RAU K’RANG ÂNG ĐHANUÔR CHR’VAL BHƯƠL CR’NOON T’MÊÊ TA BHING
Thứ ba, 08:21, 13/05/2025 PV/VOV- Miền Trung PV/VOV- Miền Trung
Xang lâh 13 c’moo t’bhlâng xay bhrợ, t’ngay 21/2 bêl đêêc ahay, 2 chr’val tr’nơớp âng chr’hoong Nam Giang, tỉnh Quảng Nam năc Ta Bhing lâng La Dêê vêy ta moon năc chr’val bhươl cr’noon t’mêê.

 

Hân đhơ cơnh đêêc, rau bhui har âng đhanuôr coh đâu năc căh ơy zập prang bêl bấc chính sách zooi đoọng ha đhanuôr coh zr’lụ zr’năh k’đhap crêê ta xăl, ta pa xiêr, bhrợ t’vaih rau zr’năh k’đhap pa bhlâng ooy pr’ăt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlâng năc lâng học sinh lâng giáo viên.

 

Video Player is loading.
Current Time 0:00
/
Duration 0:00
Loaded: 0%
Progress: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -0:00
 
1x

 

Xoọc coh cr’chăl ng’thi đhr’năng học sinh tước ooy lớp căh zập liêm ta luôn u vaih coh trường PTDT bán trú THCS chr’val Cà Dy - Tà Bhing, chr’hoong Nam Giang. Đoọng nhâm mâng bh’rợ ôn tập ha học sinh, cô giáo Bhnước A Đủ, chủ nhiệm lớp 7/1 công cơnh bấc apêê giáo viên n’lơơng coh trường năc tước ooy đong học sinh p’too pa choom, k’dua k’conh k’căn đơơng âng apêê ađhi tước ooy lớp. Cô giáo A Đủ prá xay, l’lăm ahay apêê ađhi lướt học zập liêm bhlâng. Hân đhơ cơnh đêêc, tơợ tr’nơớp c’xêê 3 tước nâu cơy, bêl chr’val TàBhing vêy ta moon xay bhrợ liêm xang Bhươl cr’noon t’mêê, bấc chế độ đoọng ha học sinh bán trú zr’lụ zr’năh k’đhap crêê ta pa xiêr năc bhrợ rau zr’năh k’đhap ooy bh’rợ dạy lâng học âng Nhà trường: “Tơợ t’ngay 1/3, pazêng chế độ âng học sinh bán trú crêê ta pa xiêr, bấc rau zr’năh k’đhap dưr vaih coh apêê ađhi. Apêê ađhi ta luôn đhêy học tu pr’loọng đong căh vêy pr’đơợ đơơng apêê ađhi coh zập t’ngay, apêê đoo căh vêy zên đoọng ha k’coon cha cha coh bán trú. Tu cơnh đêêc, đhr’năng học sinh lơi học bấc pa bhlâng. Coh cr’chăl ha y, giáo viên chủ nhiệm z’năh lâh mơ, thầy cô t’ngay hân đoo công lướt p’too pa choom, tước ooy đong đơơng apêê ađhi tước ooy lớp. Nâu cơy c’lâng bhlâng bêl p’răng năc pui pai, boo năc đác nong, c’lâng mốp, zêng ma hư năc apêê thầy cô công dzợ t’bhlâng tước ooy đong k’dua apêê ađhi tước ooy trường.”

