm tin tất thắng, động viên đồng bào cả nước đóng góp hết sức mình vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 

Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Tàu (Tư Cang), năm nay đã 98 tuổi, kể lại: ông có thói quen nghe đài từ thời chiến tranh. Là chỉ huy, ông thường xuyên theo dõi thông tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng và cả đài địch để nắm bắt tình hình chiến trường. Những thông tin từ đài phát thanh đã góp phần rất lớn để quân dân ta cũng cố thêm niềm tin trong kháng chiến.

Giờ đây, trong căn nhà tại căn hẻm nhỏ ở quận Bình Thạnh, dù tuổi đã cao những mỗi ngày ông Tư Cang vẫn thường nghe Đài để biết được các thông tin chính trị, xã hội quan trọng trong và ngoài nước.

“ Ngày nào cũng nghe Đài tới 10h mới ngủ. Nghe đài để biết tình hình thế giới ra sao, rồi tình hình kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bây giờ đề ra như vậy thì tiến lên như thế nào? Mục tiêu năm nay phát triển 8% rồi phải tiến lên hai con số nữa. Mình tin rằng sẽ làm được. Dân mình dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ vượt qua. Bởi vì Đảng lãnh đạo chiến tranh giỏi, bây giờ lãnh đạo kinh tế, xung quanh người ta cũng ca ngợi hết. Thành ra mình tin tưởng”.

Chiến tranh đã đi qua, những ký ức về đài phát thanh trong từng giai đoạn kháng chiến lịch sử luôn được các địa phương bố trí lưu giữ tại những khu di tích ở Tây Ninh, Đồng Nai hay Long An và thường xuyên trùng tu, tôn tạo để nhắc nhớ thế hệ trẻ.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Miều, Chủ tịch UBND xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết, năm 1992, địa phương xây dựng bia lưu niệm tại địa điểm ra đời Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến bên bờ Kinh Nông Nghiệp, huyện Tân Thạnh. Nhưng do bị sụt lở, xuống cấp, chính quyền địa phương di dời và tôn tạo bia lưu niệm mới, đặt tại UBND xã Hậu Thạnh Đông, khánh thành ngày 13/7/2006. Đợt trùng tu mới nhất vào năm 2019.

Đây là địa điểm di tích trong quần thể di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam bộ được quy hoạch xây dựng và khánh thành, đưa vào sử dụng trong thời gian qua. Nơi này luôn được sự quan tâm của các đoàn du khách về nguồn. Bà Miều cho biết thêm:

“Hàng tuần UBND xã giao cho đoàn viên thanh niên và lực lượng dân quân thường trực địa phương tổ chức vệ sinh bia và xung quanh khu di tích để bảo tồn và tôn tạo thường xuyên các di tích liên quan đến hoạt động của đài phát thanh trên địa bàn”.

Trong chiến tranh cũng như thời bình, hoạt động phát thanh luôn là tiếng nói tin cậy, củng cố niềm tin quân dân. Trong thời bình, Đài cũng là diễn đàn để mọi người dân góp ý, trao đổi về các vấn đề thiết thực của đời sống xã hội, trở thành cầu nối vững chắc giữa các tầng lớp nhân dân với Đảng và chính quyền./.

VOV

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online

TRẢI NGHIỆM ĐI BÈ TRÊN SUỐI TA LANG, TÂY GIANG
DU LỊCH ĐẦM PHÁ TAM GIANG- CẦU HAI
04/04/2025
CHỢ PHIÊN NAM ĐÔNG
01/04/2025
CHÍNH THỨC CÔNG BỐ BỘ CHỮ VIẾT CƠTU
20/03/2025