Pr’loọng đong p’căn Lê Thị Phi Yến, coh tổ 7, thị trấn Krông Kmar, chr’hoong Krông Bông bơr pêê c’moo a hay công dzợ năc pr’loọng đha rưt. C’moo 2019, bêl ca coon n’jưih Lê Đăng Khoa lươt pa bhrợ ooy Nhật Bản, pr’ăt tr’mông âng pr’loọng đong đoo âi tr’xăl bâc râu. P’căn Yến moon, zâp c’xêê, xang bêl pay lơi apêê zên đươi dua, anoo Khoa pa gơi chô đoọng ha pr’loọng đong lâh 20 ưc đồng. Đươi cơnh đêêc, năc đhêêng xang 1 c’moo, tơợ zên âng ca coon pa gơi chô đoọng, p’căn Yến âi bơơn chroot nợ vă l’lăm n’năc; đh’rưah lâng vêy zên bhrợ zr’lụ băn a tưch, a oc lâng pêch aboc băn axiu đoọng pa dưr tr’mông tr’meh: “Cacoon lươt pa bhrợ xang 3 c’moo năc pr’ăt tr’mông công z’zăng yêm têêm, công vêy zên pa gơi chô đoọng bhrợ đong xang. Lâh mơ dzợ ca coon cu công bơơn lêy pr’ăt tr’mông văn minh coh đêêc, xang năc u bơơn bhrợ bh’rợ liêm crêê ha xã hội, năc râu acu yêm loom, hâng hơnh. Moon pa zum coh đâu công bâc ngai căh vêy muy pr’loọng đong cu, đơơng âng đợ zên công z’zăng bâc, moon pa zum công yêm têêm”.
Đong rup ca coon tu cơnh đêêc prang c’moo p’zay bhrợ têng ga lêêh ga lêêng n’đhang pr’ăt tr’mông âng pr’loọng đong t’cooh Y Hai Niê, coh vel Hluk, chr’val Ea Tiêu, chr’hoong Cu Kuin công dzợ zr’năh ta bhuch. Bơơn năl xa nay ooy lươt pa bhrợ đhị k’tiêc k’ruung n’lơơng, pr’loọng đong t’cooh âi vă zên đoọng ca coon n’đil năc H’Hằng B’Krông lươt pa bhrợ đhị Nhật Bản. Cơnh lâng bh’rợ năc bhrợ príh dooh pa liêm đong ăt, khách sạn. H’Hằng bơơn chroot zên 4 ưc đồng/t’ngay. Năc đhêêng xang 1 c’moo pa bhrợ H’Hằng âi pa gơi zên chô đoọng ha ca conh ca căn chroot pa lưch zên vă. Xooc mị diic điêl H’Hằng zêng lươt pa bhrợ coh Nhật Bản, zâp c’xêê zêng vêy pa gơi chô đoọng zên ha conh ca căn. T’cooh Y Hai Niê moon: “Ca coon cu lươt pa bhrợ coh k’tiêc k’ruung n’lơơng đoọng zooi ha pr’ăt tr’mông dưr ta clơ m’bứi, oó lâh zr’năh k’đhap. Nâu câi âi la lua dưr ta clơ, pr’ăt tr’mông têêm ngăn, rơơm a đoo p’zay bhrợ têng đoọng brương tr’nu pr’ăt tr’mông mă dưr tr’xăl tr’xin”.
Ting cơnh râu xay truih âng Sở Lao động, Thương binh lâng Xã hội tỉnh Đăk Lăk, cr’chăl 2019 tươc c’xêê 10/2023, prang tỉnh âi vêy 5.763 cha năc lươt pa bhrợ ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng. Râu pa chô zên âng ma nưih pa bhrợ coh k’tiêc k’ruung n’lơơng dâng 20 ưc đồng/cha năc/c’xêê.
Ting p’căn Đặng Thị Huyền Trang, Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh lâng Xã hội chr’hoong Cư Kuin, đoọng apêê lươt pa bhrợ bơơn chất lượng, năc bh’rợ xay truih p’too pa choom, chơơih pay lâng pa choom đoọng bh’rợ công cơnh chơơc lêy đhị pa bhrợ năc râu chr’năp: “Coh cr’chăl tươc, Phóng Lao động Thương binh lâng Xã hội t’bhlâng xay truih pa too moon đhộ bhưah apêê c’lâng xa nay âng Đảng lâng Nhà nước công cơnh âng tỉnh ooy apêê bh’rợ lươt pa bhrợ coh k’tiêc k’ruung n’lơơng, zooi đha nuôr bơơn năl ghit xa nay đhị a đay kiêng pa bhrợ, năc t’bhlâng bhrợ k’rơ apêê pr’đhang p’teêt pa zum bhlưa cấp chr’val, apêê doanh nghiệp lâng ma nưih pa bhrợ; bhrợ apêê g’luh giao dịch bh’rợ tr’nêng, k’rang t’đang pay ma nưih pa bhrợ g’lăng z’hai bhreh k’rơ công cơnh xay moon đoọng ha Ủy ban chr’hoong n’đăh xa nay đoọng vă zên lươt pa bhrợ ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng”.