Cô giáo Vương Thị Ánh, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS chr’val Cà Dy - Tà Bhing prá xay, prang trường vêy 442 học sinh coh 2 chr’val Cà Dy lâng Tà Bhing, coh đêêc chr’val Tà Bhing vêy 173 ađhi. L’lăm ahay, bêl chr’val Tà Bhing dzợ coh zr’lụ zr’năh k’đhap, bấc apêê ađhi bơơn đươi chế độ cha ăt bán trú (936 r’bhâu đồng ha muy cha năc học sinh coh muy c’xêê) ting cơnh Nghị định 166 âng Chính phủ. Lậh n’năc, ting cơnh NĐ 81 âng Chính phủ, zập c’xêê muy ađhi dzợ vêy ta đoọng 150 r’bhâu đồng zên học tập lâng vêy ta đoọng 15kg ch’neh. Đươi vêy chính sách n’nâu, đhr’năng lướt học căh ta luôn căh cậ lơi học vêy ta pa xiêr bấc bhlâng coh zập c’moo học.

Tơợ tr’nơơp c’xêê 3 tước nâu cơy, zập chế độ, chính sách đớc đoọng ha học sinh bán trú căh dzợ ta đoọng, bấc học sinh coh Tà Bhing zập t’ngay chang k’ruung, tọm đác tước ooy trường. Pr’loọng đong hân đoo kiêng đoọng k’coon học bán trú coh zập c’xêê năc đoọng 400 r’bhâu đồng zên cha ra diu, cha ha dum. Nâu đoo năc đợ zên căh mặ bơơn lâng bấc pr’loọng đong acoon coh. Pa bhlâng zr’năh k’đhap, muy bơr apêê k’conh k’căn vêy cr’noọ căh dzợ đoọng k’coon lướt học tu căh mặ bhrợ bh’rợ đơơng âng k’coon lướt học lâng zên lướt chô học tập. Cô giáo Vương Thị Ánh k’rang, xoọc đâu tỉnh Quảng Nam dzợ đoọng zên cha đhâng ha học sinh coh zr’lụ da ding k’coong ting cơnh NQ 07-2024 âng HĐND tỉnh. Hân đhơ cơnh đêêc lâng đợ zên mơ 360 r’bhâu đồng coh zập c’xêê năc m’bứi pa bhlâng t’piing lâng đợ zên zooi đoọng coh l’lăm ahay năc 936 r’bhâu đồng. “Đợ zên zooi đoọng 360 r’bhâu đồng t’đui ooy đợ zên lương ty lâng rau chr’năp âng pr’đươi coh xoọc đâu năc căh dzợ u crêê, tỉnh choom pa dzoóc zên cha đhâng ha apêê ađhi. Cấp m’piing công ch’mêệt lêy hân đhơ chr’val bhươl cr’noon t’mêê năc choom xay bhrợ ta luôn chế độ chính sách ha zr’lụ da ding k’coong, đhanuôr acoon coh p’xoọng bơr pêê c’moo dzợ. Xang bhươl cr’noon t’mêê năc căh dzợ ta đoọng năc cơnh đêêc bhrợ t’vaih rau ta bhúch pr’hậc, zr’năh k’đhap ha đhanuôr. Tơợ l’lăm ahay đhanuôr năc vêy ta zooi đoọng ha nâu cơy căh dzợ ta đoọng năc zr’năh k’đhap bhlâng.”

Chr’val Tà Bhing vêy 705 pr’loọng đong lâng 2.700 cha năc manuyh, bấc bhlâng năc đhanuôr Cơ Tu, coh đêêc vêy 90 pr’loọng đong đharựt, pay mơ 11%. Ting cơnh t’cooh Tơ Ngôl Khía, Chủ tịch UBND chr’val, đhanuôr vel đong hân đhơ bhui har bêl xay bhrợ liêm xang Bhươl cr’noon t’mêê xang 13 c’moo t’bhlâng xay bhrợ. Hân đhơ cơnh đêêc, coh rau la lua cậ, đhanuôr coh zr’lụ ch’ngai bha dăh pr’ăt tr’mông bấc bhlâng đươi ooy ha rêê đhuốch, rau bơơn pay pa chô căh nhâm mâng năc đhr’năng dưr đharựt cớ bấc lâh mơ ha dang căh vêy chế độ crêê cơnh: “Ooy rau bơơn pay pa chô âng đhanuôr căh nhâm mâng. Hân đhơ ơy xay bhrợ bhươl cr’noon t’mêê năc đhr’năng dưr đharựt cớ bấc lâh mơ. Rau bơr cậ, bêl chr’val xay bhrợ liêm xang bhươl cr’noon t’mêê, chế độ âng học sinh căh dzợ vêy chế độ bán trú. Tà Bhing xoọc vêy 2 trường Tiểu học chr’val lâng trường chr’val Tà Bhing - Cà Dy. Zr’năh k’đhap coh xoọc đâu năc học sinh vêy đhr’năng lơi học; apêê k’conh k’căn năc căh mặ phụ cấp đoọng ha học sinh lướt học; ra diu chở đơơng, đhâng chở chô đơơng… muy t’ngay xó tước 6 tăl, k’conh k’căn căh mặ lướt cơnh đêêc, đhr’năng học sinh lơi học năc bấc pa bhlâng. Đảng, Nhà nước, Trung ương, tỉnh, căh vêy cơ chế chính sách zooi đoọng ha da ding k’coong năc đhr’năng học sinh lơi học đhơ đhơ công u vaih.”

Xang 13 c’moo t’bhlâng xay bhrợ, c’xêê 2 bêl đêêc ahay, 2 chr’val tr’nơớp âng chr’hoong Nam Giang năc La Dêê lâng Tà Bhing bơơn ta moon chr’val bhươl cr’noon t’mêê. Bh’rợ n’nâu xay moon rau pa dưr âng vel đong. Hân đhơ cơnh đêêc, rau bhui har âng đhanuôr năc căh la lua ghít liêm bêl bấc chính sách zooi đoọng crêê ta xăl, pa xiêr, t’vaih rau zr’năh k’đhap tước ooy pr’ăt tr’mông âng đhanuôr, pa bhlâng năc lâng học sinh lâng giáo viên. T’cooh Trần Quý, Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo chr’hoong Nam Giang prá xay, coh vel đong 2 chr’val La Dêê lâng Tà Bhing vêy 4 trường bán trú. Xang bêl xay bhrợ liêm xang bhươl cr’noon t’mêê, lâh muy pâng học sinh bán trú coh đâu vaih rau zr’năh k’đháp tu rau tr’xăl âng chính sách; ha dợ giáo viên năc crêê ta pa xiêr chế độ zooi đoọng. Rau đâu bhrợ rau zr’năh k’đhap bhlâng tước ooy bh’rợ giảng dạy lâng học tập âng giáo viên lâng học sinh, ting n’năc bhrợ t’vaih đhr’năng học sinh lơi học coh zr’lụ da ding k’coong, zr’lụ đhanuôr acoon coh. “N’đăh chr’hoong Phước Sơn, vêy 2 chr’val bhươl cr’noon t’mêê, HĐND chr’hoong ơy bhrợ Nghị quyết zooi pazêng trường crêê lum zr’năh k’đhap bêl ơy xay bhrợ bhươl cr’noon t’mêê ting cơnh Nghị định 146 tước lứch c’xêê 5 năc bh’rợ pa bhrợ công dzợ liêm choom. Tu cơnh đêêc năc ta đang moon UBND, HĐND đơơh bhrợ Nghị quyết zooi học sinh tơợ c’xêê 3 tước c’xêê 5, tước lứch c’moo học n’nâu. Phòng công ơy xay moon xa nay bh’rợ n’nâu lâng chr’hoong.”

Bhrợ pa dưr bhươl cr’noon t’mêê căh muy coh bh’rợ crêê cơnh xa nay ting n’năc năc nhâm mâng rau pa dưr, zooi đhanuôr la lua bơơn đươi rau liêm choom tơợ chính sách. Vêy cơnh đêêc năc bơơn g’đéch đhr’năng đhanuôr dưr đharựt cớ lâng học sinh lơi học, pa bhlâng năc coh zr’lụ ch’ngai bha dăh, zr’lụ đhanuôr acoon coh./.