Lươt pa bhrợ ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng năc muy c’lâng xay bhrợ bh’rợ tr’nêng liêm choom, zâp c’moo đơơng chô đợ zên pră bâc ha vel đong, chroi đoọng pa choom đoọng bh’rợ, t’bil ha ul, pa xiêr đha rưt, bhrợ bhr’lâ pr’ăt tr’mông ha apêê pa bhrợ. Pr’ăt tr’mông âng bâc ngai pa bhrợ âi tr’xăl liêm đươi vêy lươt pa bhrợ ooy k’tiêc k’ruung n’lơơng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk g’luh XVII xay moon cr’noọ bh’rợ cr’chăl 2021-2025, Đăk Lăk t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ tr’nêng ha 150.000 cha năc; đơơng 7.000-7.500 cha năc lươt pa bhrợ muy cr’chăl coh k’tiêc k’ruung n’lơơng. Tươc đâu, đợ apêê pa bhrợ coh k’tiêc k’ruung n’lơơng ting hợp đồng năc 3.480 cha năc, mơ 50% xa nay ta xay moon./.
Xuất khẩu lao động – Cơ hội đổi đời cho người dân vùng khó Đắk Lắk
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và giảm nghèo bền vững. Nhận thấy từ điều này, những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Gia đình bà Lê Thị Phi Yến, ở tổ dân phố 7, thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông vài năm trước vẫn thuộc diện hộ nghèo. Năm 2019, khi cậu con trai Lê Đăng Khoa đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, cuộc sống của gia đình bà đã đổi thay. Bà Yến cho biết, mỗi tháng, sau khi trừ các chi phí, anh Khoa đều đặn gửi về cho gia đình hơn 20 triệu đồng. Nhờ vậy, chỉ sau một năm, từ khoản tiền con trai gửi về, bà Yến đã trả được số nợ vay trước đó; đồng thời có vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, heo và đào ao nuôi ao cá để phát triển kinh tế: “Con đi sau 3 năm qua bên đó cuộc sống cũng ổn định,cũng có tiền gửi về để làm nhà làm cửa, hơn nữa con mình cũng tiếp thu được cuộc sống xã hội văn minh rồi nó làm được điều tốt cho xã hội mình thấy rất là hạnh phúc, rất vui. Nói chung ở đây cũng nhiều người chứ không riêng gia đình mình, đem một số vốn về cũng lớn, nói chung cũng ổn định.”
Nhà đông con nên dù quanh năm làm lụng vất vả nhưng cuộc sống của gia đình ông Y Hai Niê, ở buôn Hluk, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin vẫn khó khăn. Biết được thông tin về xuất khẩu lao động, gia đình ông đã vay mượn tiền để cho con gái là H’Hằng B’Krông đi làm tại Nhật Bản. Với công việc trong ngành vệ sinh nhà ở, khách sạn, H’Hằng được trả 4 triệu đồng /ngày. Chỉ sau 1 năm làm việc H’Hằng đã gửi tiền về để bố mẹ trả hết khoản vay. Hiện cả 2 vợ chồng H’Hằng đều lao động bên Nhật Bản, mỗi tháng đều gửi tiền về phụng dưỡng bố mẹ. Ông Y Hai Niê nói: “Con mình đi xuất khẩu lao động để giúp phần nào cuộc sống của mình đỡ khó khăn. Bây giờ đã đỡ, cuộc sống cũng tạm ổn, mong cho con làm tốt để sau này đi lên phát triển từng bước.”
Theo số liệu báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2019 đến tháng 10/2023, toàn tỉnh đã có 5.763 người xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài. Thu nhập bình quân của người lao động đi làm việc ở nước ngoài khoảng 20 triệu đồng/người/tháng.
Theo bà Đặng Thị Huyền Trang, Phó Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Cư Kuin, để nguồn lao động đi làm việc đạt chất lượng thì khâu tuyên truyền, tuyển chọn và định hướng nghề cũng như chọn thị trường lao động là điều cần thiết: “Trong thời gian tới, Phòng Lao động Thương binh Xã hội tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh về các hoạt động xuất khẩu lao động giúp người dân nâng cao nhận thức nắm rõ thông tin thị trường lao động, tiếp tục đẩy mạnh các mô hình liên kết giữa cấp xã, các doanh nghiệp và người lao động; tổ chức các phiên giao dịch việc làm, quan tâm tuyển dụng nguồn lao động có chất lượng cũng như tham mưu Ủy ban huyện về cho vay vốn xuất khẩu lao động.”
Xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả, mỗi năm đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho địa phương, góp phần đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động. Cuộc sống của nhiều người lao động đã đổi thay nhờ bước ngoặt mang tên xuất khẩu lao động.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII đề ra chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025, Đắk Lắk phấn đấu giải quyết việc làm cho 150.000 người; đưa 7.000-7.500 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đến nay, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 3.480 người, bằng 50% kế hoạch đề ra./.
Viết bình luận