TRĂN TRỞ CỦA NGƯỜI DÂN XÃ NÔNG THÔN MỚI TÀ BHING

Sau hơn 13 năm nỗ lực xây dựng, ngày 21/2 vừa qua, 2 xã đầu tiên của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là TàBhing và La Dêê chính thức được công nhận là xã Nông thôn mới. Tuy nhiên, niềm vui của bà con nơi đây vẫn chưa thực sự trọn vẹn khi nhiều chính sách hỗ trợ dành cho đồng bào vùng khó bị thay đổi, cắt giảm, ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con, nhất là với học sinh và giáo viên.

Đang vào mùa thi nhưng tình trạng học sinh đến lớp không ổn định vẫn diễn ra khá phổ biến tại trường PTDT bán trú THCS liên xã Cà Dy- TàBhing, huyện Nam Giang. Để đảm bảo việc ôn tập cho học sinh, cô giáo Bhnước A Đủ, chủ nhiệm lớp 7/1 cũng như nhiều giáo viên khác trong trường lặn lội đến tận nhà học sinh tuyên truyền, vận động phụ huynh và đưa đón các em đến lớp. Cô giáo A Đủ tâm sự, trước đây các em đi học khá chuyên cần. Tuy nhiên, từ đầu tháng 3 đến nay, khi xã TàBhing được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới, nhiều chế độ dành cho học sinh bán trú vùng khó bị cắt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học của Nhà trường: “Từ 1/3, tất cả chế độ của học sinh bán trú bị cắt giảm, nhiều khó khăn xảy đến với các em. Các em thường xuyên vắng học do gia đình không có điều kiện đưa đón các em hàng ngày, họ cũng không có tiền để nộp cho con ăn ở bán trú. Chính vì lẽ đó, học sinh có nguy cơ bỏ học cao. Thời gian gần đây, giáo viên chủ nhiệm vất vả hơn rất nhiều, thầy cô ngày nào cũng phải vận động, tới nhà trực tiếp đưa đón các em đến lớp. Bây giờ đường quốc lộ nắng thì bụi, mưa thì ngập nước, đường xấu, hư hỏng nhiều nhưng thầy cô vẫn cố gắng đến nhà vận động các em”.

Cô giáo Vương Thị Ánh, Hiệu trưởng trường PTDT bán trú THCS liên xã Cà Dy- Tà Bhing cho biết, cả trường có 442 học sinh thuộc 2 xã Cà Dy và Tà Bhing, trong đó xã Tàbhing có 173 em. Trước đây, khi xã Tà Bhing còn  thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đa số các em được hưởng chế độ ăn ở bán trú (936 ngàn đồng/ mỗi học sinh/tháng) theo Nghị định 166 của Chính phủ. Ngoài ra, theo NĐ 81 của Chính phủ, hàng tháng mỗi em còn được nhận 150 ngàn đồng tiền chi phí học tập và được cấp 15kg gạo. Nhờ chính sách này, tình trạng đi học giã gạo hay bỏ học giữa chừng giảm đáng kể qua từng năm học.

Từ đầu tháng 3 đến nay, mọi chế độ, chính sách dành cho học sinh bán trú bị cắt, nhiều học sinh ở Tàbhing ngày ngày phải “vượt sông, suối” đến trường. Gia đình nào muốn con học bán trú hàng tháng phải đóng 400 ngàn đồng tiền ăn sáng, ăn tối. Đây là khoản tiền “ngoài khả năng chi trả” đối với nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số. Quá khó khăn, một số phụ huynh đã tính đến chuyện cho con nghỉ học vì không kham nổi việc đưa đón và chi phí đi lại học tập. Cô giáo Vương Thị Ánh trăn trở, hiện tỉnh Quảng Nam vẫn hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh vùng cao theo NQ 07-2024 của HĐND tỉnh. Tuy nhiên với mức 360 ngàn đồng mỗi tháng thấp hơn nhiều so với khoản hỗ trợ 936.000 đồng trước đây: “Mức hỗ trợ 360 ngàn đồng theo mức lương cũ với vật giá bây giờ không còn phù hợp, tỉnh nên tăng mức hỗ trợ ăn trưa cho các cháu. Cấp trên cũng xem xét dù xã NTM nhưng nên duy trì chế độ chính sách cho vùng miền núi, DBDTTS thêm vài năm nữa. NTM cắt ngay lập tức như thế sẽ gây hụt hẫng, khó khăn cho người dân. Trước nay bà con đều được hỗ trợ nay bị cắt hết toàn bộ, khó khăn”.

Xã Tàbhing có 705 hộ với 2.700 nhân khẩu, đa phần là đồng bào Cơ Tu, trong đó có 90 hộ nghèo, chiếm 11%. Theo ông Tơ Ngôl Khía, Chủ tịch UBND xã, bà con địa phương dù rất vui mừng khi đạt chuẩn Nông thôn mới sau 13 năm phấn đấu. Tuy nhiên, trên thực tế, đồng bào vùng cao sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, thu nhập bấp bênh nên nguy cơ tái nghèo rất dễ xảy ra nếu không có chế độ hỗ trợ phù hợp: “Về thu nhập của bà con chưa ổn định. Tuy đã đạt NTM nhưng nguy cơ tái nghèo cao. Thứ 2 là, khi xã đạt NTM, chế độ của học sinh không còn chế độ bán trú. Tafbhing hiện có 2 trường  Tiểu học …xã và trường liên xã Tabhing -Cà Dy—Khó khăn hiện nay là học sinh có nguy cơ bỏ học; còn phụ huynh thì không thể phụ cấp cho hs đi học; sáng chở, trưa chỏ về…1 ngày chạy 6 vòng, phụ huynh không thể chạy thế được, nguy cơ học sinh bỏ học cao. Đảng, Nhà nước, Trung ương, tỉnh, không có cơ chế chính sách hỗ trợ đối với miền núi thì tình trạng học sinh bỏ học sẽ chắc chắn xảy ra”.

Sau 13 năm phấn đấu, tháng 2 vừa qua, 2 xã đầu tiên của huyện Nam Giang là La Dêê và Tà Bhing được công nhận xã NTM. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển của địa phương. Tuy nhiên, niềm vui của bà con chưa thực sự trọn vẹn khi nhiều chính sách hỗ trợ bị thay đổi, cắt giảm, đã ảnh hưởng đến đời sống của bà con, nhất là với học sinh và giáo viên. Ông Trần Quý, Phó trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Nam Giang cho biết, trên địa bàn 2 xã La Dêê  và Tà Bhing có 4 trường bán trú. Sau khi trở thành xã NTM, hơn một nửa học sinh bán trú ở đây bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi chính sách; còn giáo viên thì bị cắt giảm chế độ hỗ trợ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy và học tập của cả giáo viên lẫn học sinh, đồng thời làm gia tăng nguy cơ học sinh bỏ học ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Bên huyện PS, có 2 xã NTM, HĐND huyện đã ban hành NQ hỗ trợ các trường bị ảnh hưởng NTM theo NĐ 146 đến hết tháng 5 nên vẫn duy trì hoạt động bình thường. Vì thế, trước hết, đề xuất UBND, HĐND sớm ban hành NQ hỗ trợ cho học sinh từ tháng 3 đến tháng 5, cho hết năm học này. Phòng cũng đã đề xuất vấn đề này với huyện”.

Xây dựng Nông thôn mới không chỉ dừng lại ở việc đạt chuẩn mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững, giúp người dân thực sự hưởng lợi từ chính sách. Có như vậy mới tránh được nguy cơ người dân tái nghèo và học sinh bỏ học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

PV/VOV- Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Video online